You are on page 1of 24

BỆNH PHONG

(LEPROSY)
MỤC TÊU HỌC TẬP
Sau bài này sinh viên có khả năng:
1. Nêu được đặc điểm cơ bản về bệnh phong: nguyên nhân- đường lây - điều
kiện lây lan bệnh phong.
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và phân loại bệnh phong
3. Trình bày được nguyên tắc diều trị và dự phòng bệnh phong.

I.TỔNG QUAN VỀ BỆNH PHONG


Người ta đã phát hiện bệnh phong từ rất lâu đời (khoảng 1400 năm trước
công nguyên). Lúc này nền khoa học y học chưa tiến bộ nên chưa tìm ra nguyên
nhân gây bệnh và cho rằng bệnh phong là do yếu tố di truyền gây ra. Đến năm
1873 Bác sĩ: ARMAUER HANSEN (Người Nauy) đã nghiên cứu và tìm ra được
vi trùng gây bệnh phong, nó có tên khoa học là Mycobacterium leprae (còn gọi là
vi trùng Hansen). Mycobacterium leprae là một trực khuẩn kháng acid - cồn ,ký
sinh nội bào,sinh sản chủ yếu trong đại thực bào ở da và thần kinh(tế bào
Schwann).Trực khuẩn có dạng hình que,bầu dục,đứt khúc hay dạng hạt,màu hồng
tươi ,hai đầu tròn.Đến 1941 mới tìm ra được thuốc điều trị bệnh phong nhưng chỉ
có 1 loại đó là DSS (Tức là Dapson) nên tỷ lệ tái phát khá cao.Từ năm 1982 đến
nay bệnh phong được điều trị bằng 3 loại thuốc gọi là đa hóa trị liệu và bệnh phong
đã được chữa khỏi hoàn toàn và không có tái phát.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ BỆNH PHONG
2.1 Đặc điểm cơ bản:
-Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do trực khuẩn Hansen gây ra,
bệnh không gây chết người nhưng dễ dẫn đến tàn tật nếu bệnh không được phát
hiện sớm và kịp thời.
-Ñaây laø moät beänh laây truyeàn, khoâng phaûi di truyeàn.Tuy nhiên nếu
được chẩn đóan sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi hòan tòan và không để lại
tàn tật.
2.2 Đặc điểm gây bệnh
2.2.1Nguồn lây :
- Chủ yếu là bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân thuộc nhóm nhiều
khuẩn chưa được điều trị
2.2.2 Đường lây :
- Bệnh phong lây qua đường hô hấp (đường thở) và vùng da bị xây xát, lở
loét.
- Trực khuẩn phong được bài xuất ra ngoài qua đường mũi, họng. Bình
thường ở bệnh nhân thuộc nhóm nhiều khuẩn chưa được điều trị mỗi ngày trực
khuẩn phong bài xuất ra ngoài môi trường khoảng 100 triệu vi khuẩn từ niêm mạc
mũi và thương tổn da bị xây xát lở loét. Khi tiếp xúc gần gũi lâu ngày với người
bệnh phong là yếu tố nguy cơ bị lây bệnh.
- Trực khuẩn phong ra khỏi cơ thể ,có thể sống vài ngày trong “giọt sương
nước mũi”
2.2.3 Điều kiện lây lan :
- Bệnh ít lây so với các bệnh nhiễm trùng khác.
- Bệnh lây chậm: do chu kỳ sinh sản của trực khuẩn phong cực kỳ chậm kéo
dài từ 13 đến 15 ngày và thời gian ủ bệnh rất lâu từ vài tháng đến vài năm, 5 năm,
10 năm hoặc hơn 20 năm.
- Lây khó: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Sức đề kháng của mỗi người: người có sức đề kháng mạnh thì khó lây
hơn. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn vì sức đề kháng yếu hơn.
+ Nhóm bệnh: Ở thể phong nhiều khuẩn (MB) chưa được điều trị thì khả
năng lây bệnh nhiều hơn thể ít khuẩn (PB).
+ Điều kiện môi trường sống: Nơi chật hẹp, đông đúc, vệ sinh kém thì bệnh
dễ lây lan hơn
- Có thể cắt đứt nguồn lây:
+ Với Dapsone sau 3 tháng điều trị
+ Với Rifampicine sau 01 thángMột số tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ cần
với liều đầu tiên uống với sự giám sát của thầy thuốc thị bệnh sẽ cắt được 99%
nguồn lây.
III. CHẨN ĐOÁN- PHÂN LOẠI BỆNH PHONG
3.1CHẨN ĐOÁN BỆNH PHONG:
3.1.1 Các dấu hiệu chính để nhận biết bệnh phong:Vi trùng phong tấn
công chủ yếu vào da và thần kinh ngoại biên gây ra các dấu hiệu như sau
*Biểu hiện ở da:
- Dát là những đám da thay đổi màu sắc (đỏ, thâm hoặc trắng) bằng với mặt
da, giới hạn rõ hoặc không rõ, số lượng ít không đối xứng.
- Mảng củ: thường liên kết với nhau tạo thành hình tròn, bầu dục hoặc hình
vòng cung thường nổi cao hơn mặt da, giới hạn rõ, màu hồng hoặc bạc màu.
- U phong: thường màu hồng nổi cao, sờ chắc, giới hạn mờ, tổn thương đối
xứng.
- Cục: thường hình bán cầu màu đỏ, bóng, to bằng hạt ngô, giới hạn không
rõ, tổn thương đối xứng.Đặc biệt vùng da bị tổn thương có hiện tượng rụng lông,
giảm tiết mồ hôi, không ngứa, rối loạn cảm giác như kiến bò, giảm hoặc mất
hẳn cảm giác tại nơi tổn thương
*Biểu hiện ở thần kinh ngoại biên như: (thần kinh cổ, thần kinh trụ, thần
kinh giữa, thần kinh hông khoeo ngoài, thần kinh chày sau)Dây thần kinh ngoại
biên sưng to, đau, gây mất cảm giác đôi khi kèm theo yếu liệt hoặc teo cơ do thần
kinh đó chi phối.
3.2. Chẩn đoán xác định:
Ở một Quốc gia hoặc một vùng nội dịch, một người được xem là mắc bệnh
phong nếu họ có ít nhất một trong ba dấu hiệu sau đây:
- Một hoặc nhiều tổn thương da bạc màu hoặc hồng lợt và bị mất cảm giác
rõ ràng.
- Thần kinh ngoại biên phì đại, kèm theo mất chức năng thần kinh như: mất
cảm giác ở da hoặc yếu liệt, teo cơ, loạn dưỡng da do thần kinh đó chi phối.
- Có sự hiện diện của trực khuẩn phong ở phiến phết da. (Rạch da tại thương
tổn và dái tai làm xét nghiệm tìm trực khuẩn phong)Chẩn đóan xác định dựa vào
dấu hiệu lâm sàng là chính nhất là đối với bệnh phong thuộc nhóm ít khuẩn mà vi
khuẩn thường âm tính
3.3. Chẩn đoán phân biệt:Tùy theo loại tổn thương mà ta có những chẩn
đoán phân biệt với các bệnh da có thể nhầm với bệnh phong:
1. Bệnh bạch biến: là những dát mất sắc tố, xung quanh có viền đậm màu, bề
mặt không teo, không mất cảm giác, da và lông vùng tổn thương thường trắng.
2. Bệnh lang ben: Dát hình đa cung, màu nâu hoặc trắng thường tụ lại thành
đám với nhau cạo có vẩy mịn, ngứa châm chít khi ra mồ hôi, xét nghiệm nấm (+)
3. Bớt trắng: Thường có từ lúc mới sinh, không có rối loạn cảm giác.
4. Nấm da: Tổn thương là hồng ban, mụn nước, giới hạn rõ và tiến triển ly
tâm, rất ngứa, cảm giác bình thường, xét nghiệm nấm (+)
5. Vẩy nến: Là mảng hồng ban tróc vẩy không tẩm nhuận. Thường ở vị trí
chọn lọc như: đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cùn, không có rối loạn cảm giác.
B/ PHÂN LOẠI BỆNH PHONG :
1. Bảng phân loại theoWHO : chia ra 2 nhóm: ít khuẩn (PB)và nhiều
khuẩn(MB):
Nhóm ít khuẩn (PB) Nhóm nhiều khuẩn(MB)
Tổn thương da -Có 1-5 thương tổn -Trên 5 thương tổn
-Không đối xứng -Đối xứng
-Mất cảm giác rõ ràng -Có hoặc không có rối
loạn cảm giác
Tổn thương thần kinh Chỉ 1 dây thần kinh Nhiều dây thần kinh
Phết da Âm tính Dương tính
Chú ý: Một trường hợp bệnh phong thuộc bất kỳ thể nào,nếu có xét nghiệm vi
khuẩn dương tính thì đều được xếp vào nhóm nhiều khuẩn(MB)
2. Phân loại theo Madrid và Ridley-Jopling:
2.1/Bảng phân loại theo Madrid(1953)có 4 thể: thể I,thể T,thể B,thể L
2.2/ Bảng phân loại theo Ridley-Jopling(1966) có 6 thể :thể I,thể TT,thể BT,thể
BB,thể BL,thể LL.
Cách phân loại Thể bệnh
Madrid I(bất định) T(củ) B(trung gian) L(u)
Ridley-Jopling I(bất định) TT(củ) BT(TGgần củ) BB(Tgian BL(TGgần u) LL(u)
)
2.2.1 Phong bất định (I): Indeterminate leprosy
- Thương tổn là một dát, giảm sắc tố hoặc
hơi hồng, giới hạn không rõ.
- Hiếm khi nhiều thương tổn.
- Cảm giác: mất cảm giác nóng lạnh, cảm
giác đau và xúc giác có thể bình thường .
- Vi trùng học: (-)
- Thần kinh ngoại biên: bình thường
2.2.2Phong củ (TT): Tuberculoid leprosy.
- Thương tổn là mảng, màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, hoặc giảm sắc tố,
giới hạn rõ.
- Bờ của mảng nhô cao, có khi viền bờ bởi những sẩn hay củ sắp xếp
kế nhau.
- Trung tâm thương tổn có thể teo, khô hơn vùng da bình thường, rụng
lông, tróc vẩy.Số thương tổn: từ 1-3 không đối xứng.
- Cảm giác trên thương tổn bị mất
- Vi trùng học: (-)Thần kinh ngoại biên: tổn thương sớm, số lượng
ít,không đối xứng.
2.2.3 Phong trung gian gần củ (BT): Borderline Tuberculoid

- Thương tổn thường có một vài mảng, màu đỏ


hồng, đỏ sẫm hoặc giảm sắc tố, giới hạn rõ.
- Thường kèm sang thương vệ tinh.
- Cảm giác : trên thương tổn mất .
- Vi trùng học: (-) hoặc 1 (+).
- Thần kinh ngoại biên: nhiều dây thần kinh tổn
thương sớm, không đối xứng.

2.2.4 Phong trung gian (BB): Borderline Borderline


- Thương tổn có khá nhiều những mảng
màu đỏ, đỏ sẫm hoặc giảm sắc tố, giới
hạn có khi rõ, có khi không rõ (thường ít
rõ hơn so với phong trung gian gần củ).
- Thương tổn có tính chất sưng và bóng.
- Thường đặc trưng nhất là những thương
tổn hình vành khăn với trung tâm lõm
và màu da gần như bình thường, giới hạn
ngoài mờ, giới hạn trong rõ.
- Cảm giác : mất ở vùng trung tâm.
- Vi trùng học: 2 (+) .
- Thần kinh ngoại biên: nhiều dây thần Thương tổn hình vành
khăn
kinh tổn thương, không đối xứng.
2.2.5 Phong trung gian gần u (BL): Borderline Lepromatous
Thương tổn da số lượng nhiều, khá đa dạng, gồm
những dát, sẩn, cục, mảng màu đỏ hồng, đỏ sẫm
hoặc giảm sắc tố, giới hạn thường không rõ.
Đặc trưng nhất là những mảng hình đĩa úp.
Cảm giác ở thương tổn mất hay giảm .
Thương tổn thường phân bố 2 bên cơ thể và có
khuynh hướng đối xứng.
Vi trùng học: 3 (+) đến 4 (+).
Thần kinh ngoại biên: nhiều dây thần kinh tổn
thương trễ, có khuynh hướng đối xứng.
2.2.6 Phong u (LL): Lepromatous Leprosy
Thương tổn da có vô số và đa dạng gồm dát, sẩn, cục,
mảng, u phong, thâm nhiễm lan tỏa, màu đỏ đồng,
bóng, giới hạn không rõ.
Thương tổn rải rác toàn thân, nhưng tập trung nhiều
nhất ở mặt, tai, đầu chi với tính chất sưng bóng, phân
bố đối xứng. Thương tổn ở tai
Bệnh nhân có thể có vẻ mặt sư tử, rụng lông mày, lông
mi, nặng hơn có thể bị xẹp mũi, viêm tinh hoàn, vú to
(ở nam giới).Cảm giác ở thương tổn không giảm trong
những trường hợp sớm, có khi còn tăng cảm giác.
Nhưng cảm giác ở vùng da khác có thể mất, đặc biệt là
mất cảm giác bàn tay, cẳng tay, bàn chân, cẳng chân
đối xứng theo hình mang găng và mang vớ.
Vi trùng học: 5 (+) hoặc 6 (+).Thần kinh ngoại biên: Rụng lông mày

nhiều dây thần kinh tổn thương, đối xứng.


III. ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG
3.1 Mục đích :
- Điều trị khỏi bệnh phong, trả bệnh nhân về với cộng đồng
- Cắt đứt lây lan cho xã hội
3.2 Nguyên tắc :
-Khám và điều trị cả người tiếp xúc
-Cần uống đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian và đều đặn theo chế độ đa hóa trị
liệu.
-Kết hợp với vật lý trị liệu và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân để phòng
ngừa tàn tật.
-Phải theo dõi kỹ về lâm sàng và chú ý đến các biến chuyển của bệnh, theo
dõi phản ứng phong và các tai biến do thuốc để xử lý kịp thời
Nếu bệnh nhân bị lao thì vừa điều trị lao và bệnh phong đồng thời nhưng bỏ
liều Rifampicine trong phác đồ ĐHTL bệnh phong, vì các thuốc chống lao
trong công thức đa hóa đã có Rifampicine.
Bằng phương pháp ĐHTL ngày nay bệnh phong đã được điều trị khỏi hẳn.
Thời gian điều trị lâu dài và thay đổi tùy theo tình trạng của bệnh nhân
3.3 Các phác đồ điều trị:
3.3.1 Nhóm nhiều khuẩn (MB): Thời gian điểu trị 12 tháng trong vòng 18
tháng
a. Người lớn:
- Rifampicine 600mg (2 viên) * Uống mỗi tháng
- Clofazimine (Lamprene) (3 viên) 300mg một lần có sự giám
- Dapson 100mg sát của thầy thuốc

- Clofazimine (Lamprene): 50mg


- Dapson 100mg * Uống hàng ngày

b. Trẻ em (dưới 15 tuổi)


- Rifampicine 450mg
- Clofazimine (Lamprene): 150mg * Uống mỗi tháng
- Dapson 100 mg

- Clofazimine (Lamprene): 50mg


- Dapson 50mg * Uống hàng ngày

3.3.2 Nhóm ít khuẩn (PB): Thời gian điểu trị 6 tháng trong vòng 9 tháng
a. Người lớn:
- Rifampicine 600mg * Uống mỗi tháng một lần có sự giám sát
- Dapson 100mg của thầy thuốc

- Dapson 100mg : Uống hàng ngày

b. Trẻ em (dưới 15 tuổi)


- Rifampicine 450mg * Uống mỗi tháng một lần có sự
- Dapson 100mg giám sát của thầy thuốc

-Dapson 50mg : Uống hàng ngày


3. 4 Theo dõi:
*Trong thời gian điều trị:
- Liều lượng thuốc.
- Bệnh nhân có uống thuốc đều không
- Tác dụng phụ của thuốc
- Cơn phản ứng phong
- Höôùng dẫn beänh nhaân CSPNTT ( neáu coù ).
-Khaùm ngöôøi tieáp xuùc.

*Sau thời gian điều trị:


- Ñoái vôùi nhoùm PB theo doõi lieân tuïc 03 naêm .
- Ñoái vôùi nhoùm MB theo doõi lieân tuïc 05 naêm.
- Phát hiện cơn phản ứng sau đa hóa
- Phát hiện tàn phế thêm và hướng dẫn BN phoøng ngöøa taøn taät.
- XN moãi naêm 1 laàn để xem BN coù taùi phaùt hay không?
* Lưu ý: Cần ngưng thuốc tạm thời khi có các biểu hiện sau đây:
- Các biểu hiện dị ứng thuốc: ngứa, đỏ da sau 1-2 ngày uống thuốc.
- Tiêu chảy nặng.
- Vàng da
- Bệnh nhân bị thêm một bệnh trầm trọng khác
IV. PHÒNG BỆNH
- Giáo dục sức khỏe đối với cộng đồng: Bệnh phong không làm chết người
nhưng gây tàn tật.Vì vậy để phòng ngừa tàn tật cho bệnh nhân phong thì cần biết
các dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh phong và điều trị kip thời.
- Chưa có vaccin phòng bệnh, chỉ phát hiện sớm và chữa kịp thời để cắt
được nguồn lây và tránh tàn tật
- Không được phân biệt đối xử , kỳ thị đối với bệnh nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fitzpatrick’s. Color Atlat and Sinopsis of Clinical Dematology 2009,


p.665-670.
2. Nguyễn Văn Út. Bài giảng bệnh Da liễu, nhà xuất bản y học , năm 2002,
tr.64-88

You might also like