You are on page 1of 51

CÂU HỎI ÔN TẬP

1/ Trình bày cách thăm khám chức năng thần kinh cao cấp và phân tích giá trị - ý nghĩa của
từng triệu chứng đối với chẩn đoán các bệnh lý thần kinh thường gặp.
Khám tâm thần là điều đầu tiên nên được đánh giá ở tất cả người bệnh. Khi khám cần ra 1 y lệnh
phức tạp yêu cầu BN thực hiện, không nên dùng hành động hay cử chỉ mô tả mệnh lệnh, để BN
tự trả lời trước. Kiểm tra tâm thần chia thành 5 phần: mức độ tỉnh thức; chức năng vùng vỏ não
cục bộ; nhận thức; tâm trạng cảm xúc và nội dung suy nghĩ.
1. Mức độ tỉnh thức (mức độ ý thức):
Mục đích: Đánh giá phản ứng bằng lời nói hoặc cử động tốt nhất từ BN để đáp ứng với 1 kích
thích cụ thể. Các mức độ tỉnh thức gồm: tỉnh táo, mệt mỏi, lơ mơ, hôn mê.
Quan sát: Đáp ứng của BN với kích thích môi trường (âm thanh, hình ảnh), trả lời câu hỏi người
khám và kích thích đau (khi cần thiết) Ghi nhận mức độ thức tỉnh đơn giản, dễ hiểu
 Tỉnh táo: sự thức tỉnh và tập trung hoàn toàn bình thường
 Ngủ gà: gọi hỏi nói chuyện thường xuyên BN mở mắt và có đáp ứng, ngưng nói BN lại
nhắm mắt ngủ ngay.
 Lơ mơ: không hoặc đáp ứng không chính xác với lời nói, có đáp ứng kích thích đau
 Hôn mê: không đáp ứng với mọi kích thích, điểm Glassgow ≤ 8đ
2. Chức năng vỏ não cục bộ
Thất ngôn, mất phối hợp động tác và rối loạn nhận biết mắc phải là 3 ví dụ về rối loạn chức năng
vỏ não cục bộ
a. Thất ngôn:
- Mất ngôn ngữ (mnn) là 1 rối loạn mắc phải trong việc tạo ra hoặc hiểu ngôn ngữ do tổn
thương liên quan bán cầu đại não ưu thế. Mất ngôn ngữ có 2 loại: mnn diễn đạt và mnn tiếp thu
- Mnn diễn đạt (vận động, không trôi chảy, Broca): sau tổn thương liên quan vùng Broca (vỏ
não, vận động trước bên), biểu hiện khó khăn trong việc tạo ra ngôn ngữ, vẫn hiểu ngôn ngữ. BN
thường liệt ½ người phải, do liên quan vỏ não vận động lân cận.
- Mnn tiếp thu (cảm giác, lưu loát, Wernick): tổn thương liên quan vùng Wernick (cuối hồi thái
dương trên), biểu hiện lời nói trôi chảy, vô nghĩa và giảm hiểu biết ngôn ngữ. BN thường có bán
manh đối bên đồng danh.
- Một số loại mất ngôn ngữ khác: dẫn truyền, xuyên vỏ, định danh và toàn bộ.
Khám thất ngôn: đánh giá 6 chức năng ngôn ngữ
- Lưu loát: số lượng từ được nói ra và độ dễ của việc tạo ra lời nói
- Đặt tên: khả năng đặt tên cho các đối tượng và từng bộ phận của các đối tượng
- Hiểu: khả năng hiểu các mệnh lệnh đơn giản-> phức tạp
- Sự lặp lại: khả năng lặp lại 1 cụm từ được nói, ví dụ “không, nếu, và hoặc nhưng về nó”
- Đọc: khả năng đọc và hiểu 1 câu viết
- Viết: khả năng viết chính tả
b. Rối loạn nhận biết mắc phải (rlnbmp)
Liên quan đến việc giải thích thông tin cảm giác, ảnh hưởng đến các giác quan gồm: chứng rối
loạn thị giác, thính giác, xúc giác. Nguyên nhân do các tổn thương liên quan “vỏ não liên kết”,
chủ yếu ở thùy đỉnh và thùy thái dương bán cầu ưu thế hoặc không ưu thế. Khám một số rlnbmp:
- Mất nhận thức bệnh tật
- Mất khả năng nhận biết một phần/toàn bộ cơ thể
- Mất nhận thức khuôn mặt
- Mất khả năng nhận thức 1 trong 2 đối tượng: BN nhận biết được 1 đối tượng xuất hiện độc
lập, không nhận biết được khi nó xuất hiện đồng thời với 1 đối tượng khác
- Mất phương hướng địa lý: không thể nhận ra và nhớ vị trí các địa danh, thành phố,..
c. Mất phối hợp động tác
Là một rối loạn trong việc thực hiện các tác vụ chuyển động phức tạp, do tổn thương các vùng
“liên kết não”, chủ yếu tại thùy trán bán cầu ưu thế hoặc không ưu thế. Gồm:
- Không thể thực hiện các tác vụ chuyển động khi được yêu cầu
- Không thể lên kế hoạch cho 1 loạt các tác vụ phức tạp
- Không thể sao chép các hình ảnh phức tạp, khó khăn trong việc định hình, sắp xếp, xây dựng
hoặc sao chép các đối tượng trực quan
- Không thể tự mặc quần áo
3. Nhận thức
Đánh giá nhận thức là việc đánh giá các chức năng cao hơn của vỏ não. Kiểm tra 5 thành phần
của nhận thức:
- Định hướng: đánh giá định hướng của BN đối với người, địa điểm, thời gian và tình huống.
Đánh giá: Giảm định hướng thời gian và không gian (giảm trí nhớ gần): có thể trong tổn thương
não cấp, bệnh lý mất trí nhớ,… Giảm định hướng bản thân: các bệnh mạn tính (sa sút trí tuệ,…)
- Trí nhớ gồm: trí nhớ tức thì, gần và xa, đánh giá bằng cách yêu cầu BN nhớ 3 đồ vật và sau 5
phút mất tập trung, BN được yêu cầu nhớ lại các đồ vật.
- Trí tuệ: yêu cầu BN thực hiện các phép tính đơn giản, ví dụ 100-7 5 lần hoặc yêu cầu BN nhớ
lại các sự kiện lịch sử
- Trừu tượng: yêu cầu BN diễn giải 1 câu tục ngữ đơn giản
- Phán đoán: mô tả 1 tình huống không rõ ràng cho BN và yêu cầu 1 phản hồi thích hợp
4. Tâm trạng cảm xúc và nội dung suy nghĩ
- Mục đích: Đánh giá cá tính, động lực và trạng thái cảm xúc. Tâm trạng đề cập đến cảm
nhận của BN, cảm xúc đề cập cách BN tương tác với người khác. BN cần được hỏi cụ thể về
trầm cảm và hành vi hưng cảm
- Quan sát: Y phục và vệ sinh cá nhân, cảm xúc và khí sắc, sự hòa hợp với mọi người xung
quanh, nội dung suy nghĩ bất thường của BN gồm: ảo giác; hành vi hoang tưởng, mất khả năng
đánh giá thế giới khách quan và bằng chứng cho rối loạn tâm thần
- Ghi nhận: trong phần khám trạng thái tinh thần
• Bình thường
• Bất thường: hưng cảm quá mức, ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, sợ sệt, trả lời nhát
gừng … Nội dung suy nghĩ bất thường được nhìn thấy với mê sảng hoặc tâm thần phân liệt
2/ Trình bày cách thăm khám 12 đôi dây thần kinh sọ, ý nghĩa và giá trị của chẩn đoán bệnh
lý 12 đôi dây thần kinh sọ.

a. Phần khám 12 đôi dây thần kinh:


1. Dây I ( Khứu giác)
Mục đích: kiểm tra suy giảm khứu giác
Test: Dùng một chất không bay hơi, như xà phòng – không dùng cồn hoặc ammonia vì chúng
kích thích cả dây V. BN nhắm mắt bịt một lỗ mũi hít và ngửi thấy mùi lạ không.
Giảm: tổn thương dây I, viêm não, u não; Tăng: Hysterie, có thai; Ảo khú: động kinh thái dương,
tâm thần phân liệt.
2. Khám thị giác (Dây II):
- Soi đáy mắt.
- Khám thị lực: dùng bảng Snellen cách 6m hoặc bảng Rosenbaum cách 35cm kiểm tra từng
mắt.
- Khám thị trường đối chứng:
+ Đứng trước mặt BN 50-60cm, đưa tay ra bên 60cm giữa BS và BN.
+ BN che một mắt lại, BS cũng che một mắt đối diện mắt BN che. BN nhìn thẳng vào mắt
BS.
+ Cử động nhẹ 1-2 ngón tay, yêu cầu BN nói hoặc chỉ về phía ngón tay cử động.
+ Khi BN không đáp ứng kích thích, di chuyển từ từ ngón tay vào trong đến khi BN thấy
được

- Định khu tổn thương:


+ Mù 1 mắt: tổn thương dây TK thị
+ Mù 2 mắt: tổn thương vỏ não thị giác
+ Bán manh thái dương: tổn thương tại giao thoa thị.
+ Bán manh đồng danh: tổn thương dải thị giác hoặc tia thị giác đối bên.
+ Góc manh đồng danh trên/dưới: tổn thương tia thị ở thùy thái dương/ thùy đỉnh.
3. Khám đồng tử (dây II & III): dây II (hướng tâm), dây III (ly tâm)
- Hình dạng, kích thước: ghi nhận khi BN nhìn cố định vào một điểm ở xa
- Định khu tổn thương: tổn thương dây III hoặc đường giao cảm khi kích thước 2 bên lệch nhau
> 1mm.
- Phản xạ ánh sáng: chiếu sáng đèn vào 1 mắt, quan sát đáp ứng ở cả 2 đồng tử. Tắt đèn để đồng
tử về bình thường sau đó chiếu sáng vào mắt kia.
- Định khu tổn thương:
+ Dây II: Đồng tử 2 bên đều, PXAS tốt khi kích thích ở bên mắt bình thường, kém khi kích
thích bên mắt tổn thương dây II.
+ Dây III: Đồng tử không đều, bên tổn thương dây III đồng tử bị dãn, kém đáp ứng ánh sáng.
+ Giao cảm: Đồng tử bên tổn thương co lại.
- Hội tụ: dùng 1 ngón tay để cách mũi BN #15cm, yêu cầu BN nhìn vào đầu ngón tay, di chuyển
ngón tay hướng về giữa 2 mắt BN.
4. Khám vận nhãn (dây III, IV, VI):
- Sụp mi:
+ Tổn thương dây III gây liệt cơ nâng mi trên: sụp mi hoàn toàn
+ Giao cảm (hôi chứng Horner): sụp mi nhẹ, ít khi phủ kín đồng tử
+ Nhược cơ: sụp mi tăng dần khi nhìn lên kéo dài.
- Vận nhãn: đưa ngón tay trước mặt BN, cách mắt tối thiểu 60cm. Di chuyển ngón tay hình “H”
và yêu cầu BN nhìn theo. Quan sát dấu “chôn củng mạc”, rung giật nhãn cầu và sự êm ả của
mắt.
+ Cơ thẳng ngoài (dây VI) và cơ thẳng trong (III): di chuyển mắt theo trục ngang
+ Cơ thẳng trên và cơ chéo dưới (dây III): đưa nhãn cầu lên trên
+ Cơ thẳng dưới (dây III) và cơ chéo trên (dây IV): đưa nhãn cầu xuống dưới.
5. Dây V:
-Vận động
Mục đích: kiểm tra phân nhánh V3 hàm dưới
Khám: sờ cơ cắn khi BN nghiến chặt rang và yêu cầu BN há miệng
Phân tích: bình thường cơ cắn hai bên đều nhau và chắc, hàm dưới di chuyển theo chiều dọc,
chứ không lệch sang bên ( do yếu cơ chân bướm ở bên hàm lệch sang)
- Phản xạ cằm:
Mục đích: kiểm tra phản xạ của cơ nhai ( cơ cắn và cơ thái dương).
Khám: yêu cầu bệnh nhân đề hàm dưới hơi trễ xuống. Đặt ngón trỏ của bạn bắt ngang cằm
BN, dưới môi dưới và dùng búa phản xạ gõ nhẹ nhưng dứt khoát lên ngón trỏ bạn (theo hướng
sẽ làm cho há miệng).
Phân tích: người bình thường không có phản xạ cằm hoặc phản xạ nhẹ. Phản xạ cằm rõ có
thể là bình thường, nhưng thường là do sang thương 2 bên của bó vỏ hành ( hội chứng giả hành).
Ghi nhận: không có, nhẹ, rõ hoặc clonus.
- Cảm giác:
Mục đích: để đánh giá chức năng cảm giác của 3 phân nhánh của dây tam thoa và các đường
trung ương của cảm giác vùng mặt.
Khám: kiểm tra cảm giác sờ nông và đau ở các vùng của dây V1,V2,V3 và so sánh hai bên
Phân tích: giảm cảm giác có thể do sang thương ở dây V cùng bên, nhân hoặc nhân bó xuống
(mất cảm giác đau và nhiệt cùng bên sang thương), hoặc trên nhân (mất cảm giác đau và nhiệt
đối bên sang thương).
6. Phản xạ giác mạc ( dây V và VII).
Mục đích: đánh giá đường vào ( dây V và đường ra dây VII).
Khám: dùng một mảu bông gòn, yêu cầu bệnh nhân nhìn sang bên đối diên, chạm nhẹ nhàng
vào giác mạc (củng mạc không cảm giác). Quan sát thấy BN nháy mắt cả hai bên ( trực tiếp và
đồng cảm). Sau đó làm tương tự ở mắt còn lại.
Phân tích: giảm hoặc mất phản xạ giác mạc thường được nghĩ do sang thương trong cung
phản xạ, tuy nhiên, các sang thương cảm giác trên khoanh có thể gây ra sự giảm phản xạ giác
mạc đối bên. Nháy mắt bị giảm biên độ ở 1 bên (dù kích thích bên nào cũng vậy) cho thấy có
sang thương dây VII bên giảm nháy mắt.
7. Dây VII
- Vận động cơ mặt
Mục đích: để đánh giá các bất thường trong vật động mặt do các khiểm khuyết trong đường
trung ương hoặc ngoại biên.
+ Tìm sự mất cân xứng trên mặt (khe mi, nếp mũi má, nhân trung, ...) lúc cơ mặt nghỉ.
+ Quan sát sự biểu lộ cảm xúc tự nhiên như cười hoặc nhăn nhó.
+ So sánh 2 bên, yêu cầu BN nhăn trán, nhắm nghiền mắt, hỉnh mũi, cười, huýt gió, chu môi,

+ Đánh giá sức cơ 2 bên bằng cách yêu cầu bn cố gắng chống lại lực mở mắt ( khi BN đang
nhắm nghiền mắt), hoặc lực mở môi (khi bn chu môi).
+ Xem BN có thể thối phồng má và giữ khí trong miệng chống lại lực từ ngoài đề vào không
Phân tích
Yếu cơ mắt 1 bên biều hiện chỉ cử động cơ mắt 1 bên khi so sánh với bên kia. Có thẻ do tổn
thương trung ương hoặc ngoại biên. Yếu cơ kiểu tổn thương thần kinh VII trung ương chỉ ảnh
hương ¼ dưới mặt đối bên tổn thương, còn yếu kiểu dây VII ngoại biên thì ảnh hưởng cả nửa
mặt cùng bên tổn thương.
Yếu cơ mặt 2 bên: dễ bị bỏ sót. Cười không nổi ( như đang mếu là 1 dấu vết); cần kiểm tra
sức cơ vòng mi mắt và vòng miệng. Yếu cơ 2 bên trung ương có thể liệt giả hành thường có
cung phản xạ tăng).
- Thính lực
Mục đích Yếu cơ bàn đạp sẽ làm màng nhĩ bị rung quá mức khi tiếp nhận tần số âm thanh
thấp
Khám: không thể kiểm tra bn tại giường bệnh. Thường ghi nhận có tình trạng tang thính lực
đối với âm thanh tần số thấp ( bị chát tai với âm thanh tần số thấp). chỉ hỏi hiện tượng này ở các
BN liệt mặt.
- Vị giác
Mục đích: giúp phân biệt liệt mặt trung ương và ngoại biên, để định khu vị tí tổn thương
trong liệt mặt ngoại biên ( đoạn nằm giữa thân não và tai trong, nơi thừng nhĩ rời khỏi thần kinh
mặt). Nhánh này chi phối vị giác 2/3 trước của lưỡi
Khám nhúng một tăm bồng gòn vào dung dịch muối hoặc đường.
Yêu cầu bệnh nhân thè lưỡi ra. Chạm nhẹ tăm bông gòn vào nữa trước bên của lưỡi. không
cho phép bệnh nhân thụt lưỡi vào.
Yêu cầu bn xác định vị bằng cách chỉ vào bẳng chữ có các vị: mặn, ngọt, đắng và chua.
Phân tích: so sánh 2 bên, bn với sang thương dây VII ngoại biên một bên ở đoạn từ nhân đến
tai giữa sẽ có cảm giác mất hoặc giảm vị giắc ở 2/3 trước lưỡi cùng bên tổn thương. Một số
ngườ bình thường cũng có thể gặp khó khan trong việc xác định vị trên lưỡi.
8. Dây VIII
- Thính giác
Mục đích: để phát hiện các khiếm khuyết trong việc nghe và để xác định sang thương liên
quan đến tai giữa ( điếc dẫn truyền ) hay liên quan đến dây thần kinh thính giác hoặc ốc tai ( điếc
thần kinh).
Khám thính lực bằng tay ( cọ ngón tay):
Đứng trước mặt bn đưa 2 tay bạn gần 2 tai bn
Hướng dẫn bn: “ nhắm mắt lại, và nói cho tôi biết khi bạn nghe thấy cái gì đó và nghe bên tai
nào”
Cọ 2 ngón tay vào nhau đàu tiên cọ nhẹ, sau đó tăng dần cho đến khi bệnh nhân nghe được
tiếng ồn mà bạn tạo ra. Làm từng bên một.
Ghi nhận: “ nghe ( bình thường, giảm nhẹ, giảm đáng kể, không nghe ) bên tai ( phải, trái )
khi cọ ngón tay
Khám khi có giảm thính lực một bên
Weber test: dùng âm thoa tần số 512Hz hoặc cao hơn đang rung đặt vào giữa trán. Hỏi BN
xem âm thanh đều 2 bên hoặc rõ bên nào hơn ( nếu có). Nghiên về tai bệnh à Nghe kém dẫn
truyền; Nghiên về tai lành à nghe kém tiếp nhận
Rinne test: dùng âm thoa tần số 512Hz hoặc cao hơn đang rung đặt vào mỏm chũm. Khi bn
không nghe âm thanh nữa thì đửa ra trước tai cùng bên của bn. Bình thường dẫn truyền khí tốt
hơn dẫn truyền xương, nhưng khi có điếc dẫn tuyền ( bệnh tai giữa ) thì ngược lại.
Kích thích đồng thời hai bên: yêu cầu bn nhắm mắt lạ. tạo âm thanh bằng cách cọ 2 ngón tay
để kiểm tra từng tai, và chắc chắn bn có thể nghe được khi kích thích từng tai. Sau đó cọ hai tay
đồng thời 2 bên, bn chỉ có thể nghe được một 1 bên ( sự triệt tiêu thính giác).
- Chức năng tiền đình
Mục đích: chức năng tiền đình được đánh giá gián tiếp thông quan quan sát cử động mắt
và dáng bộ. Các test khác để kiểm tra chức năng tiền đình có thể được dùng ở bn than phiền
chóng mặt xoay tròn hoặc mất thăng bằng, hoặc trong các bn hôn mê trong đố kích thích tiền
đình được dùng để tạo ra cử động mắt để kiểm tra chức năng thân não
Quan sát
Nystagmus ( rung giật nhãn cầu)
Tư thế đứng và đi không ổn định
Romberg test: Bệnh nhân được yêu cầu đứng chụm chân, hai mắt nhắm và duy trì tư the đó
trong 60s. Nếu bệnh nhân không thể đứng trong 60s với chân chụm và mắt nhắm, nghiệm pháp
dương tính.
9. Khám dây IX (Thiệt hầu), dây X (lang thang):
- Quan sát vận động vòm hầu: Nhìn vòm họng (chiếu đèn) và yêu cầu BN nói: “A..A..A..”. Quan
sát vận động vòm hấu 2 bên có đều nhau? Bất thường: Vòm họng (màn hầu) nâng lên không
đều, bên yếu/liệt nâng lên kém hơn (dấu hiệu vén màn – Vernet), lưỡi gà bị kéo về phía mạnh
- Phản xạ nôn: Chạm vào thành sau họng từng bên. Quan sát phản xạ nâng vòm họng đều 2 bên?
- Định khu tổn thương:
+ Bình thường cả 2 bên vòm họng đều nâng lên khi kích thích từng bên một.
+ Sang thương dây IX thì khi kích thích bên tổn thương sẽ tạo ra đáp ứng 2 bên kém hoặc
không đáp ứng so với kích thích bên kia. Tổn thương dây X, vòm họng sẽ nâng không cân xứng.
10. Khám dây XI (thần kinh phụ):
- Khám cơ ức đòn chũm:
+ Giữ lòng bàn tay tỳ vào xương gò má BN, yêu cầu BN xoay đầu về hướng chống lại tay
thầy thuốc. Quan sát và sờ vào cơ ức đòn chũm đang co bên đối diện. Lập lại với bên kia và so
sánh 2 bên.
+ Kiểm tra sức gập cổ bằng cách yêu cầu BN gập cổ chống lại lực thầy thuốc (long bàn tay
thầy thuốc đặt lên trán BN)
Cơ ức đòn chũm là cơ chính tham gia gập cổ, và không phải là cơ duy nhất tham gia xoay
đầu. Do đó, cần quan sát và sờ cơ khi khám.
- Khám cơ thang: Yêu cầu BN nâng vai lên và sờ cơ thang.
- Định khu tổn thương: Dây XI ít khi bị thương tổn một bên và đơn độc, thường kết hợp với tổn
thương dây IX, X, XI, XII. Yếu cơ thang riêng biệt cho thấy tổn thương dây XI đoạn xa sau khi
phân nhánh vào cơ ức đòn chũm.
11. Khám dây XII
- Quan sát vận động lưỡi: yêu cầu BN lè lưỡi ra, thụt lưỡi vào, đưa sang từng bên lần lượt. Quan
sát lưỡi có lệch, teo hay rung giật?
- Lời nói: yêu cầu BN phát âm một vài từ cần vận động lưỡi (r, l..)
- Định khu tổn thương: Liệt một bên: khi đưa lưỡi ra, lưỡi lệch về bên bệnh, khi co lại lưỡi lệch
về bên lành, nửa lưỡi yếu hoặc teo bên liệt. Liệt hai bên: Lưỡi không vận động được, teo lưỡi
toàn bộ, nói và nuốt khó khăn
+ Liệt nửa người và liệt dây XII đối bên: Tổn thương trung ương ở vỏ não
Liệt dây XII củng bên và liệt nửa người đối bên: tổn thương hành tủy, gặp trong hội chứng
Jackson.
+Liệt các dây IX, X, XI, XII: gặp trong hội chứng giả hành tủy

b. Ý nghĩa và giá trị chẩn đoán bệnh lý 12 đôi dây thần kinh sọ: Giúp xác định bệnh nhân
có tổn thương bất kỳ dây thần kinh sọ nào không, giúp gợi ý định khu vị trí tổn thương là
ngoại biên hay trung ương, nhằm gợi ý các nguyên nhân có thể gặp tại vị trí tổn thương đó.
Từ đó hướng đến các chẩn đoán bệnh lý nhằm đưa ra cận lâm sàng và điều trị phù hợp.
3/ Phân tích chỉ định, chống chỉ định, giá trị chẩn đoán của các cận lâm sàng trong chẩn đoán
bệnh lý Xuất huyết não - Nhồi máu não.
1. Xét nghiệm:
- Định lượng glucose, ure, creatinin và điện giải đồ: chú ý tăng hoặc hạ glucose máu có gây
triệu chứng giống TBMMN do đó cần được chẩn đoán xác định. Các nguyên nhân này khi
được điều chỉnh kịp thời sẽ cứu sống bệnh nhân.
o Cần phân biệt Bệnh não do tăng ure máu hoặc rối loạn điện giải
o Đồng thời bệnh nhân bị TBMMN cũng thường có kèm YTNC tăng glucose máu, hoặc
rối loạn điện giải cần được điều trị.
- Công thức máu:
o Có thiếu máu không? Có bệnh đa hồng cầu (nguy cơ tắc mạch cao) không?
o Số lượng bạch cầu? Có bệnh máu ác tính không? Có tăng bạch cầu do nhiễm trùng
không?
o Số lượng tiểu cầu? Có tăng hay giảm tiểu cầu (nguyên nhân thuận lợi gây xuất huyết
hay tắc mạch không)?
- Đông máu cơ bản: Xác đinh xem BN có đang dùng thuốc chống đông máu nào không? Các
chỉ số đông máu có rối loạn không? Có nguy cơ bị xuất huyết không? Đặc biệt những bệnh
nhân đang có rối loạn đông máu, INR tăng sẽ không được lựa chọn vào nhóm điều trị bằng
thuốc chống đông hay tiêu huyết khối.
- Điện tâm đồ và men tim: giúp loại trừ BN bị NMCT, điện tim còn giúp đánh giá các rối loạn
nhịp tim, dày nhĩ thất, suy vành, rung nhĩ (các nguyên nhân gây TBMMN)?
- Các xét nghiệm khác chỉ định thêm tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân.
2. Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT-scan)
o Chụp cắt lớp vi tính sọ não (không tiêm thuốc cản quang) phải được thực hiện nhanh chóng
vì giúp phân biệt một cách chính xác NMN và XHN.
o Tổn thương NMN thể hiện bằng hình ảnh vùng giảm tỉ trọng ở nhu mô não thuộc khu vực
của động mạch bị tổn thương chi phối, tổn thương XHN là hình ổ tăng tỉ trọng ở nhu mô
não thuộc khu vực của động mạch bị tổn thương chi phối.
o Ngoài ra, có thể thấy hình ảnh phù não (mất các rãnh vỏ não, hiệu ứng choáng chổ). Chụp cắt
lớp vi tính còn cho phép loại trừ các nguyên nhân không do tổn thương mạch máu như u não,
máu tụ mạn tính dưới màng cứng….
o Trong 3h đầu, CT chỉ phát hiện được 50% trường hợp NMN cấp -> Hình ảnh trên CT bìn
h thường không loại trừ được NMN. Mặc dù vậy, vẫn có những dấu hiệu sớm chẩn đoán
NMN có độ nhạy rất cao như: tăng quanh ĐM não giữa, xoá mờ nhân đậu, mất dải ruy băng
thuỳ đảo, mờ rãnh Sylvius, mất phân biệt chất trắng chất xám
o Chống chỉ định: không có CCĐ tuyệt đối cho việc chụp CT nhưng cần thận trọng khi thực
hiện trên phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nguy cơ gây dị tật thai
nhi hoặc NB quá kích thích, nằm không yên
- Chụp công hưởng từ sọ não (MRI)
o Độ nhạy cao hơn chụp CT scan sọ não. Thấy hình ảnh NMN là hình giảm tín hiệu thì T1,
tăng tín hiệu thì T2. Hình XHN là hình tăng tín hiệu thì T1. Chi tiết hình ảnh giải phẫu tốt
hơn, không dùng tia xạ nên an toàn cho PNCT, nhưng giá thành cao hơn, thời gian chụp lâu
hơn, khó khảo sát BN cấp cứu, có thể không sẵn có tại một số BV.
o CCĐ tuyệt đối: đặt máy tạo nhịp, BN có mang vật có từ tính như: van tim nhân tạo, đinh nội
tủy, nẹp vít kim loại, khớp háng nhân tạo…, bệnh nặng cần có máy hồi sức bên cạnh. CCĐ
tương đối: kích động, sợ không gian hẹp.
- Chụp mạch máu (CTA, MRA, DSA): hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân, vị trí đến từ mạch máu,
cần thai khác tiền sử dị ứng thuốc cản quang của BN.
Phân tích phương pháp đo điện cơ trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên
Định nghĩa: Đo điện cơ là phương pháp đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối
cơ giúp đánh giá sự mất phân bố thần kinh cơ. Từ đó giúp chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân
biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp),
chẩn đoán định khu để đưa ra được nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị. Phương pháp bao
gồm:
Đo dẫn truyền thần kinh: đo thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi, tốc độ dẫn truyền của dây
thần kinh bao gồm: tốc độ dẫn truyền vận động, tốc độ dẫn truyền cảm giác và thời gian tiềm
tàng của sóng F
Điện cơ đồ
Và một số kĩ thuật khác.
Phương pháp đo dẫn truyền thần kinh thường được chỉ định trên một số dây thần kinh gồm: thần
kinh sọ: tk V và tk VII, chi trên: thần kinh giữa, trụ và quay, chi dưới: tk chày sau, tk hiển,tk mác
nông, tk mác sâu
 Tốc độ dẫn truyền vận động (MCV): So sánh với giá trị bình thường của từng dây
thần kinh, nếu thời gian tiềm dài hơn, MCV chậm hơn, thì chứng tỏ dây thần kinh bị
tổn thương bao Myelin.So sánh biên độ của điện thế hoạt động cơ toàn phần (CMAP):
nếu kích thích ở phía trên có biên độ thấp hơn so với kích thích ở dưới trên 50%, đó là
hiện tượng chẹn dẫn truyền (conduction block) một phần tại điểm nằm giữa 2 điểm
kích thích. Ví dụ khi tìm hiện tượng chèn ép dây mác ở phía sau của đầu trên xương
mác, và dây trụ ở rãnh khuỷu tay.
 Tốc độ dẫn truyền cảm giác (SCV)thường nghiên cứu dẫn truyền cảm giác của: dây
giữa, dây trụ, dây quay, dây mác nông. Trong bệnh đa dây thần kinh gây tổn thương
sợi trục, biên độ của điện thế cảm giác thấp xuống hoặc mất. Trong hội chứng ống cổ
tay giai đoan sớm, thời gian tiềm tàng cảm giác của dây giữa dài ra trong khi của dây
trụ là bình thường. Trong các bệnh cơ và bệnh neuron vận động, đường cảm giác
không bị ảnh hưởng nên thời gian tiềm cảm giác và biên độ của đáp ứng cảm giác
bình thường. Nếu người bệnh mất cảm giác trên lâm sàng nhưng SCV và biên độ điện
thế hoạt động của dây thần kinh cảm giác (SNAP) bình thường thì ta nghi rễ sau.
 Sóng F: cũng để khảo sát gián tiếp tốc độ dẫn truyền vận động. Hội chứng Guillain-
Barré: trong giai đoạn sớm, có thể dịch não tủy chưa có phân ly Albumin – tế bào, thời
gian tiềm sóng F đã có thể kéo dài, hoặc mất hẳn sóng F. Trong bệnh neuron vận
động, tần số sóng F suy giảm, sóng F trở nên đơn điệu về hình dạng.
Ý nghĩa: cho biết hoạt động điện xảy ra tại cơ vân khi chúng nghỉ ngơi ở trạng thái co cơ với
mức độ khác nhau. Điện cơ không cho biết thông tin về quá trình co cơ cũng như sức co của cơ.
4/ Phân tích, ứng dụng của phương pháp đo điện cơ trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại
biên.
Bệnh thần kinh do chèn ép: hội chứng ống cổ tay, hội chứng rãnh trụ, hội chứng ống cổ
chân, hội chứng cổ xương mác.
Tổn thương đám rối cánh tay sau chấn thương, phẫu thuật
Bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường, do lupus ban đỏ
Hội chứng Gullain- Barré
Tổn thương rễ thần kinh ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng
Bệnh synap thần kinh cơ
Bệnh dây thần kinh sọ: dây VII, dây V
Bẹnh neuron vận động: viêm tủy xám, xơ cột bên teo cơ
Bệnh cơ
Bệnh đơn dây thần kinh: liệt dây quay, tỏn thương dây thần kinh giữa, dây trụ, chày, mác
Chống chỉ định: rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng các thuốc kháng đông
5/ Phân tích nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể và
chẩn đoán của Liệt tứ chi trên lâm sàng.
1.1. Tổng quan
Liệt hai chỉ dưới là một hội chứng giảm hoặc mất vận động hữu ý hai chân do tốn thương
con đường vận động. Tương tự, liệt tứ chi là khi cả tay và chân đều bị ảnh hưởng.
Trong hội chứng liệt hai chi dưới, tứ chi trung ương là do tổn thương neuron vận động
cao (bó tháp). Có thể do tổn thương tế bào neuron vận động cao ở vùng xuất chiếu vận động chi
dưới hoặc tứ chỉ ở cả hai bên hoặc do tổn thương bó tháp ở đoạn từ dưới phình tủy cổ trở lên đối
với liệt tứ chỉ và từ phình cô trở xuống đối với liệt hai chi dưới, do các quá trình bệnh lý cả hai
bên tủy. Thường thấy do tổn thương tủy. Đôi với tổn thương này sẽ xuât hiện các biêu hiện của
yếu liệt trung ương như liệt mềm nếu cập tính, liệt cứng nếu tổn thương từ từ hoặc giai đoạn sau
của liệt mềm, xuất hiện các dẫu phản xạ bệnh lý tháp và không có hoặc rất ít teo cơ cũng như
không có rung siật bó cơ. Yếu liệt có thể rõ ràng hoặc cũng có thể kín đáo, người bệnh chỉ thấy
có dấu di lạc cách hồi tùy: yếu cơ xuất hiện sau khi đi một khoảng cách nhất định, mất đi khi
nghỉ, đặc biệt không đau; Hoặc cũng có thể biểu hiện yếu quỵ một chân, trẹo chân tái diễn hoặc
thất điều do rối loạn cảm giác sâu.
Đối với hội chứng liệt hai chi dưới, tứ chi ngoại biên có thể do tôn thương neuron vận
động thấp (neuron 2) ở sừng trước tủy sống hoặc tôn thương sợi trục như bệnh lý rễ và dây đồng
đều ở hai bên cơ thể hoặc có thể do bệnh tiếp hợp thần kinh cơ hoặc bệnh cơ. Các đặc trưng xuất
hiện gồm liệt mềm, không dấu bệnh lý tháp và thường có teo cơ sớm, rung giật bó cơ (trừ thể tổn
thương hủy myelin).
1.2. Đặc điểm lâm sàng
Các đặc trưng điển hình có thể chia theo 3 thể lâm sàng gồm liệt mềm, liệt cứng và trung
gian. Thê liệt mềm biểu hiện trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương giảm, dấu hiệu bệnh lý bó
tháp có thể có hoặc không. Thể liệt cứng biểu hiện trương lực cơ tăng, phản xạ sân xương tăng,
dấu hiệu bệnh lý bó tháp rõ. Thể trung gian vừa mềm vừa cứng, thê này về giá trị triệu chứng là
thể liệt cứng đó là giai đoạn liệt mềm trung ương đang tiến triển đến cứng: trương lực cơ giảm,
phản xạ gân xương tăng.
Ngoài ra, các rối loạn cảm giác theo khoanh tủy giúp định khu vị trí tôn thương tại
tủy. Tổn thương cột sau sẽ gây mắt hoặc giảm cảm giác xúc giác và cảm giác sâu. Tổn
thương bó gai đồi thị sẽ mất hoặc giảm cảm giác đau - nhiệt.
1.3. Nguyên nhân
1.3.1. Các nguyên nhân thương tồn tủy sống
Chèn ép tủy: u ngoài tủy (màng rễ) hoặc trong tủy. Nếu u ngoài tủy, giảm các loại cảm
giác. Nếu u trong tủy có phân ly cảm giác, còn cảm giác sâu, mất cảm giác nông. Áp xe ngoài
màng cứng cũng có thể gặp, xảy ra sau một nhiễm khuẩn làm mủ nhất là vùng lưng. Các sang
chấn cột sống cũng có thể gây ra chèn ép tủy.
Viêm tủy: viêm tủy ngang cấp, liệt mềm hoàn toàn. Liệt xảy ra nhanh chóng ít khi quá 3
ngày. Các dấu hiệu nhiễm khuẩn thường không rầm rộ. Rối loạn cơ vòng (bí tiểu tiện) và loét da
nhanh. Tiên lượng rất xấu nêu mất hoàn toàn cảm giác các loại. Các loại gồm: viêm tủy bán cấp
và mạn tính, liệt do giang mai tủy (liệt hai chân của ERB).
Tổn thương khác trung ương không do ép: viêm tủy sau tiêm chủng và sau bệnh
nhiễm khuẩn. Viêm tủy hủy myelin câp (bệnh Devic) đặc điểm là liệt hai chân đi kèm tổn
thương gai thị có thể phù gai thị, teo thị thân kinh. Các nguyên nhân khác có thể là bệnh xơ cứng
rải rác (multiple scerosis), bệnh rỗng tủy (Syringomyelia), viêm tắc mạch máu tủy
1.3.2. Các nguyên nhân thường gặp của tổn thương ngoại biên
Bệnh viêm sừng trước tủy cấp (bại liệt trẻ em): liệt đơn thuần vận động; không có rối loạn
cảm giác, teo cơ nhanh chóng.
Tổn thương chùm đuôi ngựa: các chèn ép trung tâm lan tỏa có thể gây ra yếu liệt hai chi
dưới kiểu ngoại biên.
Viêm đa dây thần kinh: liệt vận động, rồi loạn cảm giác đôi xứng ngay từ đầu,
thế ngọn chi.
Viêm đa rễ và dây thần kinh (hội chứng Guillain Barre): lâm sàng gần giống như viêm đa
đây nhưng lan tỏa đến rễ do đó liệt cả gốc chi và ngọn chi. Dịch não tủy phân ly chất đạm — tế
bào và thường tiến triển đến hồi phục.
Tổn thương tiếp hợp thần kinh - cơ: bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ, nhiễm
độc botulinum, do thuốc kháng sinh aminoglycosides.
Tồn thương cơ: hội chứng tổn thương cơ vân.
6/ Phân tích nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán hội chứng tiểu não và tiền đình.
A. Tiểu não
a. Nguyên nhân
 Các quá trình choáng chỗ hố sau (dưới lều)
- U tiểu não, Các triệu chứng tiểu não cùng bên với u. Hội chứng tăng áp lực nội sọ đến sớm và
nặng.
-U góc cầu tiểu não kèm liệt các dây VII, V, VIII cùng bên, hội chứng tháp bên kia. Tăng áp lực
nội sọ ở giai đoạn muộn vì u lành tính phát triển chậm
-Áp xe tiểu não: Thường là biến chứng viêm tai xương chũm hồi viêm. Triệu chứng tiểu não
thường biểu hiện sớm bằng giảm trương lực, chủ yếu tăng độ ve vẩy. Đặc điểm của loại áp xe
này là người bệnh sẽ gầy rất nhanh.
-Tụ máu tiểu não: gặp trong biến chứng tăng huyết áp, các dị dạng mạch máu vỡ
 Các bệnh di truyền và thoái hóa
- Thất điều: mất cảm giác rung giật nhẫn cầu, giảm pxgx, biến dạng cột sống.
- Mất thăng bằng khi đi và đứng, mất phản xạ gối, gót, teo cơ chi dưới, biến dạng cột sống.
- Bệnh di truyền, thất điều và cứng cơ, xuất hiện muộn nếu yếu tố di truyền rõ, tăng pxgx, teo
thị thần kinh và hay gặp liệt vận nhãn.
- Teo trám tiểu não và teo trám cầu tiểu não: bệnh xuấ hiện ở người lớn trung niên với thất
điều nặng dần, do thoái hóa tiểu não, trám não và cầu não.
- Bệnh xơ cứng rải rác: hội chứng tiểu não thường kèm với hội chứng tháp, động mắt. Bệnh
tiến triển từng đợt tăng xen kẽ giảm bệnh , qua mỗi đợt để lại di chứng.
b. Cơ chế
Do tổn thương trực tiếp tiểu não hoặc tổn thương xâm phạm vào các cuống tiểu não hay vào
các vị trí khác nhau trên đường đi của bó vỏ cầu- tiểu não như cánh tay sau của bao trong,
chất trắng bán cầu đại não, vùng đồi thị dưới đồi
c. Lâm sàng chẩn đoán
Rối loạn thăng bằng, thất điều, đứng không vững, mở rộng đa giác đứng, khi chụm chân
người đu đưa theo các hướng nhưng không ngã, không nặng hơn khi nhắm mắt.
Dáng di của người say, tay dang rộng, bước chân ngắn, chao đảo
Rối tầm, quá đích qua nghiệm pháp gót chân đầu gối, ngón tay chỉ mũi, không làm liên tiếp
ngược chiều như vỗ tay,
Rối loạn phát âm, giọng nói run, nhỏ, nói nhát gừng, chữ viết xấu, lớn, không đều,
Rung giật nhãn cầu, giảm trương lực cơ, giảm độ ve vẩy, phản xạ gân cơ kiểu quả lắc đồng
hồ, Nghiệm pháp Stewart – Holmes (+)
B. Tiền đình
a. Nguyên nhân
 Chóng mặt hồi qui tái phát.
-Hội chứng Meniere: Ù tai một bên (ve kêu), điếc một bên, chóng mặt hồi qui, cảm giác
không thông tháng tai giữa, tắc bịt ống tai ngoài
-Chóng mặt hồi qui khác: giống chóng mặt Meniere nhưng không tổn thương ốc tai, kèm đau
đầu.
 Chóng mặt duy nhất một đợt
-Viêm thần kinh tiền đình hay viêm neuron: là tình trạng viêm dây thần kinh
tiền đình sau nhiễm virus, chóng mặt dữ dội cấp tính, buồn nôn, nôn. Khám thấy tiền đình
ngoại biên, có thể khỏi hoàn toàn sau vài ngày dến vài tuần
-Vỡ xương đá: điếc hoàn toàn vĩnh viễn, nếu xâm phạm ốc tai. Liệt dây VIIneeus vỡ ào kênh
Fallope, chóng mặt
-Tắc động mạch tai giữa: Chóng mặt đơn thuần và có điếc tai
 Chóng mặt mặt mạn tính
-Chóng mặt từng đợt theo tư thế: khi xoay trở, xuất hiện thời gian 4 – 5 giây, biểu hiện dữ
dội, có động mắt xoay, buồn ngủ. cơn có thể tự khỏi sau 20- 30 giây
-Đợt chóng mặt dài, nhiều ngày nhiều tuần rồi khỏi, tái diễn sau một tháng, do các đá tai
bong ra từ túi bầu dục, đọng lại ở chất nhầy của các vòng bán khuyên sau.
b. Cơ chế
-Do sự xung đột các thông tin đến tầng tung ương cung cấp từ tiền đình hai bên mất đối xứng
và đôi khi trái ngược nhau. Hệ thần kinh trung ương không xác định được thông tin của bên
nào là đúng.
-Do xung đột giữa tiền đình với các hệ tiếp nhận khác, xử lý thông tin không tốt do tổn
thương thần kinh trung ương, hệ thần kinh vận động không hoàn hảo.
c. Lâm sàng chẩn đoán
Có 3 kiểu diễn tiến tuy vào nguyên nhân khác nhau
-Chóng mặt hồi qui hoặc tái phát: xảy ra từng đợt chóng mặt, điển hình là hội chứng Meniere
-Chóng mặt duy nhất một đợt: Xảy ra đột ngột dữ dội, khỏi hoàn toàn sau vài ngày hoặc vài
tuần.
-Cảm giác chóng mặt mạn tính: Có thể tồn tại vài tuần hoặc vài tháng, khó chẩn đoán nhất.
7/ Vận dụng kiến thức đã được học để chẩn đoán một bệnh nhân Nhồi máu não (động mạch
não giữa) ngày thứ 2 và điều trị phục hồi chức năng cho giai đoạn phục hồi sớm.
8/ Các biến chứng (cấp và mạn) thường gặp của một bệnh nhân đột quỵ, phòng ngừa và điều
trị.
9/ Chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân đau vai sau đột quỵ do bán trật khớp vai.
A. Chẩn đoán:
* YHHĐ:
1. Biểu hiện lâm sàng:
- Cứng khớp vai, giảm tầm vận động khớp vai.
- Đau khớp vai, đau tăng khi vận động.
2. Khám lâm sàng:
- Teo cơ, mất đối xứng hai bên
- Thay đổi vị trí giải phẫu như khoảng trống giữa mỏm cùng vai và đầu xương cánh tay (khám
bằng đốt ngón tay hoặc thước) và so sánh với bên đối diện.
- Đau khi vận động và giảm tầm vận động khớp (ROM) chủ động hoặc thụ động.
- 3 phương pháp để đo bán trật khớp vai:
+ Pp sờ nắn: là pp sờ vào khoảng không gian giữa mỏm cùng vai và đầu xương cánh tay.
Cailliet đề nghị sử dụng phương pháp sờ nắn để đánh giá có hay không sự tồn tại của bán trật
khớp vai.
+ Pp đo lường đo khoảng cách bằng centimet với dụng cụ: 1 compa đo ngoài
+ Pp đo lường đo khoảng cách với một khuôn nhựa nhiệt dẻo là 1 dụng cụ hình chữ L
- Các nghiệm pháp: Nghiệm pháp Yergason cải biên; Apprehension test/ Relocation test; Drawer
test; Sulcus sign.
- Khám thần kinh có thể phát hiện các triệu chứng hoặc tình trạng liên quan đến đau vai sau đột
quỵ như:
Bất thường về nhận thức. Tình trạng thờ ơ nửa thân. Yếu cơ, rối loạn cảm giác, phản xạ
3. Cận lâm sàng:
- X- quang: Chụp X- quang khớp vai thẳng, được xem là tiêu chuẩn để đo lường mức độ bán trật
khớp vai, đã được sử dụng trong một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều
trị bán trật khớp vai, cũng như đánh giá mức độ bán trật khớp vai theo thời gian.
Dấu hiệu bao gồm sự mở rộng hình chữ V của phần trên của khoảng trống giữa chỏm xương
cánh tay và khoang ổ chảo ở tư thế thẳng đứng.
- Siêu âm, MRI: giúp hỗ trợ chẩn đoán.
* YHCT :
1. Phong hàn thấp tà: Tại chỗ: Đau, tê, nặng, mỏi, tăng khi trời lạnh, chườm ấm thì giảm. Toàn
thân: sợ gió lạnh, mệt mỏi. Lưỡi: hồng, rêu trắng. Mạch: phù
2. Đàm thấp: Tại chỗ: Đau, nặng nề, mỏi, nặng hơn khi trời mưa, (+/-) sưng vai. Toàn thân: béo
bệu. Lưỡi: nhợt, rêu trắng, nhớt. Mạch: hoạt
3. Huyết ứ: Tại chỗ: Đau nhiều, dữ dội, sưng, A thị rõ rệt, có tiền sử chấn thương vai. Lưỡi: tím,
có điểm ứ huyết. Mạch: hoạt, sáp.
4. Khí Huyết hư: Tại chỗ: Đau, tê, da nhợt, khô. Toàn thân: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chán
ăn. Lưỡi: nhợt, rêu mỏng. Mạch: hư nhược.
B. Điều trị:
* YHHĐ
a. Không dùng thuốc:
- Giáo dục người bệnh đột quỵ và gia đình về phòng ngừa chấn thương và chú ý tư thế vai phù
hợp với trọng lực và tư thế cơ thể.
- Băng treo cánh tay, đai vai giúp quản lý bán trật khớp vai sau đột quỵ.
- Các bài tập hỗ trợ: Dao động cánh tay, Vắt chéo tay trước ngực, Xoay trong, Xoay ngoài, Kéo
căng tư thế nằm.
- Kích thích điện xung, siêu âm trị liệu, kích thích điện thần kinh cơ, laser trị liệu, xoa bóp
- Không sử dụng ròng rọc trên không, Không kéo cánh tay hoặc xốc nách khi di chuyển bệnh
nhân.
b. Dùng thuốc:
- Thuốc kháng viêm : NSAIDs, Corticoid. Thuốc giảm đau Acetaminophen. Thuốc giãn cơ
* YHCT
1. Huyết ứ: Pháp trị: hành khí hoạt huyết, chỉ thống. Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang
Hào châm, cứu: Kiên ngung, Tý nhu, kiên liêu, Bỉnh phong, Kiên trinh, A thị huyệt.
2. Phong hàn thấp tà: Pháp trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp. Bài thuốc: Quyên tý thang
Hào châm, cứu: Khúc trì, ngoại quan, Đại chùy, Phong môn, Đại trữ + các huyệt của thể huyết ứ.
3. Đàm thấp: Pháp trị: Hóa đàm trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Bài thuốc: Nhị trần thang
Hào châm, cứu: Túc tam lý, Phong long + các huyệt của thể huyết ứ.
4. Khí Huyết hư: Pháp trị: Bổ khí huyết, Kiện Tỳ sinh huyết. Bài thuốc: Bát trân thang
Hào châm, cứu: Can du, Tỳ du + các huyệt của thể huyết ứ.
- Nhĩ châm: các huyệt: vai, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, thần kinh giao cảm, vùng dưới vỏ. Chọn
huyệt ở loa tai cùng bên bệnh, 1 lần/ngày, trung bình 10 lần/liệu trình.
- Điện châm: huyệt tương tự hào châm, điện xung sóng liên tục, tần số từ 100 – 150 Hz, 1
lần/ngày, trung bình 10-15 lần/liệu trình.
- Laser châm: huyệt tương tự hào châm, chiếu tia laser thẳng góc với huyệt, đầu kim cách da
0,5 cm. Liều: 1-3 J/cm2 , 15-20 phút, 1 lần/ ngày, trung bình 10 lần/liệu trình.
- Thủy châm: huyệt tương tự hào châm, mỗi huyệt 1- 2 ml thuốc, thuốc Nucleo CMP forte,
vitamin nhóm B, , 1 lần/ngày trung bình 10-15 lần/liệu trình.
- Cấy chỉ: huyệt tương tự hào châm, cấy chỉ catgut từng đoạn dài 1 cm hoặc các kim có chỉ sẵn
tự tiêu vô trùng, 2 tuần/ lần.
- Dưỡng sinh: luyện thư giãn, xoa chi trên, xem xa xem gần.
- Xoa bóp bấm huyệt: xoa, xát, miết, day, ấn, bấm, bóp, vỗ, vận động vùng vai đau, rung ngón
tay, cánh tay. 20-30’ , 1 lần/ngày.
- Thực dưỡng: dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với từng người bệnh.
10/ Chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do Thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ.
11/ Chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường
12/ Chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do Thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ.
A/ CHẨN ĐOÁN:
1/ Y HỌC HIỆN ĐẠI
a/ Lâm sàng:
• Tại cột sống cổ: đau vùng cổ gáy, hạn chế vận động cổ.
• Triệu chứng chèn ép rễ thần kinh: đau cổ lan xuống vai, cánh tay, bàn tay theo chi phối thần
kinh bị ảnh hưởng. Rối loạn vận động, cảm giác có thể xuất hiện kèm theo.
• Trường hợp có chèn ép tủy cổ: có thể gây tê bì, mất khéo léo bàn tay, đi lại khó khăn, liệt tứ
chi, teo cơ tứ chi, rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.
• Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng do tổn thương có chèn ép động mạch sống nền
(đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, giảm thị lực thoáng qua) hay ảnh hưởng hệ
thần kinh thực vật (chóng mặt, ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch...).
Các dấu hiệu nguy hiểm: có thể gặp trong bệnh lý tủy cổ hoặc các nguyên nhân không do chèn ép:
• Hiện tượng Lhermitte: cảm giác giống điện giật xảy ra khi gập cổ, có thể xuất hiện nếu có sự
chèn ép tủy cổ do thoát vị đĩa đệm đường giữa hoặc thoái hóa đốt sống, nhưng cũng có thể
gợi ý bệnh lý nội tủy, chẳng hạn như xơ cứng rải rác.
• Rối loạn dáng bộ khởi phát âm thầm có thể là những biểu hiện đầu tiên của bệnh lý tủy cổ.
Các triệu chứng phổ biến khác như mất cảm giác, yếu và teo cơ ở bàn tay, cùng với đau cổ và
cánh tay. Khám thường ghi nhận các đặc điểm khác của bệnh lý tủy
• Bệnh sử sốt, ớn lạnh, sụt cân không rõ nguyên nhân, người bệnh bị suy giảm miễn dịch, ung
thư hoặc sử dụng ma túy nên nghi ngờ do khối u hoặc nhiễm trùng.
b/ Khám lâm sàng gồm hai mục đích chính: ghi nhận yếu cơ và/hoặc rối loạn cảm giác theo
khoanh da, các dấu hiệu rối loạn chức năng tủy sống.
• Rối loạn cảm giác như đau, tê bì, dị cảm vùng da theo phân bổ rễ thần kinh xảy ra ở 80%
bệnh nhân, nhưng thường không khu trú rõ do sự chồng lấp của các khoanh da. Ngược lại,
giảm/mất cảm giác phân biệt rõ ràng thường thấy trong các tổn thương đơn dây thần kinh
ngoại biên. Đây là một đặc điểm hữu ích giúp chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng. Triệu
chứng yếu cơ ít gặp hơn so với các rối loạn về cảm giác.

Vị trí tổn
Vận động Cảm giác Phản xạ
thương
C5 Cơ delta Vùng mỏm vai, mặt ngoài cánh tay Gân cơ nhị đầu
Cơ nhị đầu, Mặt sau cánh tay, cẳng tay, ngón
C6 Gân cơ cánh tay quay
duỗi cổ tay cái
Cơ tam đầu, Mặt sau cánh tay, cẳng tay, ngón
C7 Gân cơ tam đầu
gấp cổ tay giữa. Vùng ngực
Mặt trong cảnh tay, cẳng tay, ngón
C8 Duỗi ngón tay
út
T1 Các cơ nội tại
bàn tay
Dấu hiệu gợi ý chèn ép tủy: yếu liệt trung ương, tăng trương lực cơ, phản xạ gân cơ, dấu hiệu
Babinski, giảm/mất cảm giác nông, sâu dưới mức tổn thương. Những dấu hiệu này có thể tinh tế
nếu chèn ép tủy nhẹ.
Bảng Các rối loạn theo vị trí tổn thương rễ thần kinh
Khi đau, khám chức năng vận động thường gặp khó khăn. Trong những trường hợp đó, kiểm tra
phản xạ giúp đánh giá khách quan hơn về chức năng rễ thần kinh
 Sờ nắn: nắn kiểm tra trương lực cơ của 2 khối cơ cạnh sống
Tìm điểm đau cột sống: ấn hoặc gõ trên mỏm gai của các đốt sống (đốt sống bị tổn thương sẽ bị
đau hơn)
Khám khả năng vận động cột sống:

Vận động Độ
Cúi – Ngửa 450 – 00 – 500

Nghiêng (trái hoặc


300 – 450 mỗi bên
phải)

Xoay (trái hoặc phải) 700 mỗi bên

• Nghiệm pháp Spurling: bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau, thầy thuốc dùng
tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân. Nghiệm pháp dương tính khi người bệnh đau lan từ cổ xuống
vai cánh tay. Nghiệm pháp Spurling có độ đặc hiệu cao (93%), nhưng độ nhạy ở mức thấp
đến trung bình (30%). Do đó, nghiệm pháp âm tính không loại trừ bệnh lý rễ thần kinh. Lưu
ý, đau cổ đơn thuần khi thực hiện được ghi nhận là nghiệm pháp âm tính, không thực hiện
nếu cột sống mất vững và nghi ngờ bệnh lý tủy sống.

• Dấu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan
xuống vai và cánh tay.
• Nghiệm pháp dạng vai: bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau.
Nghiệm pháp dương tính khi các triệu chứng rễ giảm hoặc mất.
• Nghiệm pháp kéo giãn cổ: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cầm và
kéo từ từ theo trục dọc. Nghiệm pháp dương tính khi các triệu chứng giảm
• Chú ý khám thần kinh, cơ xương khớp đầy đủ. Cần phân biệt với các bệnh lý tổn thương thần
kinh trung ương, bệnh lý khớp vai, đám rối thần kinh cánh tay và hội chứng ống cổ tay đôi
khi có triệu chứng tương tự

Rễ thần kinh C4–C6 chủ yếu được kiểm tra trong bài kiểm tra này
Nếu sự kích thích rễ thần kinh tăng lên trong quá trình thực hiện xét nghiệm trên, người ta phải nghi
ngờ hội chứng lối thoát ngực (do thay đổi cơ bậc thang hoặc do xương sườn cổ).
c/ Cận lâm sàng:
Xét nghiệm máu: ít có giá trị chẩn đoán trong bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Trong những bệnh lý viêm, nhiễm trùng, khối u có thể thấy thay đổi trong một số xét nghiệm như
tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, CRP, phosphatase kiềm, điện di protein huyết
thanh....
Chụp X quang thường quy: chụp ở các tư thế thẳng, nghiêng và chếch 3/4. X quang có thể phát
hiện những tổn thương cột sống cổ do chấn thương, hẹp lỗ liên hợp do thoái hóa, xẹp đốt sống do
loãng xương hay hình ảnh hủy xương do bệnh lý ác tính.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): thường được chỉ định khi bệnh nhân đau kéo dài (>4-6 tuần), đau
ngày càng tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển, có biểu hiện bệnh lý tủy cổ, hoặc các dấu hiệu
cảnh báo gợi ý bệnh lý ác tính hay nhiễm trùng. MRI hữu ích khi cung cấp hình ảnh mô mềm tốt,
nhưng ít thông tin về xương.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) đơn thuần hoặc kèm chụp tủy cản quang: chụp CT đơn thuần có
thể được chỉ định khi không có MRI hoặc chống chỉ định chụp MRI.
Xạ hình xương: khi nghi ngờ ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm đốt sống.
Điện cơ: Có thể giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh, phân biệt bệnh lý tủy cổ với bệnh
lý rễ và dây thần kinh ngoại biên. Gồm đo điện thế dẫn truyền và điện cơ kim.
d/ Chẩn đoán phân biệt:
• Bệnh lý khớp vai và viêm quanh khớp vai
• Hội chứng lối ra lồng ngực, viêm đám rối thần kinh cánh tay, hội chứng ống cổ tay
• Hội chứng đau loạn dưỡng giao cảm phản xạ
• Bệnh lý tủy sống do viêm, nhiễm trùng, xơ cứng rải rác
• Bệnh lý não, màng não, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa gây đau vùng cổ vai hoặc tay
e/ Chẩn đoán YHHĐ
• Chẩn đoán xác định: chủ yếu chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng (Hỏi bệnh và khám bệnh)
• Cận lâm sàng: giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân hội chứng cổ vai cánh tay
• Cần tìm nguyên nhân khác (ngoài TVĐĐ, THCS):
+ Hội chứng cột sống cổ
+ Hội chứng rễ thần kinh
+ Hội chứng tủy cổ
+ Hội chứng động mạch sống nền
2/ Y HỌC CỔ TRUYỀN:
a) Phong hàn thấp
Đau vùng cổ gáy sau cảm nhiễm phong hàn thấp tà, lan vùng vai – lưng trên, đau nhiều, khó vận
động, lạnh vùng cổ gáy, cơ co cứng, co rút, đau cự án, sợ gió, sợ lạnh, gặp thời tiết âm u, ẩm thấp,
lạnh...đau tăng, chườm ấm giảm đau, kèm tê bì, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
b) Khí trệ huyết ứ
Đau cổ gáy dữ dội lan vai, cánh tay xảy ra sau thương chấn vùng cổ. Đau nhiều ở một vị trí cố
định, ấn đau cự án. Triệu chứng toàn thân có thể có lưỡi tím, có điểm ứ huyết

c) Thận âm hư
Đau cổ gáy âm ỉ, kéo dài, đau thiện án kèm tiểu đêm, ù tai, đau lưng, mỏi gối, nóng trong người,
đạo hãn, cầu táo, lưỡi đỏ, mạch sác
d) Can khí uất
Đau một hoặc hai bên cổ, đau vùng chẩm, thái dương, cảm giác căng, đau di chuyển lúc lên lúc
xuống, đau tăng khi căng thẳng, nóng giận. Kèm đau đầu, đau tức hông sườn, cảm giác đắng
miệng, mất ngủ. Lưỡi tối, mạch huyền tế
B/ ĐIỀU TRỊ
1/ Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng kết hợp giải quyết nguyên nhân
- Phương pháp điều trị phối hợp dùng thuốc và không dùng thuốc
- Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định
- Hướng dẫn biện pháp phòng bệnh
2/ YHHĐ
a) Không dùng thuốc:
- Giáo dục lối sống: thay đổi thói quen lao động và sinh hoạt, tìm các nguyên nhân hoặc
YTNC làm tăng đau để hạn chế
- Trong giai đoạn đau cấp, hạn chế vận động cột sống, có thể cố định cột sống trong trường
hợp chấn thương cột sống cổ
- Sau giai đoạn đau cấp, hướng dẫn các bài tập vận động cột sống, vai, cánh tay để tăng sức
mạnh cơ, tránh cứng khớp
- Vật lý trị liệu: các liệu pháp điện, nhiệt, siêu âm trị liệu, kéo giãn cột sống cổ giúp giảm hội
chứng cổ vai cánh tay. Lưu ý, tuân thủ chỉ định và chống chỉ định của mỗi phương pháp
b) Dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau: lựa chọn tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp
+ Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol
+ Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một opiod nhẹ như codein hoặc
tramadol
+ Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID): Celecoxib, Diclofenac,
Meloxicam, Piroxicam, Etoricoxib. Lựa chọn thuốc tùy thuộc bệnh lý đi kèm của bệnh
nhân. Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt trên hệ tiêu hóa và tim mạch
- Thuốc dãn cơ: sử dụng khi có tình trạng co cứng cơ đi kèm, thường trong các trường hợp
đau cấp
- Thuốc giảm đau thần kinh: có thể sử dụng trong điều trị bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc
dai dẳng, tuy nhiên hiện vẫn chưa có nhiều bằng chứng ủng hộ. Trên lâm sảng, có thể bắt đầu
bằng liều thấp và tăng dần liều tùy theo đáp ứng điều trị. Các thuốc thường dùng: Pregabalin
hay Gapapentin
- Một số thuốc khác: Vitamin nhóm B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 (Mecobalamin),
thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Corticoid đường uống: trong trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng, đau nhiều, có thể
xem xét dùng một đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống khoảng 5 ngày prednisone 60-80
mg/ngày, giảm liều dần trong 5 – 14 ngày
- Tiêm corticoid ngoài màng cứng: thực hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng đau dai
dẳng không đáp ứng với điều trị bảo tồn và không có khiếm khuyết thần kinh nặng hơn, tuy
bằng chứng còn yếu và không thống nhất. Điều trị bằng một lần tiêm duy nhất dưới màn hình
cản quang và đánh giá lại sau đó, nếu cần có thể lặp lại 1 – 2 lần cách nhau khoảng 3 tuần
c) Chỉ định điều trị ngoại khoa:
- Thất bại điều trị nội khoa
- Tổn thương thần kinh nặng, tiến triển
- Có dấu hiệu chèn ép tủy cổ đáng kể
- Các phương pháp: chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị
hẹp, lấy nhân nhầy đĩa đệm thoát vị, làm dính và vững cột sống
3/ YHCT
a) Phong hàn thấp
Pháp trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống
Bài thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang (Tỳ Vị luận)

Vị thuốc Tác dụng điều trị Liều thường dùng


Khương hoạt Khu phong trừ thấp thông lợi quan tiết 06g
(Quân)
Độc hoạt (Quân) Khu phong trừ thấp thông lợi quan tiết 06g
Phòng phong Khu phong trừ thấp, chỉ thống 03g
Mạn kinh tử Sơ tán phong hàn, trừ thấp 02g
Xuyên khung Tán phong, hành khí hoạt huyết 1,5g
Cảo bản Sơ tán phong hàn, trừ thấp 03g
Cam thảo chích Điều hòa các vị thuốc 03g
Hào châm:

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật


Giáp tích Tại chỗ Hành khí hoạt huyết
Liệt khuyết Đặc hiệu Điều trị vùng cổ gáy
Hậu khê Đặc hiệu Điều trị bệnh vùng cổ vai gáy
Kiên tĩnh, Kiên ngung. Tả
Tại chỗ. Có thể gia
Tý nhu, Khúc trì, Kiên
giảm các huyệt này
trung du, Bỉnh phong, Hành khí hoạt huyết
tùy theo triệu chứng
Thiên tông, Kiên trinh,
tại chỗ
A thị huyệt
Phong môn
Tả kèm cứu
Phong trì Đặc hiệu Khu phong
ấm
Phong phủ
b) Khí trệ huyết ứ
Pháp trị: Hành khí, hoạt huyết, hóa ứ
Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang (Y lâm cải thác)

Vị thuốc Tác dụng điều trị Liều thường dùng


Đào nhân (Quân) Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc chỉ 9g
Hồng hoa (Quân) thống 9g
Đương quy Dưỡng huyết hòa âm 9g
Xuyên khung 6g
Hành khí, giúp hoạt huyết, chỉ thống
Một dược 6g
Ngưu tất Hoạt huyết thông mạch hoạt lạc 9g
Khương hoạt 3g
Trừ phong thấp
Tần giao 3g
Ngũ linh chi 9g
Khử ứ, thông kinh lạc
Địa long 6g
Hương phụ Lý khí giải uất, chỉ thống 3g
Cam thảo Điều hòa các vị thuốc 6g
Hào châm:

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật


Giáp tích Tại chỗ Hành khí hoạt huyết
Liệt khuyết Đặc hiệu Điều trị vùng cổ gáy
Hậu khê Đặc hiệu Điều trị bệnh vùng cổ vai gáy
Kiên tĩnh, Kiên
ngung. Tý nhu, Tại chỗ. Có thể
Khúc trì, Kiên trung gia giảm các huyệt Tả
Hành khí hoạt huyết
du, Bỉnh phong, này tùy theo triệu
Thiên tông, Kiên chứng tại chỗ
trinh, A thị huyệt
Cách du
Đặc hiệu Hoạt huyết
Huyết hải

c) Thận âm hư
Pháp trị: Tư âm, bổ Thận.
Bài thuốc: Lục vị/Tả quy hoàn.
LỤC VỊ (Tiểu nhi được chứng trực quyết)

Liều thường
Vị thuốc Tác dụng điều trị
dùng
Thục địa(sao) Q Tư âm bổ Thận, ích tinh điền tủy 24g
Sơn thù Bổ Can Thận, sáp tinh khí 12g
Hoài sơn Kiện Tỳ khí, cố Thận tinh 12g
Phục linh Kiện Tỳ thẩm thấp 9g
Trạch tả Lợi thấp tiết trọc, giảm bớt tính nê trệ của Thục địa 9g
Đơn bì Thanh tả tướng hỏa, giảm bớt tính ôn sáp của Sơn thù 9g

TẢ QUY HOÀN

Vị thuốc Tác dụng điều trị Liều thường dùng


Thục địa (Quân) Tư âm bổ Thận, ích tinh điền tủy 24g
Sơn thù Bổ Can Thận, sáp tinh khí 12g
Hoài sơn (sao) Kiện Tỳ khí, cố Thận tinh 12g
Câu kỷ tử Bổ Can Thận, ích tinh huyết 12g
Ngưu tất Ích Can Thận, mạnh gân cốt 9g
Thỏ ty tử (chế) Bổ Can Thận, trợ tinh tủy 12g
Lộc giác giao
Bổ ích tinh huyết, ôn tráng Thận dương 12g
(sao)
Quy bản giao
Tư âm bổ tủy 12g
(sao)
Hào châm:

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật


Giáp tích Tại chỗ Hành khí hoạt huyết
Liệt khuyết Đặc hiệu Điều trị vùng cổ gáy
Hậu khê Đặc hiệu Điều trị bệnh vùng cổ vai gáy
Kiên tĩnh, Kiên ngung. Tại chỗ. Có thể Tả
Tý nhu, Khúc trì, Kiên gia giảm các
trung du, Bỉnh phong, huyệt này tùy Hành khí hoạt huyết
Thiên tông, Kiên trinh, theo triệu
A thị huyệt chứng tại chỗ
Thận du Du – mộ Bổ thận Bổ
Thái khê Nguyên lạc
Phi dương
Phục lưu Ngũ du
Tam âm giao Tư âm
Đại trữ Đặc hiệu
Bổ cốt tủy
Tuyệt cốt

d) Can khí uất


Pháp trị: Sơ Can lý khí, giải uất.
Bài thuốc: Tiêu dao tán (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương)

Vị thuốc Tác dụng điều trị Liều thường dùng


Sài hồ (Quân) Sơ Can giải uất 9g
Đương quy Dưỡng huyết hòa dinh, dưỡng Can 9g
Bạch thược Dưỡng huyết hòa dinh, dưỡng Can 9g
Bạch truật Kiện Tỳ ích khí 9g
Bạch linh Kiện Tỳ ích khí 9g
Cam thảo chích Kiện Tỳ ích khí, điều hòa các vị thuốc 4,5g

Hào châm:

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật


Giáp tích Tại chỗ Hành khí hoạt huyết
Liệt khuyết Đặc hiệu Điều trị vùng cổ gáy
Hậu khê Đặc hiệu Điều trị bệnh vùng cổ vai gáy
Kiên tĩnh, Kiên ngung. Tại chỗ. Có thể
Tý nhu, Khúc trì, Kiên trung du, gia giảm các huyệt
Hành khí hoạt huyết
Bỉnh phong, Thiên tông, Kiên này tùy theo triệu
trinh, A thị huyệt chứng tại chỗ
Can du Du – mộ Sơ Can lý khí Tả

Hành gian Ngũ du Tả Can mộc


Thư cân, giảm triệu chứng co
Dương lăng tuyền Đặc hiệu
cứng cơ
Nội quan Đặc hiệu Khoan hung giải uất
Bách hội Điều trị đau căng đầu, đau
Tại chỗ
Phong trì cứng gáy
CÁC HÌNH THỨC CHÂM KHÁC CÓ THỂ ÁP DỤNG:
Cứu:

Tên huyệt Mục đích Kỹ thuật Liệu trình


Mỗi ngày 1 lần, trung bình 10
Giống công thức hào châm, có
Cứu trực tiếp lần là 1 liệu trình. Sau mỗi
thể đơn thuần cứu hoặc kết hợp Giảm đau,
(mồi hoặc điếu liệu trình ngưng 2-3 ngày, có
ôn châm hoặc chườm ngải/thuốc giảm tê
ngải) thể lặp lại 2-3 liệu trình (theo
dược liệu
dõi và đánh giá)
Điện châm

Mục
Tên huyệt Kỹ thuật Liệu trình
đích
Huyệt 1 là A thị huyệt
Sử dụng dòng điện Mỗi ngày châm 1
Huyệt 2 có thể được chọn theo một
xung dạng song liên lần, trung bình 10
trong những cách sau:
tục, tần số cao từ lần là 1 liệu trình.
+ Ở phía đối diện sao cho dòng điện
Giảm 100 – 150Hz, thời Sau mỗi liệu trình
đi qua được nơi đau
đau gian 20 – 30 phút. ngưng 2-3 ngày, có
+ Ở trên đường kinh đi qua nơi đau
Có thể mắc cặp thể lặp lại 2-3 liệu
+ Là huyệt có tác dụng đối với bệnh
điện huyệt là các A trình (theo dõi và
và có cùng tiết đoạn thần kinh với
thị huyệt với nhau đánh giá)
vùng đau cần điều trị

Nhĩ châm

Tên huyệt Mục đích Kỹ thuật Liệu trình


Mỗi ngày châm 1 lần,
Thượng thận
Chọn huyệt ở loa tai trung bình 10 lần là 1 liệu
Nhĩ thần môn
cùng bên bệnh hoặc trình.
Phối hợp thêm các huyệt
Giảm đau cả hai bên (hội Sau mỗi liệu trình ngưng
tương ứng vùng đau: Cổ tay,
chứng cổ vai cánh 2-3 ngày, có thể lặp lại 2-3
Ngón tay, Khuỷu tay, Vai, Cột
tay 2 bên) liệu trình (theo dõi và đánh
sống cổ, Cổ
giá)
Có thể sử dụng kim cài nhĩ hoàn, người bệnh được cài kim và lưu kim khoảng 5-7 ngày, sau đó thay
kim. Lưu ý giữ vệ sinh vành tai, giữ vệ sinh kim cài, tránh nhiễm trùng.
Thủy châm

Tên huyệt Mục đích Kỹ thuật


Theo công thức huyệt của hào
Thường dùng Vitamin B1, B6, B12
châm
Giảm đau, giảm tê và/hoặc cytidine 5 sodium-
Số lượng huyệt thường dùng từ
monophosphate và uridine.
3-5 huyệt
Cấy chỉ

Mục
Tên huyệt Kỹ thuật Liệu trình
đích
Theo công thức Cấy chỉ catgut từng đoạn dài 1 cm
Giảm Liệu trình 7 – 14 ngày/lần
huyệt của hào hoặc các loại kim có sẵn đoạn chỉ tự
đau tùy loại chỉ sử dụngi
châm tiêu vô trùng vào huyệt

Y HỌC CHỨNG CỨ
Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy tính an toàn cũng như hiệu
quả của châm cứu trong điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống cổ
- Phạm Gia Hân, Lưu Thị Hiệp, “Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động của điện châm
trong điều trị thoái hóa cột sống cổ”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản
số 2, trang 44 – 52, năm 2010. Kết quả ghi nhận cả điện châm và thể châm đều giúp giảm
đau tốt và cải thiện vận động cột sống cổ, không ghi nhận tác dụng phụ trong suốt 20 ngày
nghiên cứu
- Võ Thị Mỹ Phương, Trịnh Thị Diệu Thường, “So sánh hiệu quả giảm đau do thoái hóa cột
sống cổ của phương pháp cấy chỉ với phương pháp điện châm”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ
Chí Minh, phụ bản tập 21, số 4, trang 515-519, năm 2017. Kết quả ghi nhận, cấy chỉ và điện
châm đều giúp giảm đau tốt và cải thiện vận động cột sống cổ
13/ Chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.
A/ CHẨN ĐOÁN:
Y HỌC HIỆN ĐẠI
- Chẩn đoán bệnh đa dây TK do ĐTĐ chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, các dấu hiệu liên quan
đến bệnh và cần thiết phải loại trừ các nguyên nhân gây bệnh thần kinh khác.
- Việc tầm soát bệnh nên được thực hiện ít nhất 1 lần/năm trên những người bệnh đái tháo
đường týp 1 có thời gian mắc bệnh >= 5 năm và tất cả người bệnh đái tháo đường týp 2
- Biểu hiện sớm là RL cảm giác, đặc biệt là ở phần xa của chi dưới với tính chất đối xứng. Các
RL vận động thường xuất hiện muộn và kín đáo
- Biểu hiện của bệnh đa dây TK do ĐTĐ
Triệu chứng Tổn thương sợi lớn Tổn thương sợi nhỏ
Đau kiểu bỏng rát, điện giật, dao
Cơ năng Tê, dị cảm
đâm
Giảm hoặc mất Giảm hoặc mất
• Phản xạ gân gót • Cảm giác đau
Thực thể
• Monofilament 10 g • Cảm giác nhiệt
• Cảm giác vị thế khớp
Cận lâm sàng:
- Chẩn đoán điện thường quy:
+ Điện cơ kim ở các cơ ngọn chi của chân có thể thấy điện thế tự phát, cùng đơn vị vận
động cao rộng và đa pha.
+ Phân biệt với các bệnh dây TK do chèn ép (entrapment), bệnh đa dây TK do hủy myelin,
bệnh rễ thần kinh
- Các test thần kinh thực vật
+ Giảm độ biến động nhịp tim khi hít thở sâu và khi làm nghiệm pháp Valsalva.
+ Test phản xạ sợi trục vận tiết mồ hôi định lượng (quantitative sudomotor axon reflex test,
QSART)
+ Test đo điện trở qua da (test giao cảm da)
- Sinh thiết da
+ Chẩn đoán bệnh dây thần kinh sợi nhỏ.
+ Khi BN ĐTĐ trên lâm sàng có bệnh đa dây thần kinh, nhưng đo dẫn truyền TK là bình
thường, thì phải sinh thiết da.
TEST PHẢN XẠ SỢI TRỤC VẬN TIẾT MỒ HÔI ĐỊNH LƯỢNG (Quantitative sudomotor
axon reflex test, QSART)
- Đánh giá chức năng của các dây thần kinh kiểm soát mồ hôi trong cơ thể.
- Giúp xác định và chẩn đoán các rối loạn liên quan đến hệ thần kinh tự trị, bệnh lý thần kinh
ngoại biên và một số loại rối loạn đau.
- Thực hiện thông qua việc áp dụng một kích thích điện nhẹ trên da, được gọi là điện di ion.
Quá trình này kích thích tuyến mồ hôi bằng acetylcholine, một chất hóa học tự nhiên trong
cơ thể. Kết quả của thử nghiệm QSART là việc đo lượng mồ hôi tiết ra do sự kích thích này,
từ đó cung cấp thông tin đáng giá về sự hoạt động của hệ thần kinh tự chủ và khả năng kiểm
soát của nó đối với tuyến mồ hôi.
Lâm sàng: 5 kiểu bệnh
1/ BỆNH ĐA DÂY TK THỂ SỢI TRỤC PHỤ THUỘC CHIỀU DÀI (length-dependent axonal
polyneuropathy)
- Bệnh đa dây TK cân đối và phía ngọn chi (distal symmetric polyneuropathy, DSPN): thường
gặp nhất (75%).
- Bệnh sinh DSPN: stress oxy hóa và stress do viêm, trên nền rối loạn chuyển hóa, gây tổn
thương tế bào thần kinh,  nguy cơ loét bàn chân
- Bệnh tiến triển mạn tính và phụ thuộc chiều dài (dây TK càng dài thì càng tổn thương nhiều
hơn)
- Bệnh điển hình là thể sợi trục, nhưng cũng hay thấy hủy myelin thứ phát.
- Thể sợi trục được chia 3 kiểu:
+ Thể tổn thương sợi trục không myelin hóa đường kính nhỏ (hay thể sợi nhỏ nguyên phát)
+ Thể tổn thương sợi trục myelin hóa lớn (sợi lớn nguyên phát)
+ Thể hỗn hợp cả sợi lớn và sợi nhỏ (mixed small and large fiber).
- Trong giai đoạn sớm/ giai đoạn tiền đái tháo đường, DSPN có tổn thương ưu thế là sợi trục
không myelin hóa nhỏ, gây chứng đau thần kinh.
- Khi bệnh phát triển, kiểu tổn thương sợi trục có myelin hóa lớn sẽ tăng lên.
- Theo nghiên cứu gần đây, bệnh đa dây TK do đái tháo đường là kiểu hỗn hợp (74%, tổn
thương cả sợi lớn lẫn sợi nhỏ). Kiểu tổn thương đơn thuần (sợi lớn/sợi nhỏ) ít gặp.
- Với đái tháo đường typ 2, 15% bệnh nhân bị DSPN ngay khi mới phát hiện bị mắc bệnh đái
tháo đường và sau 10 năm 50%.
- Với đái tháo đường typ 1, sau 20 năm mắc bệnh chỉ có 20% bị DSPN và kiểm soát đường
huyết tốt có thể làm giảm nguy cơ bị DSPN.
BN đái tháo đường: khi mới chẩn đoán bị typ 2 nên tìm bệnh DSPN ngay và 5 năm sau khi chẩn
đoán bị typ 1, sau đó cứ mỗi năm tầm soát lại 1 lần.

Cơ năng Thực thể


- Tê bì - Giảm/ mất phản xạ gân xương
- Giảm cảm giác/ đau âm ỉ - Mất phản xạ gót (sớm)
sâu bên trong - Mất phản xạ gối, các phản xạ tay (nặng)
- Triệu chứng cảm giác - Cảm giác áp lực: không cảm nhận được 7/10 lần ấn sợi (nguy
thường nặng lên về đêm; cơ loét/ chấn thương bàn chân)
bàn chân, cẳng chân (rõ
nhất); RL cảm giác bàn tay
(hiếm gặp)
- Đau bỏng/ đau như dao
đâm
Tiến triển của bệnh: theo kiểu “chết ngược dòng” (dying back)
- Triệu chứng cảm giác khởi đầu ở phần xa nhất của cơ thể (ví dụ ở bàn chân), sau đó lan dần
lên phía gốc chi.
- Khi bệnh sang giai đoạn nặng, có thể bị loét hoặc có các chấn thương ở bàn chân (trong
những người bị loét bàn chân có 15% sẽ phải cắt cụt).
KỸ THUẬT KHÁM CẢM GIÁC ÁP LỰC BẰNG SỢI ĐƠN 10 GRAM (10- gram
monofilament)
Trước tiên, đặt monofilament lên bàn tay của bệnh nhân ( hoặc ở khuỷu tay hoặc trán) để bệnh nhân
thử cảm nhận cảm giác. Test trên vùng da bình thường
Bệnh nhân nhắm mắt, sợi được ấn vuông góc với da bệnh nhân (A), cho tới khi sợi bị cong lại và
được ấn giữ cong như vậy trong 1 giây, rồi bỏ ra (B).
Các vị trí thử là: đầu của các xương đốt bàn chân (phía gan chân) thứ nhất, thứ ba, thứ năm và đầu
ngón cái; thêm các vị trí khác như hình vẽ dưới; thực hiện ở cả hai chân.
2/ BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN CẤP TÍNH DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Phân làm 2 thể
• Bệnh rễ - đám rối thắt lưng cùng do đái tháo đường
• Bệnh dây thần kinh do điều trị gây nên
a/ BỆNH RỄ - ĐÁM RỐI THẮT LƯNG CÙNG DO ĐTĐ (diabetic lumbosacral
radiculoplexus neuropathy)
- Bệnh teo cơ do đái tháo đường (diabetic amyotrophy), hoặc hội chứng Bruns-Garland
- Tỷ lệ mới mắc (incidence) là 4,2/100.000 dân/năm và thường bị chậm chẩn đoán.
- Bệnh thường ở người bị typ 2, tuổi trung niên, nam > nữ.
- Cơ chế bệnh sinh do viêm vi mạch gây tắc mạch, không liên quan trực tiếp với tăng đường
huyết.
- Độ nặng cũng không liên quan với độ nặng của bệnh ĐTĐ và triệu chứng bệnh đã có ngay từ
khi mới RL đường huyết nhẹ.

Cơ năng Thực thể


- Khởi đầu cấp tính - Khám cảm giác: gần bình thường
- Đau nặng, kiểu nóng bỏng 1 bên vùng háng, đùi, - RL chức năng TK tự chủ
lan xuống toàn bộ chân và sang chân bên kia - Yếu cơ gốc chi nặng
- Đau tăng về đêm
- Đau yếu và teo cơ 2 chi dưới, không cân đối 2
bên, ưu thế gốc chi
- Giảm cân

- Bệnh tiến triển kiểu một pha, trong vòng vài tuần  vài tháng. Sau vài tháng  2 năm, bệnh
từ từ thuyên giảm, nhưng không hồi phục hoàn toàn.
- Ngoài bệnh lý rễ - đám rối thắt lưng cùng, còn có bệnh rễ và đám rối cổ (cervical
radiculoplexus neuropathy), bệnh rễ ngực. Các bệnh này đều có tiến triển kiểu bán cấp tính,
kèm đau và tự giới hạn (thuyên giảm dần trong vài tuần tới vài tháng).
b/ BỆNH DÂY THẦN KINH DO ĐIỀU TRỊ GÂY NÊN (treatment-induced neuropathy)
- Viêm dây TK do insulin (insulin neuritis), hoặc bệnh dây TK gây đau cấp tính (acute painful
neuropathy), hay bệnh dây TK sợi nhỏ gây đau cấp tính (acute painful small fiber
neuropathy).
- Bệnh hiếm gặp
- Bệnh của TK sợi nhỏ, xuất hiện sau khi điều trị đạt cải thiện đường huyết nhanh chóng (sau 1
thay đổi mạnh và đột ngột nồng độ glucose máu nhờ điều trị, trên một bệnh nhân vốn trước
đó bị tăng đường huyết mạn tính).
- Bệnh cũng có thể xuất hiện trên bệnh nhân bị suy mòn do ĐTĐ
- Cơ chế gây bệnh do hạ đường huyết một cách tương đối, gây mất năng lượng TB, vì các
TB đã thích nghi với mức đường huyết cao kéo dài.
- Bệnh khởi phát cấp tính, phân bố đau thường theo bệnh đa dây TK kiểu phụ thuộc chiều dài
và thường hay kèm các triệu chứng TK tự chủ.
- Đau có thể rất nặng nề, khởi phát 2-4 tuần sau khi điều chỉnh mạnh nồng độ glucose máu.
- Triệu chứng TK tự chủ gồm: hạ HA tư thế đứng, tăng tiết mồ hôi hoặc ngược lại, bị chứng
mất mồ hôi.
- Ngoài ra đầy bụng, rối loạn cương dương.
- Nếu hạ mức HbA1C càng nhanh và càng nhiều, thì bệnh càng nặng.
- Do cơ chế tổn thương vi mạch lan tỏa, BN có thể bị tiểu albumin vi thể (microalbuminuria)
và suy thận, cùng bệnh lý võng mạc.
3/ BỆNH ĐƠN DÂY THẦN KINH (mononeuropathies)
- Bệnh đơn dây TK thường ở dây giữa (HC ống cổ tay), trụ (HC ống trụ hay cubital tunnel),
dây quay và dây mác chung (ở đầu trên xương mác).
- Tiến triển bán cấp tính và hay kèm đau, sau đó thường tự khỏi sau khoảng 6 tuần. (chẩn đoán
phân biệt với bệnh đơn dây TK do chèn ép).
- Các dây sọ não ít khi bị, biểu hiện bằng bệnh đơn dây TK cấp tính của dây III, IV, VI, hoặc
VII
- Thường tự khỏi sau 6 tuần
Liệt dây III (oculomotor) thường gặp.
- Khởi đầu đau vùng mắt khoảng vài giờ  xuất hiện các triệu chứng vận nhãn của dây III.
- Trong liệt dây III do đái tháo đường, hầu như không bị giãn đồng tử. (cơ chế thiếu máu của
hệ mạch máu nuôi dây III, các sợi TK chỉ huy chức năng co đồng tử nằm ở rìa và phía trên
của dây III, nên ít bị tổn thương)
4/ BỆNH DÂY THẦN KINH TỰ CHỦ (autonomic neuropathies)
- Do tăng đường huyết không được kiểm soát tốt trong một thời gian kéo dài.
- Triệu chứng rất phong phú, tùy theo cơ quan đích nào bị ảnh hưởng.
a/ BỆNH DÂY THẦN KINH TỰ CHỦ HỆ TIM MẠCH (cardiovascular autonomic
neuropathy, CAN)
- Nguyên nhân: do tổn thương dây X
- Tăng tỉ lệ tử vong trên BN ĐTĐ

Triệu chứng Chẩn đoán


- Khởi đầu tăng nhịp tim khi nghỉ - Sau 5 phút nằm, khi đứng dậy trong vòng 3
ngơi, sau đó bị mất đáp ứng nhịp phút  huyết áp tối đa bị hạ > 20 mmHg và
tim khi vận động thể lực. tối thiểu bị hạ > 10 mmHg.
- Bệnh nặng sẽ hạ huyết áp tư thế - Đo bằng bàn nghiêng (tilt-table testing) khi
đứng (orthostatic hypotension) nghiêng bàn 60 độ. (chính xác hơn)
Nghiệm pháp bàn nghiêng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân ngất trong một số trường hợp
sau
Bệnh nhân tương đối trẻ và khỏe mạnh
Bệnh nhân cao tuổi chưa rõ chẩn đoán sau khi đã làm nhiều thăm dò xét nghiệm về tim mạch khác
Nghiệm pháp bàn nghiêng nhằm mục đích tạo ra hiện tượng ứ máu tối đa ở hệ tĩnh mạch (chi dưới)
- là hiện tượng có thể gây ra ngất phế vị, đồng thời làm tái xuất hiện lại các triệu chứng cơ năng và
thực thể đi kèm với phản ứng ngất phế vị (ví dụ như buồn nôn, choáng váng, mặt tái nhợt, tụt huyết
áp, nhịp chậm).

Đai an toàn sẽ được thắt ngang người và ngang chân nhằm giữ chặt cơ thể bệnh nhân nằm thẳng
trên bàn khi nghiêng bàn. ĐD sẽ lấy đường truyền tĩnh mạch. Đầu tiên BN sẽ được đặt nằm ngửa 15
phút, sau đó chiếc bàn sẽ được điều khiển dựng đứng lên một góc 60 - 80° trong 45 phút. Trong thời
gian đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu sinh tồn.
Chống chỉ định
Chống chỉ định tương đối bao gồm
Bệnh lý cơ tim phì đại
Hẹp van động mạch chủ nặng
Bệnh động mạch vành nặng
Hẹp van hai lá nặng
DiễN giải
- Xác định chẩn đoán Ngất phế vị nếu các triệu chứng cường phế vị xuất hiện trong quá trình làm
nghiệm pháp.
- Nếu không xuất hiện các triệu chứng trong điều kiện cơ bản, bệnh nhân sẽ được tiêm một
loại thuốc (ví dụ isoproterenol) để kích thích gây triệu chứng. (LƯU Ý: không nên dùng
isoproterenol ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh động mạch vành nặng.)
- Độ nhạy dao động từ 30 đến 80% tùy theo phác đồ được sử dụng. Tỷ lệ dương tính giả là 10
đến 15%.
Tần số tim chậm và huyết áp thường tụt khi cường phế vị. Một số bệnh nhân chỉ có hiện tượng giảm
tần số tim. Ví dụ như nếu có hiện tượng giảm từ từ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương mà hầu
như không thay đổi tần số tim thì gọi là "tình trạng giảm tính tự động" (dysautonomic pattern). Nếu
tần số tim tăng rõ rệt (> 30 nhịp/phút) mà huyết áp hầu như không thay đổi thì gọi là "hội chứng
nhịp nhanh tư thế đứng" (postural orthostatic tachycardia syndrome). Nếu có ngất mà không có thay
đổi huyết động thì gọi là "ngất do tâm lý" (psychogenic syncope).
b/ CÁC RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ CỦA HỆ TIÊU HÓA

Triệu chứng Chẩn đoán

- RL nhu động ruột - CĐ liệt dạ dày bằng chụp xạ hình


(scintigraphy) dạ dày sau ăn.
- Liệt dạ dày (xuất hiện sau 10 năm bị
ĐTĐ)
- Táo bón/ tiêu chảy (20%), ỉa són.

c/ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG BÀNG QUANG


- Có > 50% bệnh nhân đái tháo đường
- Triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu dầm.
- Bệnh nặng có thể bị bí tiểu.
d/ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HỆ SINH DỤC
- 70% nữ, 75% nam
- Triệu chứng: đau khi giao hợp, khô âm đạo và tăng kích thích âm đạo, rối loạn cương dương.

Chẩn đoán phân biệt RL cương dương

Tâm lý RL TK tự chủ RL giao cảm

Dấu hiệu cương dương tự Dấu hiệu cương dương tự phát Mất xuất tinh, hoặc xuất tinh
phát buổi sáng sớm: còn buổi sáng sớm: mất ngược vào trong bàng quang

e/ RỐI LOẠN VẬN TIẾT MỒ HÔI (sudomotor)


- Có liên quan hệ TK giao cảm cholinergic (sympathetic cholinergic).
- Triệu chứng:
 Khô da ở bàn chân, bàn tay (theo kiểu phân bố “đi găng – đi vớ” của bệnh đa dây TK
phụ thuộc chiều dài)
 Tăng tiết mồ hôi bù lại ở vùng đầu và thân mình.
 Chứng vã mồ hôi vị giác (gustatory sweating): khi ăn bị vã mồ hôi ở mặt, đầu và thân
mình, chảy nước miếng quá nhiều và nóng bừng mặt (như khi ăn ớt cay quá mức, dù
chỉ ăn bình thường, hoặc thậm chí chỉ nghĩ đến món ăn).
5/ TĂNG NGUY CƠ BỊ BỆNH ĐA RỄ VÀ DÂY TK HỦY MYELIN DO VIÊM MẠN TÍNH
(chronic inflammatory demyelinating polyradiculoneuropathy, CIDP)
- Tỷ lệ bị CIDP ở BN ĐTĐ tăng lên gấp 9 lần so với quần thể người không ĐTĐ (năm 2016
báo cáo khoa học).
- Bệnh CIDP là bệnh tổn thương bao myelin (chậm dẫn truyền và phong bế dẫn truyền).
- Bệnh đa dây TK do ĐTĐ là bệnh tổn thương sợi trục (dẫn truyền gần như bình thường). Tuy
nhiên tổn thương sợi trục cũng cũng có thể gây chậm dẫn truyền thứ phát.

Triệu chứng Chẩn đoán


- Gây yếu cơ cả gốc - Chẩn đoán điện: so với chuẩn bình thường
chi lẫn ngọn chi • Tốc độ dẫn truyền vận động bị chậm < 70% so với giới
(không theo phân bố hạn dưới,
kiểu phụ thuộc • Thời gian tiềm vận động ngọn chi tăng >150% so với giới
chiều dài). hạn trên
• Có phong bế dẫn truyền (conduction block) ở nhiều dây
thần kinh rải rác.
- Siêu âm: có hiện tượng tăng thiết diện (diện tích cắt ngang) của
dây TK.
MỘT SỐ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CỦA BỆNH ĐA DÂY THẦN KINH DO ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG

1. Bệnh chuyển hóa 5. Viêm


- Suy giáp - Viêm đa dây hủy myelin mạn tinh
- Bệnh thận 6. Thuốc, độc chất
2. Bệnh di truyền - Acrylamide
3. Bệnh hệ thống - Phosphate hữu cơ
- Viêm mạch - Rượu
- Thoái hóa dạng bột - Amiodarone
4. Nhiễm trùng - Colchicine
- HIV - Dapsone
- Bệnh lyme - Kim loại nặng (asen, thủy ngân)
- Virus viêm gan B

Y HỌC CỔ TRUYỀN
1/ ĐÀM THẤP TRỞ TRỆ
- Tê kéo dài, vị trí cố định, có cảm giác căng, ấn vào thấy dễ chịu
- Váng đầu
- Nặng chi
- Cảm giác tức ngực
- Chất lưỡi tối hoặc có vết bầm, rêu nhớt,
- Mạch trầm sáp hoặc huyền hoạt.
2/ KHÍ TRỆ HUYẾT Ứ
- Đau cảm giác bỏng rát hoặc đau như điện giật
- Tăng về đêm
- Chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết.
3/ HUYẾT HƯ
- Chân tay tê, da trắng khô, người gầy yếu
- Mặt môi nhợt kèm chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, hay quên, tâm quý, chính xung
- Chất lưỡi nhạt
- Mạch trầm tế.
4/ THẬN ÂM HƯ
- Tê nhiều, có lúc có cảm giác như trùng bò
- Người gầy khô kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đổ mồ hôi trộm
- Lưng gối nhức mỏi
- Lưỡi khô, chất lưỡi đỏ tối, rêu mỏng
- Mạch tế sác hoặc huyền tế sác.
5/ THẬN DƯƠNG HƯ
- Yếu liệt chi kèm tê nặng, giảm cảm giác, tay chân lạnh hoặc toàn thân lạnh run, thường
xuyên đổ mồ hôi
- Cảm giác tức ngực, ho, thở gấp
- Móng tay móng chân tím tái
- Lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc nhầy nhót
- Mạch trầm trì hoặc phục.
B/ ĐIỀU TRỊ
Y HỌC HIỆN ĐẠI
1/ Không dùng thuốc
- Giáo dục lối sống  chậm diễn tiến tổn thương TK gồm kiểm soát đường huyết tích cực, chế độ
ăn uống hợp lý, luyện tập phù hợp với sức khỏe.
- Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp GI<=55
• Chỉ số đường huyết trung bình từ 56 – 69: tiêu hóa, hấp thu và làm tăng đường máu ở
mức trung bình
• Chỉ số đường huyết cao > 70: thức ăn tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa nhanh làm tăng
đường máu rất nhanh
- Chăm sóc tích cực hai bàn chân để tránh các vết loét và không làm nặng hơn tình trạng biến
dạng bàn chân sẵn có.
- Vật lý trị liệu để phục hồi chức năng
- Hướng dẫn bảo vệ toàn vẹn da của chi dưới:
 Hàng ngày rửa sạch bàn, kẽ chân, ngón chân. Sau đó dùng khăn mềm lau khô, đặc biệt là
giữa các kẽ ngón chân.
 Nếu lạnh về đêm, dùng tất mang để giữ ấm, không dùng các túi chườm nóng, đèn hồng ngoại
để làm ấm.
 Không đi bộ chân trần ngay cả trong nhà.
 Không tự cắt các vết nứt, vết chai phồng ở chân.
 Không dùng hóa chất để làm mất nốt chai sần, không ngâm chân vào chất sát trùng mạnh.
 Kiểm tra mặt trong của giày trước khi mang.
 Không mang tất sần sùi bên trong, không đi giày không có tất
 Không đi dép có dây giữa các ngón chân.
 Khi cắt móng chân chú ý cắt nhẹ nhàng, theo đường cong của móng.
 Mang giày mềm, phù hợp chân
- Hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày
• Kiểm tra bàn chân vào một thời điểm thích hợp và cố định trong ngày, thường là vào buổi tối.
• Chọn nơi đủ ánh sáng để kiểm tra bàn chân, ngón chân, kẽ giữa các ngón chân.
• Tìm các vết: nứt, trầy bàn chân bệnh nhân ĐTĐ, phồng, chai, thâm, chỗ đau trên da.
2/ Kiểm soát đường huyết
- Yếu tố quan trọng nhất làm chậm tiến triển của tổn thương thần kinh ngoại biên là kiểm soát
đường huyết chặt chẽ và ổn định.
- Giao động đường huyết nhanh từ hạ đường huyết sang tăng đường huyết có thể làm cho chứng
đau thần kinh trầm trọng hơn.
- Năm 2012, có một nghiên cứu cho thấy đối với BN bị ĐTĐ cả typ 1 lẫn typ 2, kiểm soát đường
huyết giúp ngăn ngừa được bệnh dây TK ngoại biên, cả về lâm sàng lẫn trên chẩn đoán điện
(điện cơ).
- Kiểm soát đường huyết chặt chẽ lại làm tăng nguy cơ bị các cơn hạ đường huyết nặng  cần
cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ.
- Có một nghiên cứu đã CM là kiểm soát đường huyết chặt chẽ trên BN ĐTĐ typ 1 sẽ làm giảm
nguy cơ bị bệnh dây TK tới 60% trong vòng 5 năm. Đối với typ 2 thì vai trò của kiểm soát
đường huyết chặt chẽ, dù là quan trọng, nhưng không lớn như ở typ 1
3/ Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác
- Điều trị hoặc tối đa hóa việc kiểm soát các YTNC đi kèm như huyết áp, chứng tăng triglycerid
máu và hạ HDL-cholesterol hút thuốc lá, uống rượu, kiểm soát cân nặng...
4/ Điều trị đau thần kinh do ĐTĐ

Thuốc Khuyến cáo (ADA 2021) Liều dùng

Liều khởi đầu: 25 – 75mg uống 1-3


Pregabalin lần/ngày
Thuốc lựa chọn hàng đầu
Liều duy trì: 300-600 mg/ngày
trong điều trị đau TK ở
người bệnh ĐTĐ
Liều khởi đầu: 20 – 30mg/ngày
Duloxetine
Liều duy trì: 60-120 mg/ngày

Các thuốc khác: Thuốc dán:


- Capsaicin
- Gabapentin - Lidocaine
- Sodium valproate - Amitriptyline
- Dextromethorphan - Venlafaxine.
- Morphine sulfate
- Tramadol
- Oxycodone.

Capsaicin có hiệu quả giảm đau, tác dụng phụ gây đau nóng bỏng khi tiếp xúc nhiệt độ (nước nóng,
trời nóng)
5/ Điều trị rối loạn TK tự chủ
Chứng nhịp tim nhanh Chứng hạ huyết áp tư thế
• Thuốc ức chế beta • Fludrocortisone
• Midodrine

- Midodrine thuốc đồng vận thụ thể alpha 1, khi dùng nên canh liều cẩn thận, tránh hiện
tượng tăng huyết áp khi nằm
- Fludrocortisone là một corticoid khoáng (mineralocorticoid) có tác dụng kéo dài, làm tăng
dung tích huyết tương, nhưng cần lưu ý khả năng tăng nhạy cảm của thành mạch máu với
các thuốc catecholamine.
Liệt dạ dày
- Ăn những bữa ăn nhỏ, ít Điều trị táo bón Điều trị tiêu chảy
béo và xơ. - Tránh dùng các thuốc có - Loperamide
- CCĐ chế độ ăn nhiều xơ thể làm tăng táo bón (á - Codeine
- Metoclopramide (FDA phiện, ức chế calcium và - Diphenoxylate với Atropin
chấp thuận). Lưu ý tác kháng cholinergic).
dụng phụ ngoại tháp của - Macrogol (polyethylene
thuốc glycol)

Chứng vã mồ hôi khi ăn (vã mồ hôi vị giác, gustatory sweating)


- Glycopyrrolate (Robinul, Cuvposa).
 Đây là những thuốc antimuscarinic
 Uống (2-3 lần/ngày, không quá 8 mg/ngày)
 Dạng xịt hoặc bôi tại chỗ.
 TDP: khô miệng, táo bón, nhìn mờ, bí tiểu, chóng mặt; người lớn tuổi, còn lưu ý tác
dụng phụ trên nhận thức.
Rối loạn chức năng cương:
-Là một biến chứng rất khó chữa.
-Các thuốc thường ít hiệu quả trên chứng RL cương dương do TK tự chủ ở bệnh nhân đái tháo
đường.
- Trước tiên cần loại trừ các nguyên nhân gây rối loạn cương khác.
- Tránh dùng các thuốc chống trầm cảm, hạ huyết áp, các statins và thuốc kháng histamine.
- Thuốc điều trị: Sildenafil (Viagra) (ức chế phosphodiesterase type 5)
- Không dùng chung với các thuốc giãn mạch vành.
- Khi có bệnh tim mạch, phải làm ổn định các YTNC tim mạch, trước khi sinh hoạt tình dục và
dùng sildenafil.
- Phương pháp khác: dùng dụng cụ hút (vacuum) hoặc tiêm papaverine vào trong thể hang (lưu
ý chỉ bác sỹ niệu khoa mới được chỉ định các phương pháp cổ điển này).
Điều trị rối loạn chức năng bàng quang:
- Tránh dùng những thuốc gây ức chế hoạt động bàng quang (các kháng cholinergic, thuốc
chống trầm cảm ba vòng và thuốc kháng kênh calcium).
- Các thuốc tác dụng trên thụ cảm thể alpha 1 (al- adrenoreceptor) có tác dụng trái ngược nhau
nhưng đều không có lợi
 Thuốc đối kháng (antagonists) có thể gây rò rỉ nước tiểu
 Thuốc đồng vận (agonists) có thể gây bí tiểu.
6/ Một số thuốc điều trị bệnh TK ngoại biên khác
a/Thuốc ức chế men khử aldolase (aldolase reductase inhibitors):
- Thuốc phong bế các enzyme của con đường polyol.
- Alrestatin, sorbinil, tolrestat, epralrestat (hiện ít dùng).
- Tại Nhật Bản và Việt Nam: epralrestat (Epalrest), thuốc làm giảm tích tụ sorbitol nội bào,
liều lượng 150 mg/ngày trong 12 tuần.
- Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy các thuốc ức chế men khử aldolase không có hiệu
quả
b/Thuốc tăng trưởng thần kinh tái tổ hợp (recombinant human form of the nerve growth
factor, rhNGF):
- Hiệu quả cho bệnh thần kinh sợi nhỏ trong thực nghiệm ở chuột
- Nghiên cứu lâm sàng trên người đã thất bại
c/Alpha-lipoic acid
- Thuốc chống oxy hóa, có hiệu quả trên lâm sàng,
- Tác dụng điều trị và ngăn ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh đái tháo đường typ
2, thuốc dung nạp tốt.
d/ Actovegin
- Thuốc được tách chiết từ máu bê, có chứa nhiều thành phần
- Dạng chích tĩnh mạch (2.000 mg/ngày) và dạng uống (1.800 mg/ngày).
Bổ sung các vitamin nhóm B cũng thường được dùng trong thực hành (thận trọng: xem thêm bài
về vitamin B6).
e/ Bổ sung các vitamin nhóm B
- Liều uống 50 mg/ngày
- Lưu ý chỉ bổ sung khi bệnh nhân điều trị isoniazid hoặc hydralazine dài ngày.
- Không nên dùng kéo dài quá 6 tháng, dùng quá nhiều (2 g/ngày) cũng sẽ gây tổn thương dây
thần kinh ngoại biên,.
- Cơ chế gây bệnh của vitamin B6: gây độc trực tiếp lên neuron cảm giác của hạch rễ sau.
f/ Ức chế miễn dịch:
- Nếu có chẩn đoán CIDP, thì xem xét dùng các thuốc điều biến miễn dịch
- Dùng corticoides điều trị bệnh đơn dây thần kinh do đái tháo đường, vì đây là bệnh cấp tính
và có cơ chế viêm mạch do tự miễn.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
1/ Đàm thấp trở trệ
• Pháp trị: Trừ đàm, hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc
• Bài thuốc: Nhị trần thang hợp Đào hồng tứ vật
Vị thuốc Tác dụng Liều thường dùng
Bán hạ Táo thấp hóa đàm, hòa Vị chỉ nôn 12 g
(Quân)
Trần bì Lý khí hóa đàm 12 g
Phục linh Kiện Tỳ lợi thấp 8g
Thục địa Bổ huyết tư âm 10 g
Đương quy Bổ huyết, hoạt huyết 8g
Xuyên khung Hoạt huyết hành khí 6g
Bạch thược Dưỡng huyết liễm âm 8g
Đào nhân Hoạt huyết tiêu ứ 8g
Hồng hoa Hoạt huyết tiêu ứ 6g
Cam thảo Bổ trung khí, điều hòa các vị 4g
thuốc

Nguyên
Tên huyệt Tác dụng Kỹ thuật
tắc
Thông kinh hoạt lạc, giảm đau,
A thị huyệt Tại chỗ Bổ/Tả
giảm tê và dị cảm
Công thức chung, Thông kinh lạc, khí huyết ở chi
có thể gia giảm Túc tam lý Đặc hiệu Bổ
dưới
tùy theo triệu
Côn lôn Tại chỗ Trị tê, dị cảm gót chân
chứng bệnh
Dũng tuyền Tại chỗ Trị tê, dị cảm lòng bàn chân Bổ/Tả
Bát phong Tại chỗ Trị tê, dị cảm các ngón chân
Âm lăng tuyền Đặc hiệu Điều vận tam tiêu, hóa thấp trệ
Tả
Tam âm giao Đặc hiệu Thông khí trệ, hóa thấp

2/ Khí trệ huyết ứ


• Pháp trị: Hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc
• Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang
Liều thường
Vị thuốc Tác dụng
dùng
Đào nhân (Quân) Hoạt huyết tiêu ứ 12 g
Hồng hoa (Quân) Hoạt huyết tiêu ứ 8g
Thục địa Bổ huyết tư âm 16 g
Đương quy Bổ huyết, hoạt huyết 12 g
Bạch thược Dưỡng huyết liễm âm 12 g
Xuyên khung Hoạt huyết hành khí 8g

HOÀNG KỲ QUẾ CHI NGŨ VẬT THANG

Vị thuốc Tác dụng Liều thường dùng


Hoàng Kỳ (Quân) Ích khí, cố biểu 16 g
Quế chi Ôn kinh thông dương 8g
Bạch thược Dưỡng huyết liễm âm 12 g
Sinh khương Ôn kinh tán hàn 12 g
Đại táo Điều hòa dinh vệ 3 quả
Ích khí, ôn trung, hòa vinh, thông tý
Trị huyết tý: da tê rần, mạch vi hoặc sáp khẩn

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật


Công thức huyệt chung và điều trị triệu chứng như hội chứng Đàm thấp trở trệ
Huyết hải Đặc hiệu Hoạt huyết hóa ứ
Tả
Hoạt huyết khử ứ, thông
Cách du Đặc hiệu
kinh lạc

3/ Huyết hư
• Pháp trị: Bổ huyết
• Bài thuốc: Tứ vật thang gia Đan sâm

Vị thuốc Tác dụng Liều thường dùng


Thục địa (Quân) Bổ huyết tư âm 16 g
Đương quy Dưỡng huyết hoạt huyết 12 g
Bạch thược Dưỡng huyết liễm âm 12 g
Đan sâm Hoạt huyết hóa ứ 12 g
Xuyên khung Hoạt huyết hành khi 8g

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật


Công thức huyệt chung và điều trị triệu chứng như hội chứng Đàm thấp trở
trệ
Huyết hải Đặc hiệu
Bổ huyết Bổ
Cách du Đặc hiệu

4/ Thận âm hư
• Pháp trị: Tư âm bổ Thận
• Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn
Vị thuốc Tác dụng Liều thường dùng
Thục địa (Quân) Tư âm bổ Thận, chấn tinh ích tủy 16 g
Hoài sơn Cố Thận sáp tinh 8g
Sơn thù Bổ Can Thận, cố sáp tinh khí 8g
Phục linh Lợi thủy thấm thấp, giúp Hoài sơn kiện Tỳ 6g
Đơn bì Thanh tiết hư nhiệt, giảm tính ôn của Sơn thù 6g
Trạch tả Thanh lợi thấp nhiệt, giảm tính nê trệ của Thục 6g
địa
Tri mẫu Thanh nhiệt tả hỏa 4g
Hoàng bá Thanh nhiệt tả hỏa 4g

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật


Công thức huyệt chung và điều trị triệu chứng như hội chứng Đàm thấp trở
trệ
Tam âm giao Đặc hiệu Bổ âm
Thái khê
Nguyên - Lạc Bổ Thận Bổ
Phi dương
Phục lưu Ngũ du Bổ Thận

5/ Thận dương hư
• Pháp trị: Ôn bổ Thận dương
• Bài thuốc: Thận khí hoàn
Liều thường
Vị thuốc Tác dụng
dùng

Phụ tử (Quân) Ôn dương bổ hỏa 4g

Quế chi (Quân) Ôn thông dương khí 4g

Thục địa Tư âm bổ Thận, chấn tinh 32 g

Sơn thù Cố Thận sáp tinh 16 g

Hoài sơn Bổ Thận, cố sáp tinh khí 16 g

Trạch tả Lợi thủy thấm thấp 12 g

Đơn bì Hoạt huyết tán ứ 12 g

Phục linh Thanh lợi thấp nhiệt 12 g

HỮU QUY HOÀN

Liều thường
Vị thuốc Tác dụng
dùng

Thục địa Tư âm bổ Thận, chấn tinh 16 g

Thỏ ty tử Tráng thận dương, làm mạnh gân 8g


cốt

Hoài sơn Bổ Thận, cố sáp tinh khí 8g

Sơn thù Tư âm bổ thận 6g


Đỗ trọng Tráng thận dương, làm mạnh gân 8g
cốt

Câu kỷ tử Tư âm bổ thận 8g

Đương quy Dưỡng huyết hoạt huyết 6g

Lộc giác giao Ôn dương bổ tủy 8g

Phụ từ chế Ôn thận trợ dương 4g

Nhục quế Ôn thận trợ dương 4g

Bài thuốc Tác dụng Chỉ định

Thận khí hoàn Bổ dương kèm tả

Hữu quy hoàn Bổ mà không tả, sức trở hỏa tráng dương Bệnh chứng dương hư
mạnh hơn hỏa suy tương đối nặng

Tên huyệt Nguyên tắc Tác dụng Kỹ thuật

Công thức huyệt chung và điều trị triệu chứng như hội chứng Đàm thấp trở trệ

Thận du Du - Mộ Bổ Thận

Mệnh môn Đặc hiệu Ôn bổ Thận dương


Bổ
Thái khê
Nguyên - Lạc Bổ Thận
Phi dương

CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU KHÁC


1. Cứu
- Công thức huyệt: theo công thức huyệt của hào châm
- Áp dụng đơn thuần cứu hoặc kết hợp cứu với kim châm (ôn châm) trong 2 hội chứng bệnh
Khí trệ huyết ứ và Thận dương hư.
- Kỹ thuật: cứu bằng điếu ngải. Liệu trình cứu 1 lần/ ngày, trung bình 10 lần/liệu trình. Sau
mỗi liệu trình ngưng 2 - 3 ngày, có thể lặp lại 2 - 3 liệu trình và đánh giá, theo dõi sự cải
thiện triệu chứng của người bệnh.
- Lưu ý: Cần thận trọng khi thực hiện vì người bệnh có giảm/mất cảm giác tại phần xa của chi
dưới, rất dễ gây bỏng
2. Điện châm
a/ Mục đích: giảm đau, giảm tê
- Công thức huyệt: chọn huyệt kích thích điện theo nguyên tắc chọn huyệt điện châm điều trị
giảm đau.
- Kỹ thuật: sử dụng dòng điện xung với dạng sóng liên tục, tần số thay đổi từ 100 - 150 Hz,
thời gian từ 20 - 30 phút.
- Liệu trình: châm 1 lần/ ngày, trung bình 10 lần/liệu trình. Sau mỗi liệu trình ngưng 2 - 3
ngày, có thể lặp lại 2 - 3 liệu trình và đánh giá, theo dõi sự cải thiện triệu chứng của người
bệnh.
b/ Mục đích: phục hồi vận động
- Công thức huyệt: chọn huyệt kích thích điện theo nguyên tắc chọn huyệt điện châm điều trị
phục hồi liệt.
- Kỹ thuật: sử dụng dòng điện xung ngắt quãng hoặc liên tục, tần số không quá 20 Hz, thời
gian từ 10 - 15 phút.
- Liệu trình: châm 1 lần/ ngày, trung bình 10 lần/liệu trình. Sau mỗi liệu trình ngưng 2 - 3
ngày, có thể lặp lại 2 – 3 liệu trình và đánh giá, theo dõi sự cải - thiện vận động của người
bệnh.
3. Nhĩ châm
- Công thức huyệt:
 Tương ứng với vùng bị bệnh: ngón tay (SF1), Cổ tay (SF2), Khuỷu (SF3), Ngón chân
(AH2), Cổ chân (AH3), Gối (AH4)
 Theo chức năng của huyệt: Nhĩ Thần môn (TF4), Dưới vỏ (ΑΤ4)
 Theo bệnh học và sinh lý bệnh của Y học hiện đại: nội tiết (CO18)
 Theo các học thuyết Y học cổ truyền: Thận (CO10) trong các hội chứng Thận âm hư
và Thận dương hư
- Chọn lọc kích thích những huyệt có phản ứng nhiều nhất (ấn đau hoặc điện trở da thấp) phù
hợp với triệu chứng của người bệnh.
- Kỹ thuật: châm cả 2 bên.
- Liệu trình: châm 1 lần/ ngày, trung bình 10 lần/liệu trình. Sau mỗi liệu trình ngưng 2 - 3
ngày, có thể lặp lại 2 - 3 liệu trình và đánh giá, theo dõi sự cải thiện triệu chứng của người
bệnh.
- Có thể sử dụng nhĩ châm với kim cài nhĩ hoàn, người bệnh được cài kim và lưu kim trên
vành tai khoảng 5 - 7 ngày, sau đó thay kim. Lưu ý: vấn đề hợp tác của người bệnh để giữ vệ
sinh vành tai, giữ vệ sinh kim cài, tránh trường hợp bị nhiễm trùng.
4. Đầu châm
- Vùng châm chính: 1/5 trên và 2/5 giữa vùng cảm giác
- Trước khi tiến hành, châm huyệt Nhĩ Thần môn để ổn định và tránh nhạy cảm cho người
bệnh.
- Liệu trình: 1 lần/ngày, trung bình 10 lần/liệu trình.
5. Laser châm
- Công thức huyệt: theo công thức huyệt của hào châm, nhĩ châm.
- Phương pháp không xâm lấn do đó sẽ hạn chế được sự nhiễm trùng (đặc biệt trên người bệnh
ĐTĐ - cơ địa rất dễ nhiễm trùng), thích hợp cho người bệnh sợ châm bằng kim hay những
vùng da huyệt bị giảm/mất cảm giác.
- Số huyệt được chọn thường từ 4 đến 10 huyệt.
- Kỹ thuật: dùng kỹ thuật chiếu điểm (chiếu tia thẳng góc với huyệt), giữ đầu phát tại chỗ cho
đến khi hết thời gian điều trị
- Liều điều trị phụ thuộc vào từng loại huyệt và tình trạng bệnh lý của người bệnh, thông
thường thời gian từ 15 – 30 phút/lần
6. Thủy châm
- Công thức huyệt: theo công thức huyệt của hào châm
- Số lượng huyệt thường dùng chỉ từ 3 - 5 huyệt.
- Đồng thời tùy theo chỉ số đường huyết của người bệnh mà cân nhắc chỉ định kỹ thuật này.
CÁC KỸ THUẬT KHÁC
1. Xoa bóp bấm huyệt
- Xoa, xát, miết, day, lăn, bóp, vờn, vận động khớp cổ tay, cẳng tay, khớp vai, khớp cổ chân,
gối, khớp háng; ấn, bấm các huyệt giống như châm.
- Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt từ 20 đến 30 phút, ngày 1 lần, một liệu trình từ 20 đến 30 lần, tùy
theo mức độ và diễn biến của bệnh, có thể tiến hành 2 - 3 liệu trình liên tục.
2. Tập dưỡng sinh
- Áp dụng 60 động tác dưỡng sinh theo phương pháp tập của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng,
- Đặc biệt là 5 động tác xoa thân và chi ở tư thế ngồi thòng chân bên giường, giúp khí huyết
lưu thông, giảm đau tê, phục hồi vận động các cơ bị yếu liệt.
- Kỹ thuật tập tuần tự từng bước, từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó
- Ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút
3. Ngâm thuốc y học cổ truyền
- Người bệnh bị bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường, cảm giác ở ngoại biên giảm hoặc
mất đồng thời, sự nuôi dưỡng kém
- Chỉ định ngâm thuốc Y học cổ truyền cần tuân thủ nghiêm ngặt
(1) Kiểm tra chặt chẽ (tốt nhất dùng nhiệt kế) nhiệt độ của nước ngâm chỉ trong khoảng từ
25 - 37°C
(2) Trong quá trình ngâm, tự rửa, tự xoa bóp vùng ngâm để tăng hiệu quả, sau khi ngâm
phải lau thật khô nhất là kẽ ngón tránh tổn thương da
- Ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút tùy theo mức độ bệnh và 1 liệu trình ngâm từ 5
- 10 ngày
- Có thể thực hiện nhiều liệu trình điều trị
4. Thực dưỡng
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng theo Y học hiện đại, chú trọng các nhóm thực phẩm có chỉ số GI
(Glycaemic Index) thấp và có sự phân bố hợp lý thực đơn trong ngày.
- Hạn chế tinh bột, hạn chế chất béo bão hòa, tăng lượng chất béo chưa bão hòa và đạm,
- Thực đơn đảm bảo đủ lượng và chất, được phân bố hợp lý trong các bữa ăn hàng ngày.
Đàm thấp trở trệ Huyết hư
• Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ sinh • Hạn chế thực phẩm nấu nhiều nhiệt hoặc
đàm, thực phẩm có tính Âm (thức ăn quá nóng; thực phẩm có vị hăng hoặc
sống, salad, trái cây có tính hàn lương, cay, đắng  làm hao huyết); trà đen, cà
trái cây họ cam và nước ép hoa quả), phê, rượu mạnh, chocolate, gia vị hăng
thực phẩm cấp đông. Lưu ý thịt và rượu như tỏi, gừng, tiêu, cà ri, quế...
sẽ sinh đàm nếu tiêu thụ quá mức. • Nên bổ sung thức ăn có vị ngọt (tính
• Bổ sung các thức ăn kiện Tỳ, tiêu đàm, bình hoặc ấm), vị chua (tính bình hoặc
hóa thấp như hạt kê, gạo, bắp, đậu nành mát) như yến mạch, hạt rau dền, nếp,
và đậu xanh. gạo; cà rốt, rau chân vịt, củ dền, bắp cải
• Chú ý các phương pháp chế biến phù tím, tiểu hồi; thịt gà, bò; hàu, trai, mực,
hợp để làm giảm chỉ số đường huyết, mận, hạt mè…
hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

Thận dương hư Thận âm hư


• Hạn chế thực phẩm có tính hàn lương, thực • Hạn chế thực phẩm có tính ấm nóng vị đắng
phẩm cấp đông, trái cây có tính mát, salad, hoặc hăng; cà phê, rượu vang đỏ, các gia vị
sữa đậu nành, dùng quá nhiều thức uống có hăng và muối. Tránh dùng quá nhiều trà đen
hàm lượng natri cao, thức uống có tính hàn và trà xanh.
lương, thức uống có đường, thức uống có • Nên bổ sung các thức ăn có tính mát sinh
chứa cồn, đặc biệt là rượu mạnh (vì gây hại tân; vị mặn hoặc ngọt như thịt heo, thịt vịt,
cho Thận). thịt ngan; hàu, bạch tuộc, cá rô, cá trê; lê,
• Bổ sung các thức ăn ôn ấm, vị mặn như hàu, nho, cam; măng tây, cà rốt, bắp cải; gạo, lúa
tôm, tỏi tây, hành tây, các loại củ; nho; trà mì…
gia gừng hoặc quế; tam giác mạch, yến
mạch, hạt kê và gạo (rang trước khi nấu); hạt
dẻ, hạt sen, hạt hướng dương. Gia vị như
gừng, tỏi, tiêu đen, quế.

PHÒNG BỆNH
1/ Theo Y học hiện đại
- Các phương pháp cần áp dụng để làm chậm diễn tiến bệnh.
- Quan trọng nhất là kiểm soát tốt đường huyết, ăn uống điều độ và luyện tập thể lực đều đặn,
ngưng hút thuốc.
- Hướng dẫn người bệnh chăm sóc bàn chân đúng cách, tránh xuất hiện các vết loét bao gồm
tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có vết thương thì cần đi khám bác sĩ ngay; chú ý khi cắt
móng chân; mang giày dép vừa chân, không quá chật; nhìn kỷ và sở bằng tay vào bên trong
đôi giày trước khi mang; không đi chân đất; không ngâm chân nước nóng hay hơ chân trên
lửa.
- Mang vớ không có đường may (hoặc có đường may từ trong ra ngoài); không mang vớ quá
chật hoặc cao quá đầu gối và thay vớ hàng ngày.
- Rửa chân hàng ngày (với nhiệt độ nước luôn dưới 37 oC) và lau khô cẩn thận, đặc biệt giữa
các ngón chân.
- Không sử dụng các chất hóa học, bột trét để tẩy các vết chai.
- Sử dụng chất làm mềm da để bôi trơn vùng da khô, nhưng không bôi giữa các ngón chân.
Đảm bảo thường xuyên mang giày dép thích hợp
- Người bệnh có bệnh lý TK ngoại biên nên được khuyến khích mang giày dép phù hợp mọi
lúc, cả trong nhà và ngoài trời
- Giày dép phải được điều chỉnh để phù hợp với cấu trúc bàn chân của người đó.
+ Chiều dài bên trong của giày phải dài hơn chân họ 1-2 cm và không được quá chật hoặc quá
lỏng.
+ Chiều rộng bên trong phải bằng chiều rộng của bàn chân ở cổ chân (hoặc phần rộng nhất của
bàn chân)
+ Chiều cao phải đủ chỗ cho tất cả ngón chân.
2/ Theo Y học cổ truyền
- Tùy theo thể bệnh là Đàm thấp hay Âm hư mà việc điều hòa chế độ ăn uống là một phương
pháp dự phòng chủ động
- Không thiên lệch về thực phẩm sinh ra đàm thấp như đồ béo, ngọt hoặc thực phẩm hao tân
làm nặng hơn tình trạng âm hư như rượu, thuốc có tính nhiệt, đồ ăn có tính cay, nóng.
- Âm hư quá nặng  huyết ứ: ngoài việc điều trị triệu chứng do huyết ứ + cần bổ âm bằng ẩm
thực, thuốc, châm cứu.
Y HỌC CHỨNG CỨ
1/ Châm cứu bằng tay để điều trị bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường: tổng quan hệ
thống các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
Mục tiêu: Châm cứu bằng tay thường được sử dụng ở Trung Quốc, riêng lẻ hoặc kết hợp với y học
thông thường, để điều trị bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường (DPN). Mục tiêu của nghiên cứu
này là thực hiện đánh giá có hệ thống để đánh giá những lợi ích và tác hại tiềm ẩn của châm cứu
bằng tay đối với DPN nhằm chứng minh việc sử dụng nó trên lâm sàng.
Phương pháp: Chúng tôi đã tìm kiếm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã xuất bản và chưa
xuất bản về châm cứu thủ công cho DPN cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2013. Phần mềm Revman
5.2 được sử dụng để phân tích dữ liệu với ước tính hiệu quả được trình bày dưới dạng rủi ro tương
đối (RR) và chênh lệch trung bình (MD) với độ tin cậy 95%. khoảng (CI).
Kết quả: Tổng cộng có 25 thử nghiệm với 1649 người tham gia. Phân tích tổng hợp cho thấy châm
cứu bằng tay có tác dụng cải thiện triệu chứng toàn thân tốt hơn so với mecobalamin, vitamin
B1 và B12 và không điều trị và sự kết hợp giữa châm cứu bằng tay và mecobalamin có hiệu quả
tốt hơn so với chỉ dùng mecobalamin trong việc cải thiện triệu chứng toàn thân.
2/ Hiệu quả của thuốc thảo dược Trung Quốc trong điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên do
tiểu đường gây đau ở mức độ trung bình đến nặng: Một nghiên cứu hồi cứu
- Mục đích của nghiên cứu hồi cứu này là điều tra tính hiệu quả của chế độ điều trị bằng thảo
dược Trung Quốc - thuốc sắc Huangqi Guizhi Wuwu đã được sửa đổi (HGWD) - trong điều
trị pDPN từ trung bình đến nặng.
- Mục tiêu chính là ước tính sự cải thiện mức độ nghiêm trọng của cơn đau thần kinh.
- Mục tiêu thứ yếu là đánh giá phản ứng của các triệu chứng thông thường với việc điều trị.
- Sự thay đổi mức đường huyết của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị cũng được đánh
giá. Bằng cách tìm kiếm trong hồ sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân tiểu đường từ tháng 1
năm 2006 đến tháng 1 năm 2012, chúng tôi đã xác định và ghi danh 30 bệnh nhân pDPN
mức độ trung bình và nặng vào nghiên cứu, những người mà việc điều trị đau thần kinh bằng
các liệu pháp dược lý thông thường đã thất bại.
- Phương pháp điều trị HGWD sửa đổi được dùng bằng đường uống hai lần một ngày trong 6
tháng. Sự cải thiện rõ rệt của 3 triệu chứng thường gặp là đau chân tay, tê chân tay, mất ngủ
và phản ứng chủ yếu của các triệu chứng thường gặp ở tháng thứ 6 bao gồm đau chân tay,
mất ngủ và lạnh chân tay đã tăng lên đáng kể so với kết quả ở tháng thứ 3. (P < 0,05). Hơn
nữa, mức đường huyết sau bữa ăn (2hPG) 2 giờ giảm từ 10,77 ± 1,29 mmol/L lúc ban đầu
xuống 9,66 ± 0,60 mmol/L vào tháng thứ 6 (P < 0,05). Không có tác dụng phụ nghiêm trọng
nào xảy ra trong suốt thời gian điều trị
- HGWD được sửa đổi có hiệu quả trong điều trị pDPN vừa và nặng và do đó có thể được đưa
ra như một lựa chọn điều trị thay thế mới cho những bệnh nhân pDPN không đáp ứng với các
liệu pháp dược phẩm thông thường.

You might also like