You are on page 1of 13

❖ ĐẠI CƯƠNG:

− Vỏ não là lớp chất xám bao quanh hai bán cầu đại não, dày khoảng 2 - 5 mm có khoảng 100 tỉ tế
bào thần kinh, vỏ não bao gồm: vỏ não cổ, vỏ não cũ, vỏ não mới.
− Vỏ não mới bao gồm: tế bào tháp, tế bào hạt và tế bào hình thoi.
− Vỏ não là trung tâm của các chức năng của não:
▪ Chức năng cảm giác và giác quan, chức năng vận động, chức năng thực vật.
▪ Vỏ não còn là trung tâm của những hoạt động tình cảm, tâm lý, trí khôn,... được gọi chung là
hoạt động thần kinh cao cấp.
− Một số vùng vỏ não có liên hệ hai chiều với một phần đặc hiệu tương ứng của đồi thị.
• Nếu cắt đứt đường liên lạc với đồi thị thì chức năng tương ứng từng vùng của vỏ não bị tổn
thương.
• Vì mối quan hệ như thế nên hoạt động này còn được gọi là phức hợp đồi thị - vỏ não
• Mọi đường cảm giác giác quan lên vỏ não đều đi qua đồi thị, ngoài đường khứu giác.

A. HÌNH THÁI HỌC CHỨC NĂNG.


I. CẤU TẠO MÔ HỌC:
❖ Về mô học, vỏ não gồm 6 lớp tế bào từ nông đến
sâu:
➢ Lớp I, lớp phân tử còn gọi là lớp búi với nhiều
sợi thần kinh chằng chịt (gồm tận cùng của sợi
trục và những sinap trên đuôi gai)
➢ Lớp II là lớp hạt ngoài gồm chủ yếu những tế
bào nhỏ dạng hạt và có vài tế bào tháp
➢ Lớp III là lớp tế bào tháp gồm những tế bào
tháp nhỏ phân bố từ nông đến sâu.
⟹ Lớp I, II, III thuộc lớp trên hạt
➢ Lớp IV lớp hạt trong cầu tạo đa phần là tế bào
hạt
➢ Lớp V là lớp tế bào tháp lớn, sợi trục tế bào
xuống tận thân não và tủy sống
➢ Lớp VI lớp đa dạng bao gồm nhiều dạng tế bào
thần kinh như: tế bào tháp, tế bào thoi và những
tế bào khác.
II. PHÂN CHIA VÙNG DỰA VÀO CẤU TRÚC & CHỨC NĂNG:
1. DỰA VÀO CẤU TRÚC:
− Vỏ não cổ có 03 lớp tế bào, trong khi đó vỏ não cũ có từ 4 đến 5 lớp tế bào.
− Vỏ não có liên hệ chặt chẽ với những tổ chức sâu dưới vỏ đặc biệt là vùng đồi thị.
− Về chức năng, các tế bào vỏ não chia làm ba vùng:
✓ Vùng cảm giác và giác quan
✓ Vùng vận động
✓ Vùng trung gian.
2. DỰA VÀO CHỨC NĂNG & CẤU TRÚC:
− Dựa vào chức năng và cấu trúc tế bào, cách phân chia vỏ não của Brodmann thành 50 vùng
đánh số từ 1 đến 50 được thông dụng.

B. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG VỎ NÃO


I. CÁC VÙNG CẢM GIÁC VÀ VÙNG GIÁC QUAN:
1. VÙNG CẢM GIÁC
− Vùng cảm giác chiếm hồi đỉnh lên, thuộc thùy đỉnh cả hai bên.
− Vùng này là nơi tận cùng của tất cả các đường cảm giác: vùng cảm giác một bên chi phối cảm
giác nửa thân bên kia → Tổn thương vùng cảm giác một bên gây nên rối loạn cảm giác
nửa thân bên kia.
− Bộ phận nào nào của cơ thể có cảm giác càng tính vi thì vùng cảm giác ương tương ứng ở võ
não càng rộng.

Cảm giác thứ cấp (Bản thể thứ cấp)

a. Phân chia vùng cảm giác:


− Vùng cảm giác bao gồm cảm giác xúc giác (nóng, lạnh, đau...), cảm giác nhìn, cảm giác
nghe, cảm giác bản thể
− Mỗi vùng cảm giác lại chia thành vùng cảm giác sơ cấp (vùng cấp I) và vùng thứ cấp
(vùng cấp II).
− Vùng cảm giác I và II nằm ở hồi sau trung tâm.
− Khi vùng này bị tổn thương, cảm giác nóng, lạnh và đau, vùng nửa ngưới bên kia
vùng tổn thương sẽ bị ảnh hưởng.

b. Vùng cảm giác liên hợp:


− Vùng cảm giác liên hợp chi phối hoạt động cảm xúc của các bộ phận: vùng I, nhân đồi
thị, vỏ não thị giác và vỏ não thính giác
− Vai trò vùng này nhằm giải thích ý nghĩa của những tín hiệu cảm giác đi vào vùng I.
− Khi vùng này bị tổn thương, bệnh nhân mất khả năng nhận biết những vật phức tạp,
bệnh nhân mất khả năng tổng hợp hình thể (amorphosynthesis) của vật thông qua
cảm giác xúc giác.
2. CÁC VÙNG GIÁC QUAN
a. Vùng thị giác:
❖ Vùng thị giác: gồm thị giác thông thường và thị giác nhận thức
➢ Vùng thị giác thông thường là vùng 17 thuộc thùy chẩm cả hai bên bán cầu não:
▪ Vùng này cho ta cảm giác ánh sáng, bóng tối, màu sắc, cho ta nhìn thấy vật.
▪ Phá hủy vùng này cả hai bên thì bị chứng mù, còn kích thích vùng này thì gây nên
cảm giác ánh sáng.
➢ Vùng thị giác nhận thức là vùng 18, 19 thuộc thùy chẩm cả hai bên
• Cho ta nhận thức được vật nhìn thấy.
• Vùng này bị tổn thương thì vẫn nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.

b. Vùng thính giác:


❖ Vùng thính giác: gồm thính giác thông thường và thính giác nhận thức:
➢ Vùng thính giác thông thường là vùng 41, 42 thùy thái dương cả hai bên
▪ Cho ta cảm giác âm thanh, nghe được tiếng.
▪ Tổn thương phá hủy vùng này cả hai bên gây chứng điếc còn kích thích vùng này
gây nên cảm giác âm thanh.
➢ Vùng thính giác nhận thức là vùng 22 thùy thái dương cả hai bên
▪ Cho ta nhận thức được tiếng.
▪ Nếu bị phá hủy thì vẫn nghe được tiếng nhưng không biết là tiếng gì.
c. Vùng vị giác:
− Nằm ở phần dưới hồi đỉnh lên thuộc thùy đỉnh cả hai bên, cùng một chỗ với vùng cảm giác
của lưỡi, môi, miệng.
− Vùng này cho ta cảm giác vị của thức ăn (mặn, ngọt, chua, cay, đắng...).
− Phá hủy vùng này thì mất cảm giác vị của thức ăn, đồng thời mất cảm giác (tê) của lưỡi,
miệng, môi. Còn kích thích thì gây nên cảm giác vị.
d. Vùng khứu giác:
− Là vùng 34 hồi hải mã hay thái dương 5 thùy thái dương cả hai bên
− Cho ta cảm giác mùi (thơm, thối, tanh...).
− Nếu vùng này bị phá hủy thì mất cảm giác mùi, còn kích thích thì gây nên cảm giác mùi.

Tổng hợp lại cách chia theo Brodmann


II. VÙNG VẬN ĐỘNG VÀ TIỀN VẬN ĐỘNG
Gồm ba vùng: vùng vận động nguyên phát, vùng tiền vận động, vùng vận động bổ túc.
1. VÙNG VẬN ĐỘNG NGUYÊN PHÁT (CHÍNH) (PRIMARY MOTOR CORTEX)
− Khu trú vùng hồi trán lên thuộc thùy trán cả hai bên, là nơi xuất phát của các bó tháp thẳng và
chéo.
− Vùng vận động một bên chi phối vận động theo ý muốn (còn gọi là vận động tùy ý) nửa
thân bên kia.
▪ Nếu tổn thương phá hủy vùng này một bên thì gây nên mất vận động hay liệt nửa thân
bên kia (hémiplégie) hoặc giảm vận động nửa thân (hémiparésie).
▪ Kích thích vùng này một bên thì tùy theo cường độ, gây nên co giật một số cơ, một chi,
nửa thân bên kia, hoặc co giật toàn thân mà người ta gọi là động kinh.

2. VÙNG TIỀN VẬN ĐỘNG (PREMOTOR AREA)


− Khu trú vùng 6 thùy trán cả hai bên, là nơi xuất phát những sợi đi đến các nhân xám, nơi xuất
phát những bộ ngoại tháp.
− Vùng tiền vận động chi phối vận động không theo ý muốn (không tùy ý), có tính chất tự
động.
− Kích thích vùng tiền vận động sẽ tạo ra những cử động phối hợp phức tạp, những tín hiệu từ
vùng tiền vận động sẽ được gửi đến vùng vận động hoặc thông qua hạch nền đến đồi thị để
cuối cùng đến vùng vận động chính.
3. VÙNG VẬN ĐỘNG BỖ TÚC (SUPPLEMANTARY AREA)
− Khu trú phía trước và phía trên vùng tiền vận động, hoạt động của vùng này cần có nguồn
kích thích mạnh, cho nên phản xạ đáp ứng thường xảy ra cả hai bên cơ thể
− Hoạt động vùng vận động bổ túc liên quan đến những hoạt động có tính chất về tư thế
giúp cơ thể tạo được sự phối hợp các phần khác nhau của cơ thể.
− Vùng tiền vận động và vùng vận động bổ túc phối hợp nhau trong việc thực hiện những lập
trình cho những động tác phức tạp, tinh vi của cơ thể, trước khi thể hiện bằng hành động.
4. NHỮNG VÙNG VẬN ĐỘNG ĐẶC BIỆT:
a. Vùng Broca:
− Vùng Broca, khu trú ở vùng 44, 45 thuộc thùy trán, bên bán cầu não trái đối với người
thuận tay phải và ngược lại, ngay phía trước vùng vận động chính và trên rãnh Sylvius.
− Vùng này đảm nhận chi phối hoạt động phát âm do đó khi tổn thương vùng này, bệnh
nhân phát âm khó, không nói được thành lời, chỉ nói được những từ đơn giản như: có hoặc
không.

b. Vùng cử động tự ý của mắt:


− Vùng này khu trú ngay phía trên vùng Broca
− Giúp cơ thể điều khiển những hoạt động tự ý của mắt
− Tổn thương vùng này, bệnh nhân khó điều khiển hoạt động của các cơ nhanh chóng
xoay chuyển để nhìn các vật khác nhau, bệnh nhân phải lấy tay che mắt một lúc mới có
thể chuyển động được mắt.
c. Vùng quay đầu:
− Nằm ngay phía trên vùng chi phối cử động mắt
− Kích thích vùng này khiến người ta quay đầu
⟹ Vì nằm cạnh vùng chỉ phối cử động mắt nên trong hoạt động của vùng chỉ phối cử
động mắt khiến người ta thường quay đầu theo trong động tác nhìn vật khác phía.
d. Vùng khéo tay:
− Khu trú ở vùng tiền vận động, ngay phía trước vùng vận động bàn tay, ngón tay
− Khi vùng này bị tổn thương bệnh nhân không phối hợp các để thực hiện các động tác
mang tính chất khéo léo.
III.CÁC ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG XUẤT PHÁT TỪ VỎ NÃO
Có hai đường: bó tháp (bó vỏ - tủy) và hệ ngoại tháp.
1. BÓ THÁP
− Chỉ huy những hoạt động chủ động của cơ thể.
− Vị trí xuất phát:
▪ 1/3 bó này bắt nguồn từ vùng vận động sơ cấp
▪ 1/3 vùng tiền vận động và vùng vận động bổ sung
▪ Phần còn lại nằm ở vùng cảm giác - phía sau rãnh
trung tâm.
− Đường đi bó tháp:
(1.) Từ vỏ não, bó tháp đi qua thân não → tới hành nào:
tại đây đa số sẽ bắt chéo sang đối bên (bó tháp
chéo), chỉ có một ít tiếp tục đi thẳng xuống tủy rồi
mới bắt chéo về phía đối bên (bó tháp thẳng).
(2.) Tốc độ dẫn truyền nhanh (70 m/giây).
(3.) Tại tủy sống, bó tháp thẳng và bó tháp bắt chéo sẽ
tiếp xúc với noron trung gian ở các vùng đệm của chất xám tủy, rồi đi ra sừng trước tủy để
đến các cơ vân.
2. HỆ NGOẠI THÁP
− Hệ thống hoạt động bên ngoài bó tháp, chi phối những vận động không tùy ý với sự tham
gia nhiều thành phần trong hệ thống thần kinh, bao gồm: các bó xuất phát từ nhân nền, hệ
lưới của thân não, hành não, củ não sinh tư, nhân tiền đình, nhân đỏ,...
− Vì bao gồm nhiều hệ thống, nên chức năng của chúng cũng phức tạp, chủ yếu là điều hòa
trương lực cơ, giữ thăng bằng, các phản xạ tư thế và chỉnh thế.
C. VÙNG LIÊN HỢP:
I. VÙNG LIÊN HỢP ĐỈNH – CHẨM – THÁI DƯƠNG:
Có vai trò trong hoạt động nhận thức các tín hiệu cảm giác nhìn, nghe và bản thể.
1. VÙNG TỌA ĐỘ CƠ THỂ:
Hoạt động của vùng này nhằm xử lý những thông tin từ ngoài vào, giúp cơ thể xác định vị trí
bản thân đang ở phương vị nào, cự ly nào, hoạt động này rất quan trọng, đặc biệt đối với các
vận động viên.

Hoạch định các


cử động phức
tạp và thành lập
suy nghĩ
Xử lý
chữ viết

2. VÙNG NHẬN THỨC TỔNG HỢP WERNICKE:


− Vùng liên hợp đỉnh - chẩm - thái đương, nơi hợp lưu ba dòng thông tin nhìn nghe và bản thể,
tại đây các dòng thông tin sẽ hội tụ giúp cơ thể góp phần gia tăng hoạt động nhận định mức
độ cảm giác cao hơn, toàn diện hơn.
− Tổn thương vùng Wernicke, bệnh nhân mất cảm xúc, không đọc được chữ viết, không hiểu lời
nói, không làm tính được, không có khả năng suy nghĩ.
3. VÙNG XỬ LÝ CHỮ VIẾT:
− Khu trú tại hồi góc (gyrus angular), đây là vùng xử lý hình ảnh do thùy chẩm nhận được từ
quá trình đọc sách, nhằm giúp bản thân nhận định ý nghĩa của chữ viết sau khi phân tích.
− Tổn thương vùng này bệnh nhân vẫn hiểu tiếng nói, nhưng không hiểu được ý nghĩa chữ khi
đọc.
II. VÙNG LIÊN HỢP TRƯỚC TRÁN
− Có chức năng theo dõi các thông tin cùng một lúc, lưu giữ các thông tin vào kho nhớ, gọi
các thông tin lưu trữ trong não ra.
− Vì có những khả năng này nên vùng liên hợp trước trán giúp con người có khả năng:
✓ Đặt kế hoạch cho tương lai, tiên lượng, xem xét hệ quả của hành vi trước khi tiến hành vận
động
✓ Có phương pháp tốt nhất đề tiền hành hành vi
✓ Giải quyết các vấn đề phức tạp về toán học
✓ Tổng hợp sự kiện, phối hợp kiến thức để suy đoán và kiểm soát hành vi theo qui ước luân
lý.
− Khi vùng này bị tổn thương, bệnh nhân không giải quyết được những việc mang tính phức
tạp, không có tham vọng đạt mục tiêu, giảm nhuệ khí trong cuộc sống, không kiềm chế được
các qui ước về luân lý đối với người khác giới, không suy nghĩ, tư duy logic, không thực hiện
được lâu các hành động được lặp đi lặp lại.

D. VÙNG NGÔN NGỮ:


I. VÙNG BROCA
− Là vùng 44, 45 thuộc thùy trán bên bán cầu não trái đối với người thuận tay phải và ngược lại.
− Vùng này là vùng vận động của lời nói, tức là vùng chi phối các cơ quan tham gia vào động
tác phát âm.
− Vùng này thường phối hợp hoạt động với vùng liên hiệp vận động, vùng trước trán và vùng
Wernicke.
− Nếu vùng này bị phá hủy thì bị chứng câm Broca: không nói được nhưng hiểu lời, hiểu chữ
viết.

Hình 58-8. Con đường của não trong nhận thức ngôn ngữ nghe sau đó phát âm ra từ tương ứng (hình trên) và nhận thức ngôn
ngữ viết sau đó phát âm ra từ tương ứng (hình dưới).

II. VÙNG WERNICKE


− Khu trú ở hồi nếp cong thuộc thùy thái dương bên trái (đối với người thuận tay phải).
− Vùng này là vùng nhận thức của lời nói, giúp ta hiểu lời.
− Nếu bị phá hủy thì bị chứng câm Wernicke: bệnh nhân không nói được, đồng thời không
hiểu lời, hiểu chữ.
E. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN Ở NÃO (Điện não đồ / EEG)
➢ Khi tế bào vỏ não và những nhân xám dưới vỏ não hoạt động thì xuất hiện dòng điện hoạt động.
Dòng điện này có thể ghi được bằng cách nối hai cực của máy ghi với hai điểm bất kỳ trên da đầu.
➢ Đường ghi được gọi là điện não đồ gồm bốn loại sóng.

I. SÓNG ALPHA (α)


− Xuất hiện dưới dạng những sóng hình sin đều đặn, tạo thành nhịp anpha hay còn gọi là nhịp
Berger
• Tần số 8 đến 13 chu kỳ/ giây, thông thường thì vào khoảng 9-10 chu kỳ/giây.
• Biên độ sóng thường là 30 – 70 uV, đôi lúc có thể đo đến 100 uV (microvolt).
− Sóng anpha thường ghi được ở: vùng chẩm, vùng đỉnh, ở một số người sóng alpha chiếm ưu thế
vùng thái dương vùng trung tâm, tuy nhiên rất hiếm.
− Sự xuất hiện của sóng α:
✓ Ở người già trên 60 tuổi, tần suất sóng alpha giảm, vào khoảng 8 chu kỳ/giây.
✓ Sóng này có ở người bình thường khi đang thức, và vỏ não ở trạng thái nghỉ ngơi.
⟹ Nhịp alpha bị mất khi người ta tập trung suy nghĩ, chú ý hoặc trong tình trạng căng
thẳng thần kinh...
II. SÓNG BÊTA (β )
− Xuất hiện thành những sóng hình khá đều đặn tạo thành nhịp bêta
• Với tần số 13 đến 35 chu kỳ/giây.
• Biên độ 5- 15 uV (microvolt) thường là 8-10 uV
− Ghi được ở phần trước não, vùng trán, vùng thái dương và thường không đối xứng ở hai bán
cầu não.
− Sự xuất hiện sóng β:
✓ Sóng bêta thường thay đổi khi: no, đói, căng thẳng.
✓ Do đó, người ta còn gọi sóng bêta là sóng căng thẳng, thần kinh trung ương bị kích
thích.

III. SÓNG THÊTA (θ)


− Xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em:
• Với chu kỳ tương ứng tần số 4 — 7 sóng/giây.
• Biên độ 20 - 40 uV (microvolt).
− Đây là loại sóng chậm, xuất hiện nhiều ở vùng trước não
− Sự xuất hiện sóng θ: Thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi → Trên tuổi này, tần suất sóng thêta
giảm rõ

IV. SÓNG ĐENTA (δ)


− Đây là sóng chậm, tần số 1 —3 sóng/ giây.
− Biên độ thấp 20 μV (microvolt).
− Sự xuất hiện sóng δ:
▪ Xuất hiện đơn độc ở trẻ em, không có ở người lớn
▪ Nếu sóng denta cao hơn 100 μV, thì thường có bệnh lý trên não.
❖ ỨNG DỤNG EEG:
− Việc ghi nhận điện não đồ giúp ta đánh giá một cách khách quan trạng thái chức năng của hệ thần
kinh trung ương và có thể xác định vùng tổn thương trên não → Từ đó, cho nhận định về quá trình
bệnh lý của não bộ.
− Người ta thường ghi điện não trong những trường hợp bệnh lý sau: động kinh, chấn thương sọ
não, tai biến mạch máu não, viêm não, u não, hôn mê ngộ độc thuốc (thuốc ngủ).
− Ngoài ra, cũng dựa trên điện não đồ, để theo dõi diễn tiến của bệnh.
❖ EEG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN:
➢ Ở trẻ sơ sinh, EEG (electroencephalography: điện não đồ), gồm những sóng chậm không đều:
▪ Trên 5 tháng bắt đầu xuất hiện sóng có tần suất 3-4 chu kỳ /giây
▪ Đến 1 tuổi sóng điện não xuất hiện với tần suất 5-6 chu kỳ/giây và cứ thế tần suất sóng sẽ
tăng dần có thể đạt đến 7 -10 chu kỳ/giây.
➢ Sự thay đổi điện não về tần suất cũng như hình thái phụ thuộc tuổi, quá trình trưởng thành và
hoàn thiện của não.

You might also like