You are on page 1of 6

Phức cảm Oedipus (Oedipus Complex)

Phức cảm Oedipal, còn có tên gọi là Phức cảm Oedipus, là một thuật ngữ được Sigmund Freud
sử dụng trong học thuyết các giai phát triển tâm lý tính dục, mô tả cảm giác khao khát của một
đứa trẻ dành cho người cha mẹ khác giới của chúng và cảm giác ghen tỵ, giận dữ với người cha
mẹ cùng giới. Về cơ bản, một cậu bé sẽ cảm thấy mình đang phải chiến đấu với cha để có được
mẹ, trong khi đó, bé gái sẽ cảm thấy mình như đang đối đầu với mẹ để chiếm được tình yêu
thương của cha. Theo Freud, trẻ coi cha mẹ cùng giới tính là một kẻ thù phải chiến đấu để có
được sự chú ý và tình cảm của người cha mẹ khác giới kia.

The Oedipal complex, also known as the Oedipus complex, is a term used by Sigmund Freud in
his theory of psychosexual stages of development to describe a child’s feelings of desire for his
or her opposite-sex parent and jealousy and anger toward his or her same-sex parent.
Essentially, a boy feels that he is competing with his father for possession of his mother, while a
girl feels that she is competing with her mother for her father’s affections. According to Freud,
children view their same-sex parent as a rival for the opposite-sex parent’s attentions and
affections.
Nguồn gốc của Phức cảm Oedipal. The Origins of the Oedipal Complex
Freud giới thiệu khái niệm Phức cảm Oedipal lần đầu tiên trong cuốn sách “Giải mộng” xuất
bản năm 1899 của mình, mặc dù mãi đến năm 1910 ông mới chính thức bắt đầu sử dụng thuật
ngữ này. Khái niệm này trở thành một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng học thuyết
về các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục của ông.

Freud first proposed the concept of the Oedipal complex in his 1899 book The Interpretation of
Dreams, although he did not formally begin using the term Oedipus complex until the year
1910. The concept became increasingly important as he continued to develop his concept of
psychosexual development.
Freud đặt tên phức cảm này dựa trên một nhân vật trong vở kịch Oedipus Rex của nhà biên kịch
Sophocles, người này đã vô tình giết chết cha mình và cưới mẹ mình.

Freud named the complex after the character in Sophocles’ Oedipus Rex who accidentally kills
his father and marries his mother.
Trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra và vì vậy không biết cha mẹ
mình là ai. Chỉ đến khi ông giết chết cha mình và cưới mẹ mình ông mới biết được sự thật thân
thế của mình.

In the Greek myth, Oedipus is abandoned at birth and thus does not know who his parents are.
It is only after he had killed his father and married his mother that he learns their true
identities.
Phức cảm Oedipus tác động như thế nào? How Does the Oedipus Complex Work?
Trong thuyết phân tâm, phức cảm Oedipus là ham muốn gắn kết về mặt tính dục với người cha
mẹ khác giới, đặc biệt là đối với sự chú ý về mặt sinh dục của bé trai với mẹ mình. Ham muốn
này bị kìm nén, không nằm trong sự nhận biết và kiểm soát của ý thức, nhưng Freud tin rằng nó
vẫn ảnh hưởng lên hành vi của đứa trẻ và đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của trẻ.

In psychoanalytic theory, the Oedipus complex refers to the child’s desire for sexual
involvement with the opposite sex parent, particularly a boy’s erotic attention to his mother.
This desire is kept out of conscious awareness through repression, but Freud believed that it
still had an influence over a child’s behavior and played a role in development.
Freud cho rằng phức cảm Oedipus đóng một vai trò quan trọng ở giai đoạn dương vật của quá
trình phát triển tâm lý tính dục. Ông cũng tin rằng để hoàn tất thành công giai đoạn này, trẻ phải
hiểu và đồng nhất hóa với người cha mẹ cùng giới của mình, chỉ có như vậy trẻ mới phát triển
một bản dạng tình dục bình thường khi trưởng thành.

Freud suggested that the Oedipus complex played an important role in the phallic stage of
psychosexual development. He also believed that successful completion of this stage involved
identifying with the same-sex parent which ultimately would lead to developing a mature sexual
identity.
Theo Freud, cậu bé sẽ mong muốn sở hữu mẹ mình và thay vào vị trí cha, người mà cậu coi là
kẻ thù tranh cướp tình cảm của mẹ dành cho mình.

According to Freud, the boy wishes to possess his mother and replace his father, who the child
views as a rival for the mother’s affections.
Phức cảm Oedipus xuất hiện trong giai đoạn dương vật của quá trình phát triển tâm lý tính dục,
độ tuổi từ 3 đến 5. Giai đoạn dương vật là thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành bản
dạng tình dục của trẻ.
The Oedipal complex occurs in the phallic stage of psychosexual development between the ages
of three and five. The phallic stage serves as an important point in forming sexual identity.
Trong suốt giai đoạn phát triển này, Freud cho rằng trẻ phát triển cảm giác thu hút với cha hoặc
mẹ khác giới của mình và hình thành sự thù hằn với cha mẹ cùng giới.

During this stage of development, the Freud suggested that the child develops a sexual
attraction to his or her opposite sex parent and hostility toward the same-sex parent.
Các dấu hiệu của phức cảm Oedipus. Signs of the Oedipus Complex
Vậy đâu là dấu hiệu của phức cảm Oedipal? Theo Freud, có một số hành vi ở trẻ là kết quả của
phức hợp này. Một số biểu thị hành vi của phức cảm này có thể là bé nam thể hiện tính chiếm
hữu với mẹ mình và nói cha đừng ôm hôn mẹ. Bé gái ở độ tuổi này có thể tuyên bố rằng mình
sẽ cưới cha mình khi trưởng thành.

So what are some of the signs of the oedipal complex? Freud suggested that there are a number
of behaviors that children engage in that are actually a result of this complex. Some behavioral
manifestations of the complex might involve a boy expressing possessiveness of his mother and
telling his father not to hug or kiss his mom. Little girls at this age may declare that they plan to
marry their fathers when they grow up.
Phức cảm Electra. The Electra Complex
Giai đoạn tương tự này khi diễn ra ở nhóm bé gái sẽ có tên gọi là Phức cảm Electra. Các bé gái
sẽ xuất hiện cảm giác ham muốn với cha mình và ghen tỵ với mẹ. Thuật ngữ phức cảm Electra
do Carl Jung giới thiệu nhằm mô tả cách phức cảm này thể hiện trên các bé gái. Tuy nhiên,
Freud lại nghĩ rằng thuật ngữ phức cảm Oedipus dùng luôn cho cả bé trai và bé gái, mặc dù một
mặt ông vẫn thừa nhận trải nghiệm phức cảm này ở mỗi giới là khác nhau.

The analogous stage for girls is known as the Electra complex in which girls feel desire for their
fathers and jealousy of their mothers. The term Electra complex was introduced by Carl Jung to
describe how this complex manifests in girls. Freud, however, believed that the term Oedipus
complex referred to both boys and girls, although he believed that each sex experiences it
differently.
Freud cũng cho rằng khi phát hiện ra mình không có dương vật, ở các bé gái sẽ xuất hiện cảm
giác “thèm muốn” dương vật và hình thành sự oán giận với mẹ vì “đưa chúng đến thế gian này
trong hình hài không đầy đủ.” Cuối cùng, sự oán giận này cũng nhường đường cho sự chấp
nhận và hòa hợp với mẹ, tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận những đặc điểm và thuộc tính từ
người mẹ của mình.
Freud also suggested that when girls discover that they do not have a penis, they develop penis
envy and resentment toward their mothers for “sending her into the world so insufficiently
equipped.” Eventually, this resentment gives way to identification with her mother and the
process of internalizing the attributes and characteristics of her same-sex parent.
Quan điểm về tính dục nữ này của Freud chính là thứ khiến ông bị chỉ trích nhiều nhất. Nhà
phân tâm học Karen Horney đã phản bác lại quan niệm của Freud về cái gọi là “thèm muốn”
dương vật và thay vào đó, bà cho rằng đàn ông cũng trải nghiệm cảm giác “thèm muốn” tử cung
do bởi họ chẳng thể nào mang thai và đẻ con.

It was Freud’s views of female sexuality that were perhaps his most heavily criticized. The
psychoanalyst Karen Horney refuted Freud’s concept of penis envy and instead suggested that
men experience womb envy due to their inability to bear children.
Bản thân Freud cũng thừa nhận rằng hiểu biết của ông về phụ nữ có lẽ vẫn chưa được trọn vẹn.
Ông giải thích, “Chúng tôi biết về đời sống tình dục của bé gái ít hơn bé trai. Nhưng chúng tôi
chẳng có gì phải xấu hổ về vấn đề này. Nói gì thì nói, đời sống tình dục của phụ nữ là một “lục
địa tăm tối” trong ngành tâm lý học.”

Freud himself admitted that his understanding of women was perhaps less than fully realized.
“We know less about the sexual life of little girls than on boys,” he explained. “But we need not
feel ashamed of this distinction. After all, the sexual life of adult women is a ‘dark continent’ for
psychology.”
Giải quyết phức cảm Oedipus như thế nào? How Is the Oedipus Complex Resolved?
Trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lý tính dục của Freud, trẻ phải đối mặt với một xung đột cần
giải quyết để hình thành nên một nhân cách khỏe mạnh khi trưởng thành. Để phát triển thành
một người trưởng thành bình thường với một bản dạng nhân cách khỏe mạnh, đứa trẻ phải hiểu
và hòa hợp với người cha mẹ cùng giới để giải quyết xung đột của giai đoạn dương vật.

At each stage in Freud’s theory of psychosexual development, children face a developmental


conflict that must be resolved in order to form a healthy adult personality. In order to develop
into a successful adult with a healthy identity, the child must identify with the same-sex parent
in order to resolve the conflict of the phallic stage.
Vậy trẻ phải giải quyết phức cảm Oedipus như thế nào? Theo quan điểm của Freud, mặc dù bản
năng nguyên thủy của trẻ luôn thôi thúc trẻ nam gạt bỏ đi người cha, thì cái tôi của hiện thực
biết rằng cha là một thế lực mạnh hơn mình rất nhiều. Phần “con”, tức bản năng, chính là nguồn
xung năng ban sơ luôn tìm cách thỏa mãn mọi thôi thúc của tiềm thức. Cái tôi, tức bản ngã, là
một phần của nhân cách, xuất hiện để dung hòa giữa thôi thúc của bản năng và yêu cầu của đời
sống thực.

So how does the child go about resolving the Oedipus complex? Freud suggested that while the
primal id wants to eliminate the father, the more realistic ego knows that the father is much
stronger. The id, as you may recall, is the primal source of energy that seeks to immediately
satisfy all of the unconscious urges. The ego is the part of personality that emerges to mediate
between the urges of the id and the demands of reality.
Theo Freud, bé trai sau đó sẽ trải nghiệm một cảm giác mà ông gọi là ‘nỗi lo sợ bị thiến’ – nỗi
sợ bị cắt mất dương vật, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Freud tin rằng khi trẻ ý thức được sự khác
biệt về cơ thể giữa nam và nữ, trẻ sẽ mặc định là dương vật của nữ bị loại bỏ và rằng cha có thể
sẽ cắt luôn của mình như một hình phạt vì thèm muốn mẹ.

According to Freud, the boy then experiences what he called castration anxiety – a fear of both
literal and figurative emasculation. Freud believed that as the child becomes aware of the
physical differences between males and females, he assumes that the female’s penis has been
removed and that his father will also castrate him as a punishment for desiring his mother.
Để giải quyết xung đột này, cơ chế phòng vệ có tên gọi đồng nhất hóa “nhảy” vào. Chính tại
thời điểm này mà cái siêu tôi (hay siêu ngã) được hình thành. Cái siêu tôi trở thành một thế lực
đạo đức luân lý bên trong con người, cũng là sự tiếp nhận và hòa hợp với người cha, từ đó đè
nén lại thôi thúc của bản năng và điều khiển cái tôi hành xử theo tiêu chuẩn lý tưởng hóa này.

In order to resolve the conflict, the defense mechanism known as identification kicks in. It is at
this point that the super-ego is formed. The super-ego becomes a sort of inner moral authority,
an internalization of the father figure that strives to suppress the urges of the id and make the
ego act upon these idealistic standards.
Trong cuốn “Bản ngã và bản năng”, Freud đã giải thích cái siêu ngã của trẻ vẫn lưu giữ lại đặc
tính của người cha và những cảm giác mãnh liệt của phức cảm Oedipus cũng theo đó mà bị đè
nén lại.

In The Ego and the Id, Freud explained the child’s superego retains the character of the child’s
father and that the strong feelings of the Oedipus complex are then repressed.
Các yếu tố bên ngoài như các quy chuẩn xã hội, những điều răn dạy của tôn giáo cũng góp phần
làm kìm nén lại phức cảm Oedipal.
Outside influences including social norms, religious teachings, and other cultural influences
help contribute to the repression of the Oedipal complex.
Cũng từ đây mà lương tâm của trẻ xuất hiện, hay nói cách khác là cảm nhận tổng quát của trẻ về
đúng sai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Freud cũng khẳng định rằng những cảm xúc bị đè
nén này có thể đưa đến cảm giác tội lỗi trong vô thức. Cảm giác tội lỗi này không thể hiện rõ
ràng ra bên ngoài nhưng vẫn âm thầm tác động lên những hoạt động có ý thức của người đó.

It is out of this that the child’s conscience emerges, or his overall sense of right and wrong. In
some cases, however, Freud also suggested that these repressed feelings could also result in an
unconscious sense of guilt. While this guilt may not be overtly felt, it can still have an influence
over the individual’s conscious actions.
Chuyện gì xảy ra nếu phức cảm Oedipus không được giải quyết? What If the Oedipus
Complex Is Not Resolved?
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi phức cảm Oedipus không được hóa giải thành công? Khi xung đột của
các giai đoạn tâm lý tính dục không được giải quyết, lúc đó quá trình phát triển của trẻ sẽ xuất
hiện hiện tượng cắm chốt. Freud cho rằng, các bé trai không tháo gỡ thành công xung đột này
sẽ xuất hiện tình trạng “cắm chốt người mẹ” và bé gái thì sẽ “cắm chốt người cha”. Khi trưởng
thành, những người này sẽ tìm kiếm những mối quan hệ yêu đương/tình cảm với người giống
hay tương đồng với người cha mẹ khác giới của mình.

So what happens when the Oedipus complex is not successfully resolved? As when conflicts at
other psychosexual stages are not resolved, a fixation at that point in development can result.
Freud suggested that boys who do not deal with this conflict effectively become “mother-
fixated” while girls become “father-fixated.” As adults, these individuals will seek out romantic
partners who resemble their opposite-sex parent.
Tham khảo. View Article Resources
Freud, S. The dissolution of the Oedipus complex. Standard Edition. 1924; 19: 172–179.
Freud, S. The Question of Lay Analysis, Standard Edition. 1926; 20: 183-250.
Freud, S. An Outline of Psychoanalysis, James Strachey Trans. New York: Norton; 1940.
Mitchen, SA & Black, M. Freud and Beyond: A History of Modern Psychoanalytic Thought.
New York: Basic Books; 2016.
Hockenbury, DH & Hockenbury, SE. Psychology. New York: Worth Publishers; 2012.

You might also like