You are on page 1of 5

Phỏng vấn tạo động lực là gì?

Phỏng vấn tạo động lực là một liệu pháp tâm lý giúp con người tạo ra những thay đổi trong cuộc
sống. Liệu pháp này được áp dụng khá hiệu quả trong lĩnh vực điều trị nghiện.

Motivational Interviewing is a therapeutic technique for helping people make changes in their
lives, which has been applied effectively to the treatment of addictions.
Tinh thần cốt lõi của phỏng vấn tạo động lực dựa trên 3 yếu tố: sự hợp tác (chứ không phải đối
đầu) giữa trị liệu viên và người nghiện; khai thác ý kiến của đối tượng (chứ không phải trị liệu
viên đưa ra / áp đặt ý kiến của mình); và người nghiện sẽ là người làm chủ tình huống và kiểm
soát bản thân(chứ không phải trị liệu viên kiểm soát họ).

The spirit of Motivational Interviewing is based on three key concepts: collaboration between
the therapist and the person with the addiction, rather than confrontation by the therapist;
drawing out the individual’s ideas, rather the therapist imposing their ideas; and autonomy of
the person with the addiction, rather than the therapist having authority over them.
Hợp tác >< Đối đầu. Collaboration vs Confrontation
Hợp tác là một dạng quan hệ qua lại hình thành giữa trị liệu viên và người nghiện. Quan hệ này
dựa trên quan điểm và trải nghiệm của chính người nghiện.

Collaboration is the partnership that is formed between the therapist and the person with the
addiction. This partnership is based on the point of view and experiences of the person with the
addiction.
Đây chính là điểm khác biệt giữa liệu pháp nàyvới các phương pháp điều trị khác dựa trên sự
đối đầu giữa người chữa trị và bệnh nhân. Nếu điều trị dạng đối đầu, bác sĩ sẽ áp đặt quan điểm
của họ về hành vi của người nghiện. Hợp tác có vai trò mấu chốt trong xây dựng một mối quan
hệ tốt đẹp giữa hai bên, giúp người nghiện gây dựng niềm tin đối với trị liệu viên. Điều này khá
khó khăn trong bối cảnh tương tác đối đầu ở các phương pháp khác.

This contrasts with some other approaches to addictions treatment, which are based on the
therapist confronting the person with the addiction, and imposing their point of view about the
person’s addictive behavior. Collaboration has the effect of building rapport between the
therapist and the person with the addiction, and allows the person with the addiction to develop
trust towards the therapist, which can be difficult in a confrontational atmosphere.
Điều đó cũng không có nghĩa là trị liệu viên tự động đồng ý hết với tất cả những gì người
nghiện nói. Mặc dù mỗi bên có một cái nhìn khác nhau nhưng quá trình trị liệu sẽ tập trung vào
sự thấu hiểu qua lại, chứ không phải cứ lúc nào cũng là trị liệu viên đúng và bệnh nhân lúc nào
cũng sai.

This does not mean that the therapist automatically agrees with the person with the addiction.
Although the person with the addiction and their therapist may see things differently, the
therapeutic process is focused on mutual understanding, not the therapist being right and the
person with the addiction being wrong.
Khai thác ý kiến >< Áp đặt ý kiến. Drawing Out Rather Than Imposing Ideas
Cách tiếp cận của trị liệu viên ở đây sẽ là khai thác ý kiến từ chính người bệnh chứ không phải
áp đặt ý kiến của mình lên họ. Các nhà khoa học tin rằng động lực, hay ý muốn thay đổi phải
xuất phát từ chính người nghiện chứ không phải từ nhà trị liệu. Dù trị liệu viên có muốn thay
đổi hành vi của đối tượng đến thế nào chăng nữa thì việc thay đổi chỉ xảy ra khi bản thân đối
tượng cũng muốn thay đổi hành vi của mình.

The approach of the therapist drawing out the individual’s own ideas, rather than the therapist
imposing their opinions is based on the belief that the motivation, or wish, to change comes
from the person with the addiction, not from the therapist. No matter how much the therapist
might want the person to change their behavior, it will only happen if that individual also wants
to change their behavior.
Như vậy, công việc của trị liệu viên sẽ là “khơi ra”, tìm cho ra động lực thực sự của đối tượng
và các kỹ năng cần thiết để đối tượng thay đổi chứ không phải đơn thuẩn chỉ nói người bệnh
phải làm cái này hay cái khác.

So it is the therapist’s job to “draw out” the person’s true motivations and skills for change, not
to tell the person with the addiction what to do.
Tự làm chủ >< Bị làm chủ. Autonomy vs. Authority
Không giống như những mô hình điều trị khác nơi bác sĩ hay trị liệu viên nắm quyền làm chủ,
phỏng vấn tạo động lực quan niệm rằng sức mạnh thực sự tạo ra thay đổi nằm ở trong chính bản
thân người nghiện, không phải trị liệu viên. Cuối cùng thì sự thay đổi có xảy ra hay không vẫn
do đối tượng quyết định. Ở đây đối tượng không chỉ có quyền tự làm chủ hành động mà còn có
trách nhiệm với những hành động đó của mình.
Unlike some other treatment models that emphasize the doctor or the therapist as an authority
figure, Motivational Interviewing recognizes that the true power for making changes rests
within the person with the addiction, not within the therapist. Ultimately, it is up to the
individual to follow through with making changes happen. This is empowering to the individual,
but also gives them responsibility for their actions.
Thay đổi diễn ra như thế nào trong phòng vấn tạo động lực? How Change Happens in
Motivational Interviewing?
Có bốn nguyên tắc cơ bản tạo tiền đề cho phỏng vấn tạo động lực. Mặc dù quá trình cai nghiện
ở mỗi đối tượng là khác nhau nhưng trị liệu viên phải nắm vững các nguyên tắc này trong suốt
quá trình trị liệu của người bệnh. Các nguyên tắc này là cực kỳ quan trọng trong quá trình thiết
lập niềm tin giữa các bên trong quá trình điều trị.

Four guiding principles form the basis of the Motivational Interviewing approach. Although
each person’s process of overcoming an addiction will be different, the therapist will hold true
to these principles throughout each individual’s process. These principles are vital to
establishing trust within the therapeutic relationship.
Thấu cảm và Chấp nhận. Empathy and Acceptance
Người nghiện thường do dự khi tiếp cận các liệu pháp điều trị vì họ không tin là những trị liệu
viên sẽ hiểu tác động to lớn mà các chất gây nghiện tạo ra trong đời sống của họ.

People with addictions are often reluctant to go into treatment, because they don’t believe that
the therapist, who, after all, is working to end people’s addictions, will understand why the
addictive behavior means so much to them.
Rất nhiều người, đặc biệt là những người hay phải chịu đựng những lời miệt thị từ người khác,
sẽ nghĩ rằng họ luôn bị người khác phán xét, một số thậm chí còn có cảm giác tội lỗi về những
hành vi của bản thân và cho rằng bị người khác chỉ trích cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, đó
không phải là những gì phỏng vấn tạo động lực hướng tới.

Many, especially those who have put up with other people criticizing their behavior, believe
they will be judged, some even feeling guilty about their behavior and feeling judgment would
be valid. But judgment simply is not what Motivational Interviewing is about.
Thay vì chỉ trích bệnh nhân, trị liệu viên nên tập trung nắm bắt tình huống từ quan điểm của
người nghiện. Người ta gọi đây là “thấu cảm”. Thấu cảm không có nghĩa là trị liệu viên đồng ý
với bệnh nhân mà trị liệu viên cần thấy hành vi của đối tượng là một điều gì đó hợp lý và dễ
hiểu (ít nhất là hợp lý ngày lúc hành vi diễn ra). Điều này sẽ tạo nên bầu không khí mang tính
rộng mở và tiếp nhận hơn giữa các bên.

Instead of judging the person with the addiction, the therapist focuses on understanding the
situation from the addicted person’s point of view. This is known as “empathy.” Empathy does
not mean that the therapist agrees with the person, but that they understand and that the
individual’s behavior makes sense to them (or did at the time the behavior was carried out).
This creates an atmosphere of acceptance.
Giúp người bệnh hình thành suy nghĩ. Helping People to Make Up Their Minds
Phỏng vấn tạo động lực cho rằng những người nghiện thường mâu thuẫn và không chắc chắn về
việc thay đổi hay không thay đổi hành vi. Việc nghiện ngập rõ ràng là đã gây hậu quả xấu cho
họ, vậy nên họ mới phải vào chương trình điều trị. Tuy nhiên, với họ, nghiện dường như đã trở
thành một cách giúp họ đối mặt với cuộc sống và họ không cần thiết phải nuôi ý tưởng từ bỏ.

Motivational Interviewing recognizes that people with addictions are usually ambivalent and
uncertain about whether or not they want to change. Their addiction has probably already had
consequences for them, which have brought them into treatment. Yet they have developed their
addiction as a way of coping with life, and they do not necessarily like the idea of giving that
up.
Phỏng vấn tạo động lực giúp người bệnh hình thành các suy nghĩ về việc làm thế nào để tiến về
phía trước, tiến đến các giai đoạn của sự thay đổi, bằng cách giúp họ nhìn nhận những ưu và
nhược điểm của mỗi hành động. Chỉ cần không gây sức ép quá lớn lên người bệnh thì các mục
tiêu và hành vi thay đổi sẽ được phát huy trong không khí tin tưởng, hợp tác lẫn nhau. Tất cả
đều dựa trên nhu cầu, ý muốn, mục tiêu, giá trị và điểm mạnh của mỗi người bệnh.

Motivational Interviewing helps people to make up their minds about how to move forward
through the stages of change, by helping the individual to look at the advantages and
disadvantages of different choices and actions. So without pressurizing the person, goals and
actions can be developed in this trusting, collaborative atmosphere, which are based on the
individual’s own needs, wishes, goals, values and strengths.
Phát triển những cách năm bắt mới. Developing New Understanding
Trong phỏng vấn tạo động lực, thay đổi không phải lúc nào cũng xảy ra dễ dàng hoặc xảy ra chỉ
vì bệnh nhân muốn nó xảy ra. Việc một người thay đổi ý kiến nhiều lần về việc bỏ hay không
bỏ, về quá trình bỏ hay băn khoăn về cuộc sống mới của họ sẽ diễn ra như thế nào,… cũng là
điều dễ hiểu.
Motivational Interviewing as an approach recognizes that change does not always happen
easily or just because the individual wants it. It is natural for the person to change their mind
many times about whether they want to give up their addiction, and what that process, and their
new lifestyle, will look like.
Thay vì thử thách, chống đối hoặc chỉ trích người bệnh, trị liệu viên sẽ giúp người bệnh có thêm
những hiểu biết mới về chính bản thân họ, hiểu được việc nghiện có ảnh hưởng thế nào đến họ.
Họsẽ giúp người bệnh tái xây dựng các suy nghĩ, mang đến những cách nắm bắt tình huống
khác nhau xuất hiện trong quá trình thay đổi, đặc biệt là những tình huống làm gia tăng động lực
thay đổi. Tất cả sẽ dựa trên mục tiêu và giá trị của từng cá nhân đã được khai phá trước đó.

Rather than challenging, opposing or criticizing the person with the addiction, the therapist will
help the individual to reach a new understanding of themselves and what their addiction means
to them. They do this by re-framing, and offering different interpretations of situations that
come up in the change process, typically which increase the person’s motivation to change. All
of this is based on the individual’s own goals and values, which have already been explored.
Luôn hỗ trợ. Being Supportive
Trị liệu viên phải luôn hỗ trợ, giúp người bệnh tin tưởng vào bản thân, vào sức mạnh để tạo nên
sự thay đổi mà họ mong muốn. Ngay từ đầu, trị liệu viên có thể cảm thấy tự tin về người bệnh
hơn là người bệnh tự cảm thấy tự tin vào mình nhưng điều này sẽ thay đổi khi ta liên tục hỗ trợ
và động viên họ.

The therapist will always support the person’s belief in their own power to make the changes
they want. At the beginning, the therapist may have more confidence in the individual than they
have themselves, but this changes with ongoing support.
Sources:
Miller, W. & Rollnick, S. Motivational Interviewing: Preparing People for Change. Second
Edition. New York: Guilford Press. 2002.
Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-motivational-interviewing-22378

You might also like