You are on page 1of 6

SỞ Y TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN
Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm cổ tử cung cấp
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2928 /QĐ-BVHV ngày 09 / 06 / 2022
của Giám đốc bệnh viện Hùng Vương)
_________________________________________

1. GIỚI THIỆU
Viêm cổ tử cung đề cập đến tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung (CTC).
Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng chủ yếu đến lớp tế bào biểu mô trụ nhưng cũng có
thể ảnh hưởng đến lớp tế bào biểu mô lát ở CTC. Nguyên nhân của viêm cổ tử cung
có thể là do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng và có thể cấp tính hoặc mãn tính.
Viêm cổ tử cung cấp tính thường do nhiễm trùng (ví dụ: chlamydia, lậu cầu), mặc dù
phần lớn trường hợp không xác định được nhiễm trùng đặc hiệu. Viêm cổ tử cung
mạn tính thường không do nhiễm trùng.
Hơn 20% các bệnh nhân viêm CTC sẽ diễn tiến thành viêm sinh dục trên, có thể để
lại di chứng lâu dài: vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mạn tính.
Ngoài các triệu chứng như tiết dịch âm hoặc chảy máu âm đạo, viêm CTC do
nhiễm trùng quan trọng vì nhiễm trùng có thể lan lên trên và gây nên viêm nội mạc tử
cung hoặc bệnh lý viêm vùng chậu (PID). Di chứng của PID gồm đau vùng chậu mạn
tính, vô sinh và tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Mầm bệnh có thể truyền qua đường
tình dục. Ngoài ra, viêm CTC cũng có liên quan đến tăng đáng kể nguy cơ nhiễm
HIV-1.
Ở phụ nữ mang thai, viêm CTC có thể gây nên những biến chứng cho thai phụ
và trẻ sơ sinh, bao gồm sinh non, nhẹ cân, nhiễm trùng bào thai, bánh nhau, nước ối,
màng rụng hoặc màng ối.
1.1. Tần suất:
Tỷ lệ viêm CTC thay đổi tùy theo dân số và tiêu chuẩn chẩn đoán. Tại các phòng
khám bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm CTC có thể chiếm 30-45% tổng số bệnh
2

nhân. Hoạt động tình dục là yếu tố nguy cơ chính và cũng là yếu tố nguy cơ cho nguyên
nhân nhiễm trùng.
1.2. Tác nhân:
Hai tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia
trachomatis. Viêm CTC do Chlamydial thường gặp hơn lậu cầu, và cả hai chủ yếu ảnh
hưởng đến biểu mô trụ ở cổ tử cung.
Herpes simplex virus và Trichomonas vaginalis chủ yếu ảnh hưởng đến biểu
mô lát ở CTC, và rất ít gặp.
Bệnh lao liên quan đến cổ tử cung gặp một tỷ lệ nhỏ ở phụ nữ bị nhiễm lao nội
mạc tử cung.
Mycoplasma genitalium cũng có thể là một mầm bệnh quan trọng; một báo cáo
phân tích tổng hợp những phụ nữ bị nhiễm M. genitalium ở CTC tăng nguy cơ viêm
CTC đáng kể.
Vi khuẩn âm đạo (BV) và Streptococci nhóm A cũng là nguyên nhân gây viêm
CTC cấp tính. BV có thể được tìm thấy cùng với một tác nhân gây viêm CTC khác.
Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum, cytomegalovirus và
streptococci tán huyết nhóm B không gây viêm CTC đơn độc mà thường kèm nhiễm vi
khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng.
Human papillomavirus không liên quan đến viêm CTC, nhưng nó có thể gây tân
sản trong biểu mô CTC. Tuy nhiên những sinh vật liên quan đến viêm CTC có thể là
nguyên nhân gián tiếp trong tân sinh cổ tử cung (ví dụ: U. urealyticum)
Nguyên nhân không nhiễm trùng: trong những trường hợp không xác định được
nhiễm trùng, viêm CTC có thể do kích ứng cơ học hoặc hóa học. Các nguồn gây kích
ứng cơ học bao gồm chấn thương do các dụng cụ phẫu thuật hoặc dị vật (ví dụ: pessary,
tampon, nắp CTC, hoặc bao cao su). Nguồn kích ứng hóa học có thể do tiếp xúc với
latex, thụt rửa âm đạo, chất diệt tinh trùng hoặc kem tránh thai. Các sản phẩm
thương mại cũng có thể chứa các thành phần gây kích ứng da như là povidone-iodine,
thuốc gây tê tại chổ hoặc surfactants, bột.
Những nguyên nhân không nhiễm trùng ít gặp hơn bao gồm liệu pháp xạ trị hoặc
những bệnh lý nhiễm trùng hệ thống như là bệnh Behçet hoặc lichen planus. Ở những
phụ nữ bị thiếu hụt estrogen, viêm âm đạo tróc vảy có thể gây viêm CTC, trong nhiều
trường hợp có thể có dịch mủ chảy ra từ CTC và âm đạo.
3

Những trường hợp viêm CTC hiếm gặp liên quan đến sự thiếu hụt plasminogen
bẩm sinh là kết quả của những tổn thương ligneous của CTC, viêm CTC, ung thư tế bào
nhỏ và ung thư hạch.
1.3. Yếu tố nguy cơ:
- Có nhiều bạn tình hoặc không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị
nhiễm lậu hay Chlamydia.
- Bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
II. CHẨN ĐOÁN:
2.1. Lâm sàng:
- Không có triệu chứng lâm sàng nổi bật
- CTC viêm đỏ, lộ tuyến, phù nề, dễ chảy máu khi chạm
- Có nhiều dịch tiết màu vàng, xanh ở CTC
- Thường kèm triệu chứng của viêm niệu đạo
2.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm vi trùng học dịch tiết lấy từ kênh CTC, có thể cấy dịch tiết từ lỗ tiểu,
tuyến Skene, tuyến Bartholin, CTC.
- Nhuộm Gram dịch tiết: thấy có song cầu Gram âm hình hạt cà phê trong tế bào
bạch cầu đa nhân → gợi ý nguyên nhân do lậu cầu.
- EIA (Enzyme immunoassays) xét nghiệm Chlamydia: nhạy 55-70%, đặc hiệu
98%
- Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán lậu và Chlamydia dựa vào xét nghiệm DNA: PCR
(Polymerase chain reaction) hoặc LCR (Ligase chain reaction) → đắt tiền, các mẫu bệnh
phẩm có thể từ: cổ tử cung, nước tiểu (nhạy 99%, đặc hiệu 99%)
III. ĐIỀU TRỊ
3.1. Mục tiêu:
- Giảm triệu chứng
- Ngăn ngừa bệnh lý đường sinh dục trên
- Ngăn ngừa lây truyền bệnh sang bạn tình

3.1.1. Điều trị theo kinh nghiệm


4

Theo CDC, những bệnh nhân bị viêm CTC nên được điều trị kháng sinh theo kinh
nghiệm tại thời điểm phát hiện bệnh mà không nên đợi kết quả xét nghiệm, đặc biệt nếu
bệnh nhân không có điều kiện theo dõi tiếp tục.
● Nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) cao: đối với những phụ nữ viêm
CTC trong nhóm này, nên điều trị theo kinh nghiệm bao gồm cả lậu cầu và chlamydia.
Phác đồ điều trị theo kinh nghiệm tối thiểu phải có điều trị nhiễm chlamydia, đặc biệt đối
với phụ nữ dưới 25 tuổi. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm chlamydia là dưới 25 tuổi, tiền sử
nhiễm chlamydia trong vài tháng trước, có mới hoặc có hơn một bạn tình và sử dụng bao
cao su không liên tục.
● Nguy cơ STI thấp: Thậm chí đối với những phụ nữ không có nguy cơ cao mắc
STI, liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm cho cả chlamydia và lậu là hợp lý nếu bệnh
nhân ở những vùng có tỷ lệ mắc bệnh lậu hoặc nhiễm chlamydia cao.
Tóm lại, bệnh nhân và bạn tình nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị kết
thúc (7 ngày sau khi điều trị đơn liều hoặc sau khi hoàn thành liệu trình 7 ngày). Điều trị,
theo dõi và quản lý tình trạng viêm nhiễm của bạn tình phụ thuộc vào kết quả của các xét
nghiệm.
3.2. Điều trị các nhiễm trùng đặc hiệu
3.2.1. Bệnh lậu:
- Lựa chọn hàng đầu: Ceftriaxone 500 mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Nếu dị ứng với Cephalosporin:
Gentamycin 240 mg tiêm bắp liều duy nhất + Azithromycin 2g uống liều duy
nhất.
Nếu không có Ceftriaxone hoặc bệnh nhân không sử dụng được Ceftriaxone:
Cefixime 800 mg uống liều duy nhất.
Fluoroquinolones và doxycycline không phải là lựa chọn thay thế phù hợp vì tăng
kháng thuốc và cũng không điều trị Azithromycin uống một mình.
- Phụ nữ có thai: Ceftriaxone 500 mg TB liều duy nhất
Chú ý:
- Đề nghị bạn tình khám và điều trị.
- Nếu xét nghiệm lậu cầu (+) → tư vấn xét nghiệm tầm soát Chlamydia, HIV,
giang mai.
- Có thể điều trị đồng nhiễm Chlamydia (Doxycyclin/Azithromycin)
5

3.2.2. Chlamydia (theo CDC 2021)


- Lựa chọn ưu tiên:
+ Doxycyclin 100 mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày.
- Lựa chọn thay thế:
+ Azithromycin 1g uống liều duy nhất, hoặc
+ Levofloxacin 500 mg uống 1 lần/ngày x 7 ngày.
Chú ý:
+ Đề nghị bạn tình khám và điều trị.
+ Nếu xét nghiệm Chlamydia (+) → tư vấn xét nghiệm Lậu, HIV, VDRL.
+ Phụ nữ có thai (CDC 2021)
Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
3.2.3. Herpes simplex virus 
Lựa chọn điều trị bao gồm:
- Acyclovir 400 mg uống 3 lần mỗi ngày hoặc trong 7 đến 10 ngày
- Famciclovir 250 mg uống 3 lần mỗi ngày trong 7 đến 10 ngày
- Valacyclovir 1000 mg uống 2 lần mỗi ngày trong 7 đến 10 ngày
3.2.4. M. genitalium 
Nếu M.genitalium được phát hiện qua xét nghiệm, việc điều trị có thể phức tạp do
thiếu bằng chứng lâm sàng ở phụ nữ. Kháng doxycycline là phổ biến và kháng
azithromycin cũng được ghi nhận và liên quan đến thất bại lâm sàng.
Theo CDC 2021:
- Trường hợp ghi nhận đề kháng với Macrolide: Doxycyclin 100mg 2 lần/ngày
trong 7 ngày, sau đó tiếp tục với Moxifloxacin 400mg 1 lần/ngày trong 7 ngày.
- Trường hợp không đề kháng Macrolide: Doxycyclin 100mg 2 lần/ngày trong 7
ngày, sau đó tiếp tục với Azithromycin 1g liều đầu tiên, sau đó 500mg 1 lần/ngày trong 3
ngày.
3.2.5. Vi khuẩn (BV) (xem bài Viêm âm đạo do vi khuẩn) và T. vaginalis (xem bài Viêm
âm đạo do Trichomonas)
IV. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG:
- Không quan hệ tình dục trong trong thời gian điều trị và bạn tình được điều trị
đầy đủ.
- Nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục khi đã hết triệu chứng.
6

- Tái khám sau 7 ngày điều trị.


- Xét nghiệm kiểm tra lại ngay sau điều trị không cần thiết, trừ khi: không giảm
triệu chứng, không tuân thủ điều trị, quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, bạn tình
chưa điều trị.
- Sau khi đã điều trị đầy đủ, xét nghiệm vi khuẩn dương tính ít khi do thất bại điều
trị, thường do tái nhiễm (không điều trị bạn tình, bạn tình mới bị nhiễm bệnh)
- Nên xét nghiệm kiểm tra lại PCR sau 3 tháng điều trị (hoặc bất cứ khi nào tái
khám trong vòng 12 tháng).
- Bạn tình có quan hệ tình dục với người bệnh trong vòng 60 ngày nên được giới
thiệu khám tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục do các tác nhân chlamydia,
lậu, trichomonas.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Tiếng Việt:
- Bộ Y tế (2015), Viêm âm đạo, trang 133
2. Tiếng Anh:
- Guideline CDC 2021
- WHO (2017) Treatment of Chlamydia trachomatis Infection.
- ACOG (2018) Committee Opinion Dual Therapy for Gonococcal Infections.
- CDC (2015) Sexually Transmitted Diseases Treatment Guidelines, Vol.64,
pp.53-68.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ


GIÁM ĐỐC

PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết

You might also like