You are on page 1of 62

SERIES VỀ CÁC CƠ CHẾ TỰ VỆ CỦA TÂM LÝ

1: THOÁI LUI (Regression)

Trong tâm lý học, thoái lui là một cơ chế tự vệ của tâm lý xuất hiện khi một người phải đối phó
với những tình huống hoặc những mối quan hệ căng thẳng, lo âu bằng cách “lùi” hoặc “quay
lại” một giai đoạn phát triển đã diễn ra trước đó.

In psychology, regression is a defense mechanism in which an individual copes with stressful or


anxiety-provoking relationships or situations by retreating to an earlier developmental stage.

Thoái lui có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn phát


triển nào cả ở người lớn và trẻ nhỏ khi người đó có
hành xử thiếu chín chắn hoặc thiếu phù hợp với lứa
tuổi. Ví dụ, một người trưởng thành phải nhập viện
sau khi bị chẩn đoán mắc một căn bệnh nào đó có
thể sẽ đối mặt với tình huống này bằng cách cuộn
tròn trong tư thế bào thai và giữ chặt một con thú
bông.

Regression may be seen at any stage of development in both adults and children when someone
behaves in a way that’s immature or inappropriate for their age.1 For example, an older adult
who is hospitalized after being diagnosed with a medical issue may deal with their
circumstances by curling up in the fetal position and clutching a stuffed animal.
Mặt khác, một đứa bé khi cha mẹ mang về một người em khác có thể sẽ đối phó với tình trạng
bất an cho rằng mình không còn là đứa con duy nhất bằng cách quay trở lại những hành vi vốn
đã bỏ được khi lớn lên, như đái dầm hoặc mút ngón tay.

On the other hand, a young child whose parents just brought home their baby sibling may deal
with the insecurity of no longer being an only child by reverting to behavior they’d outgrown,
such as wetting the bed or sucking their thumb.
Bài viết này sẽ mô tả lược sử của khái niệm này và giải thích cách thức xuất hiện của nó ở trẻ
nhỏ và người lớn. Chúng ta cũng sẽ thảo luận làm cách nào để ta có thể vượt qua dạng hành vi
này.
This article details the history of this concept and explains how it manifests in children and
adults. It also discusses how you can overcome regression.
Lược sử. History of Regression
Thoái lui và những cơ chế tự vệ tâm lý khác được giới thiệu lần đầu tiên bởi Sigmund Freud
trong thế kỷ XIX, là một phần trong thuyết phân tâm. Những ý tưởng của ông về các cơ chế tự
vệ tâm lý, trong đó có thoái lui, sau này đã được bà Anna Freud – con gái ông – mở rộng hơn
trong các công trình của bà.

Regression and other defense mechanisms were proposed by Sigmund Freud in the 19th century
as part of his psychoanalytic theory. His ideas about defense mechanisms, including regression,
were later expanded on by his daughter Anna Freud.
Các cơ chế tự vệ tâm lý là những chiến thuật của vô thức nhằm bảo vệ bản ngã khỏi sự căng
thẳng, sợ hãi và sang chấn. Theo Anna Freud, thoái lui là một cơ chế tự vệ thể hiện sự thiếu
trưởng thành vì chủ thể thoái lui nên không thể đối phó với vấn đề theo một cách thức mang
tính xây dựng hơn, phù hợp với lứa tuổi hơn.

Defense mechanisms are unconscious strategies used to protect the ego from stress, fear, or
trauma. According to Anna Freud, regression is an immature defense mechanism because the
individual who regresses cannot cope in a more constructive, age-appropriate way.2

Cắm chốt và Thoái lui. Fixation and Regression


Theo Freud, cơ chế tự vệ tâm lý thoái lui có liên hệ mật thiết
với các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục. Học thuyết của
Freud định rõ một số các giai đoạn mà trẻ sẽ đi qua từ lúc mới
sinh đến thời thanh thiếu niên nhưng đặc biệt tập trung vào sự
phát triển từ lúc mới sinh đến lúc 6 tuổi.

In Freud’s conception, the defense mechanism of regression is closely tied to his stages of
psychosexual development. Freud’s theory specifies several stages children go through from
infancy through adolescence but especially focuses on development between birth and the age
of six.
Khoảng thời gian này bao gồm các giai đoạn miệng, hậu môn và dương vật, và tất cả chúng ta
đều đi qua hết các giai đoạn này. Kết quả là, một người có thể sẽ mãi “lảng vảng” ở một giai
đoạn đặc biệt nào đó dù họ lớn dần như thế nào đi nữa, Freud gọi đây là hiện tượng “cắm chốt.”
Stages during this time include the oral, anal, and phallic stages, and everyone goes through
them. As a result, a person can become preoccupied with a particular stage regardless of how
much they grow beyond it, which Freud called “fixation.”
Những hiện tượng cắm chốt này có thể thể hiện ra bằng hành vi đặc trưng của một giai đoạn
nhất định nào đó. Ví dụ, nếu một người bị cắm chốt ở giai đoạn miệng, người này có thể sẽ hay
cắn mút đầu bút viết trong lúc làm việc hoặc hút thuốc, ăn uống quá mức bình thường. Tương tự
như vậy, cắm chốt ở giai đoạn hậu môn có thể được thể hiện bằng lối sống gọn gàng và sạch sẽ
quá mức.

Such fixations can manifest themselves in behavior that’s indicative of a given stage. For
example, if a person is fixated in the oral stage, they may suck on a pen while they’re working
or smoke, eat, or drink in excess. Similarly, fixation on the anal stage may manifest itself in a
preoccupation with keeping things tidy.
Tuy vậy, có một số người lại không cho thấy bất cứ một dấu hiệu nào của hiện tượng cắm chốt
mãi cho đến khi một thứ gì đó xảy ra trong cuộc sống khiến họ bị căng thẳng hoặc gặp phải
sang chấn. Chỉ đến lúc này thì cơ chế thoái lui mới được sử dụng để làm tấm khiên che chắn cho
bản ngã, khiến chủ thể quay lại với một giai đoạn phát triển trước đây.

Other people, however, may not show any signs of fixation until something happens in their
lives that cause stress or trauma. It is only at this point when the defense mechanism of
regression will be used to shield their ego, leading them to revert to an earlier stage.
Ví dụ, một người trải qua một cuộc chia tay sóng gió, bản thân người này rõ ràng chưa hề có
tình trạng cắm chốt ở giai đoạn miệng, thì nay lại đột nhiên cảm thấy ăn uống mang đến cho
mình sự thoải mái. Trong những trường hợp này, thoái lui phát triển dựa trên sự tác động của
hiện tượng cắm chốt. Nếu sự cắm chốt vào một giai đoạn phát triển trước đó của một người
tương đối yếu thì một yếu tố châm ngòi căng thẳng lớn sẽ là điều kiện cần để khiến họ xuất hiện
trạng thái “thoái lui”; mặt khác, nếu sự cắm chốt ở một người đủ mạnh thì chỉ cần một yếu tố
châm ngòi căng thẳng nho nhỏ cũng khiến họ rơi vào trạng thái tự vệ này.

For example, someone going through a tough breakup who typically isn’t fixated at the oral
stage may suddenly find eating brings them comfort. In these cases, regression is based on the
strength of the fixation. If the person’s fixation on an earlier stage is relatively weak, a major
stressor would be needed to lead them to regress; on the other hand, if the person’s fixation is
strong, even a minor stressor could result in regression.3
Thoái lui ở trẻ em. Regression in Children
Trẻ nhỏ sẽ hình thành những kỹ năng và năng lực mới một cách nhanh chóng, tuy nhiên, thoái
lui cũng là một phần phổ biến trong quá trình phát triển. Đặc biệt, một đứa trẻ nếu có một chút
thoái lui sau khi làm chủ một thứ mới hoặc điều chỉnh thích nghi với một tình huống mới cũng
là chuyện bình thường, chẳng hạn như lần đầu tiên tham gia một lớp mầm non hoặc mẫu giáo.

Young children develop new skills and abilities rapidly, however, regression is also a common
part of their development. In particular, it is normal and even helpful for a child to regress
slightly after mastering something new or adjusting to a new situation like attending daycare or
preschool for the first time.
Thoái lui thường là một sản phẩm từ việc bị choáng ngợp trước những cột mốc phát triển mới
mà chủ thể vừa đạt được và trước cả sự thật là nó khiến chúng phải bước ra khỏi vùng an toàn
trước kia của mình.

Regression is often a product of being overwhelmed by the new developmental milestone they’ve
reached and the fact that it takes them out of a previously established comfort zone.
Ví dụ, một đứa trẻ gần đây mới học được cách tự ăn sẽ đột nhiên cảm thấy mình như thể không
làm nổi điều này và quay trở lại dựa dẫm vào người chăm sóc để họ đút cho mình. Hoặc trong
ngày đầu tiên đi trẻ, chúng có thể sẽ khóc quấy và bám chặt chân cha mẹ thậm chí khi cả mấy
tháng nay chúng đều không xuất hiện dạng hành vi này.

For instance, a child who has recently learned to feed himself may suddenly seem unable to do
so and revert to relying on his caregivers to feed him. Or the first day a child is dropped off at
pre-school they may cry and cling to her parent’s leg even though she hasn’t exhibited this kind
of behavior in months.
Mặc dù thoái lui có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thời thơ ấu nhưng tuổi mới chập
chững biết đi và độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo, trẻ sẽ càng dễ xuất hiện tình trạng này.

While regression can happen at any point in childhood, toddlers and preschoolers are
especially prone to it.
Cha mẹ và người chăm sóc có thể giúp trẻ vượt qua những khoảng thời gian xuất hiện thoái lui
bằng cách hỗ trợ và trấn an trẻ. Thoái lui là một cách để trẻ bộc lộ cảm xúc về sự phát triển của
bản thân, vậy nên người chăm sóc không nên ngó lơ hành vi này. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên
thiết lập giới hạn bằng cách đề xuất những cách ứng phó tốt hơn thay thế cho hành vi này.
Parents and caregivers can help their children through periods of regression by being
reassuring and supportive. Regression is a way for children to express their feelings about their
development, so caregivers shouldn’t ignore their behavior. However, they should set limits by
suggesting alternative ways of coping.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ hay phát cáu mỗi lần nó được chở đến trường thì người chăm sóc có thể
nhắc nó rằng lần trước đến trường cũng rất vui và trấn an nó rằng mình sẽ đến đón đúng giờ
ngay khi tan lớp.

For example, if a child has a temper tantrum every time he’s dropped off at school, a caregiver
might remind him of the fun he had last time he went and reassure him that they will be there to
pick him up as soon as the school day is over.
Mặc dù thoái lui trong suốt thời thơ ấu là bình thường và cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn,
nhưng nếu nó kéo dài nhiều tuần thì đây cũng là điều đáng phải quan ngại. Nếu một sự thoái lui
riêng lẻ nào đó kéo dài từ tầm 2 đến 3 tuần thì ta nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo trẻ
không gặp vấn đề gì khác ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

While regression throughout childhood is normal and usually brief, if it lasts longer than a few
weeks, there might be cause for concern. If a single instance of regression continues beyond two
to three weeks, it could be worth checking in with the child’s doctor to make sure something else
isn’t going on that’s holding back their developmental progress.4
Thoái lui ở người trưởng thành. Regression in Adults
Tương tự như ở trẻ em, người lớn đôi khi cũng thoái lui, thường thì nó cũng là một phản ứng
tạm thời trước một tình huống sang chấn hoặc gây lo âu. Ví dụ, một người bị kẹt xe sẽ nổi đóa
giữa đường, một dạng tức giận mà vốn bình thường họ không bộc lộ nhưng giúp họ ứng phó với
sự căng thẳng khi lái xe.

Like children, adults sometimes regress, often as a temporary response to a traumatic or


anxiety-provoking situation. For example, a person stuck in traffic may experience road rage,
the kind of tantrum they’d never have in their everyday life but helps them cope with the stress
of driving.
Tương tự như vậy, một tân sinh viên đại học sắp sửa làm bài thi đầu tiên có thể sẽ thức cả đêm
để chat với người bạn thân nhất thời phổ thông như một cách để làm bản thân bình tâm. Trong
những trường hợp này, chủ thể đang thoái lui bản thân về lại với một giai đoạn phát triển nơi họ
cảm thấy an toàn và an tâm hơn, hoặc khi người chăm sóc có thể cứu họ khỏi sự bất an này.
Similarly, a college freshman who is about to take their first test may stay up all night video
chatting with their best friend as they did in high school as a way to calm their nerves. In these
instances, the individual is regressing to a stage in their development when they felt safer and
more secure, or when a caregiver could rescue them from their insecurities.1
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thoái lui nói chung sẽ giảm dần trong quá trình con người ta lớn
lên. Một nghiên cứu theo dõi dọc trong nhóm tham dự viên Châu Âu và Châu Mỹ đã cho thấy
giữa thanh thiếu niên và người độ tuổi 65, việc sử dụng cơ chế phòng vệ thoái lui đã giảm đi
theo độ tuổi. Tuy nhiên, đổ tuổi lớn hơn 65 thì tình trạng thoái lui lại gia tăng, và các nhà khoa
học quy tình trạng này cho những thách thức trong việc duy trì các cơ chế đối phó thích hợp
trong trong giai đoạn trưởng thành về sau này.

Studies have shown that regression generally decreases throughout adulthood. A longitudinal
study with European-Americans showed that between adolescence and the age of 65, use of the
defense mechanism of regression decreased. However, after 65, regression increased, which the
researchers attributed to the challenges of maintaining adaptive coping strategies in older
adulthood.5
Tương tự, một nghiên cứu cắt ngang trên nhóm người trẻ trưởng thành, chủ yếu là người da
trắng trong tầm tuổi 20 và nhóm người cao tuổi hơn, cũng chủ yếu là người da trắng với độ tuổi
trung bình 71, đã phát hiện ra rằng người trẻ có xu hướng xuất hiện tình trạng thoái lui nhiều
hơn người cao tuổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác biệt này có thể là kết quả của hành vi
thoái lui thiếu chín chắn thường được người ta chấp nhận ở người trẻ hơn, trong khi cũng những
hành vi này nhưng ở người già thị lại bị cho là bệnh tật hoặc không phù hợp.

Similarly, a cross-sectional study comparing younger, primarily White adults with the average
age of about 20 years old and older, primarily White adults with the average age of about 71
years old found that the younger adults tended to use regression more than older adults. The
researchers speculated that this difference may be the result of immature regressive behaviors
being more acceptable for younger adults while seeming maladaptive and pathological in older
adults.6
Làm sao để vượt qua tình trạng thoái lui? How to Overcome Regression
Mặc dù thoái lui thường là một phản ứng tạm thời với căng thẳng, và khả năng là cũng sẽ không
đưa đến vấn đề nghiêm trọng lắm, nhưng nhiều trường hợp chủ thể có khi còn không nhận thức
được hành vi của mình mang tính thoái lui, thậm chí ngay khi những người xung quanh thấy rõ
ràng được sự thiếu chín chắn trong hành vi của những cá nhân này.
While regression is often a temporary response to stress that won’t lead to larger issues, in
many cases the individual may be unaware their behavior is regressive, even though to the
outside observer the immaturity of their actions may be quite obvious.
Thường xuyên nói với một người trưởng thành rằng hành vi của họ không phải là kiểu trẻ con
bình thường hoặc không phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp họ nhận thức những gì bản thân đang làm
và quyết định cách xử lý với các tác nhân gây khó chịu theo một cách thức tốt đẹp hơn.

Often telling an adult that their behavior is uncharacteristically childish or age-inappropriate


will enable them to recognize what they’re doing and determine how to respond to whatever is
causing them distress in a more productive way.
Mặt khác, thoái lui cũng có thể là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Dựa dẫm quá
mức vào cơ chế thoái lui có thể là một dấu hiệu thể hiện kỹ năng ứng phó kém và cần có sự can
thiệp từ trị liệu viên hoặc tư vấn viên. Nếu bạn để ý thấy mình đang gặp khó khăn trong việc xử
lý hiệu quả những căng thẳng hằng ngày và có xu hướng hành xử bất lực hoặc thiếu chín chắn
khi đối mặt với vấn đề, thì đây có thể chính là những dấu hiệu cho thấy bạn cần làm việc với
chuyên gia để cải thiện các kỹ năng ứng phó của bản thân.

On the other hand, regression can also be a sign of larger issues. A reliance on regression can
be a sign of poor coping skills that may require the help of a counselor or therapist to work
through. If you notice you have trouble dealing constructively with the stress of everyday life
and tend to act helpless or immature in the face of problems, this may be a sign that you need to
work with a professional to improve your coping skills.
Thoái lui có thể là một dấu hiệu của những vấn đề thể chất hoặc tâm lý nghiêm trọng khác như
căng trương lực, mê sảng, các rối loạn loạn thần, trầm cảm dạng điển hình, rối loạn nhân cách
ranh giới, rối loạn phân ly, mất trí, hoặc rối loạn sử dụng chất.

Regression may also be a sign of major physical or psychological problems like catatonia,
delirium, psychotic disorders, major depressive disorder, borderline personality disorder,
dissociative disorders, dementia, or substance abuse disorders.1
Nếu bạn quan ngại tình trạng thoái lui ở một người là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng
hơn, hãy tìm đến một bác sĩ hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ sẽ chẩn đoán vấn đề và
phối hợp cùng bệnh nhân hoặc người thân để lên kế hoạch giúp người bệnh vượt qua nó. Thoái
lui là một triệu chứng của những vấn đề này, vậy nên mục tiêu chính sẽ là điều trị cho được rối
loạn đằng sau, dần giúp người bệnh bớt hoặc hoàn toàn vượt qua được tình trạng này.
If there’s a concern that a person’s regression is the sign of a larger difficulty, a medical doctor
or mental health professional should be consulted. They will diagnose the issue and work with
the patient or their loved ones to come up with a plan to manage it. Regression is a symptom of
these issues, so the goal would be to treat the underlying disorder, naturally leading to the
individual exhibiting less or even completely overcoming regression.

Nguồn. Sources
Lokko HN, Stern TA. Regression: Diagnosis, Evaluation,
and Management. Prim Care Companion CNS Disord.
2015;17(3). doi:10.4088/pcc.14f01761
Freud, A. The Ego and the Mechanisms of Defense. New
York, NY: Routledge; 1936/2018.
Crain W. Theories Of Development: Concepts And
Applications. 5th ed. Upper Saddle River, NJ: Pearson
Prentice Hall; 2005.
Rich M. Child regression: What it is and how you can support your little one.
Unicef.org. https://www.unicef.org/parenting/child-development/what-is-childhood-regression.
Diehl M, Chui H, Hay EL, Lumley MA, Grühn D, Labouvie-Vief G. Change in coping and
defense mechanisms across adulthood: Longitudinal findings in a European American sample.
Dev Psychol. 2014;50(2):634-648. doi:10.1037/a0033619
Segal DL, Coolidge FL, Mizuno H. Defense mechanism differences between younger and older
adults: A cross-sectional investigation. Aging Ment Health. 2007;11(4):415-422.
doi:10.1080/13607860600963588

2: PHÓNG CHIẾU (Projection)

Phóng chiếu là một cơ chế tự vệ của tâm lý xuất hiện khi một người nhận ra những đặc tính
hoặc ham muốn không thể chấp nhận của bản thân xuất hiện ở một người khác như một cách để
phủ nhận những đặc tính và thôi thúc này trong tiềm thức của bản thân.
Projection is a defense mechanism in which an individual recognizes their unacceptable traits
or impulses in someone else to avoid recognizing those traits or impulses in themselves
subconsciously.1
Ví dụ, ta bắt nạt một người đang bị bất an hoặc lo lắng có thể cũng bởi ta không muốn công
nhận sự tồn tại của những cảm xúc này ở chính bản thân mình.

For example, someone who bullies another for being anxious and insecure may be doing so to
avoid acknowledging they exhibit those same tendencies.
Nguồn gốc. Origins of Projection
Sigmund Freud đưa ra ý tưởng về các cơ chế tự vệ tâm lý trong thuyết phân tâm của mình. Một
cơ chế tự vệ tâm lý là một chiến thuật của vô thức được sử dụng để bảo vệ bản ngã khỏi những
điều khiến bản thân lo âu, khó chịu nếu bản thân chủ thể nhận thức nó một cách rõ ràng.

Sigmund Freud proposed the idea of defense mechanisms as part of his psychoanalytic theory.
A defense mechanism is an unconscious strategy people use to defend the ego against
uncomfortable personal characteristics that would cause anxiety if they recognized them
consciously.
Ban đầu Freud chỉ liệt kê phóng chiếu là một trong số rất nhiều các cơ chế tự vệ, về sau này,
Anna Freud – con gái ông, đã mở rộng khái niệm này trong cuốn “Bản ngã và những cơ chế tự
vệ của nó”.

Freud initially proposed projection as one of several defense mechanisms, which his daughter,
Anna Freud, expanded on in her book, “The Ego and the Mechanisms of Its Defence.”
Sự phát triển. Development of Projection
Sự hình thành và phát triển của tình trạng phóng chiếu tùy thuộc vào sự thấu hiểu nội tâm của
mỗi người về cái đúng cái sai, và vì vậy, không thể trở thành một cơ chế tự vệ cho đến khi chủ
thể hình thành được cái gọi là “lương tâm” (khái niệm thiên về phân tâm học, không hẳn là
“lương tâm” theo nghĩa thông thường – ND) trong khoảng thời gian giữa thời thơ ấu.

Projection depends on an internalized understanding of right and wrong, and therefore can’t be
used as a defense mechanism until the individual develops a conscience during mid-childhood.
Tuy nhiên, phóng chiếu được coi là một dạng hành vi khá nguyên thủy vì nó dựa trên một góc
nhìn trắng đen rõ ràng về cái tốt và cái xấu. Từ đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ thường sử
dụng phóng chiếu nhiều nhất là trong đầu và giữa thời thanh thiếu niên và ít dần hơn trong cuối
thời thanh thiếu niên khi chúng bắt đầu sử dụng các cơ chế tự vệ mang tính trưởng thành hơn,
như “đồng nhất hóa” – một cơ chế diễn ra khi chủ thể tiếp nhận và mô phỏng theo hành vi của
người khác.

Nonetheless, projection is considered fairly primitive because it is based on a black-and-white


understanding of good and bad. As a result, studies have shown that children are most likely to
use projection as a defense mechanism in early and mid-adolescence and less in late
adolescence as they start to employ more mature defense mechanisms, such as identification, in
which an individual internalizes and reproduces the behavior of another.2
Việc coi phóng chiếu là thiếu trưởng thành không có nghĩa là người lớn không sử dụng nó. Sẽ
có lúc nào đó, người trưởng thành cũng không có cách nào khác phải sử dụng một cơ chế tự vệ
nào đó nhằm bảo bệ bản thân khỏi một mối đe dọa lên cách ta tự nhìn nhận bản thân. Tuy nhiên,
người trưởng thành sử dụng nhiều loại cơ chế tự vệ khác nhau, một số sẽ hay sử dụng các cơ
chế thiếu trưởng thành trong khi một số khác lại chọn những cơ chế tự vệ tâm lý chín chắn hơn.

The fact that projection is considered immature does not mean adults don’t use it. At one time
or another, adults will inevitably use a defense mechanism of some kind to protect themselves
against a threat to their sense of self. However, adults will differ in what kinds of defense
mechanisms they use, with some consistently relying on immature defense mechanisms and
others employing mature defense mechanisms.
Một nghiên cứu trên nam giới trưởng thành đã chỉ ra rằng về cơ bản, nhóm này sử dụng các cơ
chế tự vệ mang tính trưởng thành hơn, họ thường có sức khỏe thể chất tốt hơn, thu nhập cao hơn
và hài lòng hơn với đời sống hôn nhân. Trong khi đó, một nghiên cứu trên nhóm thanh niên trẻ
cho thấy việc sử dụng thường xuyên cơ chế tự vệ phóng chiếu có liên quan mật thiết đến biểu
hiện tính cách đa nghi, cảnh giác cao độ ở nam giới và kiểu tính cách hòa đồng, đáng tin và nhẹ
nhàng ở nữ giới.

Research with men has shown that when they typically employ more mature defense
mechanisms, they tend to have better physical health, career outcomes, and marital
satisfaction.3 Meanwhile, a study of young adults demonstrated that extensive use of projection
as a defense mechanism was associated with a suspicious, hyper-alert personality style in men
and a sociable, trusting, non-depressed personality style in women.4
Ví dụ. Examples of Projection
Phóng chiếu có thể được sử dụng làm một cơ chế tự vệ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con người
ta bảo vệ lòng tự trọng bằng cách chối bỏ những đặc điểm, thôi thúc và cảm xúc mang tính đe
dọa đến bản thân, trong khi lại nhìn thấy chính những điều này ở người khác. Một số ví dụ có
thể kể đến:

Projection may be used as a defense mechanism in any circumstance. People protect their self-
esteem by denying characteristics, impulses, or feelings they find threatening while seeing those
same characteristics in someone else. Some examples include:
– Một người vợ bị thu hút bởi một nam đồng nghiệp nhưng lại không thể thừa nhận cảm xúc
này, vậy nên khi người chồng kể về một nữ đồng nghiệp nào đó ở chỗ anh ta làm thì người vợ
lại ghen tuông và buộc tội chồng mình lăng nhăng. A wife is attracted to a male co-worker but
can’t admit her feelings, so when her husband talks about a female co-worker, she becomes
jealous and accuses him of being attracted to the other woman.
– Một người đàn ông lo ngại về độ nam tính của mình sẽ hay nói móc những người đàn ông
khác khi thấy họ cư xử như phụ nữ. A man who feels insecure about his masculinity mocks other
men for acting like women.
– Một vận động viên khúc côn cầu vốn chẳng ưa gì đồng đội mình, nhưng dần dà lại bắt đầu tin
rằng người kia mới có hiềm khích với mình. An athlete instinctively dislikes a hockey team
member, but over time begins to believe their teammate hates them.
– Một người phụ nữ chỉ trích con gái mình vì hay ngắt lời lúc mình đang nói nhưng trong thực
tế, bà ta mới là người thường xuyên ngắt lời con mình. A woman criticizes her daughter for
interrupting her while she’s talking, when in fact, she regularly interrupts her daughter.
– Một người có mặc cảm tội lỗi vì ý nghĩ muốn trộm đồ, từ đây họ bắt đầu nghi ngờ những
người khác đang trù tính lấy trộm bóp hay những đồ vật có giá trị khác của mình. Someone feels
guilty for feeling the urge to steal, leading them to suspect that others are planning to take their
wallet or other valuables.
– Một cậu trai trẻ ngó lơ những ham muốn hành xử bốc đồng ở bản thân và thay vào đó lại mù
quáng cho rằng bạn của mình mới là người có khuynh hướng hành xử hung hăng. A young man
ignores his own aggressive impulses and instead inaccurately believes his friend has aggressive
tendencies.
Phóng chiếu – Một cơ chế tự vệ tâm lý hay là cái gì khác? Projection as a Defense
Mechanism or Something Else?
Vì ngay từ đầu Freud đã giới thiệu phóng chiếu là một cơ chế tự vệ của tâm lý nên dần dà mọi
người thường sử dụng thuật ngữ này trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, khi họ thảo luận về
phóng chiếu dưới dạng một thuật ngữ thông thường, họ sẽ không cho rằng nó là một yếu tố
phòng vệ tâm lý.
Since Freud first introduced projection as a defense mechanism, people have often used the
term in everyday conversation. However, when they discuss projection in simple terms, they
usually don’t think of it as a defensive element.
Trong những trường hợp này, phóng chiếu mô tả việc nhìn thấy những đặc tính của bản thân ở
người khác, và đặc biệt hơn một chút, là nhìn thấy những đặc tính này ở người khác trong khi
bản thân mình mới là người đang sở hữu chúng. Tuy nhiên, lúc này, phóng chiếu không được sử
dụng làm tấm khiên bảo vệ cho bản ngã khỏi những thứ mang tính đe dọa với nó. Những đặc
tính cá nhân mà một người phóng chiếu lên người khác có thể tích cực hoặc mang tính trung
lập.

In these instances, projection describes seeing one’s traits in others or, slightly more
specifically, seeing traits in others that one incorrectly believes they don’t possess.1 Yet, neither
of these cases is projection used to protect the ego against features one finds threatening. The
personal characteristics one projects onto others could be positive or neutral.5
Để thực sự được coi là một cơ chế phòng vệ tâm lý, phóng chiếu cần phải dựa theo sự khái niệm
hóa của Freud. Thấy những đặc tính không mong muốn của bản thân ở người khác trong khi lại
không thừa nhận sự hiện hữu của chính chúng trên chính bản thân mình có thể giúp chủ thể bảo
vệ được bản ngã. Theo hướng định nghĩa này, đây sẽ được gọi là phòng chiếu tự vệ hoặc phóng
chiếu dạng cổ điển.

To indeed be a defense mechanism, projection must be based on Freud’s initial


conceptualization. Seeing one’s undesirable traits in others while denying them in oneself helps
an individual defend their ego.1 Projection defined this way is referred to as defensive or
classical projection.
Nếu không có yếu tố tự vệ, ta không nên coi phóng chiếu là một cơ chế tự vệ của tâm lý mà nên
coi nó là một thiên kiến nhận thức, khi ta quy kết mọi người đều như mình. Khi con người ta
đánh giá quá mức số người cho chung đặc điểm, mong muốn, suy nghĩ và cảm xúc với chúng ta,
thì ta gọi đó là “hiệu ứng đồng thuận giả”, và nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng cho
khuynh hướng này.

Without a defensive element, one shouldn’t consider projection a defense mechanism but as a
cognitive bias in which one assumes other people are similar. The idea that people overestimate
the number of people who share their traits, desires, thoughts, and feelings is referred to as the
false consensus5 , and studies have provided ample evidence for this tendency.6
Tác động của Phóng chiếu tự vệ. Impact of Defensive Projection
Giống như các cơ chế tự vệ khác, phóng chiếu có thể mang đến lợi ích trong ngắn hạn. Bằng
cách chối bỏ những sự thật khó chịu về bản thân, con người ta có thể ứng phó dễ dàng hơn với
lo âu và duy trì lòng tự trọng.

Like many defense mechanisms, in the short term, projection can be helpful. By denying
uncomfortable truths about themselves, people can better cope with their anxieties and maintain
their self-esteem.
Tuy nhiên, phóng chiếu có thể, về cơ bản, vẫn có hại vì nó có thể phá vỡ những mối quan hệ với
người khác và gây ra những vấn đề như bắt nạt, ganh tỵ và thói đổ lỗi cho nạn nhân. Nó cũng có
thể khiến cho chủ thể tạo ra một thế giới xã hội đầy thù địch trong tiềm thức, một thế giới mà họ
tin rằng đang bị “ô nhiễm” bởi những người có những đặc tính mà chủ thể ghét nhất, những thứ
mà chủ thể không hề muốn nhìn ra ở bản thân mình một chút nào.

However, projection can ultimately become harmful because it can disrupt interpersonal
relationships and lead to issues like bullying, jealousy, and victim-blaming. It also may cause
the individual to subconsciously create a hostile social world they believe is populated by
people who exhibit the traits they dislike most and are least willing to confront in themselves.5
Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra thường xuyên sử dụng phóng chiếu để tự vệ có liên đới với đặc
điểm của các rối loạn nhân cách ranh giới, ái kỷ, kịch tính và phản xã hội.

Furthermore, studies have shown that frequent use of defensive projection is associated with
features related to borderline, narcissistic, histrionic, and psychopathic personality disorders.7
Làm sao để nhận ra và vượt qua tình trạng phóng chiếu. How to Recognize and Overcome
Projection
Vì về bản chất, phóng chiếu tồn tại trong tiềm thức, nên việc nhận ra bản thân đang sử dụng cơ
chế tự vệ này có thể khá khó khăn, nhưng vẫn hoàn toàn có thể làm được.

Given the subconscious nature of defense mechanisms, recognizing your own use of defensive
projection can be challenging, but it is possible.
Bước đầu tiên là tự vấn bản thân. Cố gắng thành thật với bản thân về những thứ khiến bạn cảm
thấy bất an và lo âu, xem lại những đặc tính và ham muốn của bản thân mà bạn ít thích nhất.

The first step is self-reflection. Try to be honest with yourself about what makes you insecure
and anxious, and examine the traits and impulses you have that you may least like about
yourself.
Sau đó, nỗ lực nhìn nhận hành vi của mình một cách khách quan để xem xem bạn có đang
phóng chiếu bất kỳ lo âu nào về bản thân lên người khác không. Cố gắng không phán xét bản
thân trong quá trình này; hãy quan sát và thành thật đánh giá nhưng không mãi “đắm chìm”
trong bất cứ thứ gì mình phát hiện ra.
Then, attempt to view your behavior objectively to see if you may be projecting any of the
anxieties you have about yourself onto someone else. Try not to judge yourself during this
exploration; observe and honestly assess without dwelling on anything you uncover.
Qúa trình này có thể không thoải mái chút nào, nên có lẽ tốt nhất bạn nên thực hiện cũng với
một chuyên gia. Một trị liệu viên hoặc tư vấn viên có hiểu biết về các cơ chế tự vệ tâm lý và đặc
biệt là cơ chế phóng chiếu có thể hướng dẫn bạn thực hiện quá trình và giúp bạn đối mặt với thứ
bạn tìm ra. Hơn nữa, một trị liệu viên có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với những đặc
tính, suy nghĩ và cảm xúc khiến bạn phóng chiếu chúng lên người khác ngay từ đầu.

This can be an uncomfortable process, so it may be best to undertake it with a mental health
professional. A therapist or counselor familiar with defense mechanisms and projection, in
particular, can guide you through this process and help you face what you find. Moreover, a
therapist can help you become more comfortable with the characteristics, thoughts, and feelings
that have caused you to project onto others in the first place.
Can thiệp này sau rồi sẽ có thể giúp bạn hoàn toàn ngừng sử dụng cơ chế phóng chiếu. Nói gì
thì nói, người nào biết và chấp nhận bản thân , thậm chí là cả những điều mình không thích, sẽ ít
phải dựa dẫm vào cơ chế này vì họ đã không còn cần phải chối bỏ bất kỳ điều gì về bản thân.

This work may ultimately help you overcome your use of projection entirely. After all, people
who know and accept themselves, even the traits they don’t like, are far less likely to rely on
defensive projection because they no longer need to deny any part of themselves.

Tham khảo. Sources


Baumeister RF, Dale K, Sommer KL. Freudian defense
mechanisms and empirical findings in modern social
psychology: reaction formation, projection, displacement,
undoing, isolation, sublimation, and denial. J Pers.
1998;66(6):1081-1124. doi:10.1111/1467-6494.00043
Cramer P. The development of defense mechanisms. J Pers. 1987;55(4):597-614.
doi:10.1111/j.1467-6494.1987.tb00454.x
Vaillant GE. Theoretical hierarchy of adaptive ego mechanisms. Arch Gen Psychiatry.
1971;24(2):107. doi:10.1001/archpsyc.1971.01750080011003
Cramer P. Defense mechanisms, behavior, and affect in young adulthood. J Pers.
2002;70(1):103-126. doi:10.1111/1467-6494.00180
Newman LS, Duff KJ, Baumeister RF. A new look at defensive projection: Thought suppression,
accessibility, and biased person perception. J Pers Soc Psychol. 1997;72(5):980-1001.
doi:10.1037/0022-3514.72.5.980
Ross L, Greene D, House P. The “false consensus effect”: An egocentric bias in social
perception and attribution processes. J Exp Soc Psychol. 1977;13(3):279-301.
doi:10.1016/0022-1031(77)90049-x
Cramer P. Personality, personality disorders, and defense mechanisms. J Pers.
1999;67(3):535-554. doi:10.1111/1467-6494.00064

3: CHỐI BỎ (Denial)

Chối bỏ là một cơ chế tự vệ của tâm lý, thể hiện việc con người ta ngó lơ tình huống thực tế để
né tránh lo âu. Cơ chế tự vệ của tâm lý là những cách thức mà ta sử dụng để đối phó với cảm
giác khó chịu. Đối với cơ chế chối bỏ, chúng ta không thừa nhận thực tế hoặc phủ nhận hệ quả
do thực tế đó gây ra.

Denial is a type of defense mechanism that involves ignoring the reality of a situation to avoid
anxiety. Defense mechanisms are strategies that people use to cope with distressing feelings. In
the case of denial, it can involve not acknowledging reality or denying the consequences of that
reality.
Nếu bạn đang chối bỏ, thường là bạn đang gặp khó khăn trong việc chấp nhận một điều gì đó
quá mức chịu đựng hoặc gây quá nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, về ngắn hạn, cơ chế tự vệ này
cũng có thể được sử dụng với mục đích hữu ích. Nó cho phép bạn có thời gian để điều chỉnh với
một thay đổi đột ngột trong thực tế. Bằng cách cho bản thân thời gian, bạn có thể chấp nhận,
thích nghi và từ đó bước tiếp.
If you are in denial, it often means that you are struggling to accept something that seems
overwhelming or stressful. However, in the short term, this defense mechanism can have a
useful purpose. It can allow you to have time to adjust to a sudden change in your reality. By
giving yourself time, you might be able to accept, adapt, and eventually move on.
Nhưng chối bỏ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cuộc sống, cụ thể, nó khiến bạn khó mà giải
quyết vấn đề hoặc cản trở bạn thay đổi. Có khi, nó còn có thể ngăn không cho bạn tiếp nhận
giúp đỡ hoặc các hình thức điều trị cần thiết.

But denial can also cause problems in your life, particularly if it keeps you from addressing a
problem or making a needed change. In some cases, it can prevent you from accepting help or
getting the treatment that they need.
Chối bỏ được mô tả lần đầu bởi nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud, ông cho rằng chối
bỏ là từ chối thừa nhận những sự thật khó chịu về một sự kiện nào đó diễn ra cả bên trong nội
tâm lẫn bên ngoài xã hội, bao gồm những ký ức, suy nghĩ và cảm nhận.

Denial was first described by the famed psychoanalyst Sigmund Freud, who described it as
refusing to acknowledge upsetting facts about external events and internal ones, including
memories, thoughts, and feelings.1
Các dấu hiệu của chối bỏ. Signs of Denial
Có một số dấu hiệu mà bạn hoặc một ai đó bạn biết có thể đang sử dụng chối bỏ để làm lá chắn
tự vệ. Một số dấu hiệu phổ biến:

There are a few signs that you or someone you know might be using denial as a defense
mechanism. Some common signs:
– Bạn tránh né nói về vấn đề. You refuse to talk about the problem.
– Bạn luôn tìm cách biện hộ cho hành vi của mình. You find ways to justify your behavior.
– Bạn đổ lỗi cho người khác hoặc các yếu tố bên ngoài đã gây ra vấn đề. You blame other
people or outside forces for causing the problem.
– Bạn cố chấp thực hiện hành vi mặc cho những hệ quả từ hành vi đó. You persist in a behavior
despite negative consequences.
– Bạn hứa sẽ giải quyết vấn đề trong tương lai. You promise to address the problem in the
future.
– Bạn tránh né nghĩ về vấn đề.You avoid thinking about the problem.
Ngoài những dấu hiệu này, bạn có thể sẽ thấy mình hay cảm thấy vô vọng và bất lực. Ở một
mức độ nhất định, bạn vẫn biết mình có một vấn đề cần giải quyết, nhưng bạn cảm thấy những
gì mình nói hay làm sẽ chẳng tạo nên khác biệt gì. Khi người khác cố đưa ra lời khuyên hoặc
giúp đỡ, bạn có thể gạt đi nối quan ngại của họ bằng cách giả vời đồng ý hoặc nói họ không cần
nhúng mũi vào chuyện này.

In addition to these signs, you might find yourself feeling hopeless or helpless. On some level,
you know there is a problem that needs to be addressed, but you feel that nothing you do or say
will make a difference. When other people try to offer advice or help, you might brush off their
concern by pretending to agree or telling them to mind their own business.
Nguyên do xuất hiện. Why Denial Happens
Cũng như các cơ chế tự vệ khác, chối bỏ là một cách ta sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi những
lo âu. Trong một số trường hợp, nó có thể là một cách để ta tránh phải đối phó với căng thẳng
hoặc những cảm xúc đau buồn. Bằng cách từ chối xử lý hoặc thậm chí là thừa nhận là có điều gì
đó không ổn đang diễn ra, bạn cố ngăn bản thân đối mặt với căng thẳng, xung đột, đe dọa, sợ
hãi hoặc những nỗi lo âu.

Like other defense mechanisms, denial functions as a way to protect you from experiencing
anxiety. In some cases, it might be a way to avoid dealing with stress or painful emotions. By
refusing to deal with or even admit that there is something wrong, you are trying to prevent
facing stress, conflict, threats, fears, and anxieties.
Chối bỏ phục vụ một số mục đích khác nhau, Đầu tiên, sử dụng cơ chế tự vệ này, bạn không
phải thừa nhận vấn đề. Thứ hai, nó cũng cho phép bạn giảm thiểu những hệ quả tiềm tàng mà
vấn đề có thể gây ra.

Denial serves a few different purposes. First, using this defense mechanism means you don’t
have to acknowledge the problem. Second, it also allows you to minimize the potential
consequences that might result.
Chối bỏ đôi khi xuất hiện thường xuyên trong một số bệnh lý tâm thần nhất định. Người có rối
loạn sử dụng chất, rối loạn sử dụng rượu bia và rối loạn nhân cách ái kỷ chẳng hạn, có thể sử
dụng cơ chế tự vệ này thường xuyên hơn để tránh phải đối mặt với thực tế bệnh tình của mình.

Denial is sometimes seen more often with certain types of mental health conditions. People who
have substance abuse disorder, alcohol use disorder, and narcissistic personality disorder, for
example, may use this defense mechanism more often to avoid facing the reality of their
condition.
Chối bỏ một vấn đề đang tồn tại cho phép chủ thể tiếp tục duy trì những hành vi không tốt thay
vì đi giải quyết vấn đề.

Denying a problem exists allows the individual to continue engaging in destructive behavior
without addressing the problem.
Ví dụ. Examples of Denial
Chối bỏ là một cách né tránh xử lý những cảm xúc khó chịu ở nhiều người. Một số ví dụ:

Denial is a common way for people to avoid dealing with troubling feelings. Some examples:
– Một người phủ nhận mình mắc rối loạn sử dụng chất hoặc rượu bia vì họ vẫn có cuộc sống
khá ổn và vẫn có thể đi làm mỗi ngày.

Someone denies that they have an alcohol or substance use disorder because they can still
function and go to work each day.
– Sau sự ra đi đột ngột của một người thân, một người có thể sẽ không chấp nhận sự thật về cái
chết này và phủ nhận những gì đã xảy ra. Đây là một phần quan trọng trong các giai đoạn mất
mát đau buồn.

After the unexpected death of a loved one, a person might refuse to accept the reality of the
death and deny that anything has happened. This is a common part of the stages of grief.
– Sau khi làm tổn thương cảm xúc của ai đó, bạn có thể sẽ từ chối nghĩ về nó hoặc cố tìm cách
đổ lỗi cho họ vì đã khiến bạn hành xử như vậy. Ví dụ, bạn nói “Tôi sẽ chẳng nói thế nếu cô ta
đừng hành xử như vậy!”. Bằng cách chối bỏ hành vi của mình, bạn chuyển giao lỗi lầm lên
người đã bị bạn làm tổn thương.

After hurting someone’s feelings, you might refuse to think about it or try to find a way to blame
them for your behavior. For example, you might say, “I wouldn’t have said that if she hadn’t
been acting that way!” By denying your actions, you shift the blame to the person who has been
hurt.
– Một người xuất hiện các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần né tránh suy nghĩ về nó và
không tiếp nhận giúp đỡ vì họ không muốn đối mặt với vấn đề. Vì không tiếp nhận hỗ trợ và
giúp đỡ cần thiết từ người khác nên bệnh tình của họ có thể sẽ trở nặng theo thời gian.
Someone experiencing symptoms of a mental health condition might avoid thinking about it and
not get help because they don’t want to face the problem. Because they don’t get the help and
support that they need, their condition may worsen over time.
– Sau khi bị chẩn đoán mắc một bệnh mãn tính hoặc một căn bệnh nào đó giai đoạn cuối, một
người có thể không tin rằng vấn đề này nghiêm trọng trong khi thực tế thì ngược lại. Họ có thể
nghĩ, “Mình sẽ vượt qua nó; đâu có tệ đến vậy.” Không may thay, chối bỏ có thể, ở một mức độ
nào đó, gây ảnh hưởng lên quá trình điều trị.

After being diagnosed with a chronic illness or terminal condition, a person might refuse to
believe that the problem is as serious as it really is. They might instead think, “I’ll get over it; it
can’t be that bad.” Unfortunately, this denial can potentially interfere with treatment.
Ảnh hưởng. Impact of Denial
Chối bỏ không phải lúc nào cũng xấu. Khi đối phó với một thứ gì đó làm bạn sốc hay khó chịu
thì chối bỏ có thể giúp bạn có một chút thời gian và không gian để dần dần bắt được sự thay đổi,
thường là trong vô thức.

Denial isn’t always a bad thing. When dealing with something shocking or distressing, being in
denial can give you a little time and space to gradually, often unconsciously, come to grips with
the change.
Ví dụ, bạn có thể giữ bản thân trong trạng thái chối bỏ ở một mức độ nhất định về mối lo ngại
liên quan đến sức khỏe vì bạn không muốn đối mặt với khả năng mình có thể bị bệnh nặng.
Thay vì lo lắng, chối bỏ có thể cho bạn một chút thời gian để chấp nhận sự thật và giữ được
bình tĩnh trong lúc tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

For example, you might stay in denial to some degree about a health concern because you don’t
want to face the possibility of being seriously ill. Rather than needlessly worrying, being in
denial can give you a little time to come to terms and remain calm while you seek the advice of
a health professional.
Tuy nhiên cũng có lúc chối bỏ có thể gây ra vấn đề và gây hại. Ví dụ, nếu bạn giữ thái độ này về
một bệnh lý nào đó và không bao giờ đi khám bác sĩ thì vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Tương tự, nếu bạn chối bỏ các triệu chứng về một bệnh lý tâm thần như lo âu hay trầm cảm, bạn
có thể sẽ trì hoãn đi thăm khám.

In other cases, however, denial can be problematic and even harmful. For example, if you stay
in denial about a health condition and never see a doctor about it, the problem might worsen.
Likewise, if you are in denial about symptoms of a mental illness such as anxiety or depression,
you might delay seeking help from your doctor or mental health professional.
Xử lý. Treating Denial
Vượt qua tình trạng chối bỏ thường tùy thuộc vào bản chất của vấn đề. Con người ta thường
chấp nhận sự thật theo thời gian và hỗ trợ đặc trưng cho mỗi người. Tâm lý trị liệu hoặc các
nhóm hỗ trợ cũng có thể có hiệu quả.

Overcoming denial often depends on the nature of the problem. People often come to terms with
the reality of a situation on their own given time and support. Psychotherapy or support groups
can also be helpful.
Trong trị liệu tâm động học, học cách nhận ra và xác định các cơ chế tự vệ của tâm lý như chối
bỏ có thể giúp cải thiện cách một người tự nhìn nhận bản thân để hiểu rõ hành vi của mình hơn.

In psychodynamic therapy, learning to recognize and identify defense mechanisms such as


denial helps improve an individual’s self-awareness to understand their own behavior.2
Nếu bạn nghi ngờ chối bỏ có thể đang là một cơ chế tự vệ cản trở bạn đối mặt với vấn đề thì
dưới đây là một số thứ bạn có thể làm để vượt qua nó.

If you suspect that denial might be a coping mechanism that is preventing you from facing a
problem, there are some things that you can do to help overcome it.
– Nghĩ về lý do tại sao bạn sợ đối mặt với vấn đề. Think about why you are afraid to face the
problem.
– Cân nhắc những hậu quả từ việc không xử lý vấn đề. Consider the consequences of not
dealing with the problem.
– Thử trò chuyện với một người bạn hoặc người thân – những người có thể đưa ra những góc
nhìn chân thành và khách quan hơn. Try talking to a close friend or loved one who may be able
to offer some honest, more objective perspective.
– Tập trung xác định các suy nghĩ sai lệch có thể góp phần gây lo âu. Work on identifying the
distorted thoughts that might be contributing to your anxiety.
Lời kết. Final words
Chối bỏ là một cách thức phổ biến giúp con người ta đối phó với những tình huống gây lo âu.
Hình thành các kỹ năng ứng phó sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi sợ theo những cách thức lành
mạnh và hiệu quả hơn. Nếu chối bỏ đang gây ra những vấn đề hoặc gây cản trở bạn điều trị một
bệnh lý thể chất hay tâm thần nào đó, hãy cân nhắc trao đổi với chuyên gia hoặc tham gia nhóm
hỗ trợ.
Denial is a common way for people to deal with anxiety-provoking situations. Developing
coping skills will allow you to face your fears in healthy and productive ways. If denial is
causing problems or preventing you from dealing with a physical or mental health condition,
consider talking to a professional or joining a support group.
Nếu người thân bạn đang trong trạng thái chối bỏ một vấn đề, hãy tập trung hỗ trợ thay vì có ép
họ đi điều trị. Sẵn lòng lắng nghe hoặc có thể đề xuất đi cùng họ đến gặp chuyên gia.

If someone you love is in denial about a problem, focus on being supportive instead of trying to
force them to get treatment. Being willing to listen or offering to go with them to talk to a
professional may be more helpful.
Tham khảo. Sources
Costa RM. Denial (Defense mechanism). In: Zeigler-Hill V, Shackelford TK, eds. Encyclopedia
of Personality and Individual Differences. Springer International Publishing; 2017:1-3.
doi:10.1007/978-3-319-28099-8_1373-1
Bailey R, Pico J. Defense Mechanisms. In: StatPearls [Internet]. StatPearls Publishing.

4: HÌNH THÀNH PHẢN ỨNG NGƯỢC (Reaction Formation)

Trong tâm lý học, hình thành phản ứng ngược là một cơ chế tự vệ khi một người vô thức thay
thế những thôi thúc khó chịu và gây lo âu bằng những điều ngược lại, thường theo một cách
thức quá đà hoặc phô trương.

In psychology, reaction formation is a defense mechanism in which a person unconsciously


replaces an unwanted or anxiety-provoking impulse with its opposite, often expressed in an
exaggerated or showy way.
Một ví dụ dễ hiểu, một chàng trai bắt nạt một cô gái vì, trong tiềm thức của cậu, cậu cảm mến
cô. Nhưng trong thực tế, cậu không thể đối mặt với cảm xúc yêu đương này, vậy nên cậu thể
hiện ra ngoài mặt rằng mình không ưa cô bé thay vì coi trọng nâng niu cô.

A classic example is a young boy who bullies a young girl because, on a subconscious level,
he’s attracted to her. Consciously, he can’t face the reality of his romantic feelings, so he
expresses distaste toward her instead of appreciation.
Lịch sử. History of Reaction Formation
Khái niệm cơ chế tự vệ tâm lý được giới thiệu lần đầu vào cuối những năm 1800 bởi Sigmund
Freud, là một nội dung trong học thuyết phân tâm học. Mặc dù Freud là người khởi xướng thảo
luận về các cơ chế tự vệ, nhưng Anna Freud mới là người mở rộng hơn phạm trù này, bà đã liệt
kê ra 10 cơ chế tự vệ quan trọng trong cuốn sách nổi tiếng, “Bản Ngã và các cơ chế tự vệ”, xuất
bản năm 1936. Một trong 10 cơ chế tự vệ là hình thành phản ứng ngược.

The concept of defense mechanisms was initially proposed in the late 1800s by Sigmund Freud
as part of his psychoanalytic theory.1 While Freud started the discussion on defense
mechanisms, his daughter Anna Freud advanced the idea further by proposing 10 important
defense mechanisms in her seminal book, The Ego and the Mechanisms of Defense, published in
1936. One of those 10 defense mechanisms was reaction formation.
Làm sao để nhận ra phản ứng ngược? How to Recognize Reaction Formation
Hình thành phản ứng ngược là một cách để bản ngã tự bảo vệ nó trước những suy nghĩ và cảm
xúc mà chủ thể cảm thấy không thể chấp nhận được với cá nhân họ, gia đình, cộng đồng hoặc
những tiêu chuẩn xã hội đặt ra. Mặc dù “tấm khiên” này có thể bảo vệ lòng tự trọng của chủ thể
ngay lúc đó nhưng về lâu dài nó có thể gây ra vấn đề. Nó đè nén con người thật, từ đó ảnh
hưởng lên đời sống và sức khỏe của chủ thể.

Reaction formation is a way for the ego to defend itself against any thoughts or feelings that an
individual finds unacceptable due to personal, familial, community, or societal standards. While
this may protect the individual’s self-esteem at the moment, this can become problematic over
time. It suppresses one’s authentic self, which harms one’s well-being.
Không may là, phản ứng ngược có thể đặc biệt khó nhận biết trong đời sống hằng ngày. Một
người bảo vệ bản ngã của mình theo cách này có thể cực kỳ kiên định với những niềm tin và lựa
chọn họ thể hiện ra bên ngoài cho người khác thấy mặc cho những niềm tin thực sự vẫn bị chôn
vùi sâu trong tiềm thức.

Unfortunately, reaction formation can be especially challenging to recognize in everyday life.


Someone defending their ego this way can be extremely passionate about the beliefs and
preferences they outwardly express while their true beliefs stay buried in the subconscious.
Tìm hiểu về các cơ chế tự vệ và rà soát lại hành vi của bản thân có thể giúp bạn xác định xem
liệu mình có đang sử dụng phản ứng ngược làm lá chắn cho bản thân khỏi những suy nghĩ và
cảm xúc không mong muốn hay không. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể hướng dẫn
cho bạn hoàn thành quá trình này, họ sẽ cùng tìm hiểu hành vi của bạn và đưa ra góc nhìn khách
quan hơn.

Learning about defense mechanisms and examining your behavior can help you determine
whether you may be using reaction formation to shield yourself from unwanted thoughts or
feelings. A mental health professional can best guide you through this process, given they can
explore your behavior with you and provide a more objective perspective.
Ví dụ. Examples of Reaction Formation
Mặc dù hình thành phản ứng ngược nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng có nhiều kịch bản diễn ra khi
một người thể hiện rõ ràng mình ủng hộ một quan điểm mặc dù trong vô thức điều họ thực sự
muốn là điều ngược lại.

While reaction formation may seem counterintuitive, there are many scenarios in which an
individual may outwardly support one view while unconsciously feeling its exact opposite.
Sau đây là một số ví dụ khác về hình thành phản ứng ngược: Here are some additional
examples of reaction formation:
– Trong thời thanh thiếu niên, khi người ta có tâm lý muốn tách khỏi cha mẹ, họ sẽ thể hiện
thiếu tôn trọng với cha mẹ nhằm tránh phải thừa nhận bất kỳ cảm xúc yêu thương nào với họ.

During adolescence, when people want to psychologically separate from their parents, a
teenager expresses contempt for their parents to avoid acknowledging any feelings of love or
affection toward them.2
– Lòng tự trọng của một người đàn ông bị đe dọa vì có khả năng anh này không đủ nam tính,
vậy nên anh ta bù đắp quá mức bằng cách hành xử hung hăng, ráng ra vẻ nam nhi đại trượng
phu.

A man’s self-esteem is threatened by the possibility that he is not masculine enough, so he


overcompensates by acting aggressive and macho.
– Một người nghiện ma túy khẳng định chắc nịch rằng mình không lạm dụng ma túy và quả
quyết mình đã cai được.

A drug addict loudly preaches against substance abuse and for abstinence from them.
– Những người bình thường không thể chấp nhận cơn giận giữ và ham muốn hành xử hung
hăng của bản thân sẽ tỏ ra khá bình tĩnh, thậm chí thụ động.
Individuals who cannot consciously accept their anger and aggressive desires act in a calm,
passive manner.
– Một chàng thanh niên thèm được yêu nhưng có lẽ vì không thể tìm được một người phụ nữ
nào đáp lại chân tình nên đã tự bảo vệ bản ngã của mình bằng cách thể hiện thái độ thành kiến
giới và chán ghét phụ nữ.

A young man who craves romance but can’t seem to find a woman who will return his affection
protects his ego by expressing sexist and misogynistic beliefs.

– Một người phụ nữ tuyên bố mình và mẹ có mối quan hệ


hết sức tốt đẹp, trong khi thực tế là cả hai đều đã từng xung
đột và cãi cọ.

A woman proclaims she and her mother have the perfect relationship when, in fact, the pair
have a history of strife and conflict.
Bằng chứng. Evidence for Reaction Formation
Mặc dù không phải tất cả những cơ chế tự vệ tâm lý đều được khảo sát kỹ lưỡng bằng nghiên
cứu nhưng nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của hành vi hình
thành phản ứng ngược.

While not all defense mechanisms have held up to research scrutiny, many studies have
provided convincing evidence for reaction formation.
Trong một bài tổng quan năm 1998 về phản ứng ngược, Baumeister, Dale và Sommer đã phát
hiện ra rằng các nghiên cứu cho thấy con người ta xuất hiện phản ứng ngược và nó giúp bảo vệ
bản ngã, đúng như Freud dự đoán. Theo đó, đã có nhiều nghiên cứu đi sâu vào tất cả mọi thứ từ
những phản ứng đối với những ý kiến tiêu cực về bản thân đến những dạng thành kiến khác
nhau, và kết luận rằng khi lòng tự trọng của một người bị đe dọa, họ sẽ phản ứng bằng cách
tuyên bố mình tin tưởng vào điều ngược lại với cảm xúc thật của mình.

In a 1998 review of the research on reaction formation, Baumeister, Dale, and Sommer found
that studies demonstrated that people exhibit reaction formation and that it defends the ego, as
Freud expected.3 Their review revealed that studies exploring everything from responses to
negative feedback about the self to various forms of prejudice showed that when people’s self-
esteem was threatened, they would respond by claiming to believe the opposite of their true
feelings.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, phụ nữ có mặc cảm tội lỗi tình dục lớn ghi nhận mức độ kích thích
tình dục thấp hơn khi được cho tiếp xúc với các kích thích tình dục mặc cho nhiều chỉ số cơ thể
cho thấy họ thực sự bị kích thích hơn những người khác.

For example, in one study, women who were high in sex guilt reported lower arousal levels
when exposed to erotic stimuli even though physiological measures revealed they were actually
more aroused than other participants.4
Tương tự, khi tham dự viên da trắng trong một nghiên cứu ủng hộ chủ nghĩa quân bình bị ghi
nhận có phản hồi bằng cơ thể cho thấy họ phân biệt sắc tộc với người da màu, họ đã cho tiền
người ăn xin da màu nhiều hơn những người không bị quy kết là kẻ phân biệt chủng tộc sau khi
rời khỏi phòng thí nghiệm.

Similarly, when White participants in a third study who held egalitarian views were told
physiological feedback showed they held racist beliefs about Blacks, they gave more to a Black
panhandler after leaving the lab than those who hadn’t been accused of racism.6
Sự đồng nhất trong các kết quả nghiên cứu đã khiến các nhà nghiên cứu cho rằng phản ứng
ngược là “một trong nhiều các phản ứng thường gặp và nổi bật khi lòng tự trọng bị đe dọa.”

The consistency of the results led researchers to suggest that reaction formation is “one of the
more prominent and common responses to esteem threat.”
Nhiều nghiên cứu gần đây đã tiếp tục đưa ra thêm bằng chứng về sự tồn tại của phản ứng
ngược.

More recent studies have continued to provide evidence for reaction formation.
Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 2012, Weinstein và cộng sự đã sử dụng một bài kiểm tra nhằm
đo lường xu hướng tình dục bên trong của tham dự viên và yêu cầu họ xác định xu hướng tính
dục mà họ thể hiện ra bên ngoài. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một sự thiếu nhất
quán giữa xu hướng tính dục thực sự bên trong và cái thể hiện ra bên ngoài của tham dự viên,
họ hay có thái độ thù địch với những người được cho là đồng tính nam.

For example, in a 2012 study, Weinstein and her colleagues used a test to measure participants’
implicit sexual orientation and asked them to identify their sexual orientation explicitly.7 The
researchers found that when there was a discrepancy between participants’ implicit and explicit
sexual orientation, they were more likely to regard those who identified as gay with hostility.
Những tham dự viên có ghi nhận tình trạng ghê sợ người đồng tính cao này thường hay tán
thành các chính sách chống người đồng giới và cho thấy thái độ thù địch mạnh mẽ với những
người đồng tính nam – một dạng thể hiện hoàn toàn thuyết phục của phản ứng ngược.

These participants reported greater homophobia, were more likely to endorse anti-gay policies
and measured higher implicit hostility towards gay individuals—a potent demonstration of
reaction formation.
Hướng giải quyết. How to Address Reaction Formation
Làm việc với một tư vấn viên hoặc trị liệu viên để xác định ra hành vi phản ứng ngược, bạn sẽ
phải nhận ra những suy nghĩ và thôi thúc vốn khó chịu với bạn. Mục đích chính là để tìm ra và
cuối cùng là chấp nhận những suy nghĩ và thôi thúc nằm sâu bên trong này có thể gây ra lo âu,
khiến bản ngã hình thành phản ứng ngược từ đầu. Đây có thể là một quá trình cực kỳ khó khăn
và tốn thời gian.

Working with a counselor or therapist to identify a reaction formation means you will have to
recognize thoughts and impulses you may likely find uncomfortable. The purpose is to explore
and ultimately accept the underlying thoughts or impulses that caused the anxiety which led to
the reaction formation in the first place. This can be a challenging and drawn-out process.
Ví dụ, một người nhìn có vẻ cởi mở và thân thiện, tuy nhiên thực tế là anh ta chẳng ưa người
bạn nào của mình cả. Một tư vấn viên sẽ giúp anh này nhận ra sự không nhất quán giữa cảm xúc
và hành vi, hiểu được việc ghét bỏ bạn mình có thể gây lo âu, và giúp anh này chấp nhận những
cảm xúc thật của bản thân.

For example, an individual may come across as friendly and easy-going, yet in reality, dislike
most of their friends. A counselor would help the individual identify the discrepancy between
their feelings and behavior, explore why their dislike of their friends causes anxiety, and then
help them accept their true feelings.
Tham khảo. Sources
Bailey R, Pico J. Defense mechanisms. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2021.
Freud, A. The Ego and the Mechanisms of Defense. New York, NY: Routledge; 1936/2018.
Baumeister RF, Dale K, Sommer KL. Freudian Defense Mechanisms and Empirical Findings in
Modern Social Psychology: Reaction Formation, Projection, Displacement, Undoing, Isolation,
Sublimation, and Denial. J Pers. 1998;66(6):1081-1124. doi:10.1111/1467-6494.00043
Morokoff P. Effects of sex guilt, repression, sexual “arousability,” and sexual experience on
female sexual arousal during erotica and fantasy. J Pers Soc Psychol. 1985;49(1):177-187.
doi:10.1037/0022-3514.49.1.177
Sherman SJ, Gorkin L. Attitude bolstering when behavior is inconsistent with central attitudes. J
Exp Soc Psychol. 1980;16(4):388-403. doi:10.1016/0022-1031(80)90030-x
Dutton D, Lake R. Threat of own prejudice and reverse discrimination in interracial situations.
J Pers Soc Psychol. 1973;28(1):94-100. doi:10.1037/h0035582
Weinstein N, Ryan WS, DeHaan CR, Przybylski AK, Legate N, Ryan RM. Parental autonomy
support and discrepancies between implicit and explicit sexual identities: Dynamics of self-
acceptance and defense. J Pers Soc Psychol. 2012;102(4):815-832. doi:10.1037/a0026854

5: ĐÈ NÉN (REPRESSION)

Đè nén là một cơ chế khóa lại những cảm xúc, thôi thúc, ký ức và suy nghĩ khó chịu trong vô
thức. Được giới thiệu bởi Sigmund Freud, mục đích của cơ chế tự vệ này là để cố gắng giảm
thiểu tối đa cảm giác tội lỗi và lo âu trong chủ thể.

Repression is the unconscious blocking of unpleasant emotions, impulses, memories, and


thoughts from your conscious mind. Introduced by Sigmund Freud, the purpose of this defense
mechanism is to try to minimize feelings of guilt and anxiety.
Tuy nhiên, mặc dù ban đầu đè nén tỏ ra khá hiệu quả nhưng nó có thể đưa đến lo âu lớn hơn xét
về lâu dài. Freud tin rằng đè nén có thể dẫn đến các bất ổn tâm lý.

However, while repression might initially be effective, it can lead to greater anxiety down the
road.1 Freud believed that repression could lead to psychological distress.
Đè nén và Đàn áp. Repression vs. Suppression
Đè nèn thường bị nhẫm lẫn với đàn áp, một cơ chế tự vệ khác. Trong khi đè nén là vô thức
chặn/khóa những suy nghĩ hoặc thôi thúc không mong muốn, thì đán áp hoàn toàn mang tính tự
nguyện. Đặc biệt, đàn áp là cố tình quên hoặc không nghĩ về những chuyện không mong muốn
hoặc gây đau khổ cho chủ thể.
Repression is often confused with suppression, another type of defense mechanism. Where
repression involves unconsciously blocking unwanted thoughts or impulses, suppression is
entirely voluntary. Specifically, suppression is deliberately trying to forget or not think about
painful or unwanted thoughts.

Lịch sử. History


Để hiểu rõ cách thức vận hành của đè nén, chúng ta cần tìm
hiểu cách Freud nhìn nhận như thế nào về tâm trí. Freud
cho rằng tâm trí con người cũng giống như một tảng băng
trôi.

In order to understand how repression works, it is important to look at how Sigmund Freud
viewed the mind. Freud conceived of the human mind as being much like an iceberg.
Đỉnh của tảng băng mà bạn nhìn thấy được nằm ở trên mặt nước đại diện cho ý thức. Phần băng
chìm dưới mặt nước, vẫn có thể nhìn thấy được, đại diện do tiền ý thức. Khối băng nằm sâu
dưới mặt nước không thể nhìn thấy được chính là vô thức.

The top of the iceberg that you can see above the water represents the conscious mind. The part
of the iceberg that is submerged below the water, but is still visible, is the preconscious. The
bulk of the iceberg that lies unseen beneath the waterline represents the unconscious.
Freud tin rằng, chính vô thức mới là yếu tố tác động mạnh mẽ lên tính cách và có thể tiềm ẩn
đưa đến những bất ổn tâm lý.

It was the unconscious mind, Freud believed, that had such a powerful impact on personality
and could potentially lead to psychological distress.
Chúng ta có thể không nhận thức rõ được những gì nằm ở tầng vô thức, nhưng những nội dung
nó chứa đựng vẫn ảnh hưởng lên hành vi theo nhiều cách khác nhau.

We may not be aware of what lies in the unconscious, but its contents can still affect behavior in
a number of different ways.
Trong quá trình giúp bệnh nhân khai phá những cảm xúc trong vô thức, Freud dần tin rằng có
một số cơ chế vận hành giúp ta chủ động che giấu những suy nghĩ không chấp nhận được. Từ
đây, khái niệm Đè nén xuất hiện.
As Freud worked to help patients uncover their unconscious feelings, he began to believe that
there was some mechanism at work that actively kept unacceptable thoughts hidden. This led to
his development of the concept of repression.
Đè nén là cơ chế đầu tiên được Freud phát hiện ra và ông tin rằng nó là cơ chế quan trọng nhất.
Trong thực tế, cả công trình phân tâm học của Freud đều tập trung vào việc mang những thôi
thúc và cảm xúc trong vô thức này ra ánh sáng, từ đó bệnh nhân mới có thể ý thức và xử lý được
chúng.

Repression was the first defense mechanism Freud identified and he believed it to be the most
important. In fact, the entire process of Freudian psychoanalysis focused on bringing these
unconscious feelings and urges into awareness so they could be dealt with consciously.

Tác động của đè nén. Impact of Repression


Nghiên cứu đưa bằng chứng ủng hộ quan điểm cho rằng quên có
chọn lọc là một cách để con người ta khóa ý thức lại khỏi những
suy nghĩ và ký ức không mong muốn. Một cách thức làm xuất
hiện tình trạng này là quá trình có tên gọi quên do truy xuất.

Research has supported the idea that selective forgetting is one


way that people block awareness of unwanted thoughts or memories.2 One way this can occur
is through what is referred to as retrieval-induced forgetting.
Quên do truy xuất diễn ra khi việc nhớ lại một số ký ức nhất định có thể khiến những thông tin
liên quan bị quên đi. Vì vậy, việc cứ liên tục nhớ lại một số ký ức có thể khiến những ký ức
khác trở nên khó tiếp cận. Các ký ức khó chịu, đau buồn chẳng hạn, có thể bị chủ thể quên đi
bằng cách liên tục nhớ lại nhiều hơn những ký ức tốt đẹp.

Retrieval-induced forgetting occurs when recalling certain memories causes other related
information to be forgotten. So repeatedly calling forth some memories might lead other
memories to become less accessible. Traumatic or unwanted memories, for example, might be
forgotten by repeated retrieval of more positive ones.
Giấc mơ. Dreams
Freud tin rằng giấc mơ là một cách để ta nhìn vào tâm trí vô thức. Bằng cách phân tích nội dung
biểu tượng của giấc mơ (hoặc là những sự kiện xuất hiện trong giấc mơ), ông tin rằng chúng ta
có thể hiểu rõ hơn về nội dung tiềm ẩn của giấc mơ (hay những tầng nghĩa vô thức, mang tính
biểu tượng).

Freud believed that dreams were one way to peek into the unconscious mind. By analyzing the
manifest content of dreams (or the literal events that take place in a dream), he believed that we
could learn more about the latent content of the dream (or the symbolic, unconscious
meanings).
Những cảm xúc bị đè nén có thể “bật ra” thành nỗi sợ, lo âu và ham muốn mà ta cảm nhận được
trong giấc mơ này.

Repressed feelings may pop up in the fears, anxieties, and desires that we experience in these
dreams.1
Lỡ lời. Slips of the Tongue
Lỡ lời, trong học thuyết của Freud, là một ví dụ khác về sự bộc lộ hay biểu hiện của những suy
nghĩ và cảm xúc bị đè nén. Freud tin rằng những câu lỡ lời có thể tiết lộ nhiều thông tin, thường
cho thấy những suy nghĩ và cảm nhận thật của chúng ta về một thứ gì đó trong vô thức.

Freudian slips of the tongue are another example of how repressed thoughts and feelings can
make themselves known. Freud believed that mistaken slips of the tongue could be very
revealing, often showing what we really think or feel about something on an unconscious level.
Mặc dù những cảm xúc này có thể bị đè nén nhưng chúng vẫn có cách “lén lộ mặt ra” khi chúng
ta ít nghĩ đến chúng nhất. Gọi nhầm tên người yêu hiện tại bằng tên người đồng nghiệp chỗ làm
có thể chỉ là một nhầm lẫn – nhưng Freud lại cho rằng điều này là một dấu hiệu bạn có ham
muốn tình dục bị đè nén với người đồng nghiệp kia.

While these feelings may be repressed, they have a way of sneaking out when we least expect
them. Calling your romantic partner the name of someone you work with might just be a simple
mistake—but Freud would suggest that it might be a sign that you have repressed sexual desires
for that co-worker.
Phức cảm Oedipus. The Oedipus Complex
Trong suốt các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục, Freud cho rằng trẻ sẽ trải qua một thời gian
trong giai đoạn sinh dục khi chúng lần đầu tiên coi người phụ huynh cùng giới với mình là kẻ
địch trong cuộc tranh giành yêu thương với người phụ huynh khác giới còn lại. Nhằm giải quyết
xung đột này, chúng sẽ đè nén những cảm xúc căm ghét và thay vào đó là bắt đầu đồng nhất hóa
hay tiếp nhận người cha/mẹ cùng giới với mình.
During Freud’s stages of psychosexual development, he suggested that children go through a
process during the genital stage where they initially view their same-sex parent as a rival for
the opposite-sex parent’s affections. In order to resolve this conflict, they repress these feelings
of aggression and instead begin to identify with their same-sex parent.
Đối với các bé trai, những xúc cảm này gọi là Phức cảm Oedipus, trong khi đó những cảm xúc
tương tự ở các bé gái có tên gọi là Phức cảm Electra.

For boys, these feelings are known as the Oedipal complex, while for the analogous feelings in
young girls are called the Electra complex.
Ám ảnh sợ. Phobias

Ám ảnh sợ đôi khi có thể là một ví dụ cho thấy quá trình một ký
ức bị đè nén vẫn có thể tiếp tục tạo ra ảnh hưởng lên hành vi. Ví
dụ, một đứa trẻ bị chó cắn khi đang chơi ở công viên.

Phobias can sometimes be an example of how a repressed


memory might continue to exert an influence on behavior. For
example, a young child is bitten by a dog while playing at the
park.
Cậu bé sau này hình thành một chứng ám ảnh sợ chó nghiêm trọng nhưng lại không có ký ức về
nó, không biết lúc nào mình lại bắt đầu có nỗi sợ này. Cậu đã đè nén ký ức đau đớn từ một trải
nghiệm đáng sợ với con chó nọ, vậy nên không không nhận thức chính xác nỗi sợ này đến từ
đâu.

He later develops a severe phobia of dogs but has no memory of when this fear originated. He
has repressed the painful memory of the fearful experience with the dog, so he is unaware of
exactly where this fear came from.
Những luồng tư duy đương đại. Latest Thinking
Khái niệm ký ức bị đè nén, hay sự tồn tại của những ký ức quá đau buồn hay gây sang chấn bị
ngăn không cho đi vào vùng ý thức, đã trở thành một đề tài gây tranh cãi trong những thập niên
gần đây.

The notion of repressed memories, or the existence of memories that are so painful or traumatic
that they are kept out of conscious awareness, has been a controversial topic in recent decades.
Đè nén và phân tâm học. Repression and Psychoanalysis
Mặc dù đè nén là một thuật ngữ thường được sử dụng trong tâm lý học, nhưng nó được coi là
một khái niệm khá nặng nề và gây tranh cãi. Nó từ lâu đã là một ý tưởng cốt lõi trong phân tâm
học, tuy nhiên có nhiều nhà phê bình đã đặt nghi vấn về tính xác thực và thậm chí là sự tồn tại
của cơ chế này.

While repression is a term frequently used in psychology, it is considered a loaded and


controversial concept. It has long served as a core idea within psychoanalysis, yet there have
been a number of critics who have questioned the very validity and even existence of repression.
Phân tâm học cũng cho rằng đè nén góp phần làm méo mó nhận thức thực tế của một người, có
thể dẫn đến loạn thần và rối loạn chức năng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng những
méo mó này có thể tác động có lợi ở một số hoàn cảnh nhất định.

Psychoanalysis also suggests that repression plays a role in distorting an individual’s reality,
which may then lead to neurosis and dysfunction.1 However, some research suggests that these
distortions may have a beneficial impact in some circumstances.
Ta cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi đè nén có tồn tại đi chăng nữa và thực sự có một số thứ bị
giấu khỏi tầng ý thức thì điều đó cũng không có nghĩa là quá trình này lúc nào cũng gây ra rối
loạn tâm thần.

It is also important to note that even if repression does exist and certain things are hidden from
awareness, this does not mean that this process necessarily contributes to mental disorders.
Tuy nhiên, một bài tổng quan nghiên cứu đã kết luận rằng thực tế bị méo mó theo cách này lại
hay giúp cải thiện chức năng tâm lý và xã hội của một người. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
những người nào có xuất hiện phong cách đối phó kiểu đè nén thường mắc trầm cảm ít hơn và
đương đầu tốt hơn với nỗi đau.

Yet one review of the research concluded that distorting reality in this way most often helps
improve an individual’s psychological and social functioning. Research has found that people
who have what is known as a repressive coping style tend to experience less depression and
cope better with pain.3
Mặc dù người ta tin phân tâm học đã giúp đỡ bệnh nhân bằng cách làm xuất hiện trở lại những
ký ức bị đè nén nhưng hiện tại đông đảo vẫn tin rằng có nhiều hoạt động trị liệu khác có thể góp
phần vào thành công của tâm lý trị liệu, phân tâm trị liệu hay những dạng trị liệu khác.
While it was thought that psychoanalysis helped people by surfacing repressed memories, it is
currently believed that there are many other therapeutic actions that contribute to the success of
any type of psychological therapy, psychoanalysis or otherwise.
Đè nén và trí nhớ. Repression and Memory
Ký ức bị đè nén được đông đảo mọi người chú ý trong suốt những năm 1980 và 1990 khi nhiều
ca bệnh quan trọng liên quan đến những ký ức được phục hồi lại từ thời thơ ấu bị lạm dụng đã
thu hút sự chú ý của dư luận.

Repressed memories came to the spotlight during the 1980s and 1990s when a number of high-
profile cases involving recovered memories of childhood abuse captured media attention.
Các nhà nghiên cứu như Elizabeth Loftus đã nhiều lần mô tả rằng những ký ức sai lệch về
những sự kiện không có thực hình thành khá dễ dàng. Con người ta cũng có hay “huyên thuyên”
về những ký ức của mình trong một số trường hợp. Có người còn hoàn toàn tin rằng những ký
ức như vậy là chính xác, thậm chí ngay cả khi sự kiện đó thực sự không hề diễn ra như họ nhớ.

Researchers such as Elizabeth Loftus have repeatedly demonstrated that false memories of
events that did not actually happen form quite readily.4 People are also prone to confabulation
of memories in some cases. People may fully believe that such memories are accurate, even
though the events did not actually occur as remembered.
Bản thân Freud cũng lưu ý rằng con người ta đôi khi cũng trải nghiệm một sự “phục hồi” các ký
ức bị đè nén thời thơ ấu trong suốt khoảng thời gian tiếp nhận phân tâm trị liệu. Trong cuốn
“Các bài giảng nhập môn Phân tâm học”, ông đã kết luận rằng “những phân cảnh từ thời nằm
nôi không phải lúc nào cũng đúng. Thay vào đó, chúng không đúng trong hầu hết các ca bệnh,
và chỉ một số ít ca là đúng, đa phần số còn lại còn ngược hoàn toàn với sự thật.”

Freud himself noted that people sometimes experienced a “recovery” of repressed childhood
memories during the course of psychoanalytic therapy. In his book “Introductory Lectures on
Psychoanalysis,” he concluded that “these scenes from infancy are not always true. Indeed,
they are not true in the majority of cases, and in a few of them they are the direct opposite of the
historical truth.”

Một trong những nhận định then chốt trong phân


tâm học truyền thống là các ký ức gây sang chấn
có thể bị đè nén. Tuy nhiên, hấu hết nghiên cứu
đều phát hiện ra rằng sang chấn thực sự có xu hướng làm tăng thêm ký ức về sự kiện đau đớn
đó.

One of the key assumptions in the classic tradition of psychoanalysis has been that traumatic
memories can be repressed. However, most research has found that trauma actually tends to
heighten memory of the painful event.
Trong nhiều trường hợp, sang chấn có thể thực sự tăng cường trí nhớ về một sự kiện. Con người
ta có thể hình thành Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) do bởi những trải nghiệm sang
chấn này gây ra, khiến họ hay nhớ về chúng một cách rất sinh động. Thay vì đè nén những ký
ức đau khổ, con người ta bị buộc phải nhớ lại nó hết lần này đến lần khác.

In many cases, trauma can actually strengthen the memory of an event. People may develop
post-traumatic stress disorder (PTSD) as a result of these traumatic experiences, causing them
to experience vivid flashbacks of the events. Rather than experiencing repression of the painful
memories, people are forced to relive them again and again.
Điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là ký ức về những sự kiện này chính xác hoàn toàn.
Ký ức méo mó là một hiện tượng khá thường gặp, đặc biệt là vì các quá trình mã hóa, lưu trữ và
truy xuất thông tin của não bộ dễ bị sai suất.

This does not necessarily mean that memories of these events are completely accurate. Memory
distortions are common, especially because the encoding, storage, and retrieval processes are
prone to errors.5
Kết luận. Bottom lines
Mặc dù Freud tin rằng, lật dở những điều bị đè nén là chìa khóa giúp phục hồi nhưng điều này
vẫn chưa được nghiên cứu ủng hộ. Thay vào đó, một số chuyên gia tin rằng mang những nội
dung bị đè nén ra ánh sáng có thể là bước đầu tiên hướng đến thay đổi. Sau cùng thì, chỉ đơn
giản hiểu thôi không đủ để giải quyết vấn đề. Nhưng nó có thể là tiền đề cho những nỗ lực tiếp
theo hướng đến sự chữa lành và thay đổi dài lâu cho người bệnh.

While Freud believed that lifting repression was the key to recovery, this has not been supported
by research. Instead, some experts believe that bringing repressed material to light can be the
first step toward change. Understanding something, after all, is not enough to fix a problem. But
it can lead to further efforts that can lead to real relief and lasting changes.
Tham khảo. Sources
Timary PD, Heenen-Wolff S, Philippot P. The question of “representation” in the
psychoanalytical and cognitive-behavioral approaches. Some theoretical aspects and therapy
considerations. Front Psychol. 2011;2:71. doi:10.3389/fpsyg.2011.00071
Wang Y, Luppi A, Fawcett J, Anderson MC. Reconsidering unconscious persistence:
Suppressing unwanted memories reduces their indirect expression in later thoughts. Cognition.
2019;187:78-94. doi:10.1016/j.cognition.2019.02.016
Prasertsri N, Holden J, Keefe FJ, Wilkie DJ. Repressive coping style: Relationships with
depression, pain, and pain coping strategies in lung cancer outpatients. Lung Cancer.
2011;71(2):235-240. doi:10.1016/j.lungcan.2010.05.009
Nash RA, Wade KA, Garry M, Loftus EF, Ost J. Misrepresentations and flawed logic about the
prevalence of false memories. Appl Cogn Psychol. 2017;31(1):31-33. doi:10.1002/acp.3265
Strange D, Takarangi MK. Memory distortion for traumatic events: The role of mental imagery.
Front Psychiatry. 2015;6:27. doi:10.3389/fpsyt.2015.00027

6: THĂNG HOA (Sublimation)

Chúng ta đều ít nhiều có những thôi thúc và ham muốn không nên có. Tuy nhiên, cách ta đối
phó với những cảm xúc này có thể sẽ khác nhau tùy theo hành vi được chấp nhận hay không
được chấp nhận.

We all experience unwanted impulses or urges from time to time. How we deal with those
feelings, however, can mean the difference between acceptable or unacceptable behaviors.

Những thôi thúc này có thể khiến bạn hành xử


không phù hợp, vậy nên tìm cách đối phó với
chúng là cực kỳ quan trọng.

Acting on these urges in the wrong way can be


inappropriate, so finding ways to deal with such desires is critical.
Một cách để đối phó với những dạng thôi thúc như thế này là thông qua một quá trình có tên gọi
trong tâm lý học là Thăng hoa. Qua quá trình thăng hoa, con người ta có thể chuyển đổi những
thôi thúc này thành những dạng thức ít có hại và thường mang nhiều lợi ích hơn

One way that people deal with such urges through a process that is known in psychology as
sublimation. Through sublimation, people are able to transform unwanted impulses into
something that is less harmful and often even helpful.
Quá trình vận hành. How Does Sublimation Work?
Hãy cứ thử nghĩ xem điều gì xảy ra nếu bạn bị nhấn chìm trong cơn tức giận. Bùng nổ cảm xúc
cũng là một cách đối phó trong tình huống này, nhưng kiểu bộc lộ cảm xúc này có thể gây hại.
Bạn sẽ gặp rắc rối trong các mối quan hệ và mang tiếng là nóng nảy bộp chộp, chẳng hạn

Consider what might happen if you are overcome with anger. An emotional blow-up is one way
of dealing with these feelings, but such expressions of emotion can be harmful. For instance,
you might find yourself with damaged relationships and a reputation as a hothead.
Thay vì đột nhiên nổi đóa, sẽ ra sao nếu bạn hướng cảm xúc giận dữ này vào một số hoạt động
thể chất như lau dọn nhà cửa? Bạn có thể dành vài tiếng vừa bực dọc vừa lau chùi nhà bếp và
nhà tắm.

Rather than fly off in a fit of rage, what if you channeled those angry emotions into some type of
physical activity, such as cleaning your house? You might spend a few hours angrily scrubbing
down your kitchen and bathrooms.
Một khi những cảm xúc bực bội trong người dần chìm xuống, một kết cục quá tuyệt đang chờ
bạn – ngôi nhà trở nên sạch bóng. Đây là một ví dụ thể hiện quá trình thăng hoa chuyển đổi
những thôi thúc tiêu cực thành những hành vi ít hủy hoại hơn, thậm chí là hành vi vô cùng có
ích.

Once your feelings of frustration eventually subside, you are left with a positive result—a
sparkling clean house. This is one example of how sublimation can transform negative impulses
into behaviors that are less damaging and even productive.
Thăng hoa trong phân tâm học. Sublimation in Psychoanalysis
Khái niệm thăng hoa có một vai trò trọng tâm trong thuyết phân tâm học của Sigmund Freud.
Thăng hoa là một cơ chế tự vệ – một hình thức tự bảo vệ của tâm lý trong vô thức giúp làm
giảm lo âu gây ra bởi những thôi thúc không thể chấp nhận hoặc kích thích có hại trong tâm trí.
The concept of sublimation has a central role in Sigmund Freud’s psychoanalytic theory.
Sublimation is a defense mechanism—an unconscious psychological defense that reduces the
anxiety that may result from unacceptable urges or harmful stimuli.1
Theo thuyết phân tâm của Freud, tính cách có 3 cấu phần: Bản năng (Cái ‘Nó’ – Id), bản ngã
(cái tôi – Ego) và siêu ngã (siêu tôi – superego).

According to Freud’s psychoanalytic theory, there are three components of personality: the id,
the ego, and the superego.
Bản năng là cấu phần hình thành đầu tiên và đóng vai trò là nguồn dục năng hay nguồn năng
lược thúc đẩy xuất hiện hành vi. Bản năng mang tính nguyên thủy và nền tảng, bao gồm tất cả
những ham muốn và thôi thúc thường không được xã hội chấp nhận nếu ta chỉ đơn thuần làm
theo chúng bất cứ khi nào ta muốn.

The id is the first to form and serves as the source of the libido or the energy that drives
behavior. The id is primitive and basic, composed of all the urges and desires that are often
socially unacceptable if we simply acted upon them whenever we pleased.
Bản ngã xuất hiện cuối thời thơ ấu và là một cấu phần tính cách thống trị bản năng và khiến nó
tuân thủ theo những yêu cầu từ thực tế. Thay vì hành động theo đúng những gì mình muốn, bản
ngã bắt ta phải đối phó với những ham muốn này theo một cách thức nào đó thực tế hơn.

The ego emerges later during childhood and is the part of the personality that reigns in the id
and makes it conform to the demands of reality. Rather than simply acting out on urges, the ego
forces us to deal with these desires in ways that are more realistic.
Cuối cùng, siêu ngã là cấu phần được tạo nên từ đạo đức, những quy tắc, tiêu chuẩn và giá trị
mà ta thu nạp từ cha mẹ và nền văn hóa. Cấu phần tính cách này luôn cố gắng khiến chúng ta
hành xử phù hợp với đạo đức, luân lý nhất.

Finally, the superego is the component of personality that is made up of all the morals, rules,
standards, and values that we have internalized from our parents and culture. This part of
personality strives to make us behave in ways that are moral.
Bản ngã cần điều tiết những thôi thúc nguyên thủy của bản năng, những tiêu chuẩn đạo đức của
siêu ngã và những đòi hỏi thực tế từ hiện thực.

The ego must mediate between the primal urges of the id, the moralistic standards of the
superego, and the realistic demands of reality.
Thăng hoa là một cách để bản ngã giảm bớt lo âu gây ra bởi những cảm xúc và thôi thúc không
thể chấp nhận. Thăng hoa vận hành bằng cách hướng những thôi thúc tiêu cực và không thể
chấp nhận thành những hành vi tích cực và được xã hội chấp nhận.

Sublimation is one way that the ego reduces the anxiety that can be created by unacceptable
urges or feelings. Sublimation works by channeling negative and unacceptable impulses into
behaviors that are positive and socially acceptable.
Freud cho rằng thăng hoa là một dấu hiệu của sự trưởng thành, cho phép con người ta hành xử
một cách văn minh, được đông đảo mọi người chấp nhận. Quá trình này có thể khiến con người
ta theo đuổi những hoạt động có lợi với sức khỏe hơn hoặc thực hiện những hành vi tích cực,
lành mạnh và sáng tạo.

Freud considered sublimation a sign of maturity that allows people to behave in civilized and
acceptable ways. This process can lead people to pursue activities that are better for their
health or engage in behaviors that are positive, productive, and creative.1
Ý tưởng của Freud về thăng hoa xuất hiện khi ông đang đọc câu chuyện về một người đàn ông
đã từng hành hạ động vật hồi nhỏ và sau này lớn lên trở thành một bác sĩ phẫu thuật. Freud tin
rằng cùng một nguồn năng lược đã từng gây ra tính ác độc của cậu bé sau này lại thăng hoa
thành những hành động tích cực, được đông đảo xã hội chấp nhận, mang đến lợi ích cho người
khác.

Freud’s idea of sublimation originated while he was reading the story of a man who tortured
animals as a child and later went on to become a surgeon. Freud believed that the same energy
that once drove the child’s sadism was eventually sublimated into positive and socially
acceptable actions that benefited others.
Ví dụ. Examples of Sublimation
Tham gia thể thao và các cuộc thi thể dục có thể là ví dụ về thăng hoa trong đời sống thực. Thay
vì hành xử theo những thôi thúc không thể chấp nhận như đánh người, con người ta có thể chơi
các môn thể thao đối kháng để thống trị hoặc chiến thắng. Điều này cũng đúng với các hoạt
động thể dục nói chung.

Participation in sports and athletic competition can sometimes be examples of sublimation in


action. Rather than acting on unacceptable urges to fight with others, people may play
competitive sports in order to dominate and win. This can also extend to exercise activity as
well.
Thử tưởng tượng bạn đang cãi nhau với nhà hàng xóm kế bên. Cảm xúc giận dữ trong bạn có
thể tạo ra ham muốn đấm thẳng vào mặt tay hàng xóm này. Vì những hành động này là không
đúng nên bạn có thể đối phó với cảm xúc tức tối này bằng cách chạy bộ.

Imagine that you get in an argument with your next-door neighbor. Your feelings of anger might
create an urge to physically strike out at the neighbor. Because such action is inappropriate,
you might deal with your feelings of frustration by going for a jog.
Nhờ thăng hoa, bạn có thể biến những thôi thúc không mong muốn thành một hành động làm
xua tan đi cơn giận và đạt được lợi ích sức khỏe từ hoạt động thể chất của chính mình.

Through sublimation, you are able to turn your unwanted impulses into an action that dissipates
your anger and benefits your own physical health.1
Một số ví dụ khác về thăng hoa trong đời sống thực: Some other examples of sublimation in the
real world:
– Bạn luôn cảm thấy mình muốn ngoại tình. Thay vì hành động theo những thôi thúc này, bạn
hướng cảm xúc của mình vào việc vặt trong sân nhà.

You feel an urge to be unfaithful to your partner. Rather than act on these unacceptable urges,
you channel your feelings into doing projects around the yard.
– Bạn phát điên khi chấm dứt một mối quan hệ tình cảm. Để đối phó với những cảm xúc tiêu
cực này, bạn bắt đầu viết thơ. Bạn có thể chuyển hóa cảm giác đau khổ vụn vỡ này vào một hoạt
động sáng tạo.

You become distraught at the end of a relationship. In order to deal with these negative
emotions, you begin writing poetry. You are able to transfer your heartbreak and emotional
upset into a creative activity.
– Bạn bị sếp quở trách. Bạn sợ rằng mình có thể mất việc, nhưng bạn quyết định đi bộ từ nơi
làm về nhà để suy nghĩ và giải phóng cơn bực dọc. Hoạt động này không chỉ cho bạn thời gian
để hạ hỏa và tự soi xét, mà nó còn có lợi cho sức khỏe thể chất của bạn.

You are reprimanded by your manager at work. You feel fearful that you might lose your job,
but you decide to walk home from work in order to think and release your frustrations. This
activity not only gives you time to cool off and reflect; it also benefits your physical health.
– Bạn gần như bị ám ảnh với việc phải kiểm soát hết mọi thứ kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất
trong cuộc sống. Bạn “thăng hoa” nguồn năng lượng này vào việc trở thành một thương nhân và
một nhà lãnh đạo thành công.

You have an almost obsessive need to have control over even the smallest details in your life.
You sublimate this energy into becoming a successful business owner and leader.
Nghiên cứu về thăng hoa. Research on Sublimation
Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2013 trên Tập san Nhân cách và Tâm lý học xã hội, các
nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem liệu những người theo đạo Tin Lành có dễ “thăng hoa” những
cảm xúc bị cấm đoán thành những nỗ lực sáng tạo hay không.

In a 2013 study published in the Journal of Personality and Social Psychology, researchers
looked at whether Protestants were more likely to sublimate taboo feelings into creative
endeavors.
Họ phát hiện ra rằng những người gặp phải các vấn đề về tình dục vì lo sợ mình đang xuất hiện
những ham muốn cấm kỵ sẽ có khả năng đạt nhiều thành tích sáng tạo lớn hơn những người
không ghi nhận vấn đề nào về tình dục hay những người có vấn đề tình dục nhưng không liên
quan đến những cảm xúc cấm kỵ.

They found that individuals who experienced sexual problems related to anxieties over taboo
desires were more likely to also have greater creative accomplishments than those who reported
no sexual problems or those with sexual problems unrelated to taboo feelings.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những nghiên cứu này cho thấy “bằng chứng thực nghiệm có lẽ là
đầu tiên cho sự tồn tại của thăng hoa và cũng là một phương thức tiếp cận tâm lý học theo chiều
hướng văn hóa đối với các cơ chế tự vệ.”

The researchers suggest that their studies represent “possibly the first experimental evidence
for sublimation and suggest a cultural psychological approach to defense mechanisms.”2
Ảnh hưởng lên đời sống. How Can Sublimation Influence Your Life
Vậy quá trình thăng hoa đóng vai trò gì trong đời sống? Như Freud có nói, thăng hoa thường
được xem là một cách đối phó lành mạnh và trưởng thành với những thôi thúc bị coi là không
mong muốn hoặc không chấp nhận được.
So what role might the process of sublimation have in your life? As Freud suggested,
sublimation is usually considered a healthy and mature way of dealing with urges that may be
undesirable or unacceptable.
Thay vì hành xử không ra gì khiến bản thân hoặc người khác bị tổn hại, thì thăng hoa giúp
chúng ta hướng năng lượng vào những thứ có ích. Cơ chế tự vệ này có thể thực sự mang đến lợi
ích tích cực lên sức khỏe thể chất và tinh thần.

Rather than act out in ways that may cause us or others harm, sublimation allows us to channel
that energy into things that are beneficial. This defense mechanism can actually end up having a
positive effect on your health and wellness.
Thăng hoa không phải lúc nào cũng dễ nhận biết vì nó vận hành trong tiềm thức.

Sublimation is not always obvious because it operates at a subconscious level.


Mặc dù đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy được các những cảm xúc tiêu cực lèo lái khiến chúng
ta hành xử theo cách này cách kia như thế nào nhưng ta thường ít khi nào nhận thức rõ những
điều này. Chúng ta có thể còn không nhận ra rằng cơ chế tự vệ này đang hoạt động.

While we sometimes might be able to see how our negative feelings can drive us to act in certain
ways, we are often very much unaware of such things. We may be even less aware of the
underlying defense mechanisms that are at work.

Có thể giữa nguyên nhân gây ra các cảm xúc tiêu cực và
hành vi gây ra do thăng hoa không có mối liên hệ trực tiếp
nào.

There also may not be a direct correlation between the cause


of the negative emotion and the behavior that results from sublimation.
Mặc dù những ví dụ trước đó đã chỉ ra cơn giận có thể được “thăng hoa” thành hành động cụ
thể, nhưng những cảm xúc như thế có thể làm xuất hiện nhiều loại hành vi khác nhau. Ví dụ,
bực dọc có thể khiến một người tham gia một sở thích mang tính thư giãn như câu cá hoặc vẽ
tranh.
While earlier examples showed anger being sublimated into physical action, such feelings can
result in a variety of behaviors. For example, frustration could also lead a person to engage in
a relaxing hobby such as fishing or painting.1
Tổng kết. Bottom lines
Thăng hoa có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi, mặc dù nhiều khi ta không nhận thức nó một
cách rõ ràng. Thậm chí ngay cả khi cơ chế tự vệ này hoạt động trong tiềm thức thì bạn vẫn được
nó kích thích làm những điều tích cực bằng cách cố tìm cách thay thế những hành vi xấu bằng
những hành vi có ích và lành mạnh hơn.

Sublimation can be a powerful influence on behavior, although one of which we are largely
unaware. Even though this defense mechanism may operate on a subconscious level, you can
take inspiration from it by intentionally finding ways to substitute more healthy and productive
behaviors for harmful ones.
Tham khảo. Sources
Hockenbury DH, Hockenbury SE. Psychology. Macmillan; 2002.
Kim E, Zeppenfeld V, Cohen D. Sublimation, culture, and creativity. J Pers Soc Psychol.
2013;105(4):639-66. doi:10.1037/a0033487

7: DỜI CHỖ (Displacement)

Dời chỗ là một cơ chế tự vệ tâm lý xuất hiện khi một người chuyển một cảm xúc tiêu cực từ
nguồn căn ban đầu sang một đối tượng tiếp nhận ít mang tính đe dọa hơn. Ví dụ thường gặp của
cơ chế tự vệ này là thói “giận cá chém thớt”. Nếu chủ thể tức giận nhưng lại không thể hướng
sự tức giận của mình vào đúng nguồn gây ra cảm xúc này mà không phải lãnh chịu hậu quả, thì
ngưới này có thể “trút” cơn bực dọc của mình lên một người hay một vật ít gây đe dọa với bản
thân hơn.

Displacement is a psychological defense mechanism in which a person redirects a negative


emotion from its original source to a less threatening recipient. A classic example of the defense
is displaced aggression.1 If a person is angry but cannot direct their anger toward the source
without consequences, they might “take out” their anger on a person or thing that poses less of
a risk.
Các cơ chế tự vệ của tâm lý. Defense Mechanisms
Khi có những thôi thúc và cảm xúc tiêu cực, con người ta
thường tìm cách để xử lý chúng. Không giống như những
chiến lược đối phó với căng thẳng ta sử dụng lúc tỉnh táo, các
cơ chế tự vệ của tâm lý vận hành ở cấp độ hoàn toàn thuộc về
vô thức.

When people have negative emotions or impulses, they often


look for ways to cope with these unwanted feelings. Unlike the conscious coping strategies that
we use to manage daily stress, defense mechanisms operate on an entirely unconscious level.2
Dời chỗ, cũng tương tự như các cơ chế khác của tâm lý, thường xảy ra trong tiềm thức – là khi
chủ thể không nhận thức bản thân đang sử dụng nó.

Displacement, like many other psychological defense mechanisms, often occurs subconsciously
—the person is not aware they are doing it.
Các cơ chế tự vệ là cách để tâm trí vô thức giảm bớt lo âu và tái lập trạng thái cân bằng cảm
xúc. Các cơ chế này thường vận hành khi con người ta không để ý đến nó nhằm giúp ta đối phó
với những con người, sự vật và sự việc mang tính đe dọa. Chúng ta có thể không nhận thức rõ
ràng những thôi thúc và cảm xúc này, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng lên hành vi của chúng ta và
có thể gây ra chứng lo âu.

Defense mechanisms are one way the mind unconsciously attempts to reduce our anxiety and
restore emotional balance.3 Psychological defenses operate without our conscious awareness
to help us cope with threatening people, things, or environments. We might not be aware of
these feelings and urges, but they still influence our behavior and can cause anxiety.
Khi ta sử dụng cơ chế dời chỗ, tâm trí ta cảm nhận được rằng việc phản ứng với nguồn căn ban
đầu làm ta bực dọc có thể là một việc không thể chấp nhận được – thậm chí còn hơi nguy hiểm.
Vì vậy, thay vào đó, nó tìm ra cho ta một sự vật “vô hại” hơn để ta có thể sử dụng làm “nơi phát
tiết” an toàn hơn.

When we use displacement, our mind senses that reacting to the original source of our
frustration might be unacceptable—even dangerous. Instead, it finds us a less threatening
subject that can serve as a safer outlet for our negative feelings.4
Thăng hoa. Sublimation
Sigmund Freud tin rằng có một dạng dời chỗ nhất định gọi là “thăng hoa”, là một nguồn lực
quan trọng tạo nên sự sáng tạo và truyền cảm hứng. Thăng hoa là di dời những ham muốn tính
dục (ham muốn thuộc về bản năng – ND) không thể chấp nhận được đến những hoạt động
không liên quan đến tính dục, được xã hội chấp nhận và tạo hiệu suất cao hơn, như làm việc và
sáng tạo. Thăng hoa mang đến một “nơi trút bỏ” lành mạnh cho những thôi thúc tiêu cực trong
nội tâm.

Sigmund Freud believed that a certain subtype of displacement called sublimation served as an
important source of creativity and inspiration.5 Sublimation involves displacing unacceptable
sexual urges toward non-sexual activities that are productive and socially acceptable, like work
and creativity. Sublimating provides a constructive outlet for unacceptable urges.6

Lịch sử. History


Con gái Sigmund Freud – Anna Freud, là một trong
những nhà tâm lý học đầu tiên xây dựng một danh
sách các cơ chế tự vệ của tâm lý. Tuy nhiên, dời
chỗ ban đầu không nằm trong danh sách các cơ chế
tự vệ trong cuốn “Bản ngã và các cơ chế tự vệ”
(xuất bản lần đầu tại Đức năm 1936).

Sigmund Freud’s daughter Anna Freud was one of the first psychologists to make a list of
defense mechanisms. However, displacement was not on the list of original defense mechanisms
included in her book, “The Ego and the Mechanisms of Defense” (originally published in
Germany in 1936).7
Sau này Anna Freud phát biểu rằng mặc dù danh sách của bà đã liệt kê một số các cơ chế tự vệ
chính nhưng bà tin rằng danh sách này chưa kết thúc. Những nhà tâm lý học tiên phong sau đó
đã thực sự xác định dời chỗ là một cơ chế phòng vệ quan trọng của bản ngã.

Anna Freud later stated that although her list outlined several prominent defenses, she believed
that it was far from definitive. Subsequent pioneers in psychology did identify displacement as
being an important ego defense mechanism.8
Nghiên cứu. Research
Nghiên cứu về tính xác thực của dời chỗ đưa đến nhiều kết quả khác nhau. Ví dụ, một nghiên
cứu năm 1998 cho rằng dời chỗ không có nhiều bằng chứng bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về sau này vào năm 2015 đã ủng hộ quan điểm cho rằng trạng thái kích thích thể
chất và cảm xúc từ một tình huống thường sẽ được “truyền” cho tình huống tiếp theo.

Research on the validity of displacement has been mixed. For example, a study from 1998
suggested that displacement is poorly supported by empirical evidence.9 However, later
research in 2015 supported the theory that physical and emotional arousal states tend to carry
over from one situation to the next.10
Ví dụ, mặc dù bạn luôn cố kiềm chế bản thân trong một tình huống tương tác xã hội vì bạn biết
việc phản ứng lại là thiếu phù hợp, nhưng kìm nén cảm xúc sẽ không khiến chúng biến mất.
Trạng thái cảm xúc của bạn sẽ vẫn như vậy. Sau đó, bạn thấy mình rơi vào một tình huống nơi
bạn có thể phản ứng lại mà ít để lại hậu quả hơn, lúc đó bạn sẽ tháo dỡ mọi cảm xúc bạn đã đè
nén.

For example, while you might restrain yourself in a social setting because reacting would be
inappropriate, pushing your feelings down won’t make them go away. Your emotional state will
stay the same. Later on, you might find yourself in a setting where you can react with fewer
consequences, at which time you will unleash the feelings you suppressed.
Các nghiên cứu khác cũng đưa ra bằng chứng ủng hộ sự tổng tại và tác động của các cơ chế tự
vệ tâm lý bao gồm đổi chỗ, coi đó là một phần quan trọng trong sức khỏe và các mối quan hệ
của con người. Nhìn vào dữ liệu trong một nghiên cứu theo chiều dọc, một nhóm các nhà
nghiên cứu phát hiện ra rằng các cơ chế tự vệ của tâm lý có thể gây ảnh hưởng lên cơ thể cũng
như tinh thần của chủ thể.

Other studies have also offered broad support for defense mechanisms, including displacement,
as being important to human health and relationships. Looking at data from a 70-year
longitudinal study, a group of researchers found that psychological defense mechanisms might
influence the body as well as the mind.
Trong bài báo xuất bản năm 2013, nhóm nghiên cứu phát biểu rằng các đối tượng trong nghiên
cứu của họ đã sử dụng các cơ chế tự vệ để thích nghi (bao gồm cơ chế dời chỗ) trong những
năm trung niên đã cho thấy sức khỏe cải thiện trong những năm tháng sau này của cuộc đời. Các
nhà nghiên cứu cũng cho rằng các cơ chế tự vệ mang tính trưởng thành đóng một vai trò chủ
chốt trong việc tạo ra những mối quan hệ xã hội vững chắc, hỗ trợ lẫn nhau, từ đó góp phần cải
thiện sức khỏe thể chất.
In their paper, which was published in 2013, the researchers stated that the subjects in their
study who used adaptive defense mechanisms (including displacement) at mid-life had better
physical health later in life. The researchers suggested that mature defenses play a key role in
creating solid and supportive social relationships, which contribute to improved physical
health.11
Cách vận hành. How It Works
Thử tưởng tượng bạn bị sếp khiển trách. Xả giận hay trút bỏ bực dọc lên người sếp không chỉ là
một hành động thiếu khôn ngoan mà còn có thể khiến bạn mất việc. Thay vào đó, bạn kiềm nén
(hay đè nén) cảm xúc của mình lại cho đến hết ngày.

Imagine that you were reprimanded by your manager at work. Venting your anger or
frustration directly to your boss would not only be unwise, but it might even cost you your job.
Instead, you withhold (or suppress) your emotions until the end of the day.
Ngay khi về đến nhà, bạn giải phóng cơn giận của mình lên người bạn cùng phòng chẳng có can
hệ gì đến chuyện kia hoặc bạn sẽ phản ứng thái quá với một sự kiện châm ngòi nào đó như con
bạn không ngoan. Thường trong những tình huống này, sự kiện châm ngòi sẽ không có gì ghê
ghớm lắm. Chính phản ứng của bạn mới là thứ bất thường – thậm chí vượt ngoài kiểm soát.

As soon as you get home, you may unleash your anger on your unsuspecting roommate or find
yourself overreacting to a triggering event like your children misbehaving. More often than not,
the triggering event is relatively insignificant. It’s your reaction that is out of proportion—even
over the top.
Cơn giận tồn tại trong bạn về người sếp kia rồi cũng sẽ được xả ra nhưng theo chiều hướng gián
tiếp. Hệ quả của việc la lối người bạn cũng phòng hay mắng mỏ con cái sẽ không đến nỗi
nghiêm trọng như vậy giá mà bạn (được) trút nỗi bực dọc lên sếp hay đồng nghiệp. Vật hay
người trở thành đối tượng để bạn “dời chỗ” cảm xúc có thể khác nhau nhưng thường được bạn
chọn vì ít gây đe dọa (hay không hề có sức mạnh tác động) với bạn hơn.

The anger you were feeling at your boss is eventually released but in an indirect way. The
consequences of yelling at your roommate or scolding your children are likely to be less severe
than if you had taken out your frustration at your boss or coworkers. The object or person that
becomes the subject of displaced feelings can vary but is usually chosen because it is less
threatening (or even powerless).
Nếu bạn đã trút những cảm xúc tiêu cực lên một người bạn, thành viên gia đình hay thậm chí
một người hoàn toàn xa lạ khi bực bội về một điều gì đó khác, thì hẳn bạn đã sử dụng dời chỗ
làm cơ chế tự vệ cho bản thân (ngay cả khi bạn thậm chí còn không nhận ra sự tồn tại của nó).

If you have ever taken out negative feelings on a friend, family member, or even a complete
stranger when you were upset about something else, then you have used displacement as a
defense mechanism (even if you weren’t aware of it).
Ví dụ. Examples of Displacement
Dưới đây là một số viễn cảnh có thể xảy ra (một số bạn sẽ cảm thấy khá quen thuộc) minh họa
cho cơ chế dời chỗ:

Here are a few imagined scenarios (many of which might sound or feel familiar to you) that
exemplify displacement:
– Một nhân viên bị sếp mắng vì hiệu suất làm việc kém trong một buổi trình bày. Người nhân
viên này đi ăn trưa ở một nhà hàng gần đó nơi anh ta/ cô ta la mắng nhân viên phục vụ chỉ vì
một sai sót nhỏ trong lúc gọi món.

An employee is berated by their boss for their poor performance during a presentation. The
employee leaves work to have lunch at a local restaurant where they yell at the wait staff over a
small mistake with their order.
– Bạn bực dọc với nửa kia vì họ không giúp bạn làm việc nhà. Khi bạn nhờ con phụ và chúng
rên rỉ lại, cơn giận của bạn bùng phát. Bạn la chúng và kết tội chúng không bao giờ làm việc
nhà.

You are frustrated with your spouse because they have not been helping you with household
chores. When you ask your kids to start their chores, and they respond by whining, your anger
explodes. You yell at them and accuse them of never helping around the house.
– Một người bị thu hút bởi bạn thân của vợ/chồng mình, nhưng họ biết hành động theo bản năng
sẽ để lại hậu quả không lường. Thay vào đó, ham muốn trong họ bị dời chỗ trong vô thức, và họ
hình thành một sự tôn sùng tính dục cho những chiếc kính tương tự như cái mà người bạn kia
đeo.

A person is attracted to their spouse’s best friend, but they know that acting on it would have
catastrophic consequences. Instead, the desire they feel is unconsciously displaced, and they
develop a sexual fetish for glasses similar to the ones worn by the spouse’s best friend.
– Bạn mất việc và gặp khó khăn trong việc tìm công việc mới. Sợ mình không thể chi trả các chi
phí, bạn bắt đầu đổ mọi bực dọc và cảm giác thất bại lên những người nhập cư trong cộng đồng
của mình, đổ lỗi vì họ mà bạn không thể tìm được việc.

You lose your job and have a hard time finding a new one. Fearing that you won’t be able to
pay your bills, you start taking your frustration and feelings of failure out on immigrants in your
community, blaming them for your inability to find employment.

Những hậu quả ngoài dự liệu. Unintended


Consequences
Dời chỗ có thể gây ra một chuỗi phản ứng ngoài dự
liệu. Ví dụ, một cơn giận sau khi bị dời chỗ có thể xoay
vòng tiếp diễn. Ví dụ, tưởng tượng một người nhân
viên tức giận sếp mình. Người này trút giận lên
vợ/chồng mình khi về nhà. Bây giờ người bạn đời này,
khi phải gánh chịu nỗi tức giận của người kia, sẽ trở nên cáu bẳn với con cái trong nhà. Ngược
lại, những đứa trẻ có thể sẽ trút bỏ nỗi bực dọc lên nhau.

Displacement can cause an unintended chain reaction. Displaced aggression, for example, can
become a cycle. For example, imagine an employee who is angry with their boss. They take out
their anger on their spouse when they get home. Now angry themselves, the spouse might be
irritable with their children. In turn, the kids might take their frustrations out on each other.
Hành động hung hăng sau khi bị “dời chỗ” có thể đưa đến định kiến chống lại một nhóm xã hội
cụ thể nào đó. Ví dụ, một vài học giả tranh cãi về tình trạng thù địch của người Đức dành cho
người Do Thái sau chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể là một ví dụ về cảm xúc tức giận đã bị
chuyển dời qua các khía cạnh kinh tế của cuộc chiến.

Displaced interpersonal aggression can also lead to prejudice against specific social groups.
For example, some scholars have argued that the animosity Germans felt toward the Jewish
people following World War I may have been an example of displaced feelings of anger over the
economic ramifications of the war.12
Thay vì hướng sự tức giận chất chồng của mình lên hành động của chính phủ hay chính bản
thân chính phủ, những người này lại di dời cơn thịnh nộ của mình lên nhóm người có vẻ ít đe
dọa hơn. Hiện tượng này cón có tên gọi là “con dê tế thần”.
Rather than directing their collective anger toward their own actions or their own government,
people redirected their rage toward a group of people they deemed to be less threatening
targets. This phenomenon is also known as scapegoating.13
Đặc điểm. Characteristics
Các cơ chế tự vệ rất thường gặp và thường là một khía cạnh bình thường trong vận hành đời
sống thường ngày. Cơ chế dời chỗ giúp chúng ta chuyển hướng cảm xúc và thôi thúc bị coi là
thiếu phù hợp hoặc gây hại thành sang một nơi phát tiết lành mạnh, an toàn và hiệu quả hơn.

Defense mechanisms are very common and are usually a normal aspect of daily functioning.
Displacement as a defense helps us channel emotions and urges that could be considered
inappropriate or harmful to more healthy, safe, or productive outlets.
Khi được sử dụng hợp lý, các cơ chế tự vệ như dời chỗ có thể bảo vệ chúng ta khỏi những cảm
xúc tiêu cực, giúp giảm thiểu sự thất vọng, bảo vệ lòng tự trọng và giúp kiểm soát mức độ căng
thẳng. Dời chỗ có thể bảo vệ chúng ta khỏi lo âu bằng cách che giấu những thứ gây căng thẳng
hoặc không thể chấp nhận được đối với bản thân và giúp bảo tồn cảm nhận của chính chúng ta
về bản thân.

When used appropriately, defenses such as displacement protect us from negative feelings, help
minimize disappointment, protect our self-esteem, and manage stress levels.14 Displacement
can protect us from anxiety by hiding things that are stressful or unacceptable to us and helping
to preserve our sense of self.
Nhưng các cơ chế tự vệ như dời chỗ có thể cũng gây hại nếu người ta quá dựa dẫm vào chúng,
hoặc khi chúng đưa đến những hành vi và tương tác không tốt với người khác. Lạm dụng những
cơ chế này có liên hệ mật thiết với những vấn đề tâm lý và vận hành đời sống kém.

But defense mechanisms like displacement can also be unhelpful if people rely on them too
heavily, or when they lead to problematic behaviors and interactions with others. Overuse of
these mechanisms has been linked to psychological distress and poor functioning.
Dời chỗ đóng vai trò là một cách dời hướng cảm xúc, nhưng nó cũng có khả năng gây ra tổn
hại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên quá trình và thời điểm xuất hiện dời chỗ.

Displacement serves as a way to redirect feelings, but it also has the potential to cause harm.
There are several factors that influence how and when displacement occurs.
Tuổi tác. Age
Trẻ em thường sẽ thể hiện cảm xúc trực tiếp hơn. Vì vậy, chúng thường hay thể hiện cảm xúc
tiêu cực với chính đối tượng gây ra chúng (bất kể phản ứng có phù hợp hay không).

Young children are more direct about expressing their feelings. Therefore, they are more likely
to express their negative emotions toward the original target (regardless of the appropriateness
of the response).
Ví dụ, một đứa trẻ 4 tuổi đơn giản là sẽ la hét cha mẹ khi chúng tức giận. Mặt khác, một cậu bé
14 tuổi có thể sẽ di dời sự bực dọc của mình với cha mẹ bằng cách đánh lộn với đứa em của
mình.

For example, a 4-year-old child is likely to simply yell at a parent when they are upset. On the
other hand, a 14-year-old might displace their frustration with a parent by fighting with a
younger sibling.
Cường độ. Intensity
Những thôi thúc và cảm xúc khó chịu mức độ cao có thể gây ra nhiều dạng biểu hiện cực đoan
hơn của cảm xúc đó lên đối đượng đích thay thế. Ví dụ, một ham muốn không phù hợp (như
khao khát đánh đập ai đó ngoài xã hội) có thể bị thể hiện ra dưới hình thức một cú bùng nổ cảm
xúc cường độ cao (như la hét vợ/chồng mình).

Highly upsetting urges or feelings might result in greater displays of emotion toward the
substitute target. For example, an inappropriate urge (such as the desire to hit someone) might
be expressed as a highly charged emotional outburst (such as yelling at a spouse).
Tần suất. Frequency
Hầu hết chúng ta đều đã từng trút bỏ cảm xúc tiêu cực lên một mục tiêu thứ cấp. Mặc dù dời
chỗ có thể là một phản ứng bình thường, nhưng nó thể vượt ra khỏi rằn giới hạn trở thành một
hành vi không tốt, thậm chí mang tính ngược đãi người khác. Nếu một người lấy dời chỗ làm cơ
chế tự vệ để đối phó với tất cả những khó chịu cảm xúc thì cơ chế này sẽ ngày càng không có
lợi và có thể gây hại.

Most people have experienced taking out their negative emotions on a secondary target. While
displacement can be a normal response, but it can cross the line into maladaptive or even
abusive behavior. If a person relies on displacement as a defense mechanism to deal with all of
their emotional upset, it is less likely to be helpful and may cause harm.15
Điều bạn có thể làm. What You Can Do
Dựa dẫm quá mức vào cơ chế dời chỗ hay bất cứ cơ chế tự vệ nào khác đều có thể đưa đến vấn
đề, hoặc ít nhất là không mang lại ích lợi gì cả. Nếu bạn quan ngại về việc sử dụng cơ chế đổi
chỗ, bạn có thể trao đổi với trị liệu viên hoặc tư vấn viên như một phần trong quá trình trị liệu
tâm lý. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhìn nhận hành vi của chính mình để hiểu rõ hơn xem
mình có đang sử dụng cơ chế này một cách hợp lý hay không.

Overreliance on displacement or any other defense mechanism can be problematic, or at the


very least, unhelpful. If you are concerned about your use of displacement as a defense
mechanism, it’s something you can address with a therapist or counselor as part of
psychotherapy. Here are some ways you can look at your own behavior to get a better sense of
whether you use displacement in a helpful way.
Đánh giá. Assess
Một trong những bước đi đầu tiên cũng là một trong những nhiệm vụ khó nhất: Quan sát hành
vi và hành động của chính mình, xác định xem có phải chúng bị gây ra bởi cơ chế dời chỗ
không. Dời chỗ không phải là thứ dễ nhìn ra. Thường thì, bạn chỉ có thể suy luận dựa vào cái
bạn tự kiểm nghiệm được từ hành vi của chính mình.

One of the first steps is also one of the more difficult: observing your behavior and actions and
determining whether displacement could be causing them. Displacement is not something that
can be easily viewed. Often, it’s only possible to make inferences based on what you can
examine of your own behavior.
Ở giai đoạn này, bạn sẽ cần làm việc với một trị liệu viên. Họ có thể nhìn vào hành vi của bạn từ
góc nhìn của người “bên ngoài” và giúp bạn nhìn nhận mọi chuyện từ góc độ khách quan hơn.

At this stage, it can be helpful to work with a therapist. They can look at your behavior from an
“outside” point of view and help you see things from a more objective perspective.
Một trị liệu viên có thể chứng kiến (và chỉ ra) sự trái ngược giữa hành vi và lời nói của bạn,
ngôn ngữ cơ thể và những dấu hiệu khác.

A therapist is able to witness (and point out) contradictions between your behavior and your
words, body language, or other signals.16
Ví dụ, bạn có thể nói với trị liệu viên của mình rằng bạn không phiền hà gì với việc người bạn
đời của mình làm việc khuya và làm luôn cuối tuần, nhưng ngôn ngữ cơ thể và lời bạn nói có
thể cho thấy điều ngược lại. Khi bạn chia sẻ nhiều hơn về hành vi của mình, mọi thứ sẽ rõ ràng
hơn khi bạn nổi nóng với con mình lúc tối, đó thực sự là một dấu hiệu của cơn bực dọc mà bạn
có với vợ/chồng mình.

For example, you might tell your therapist that you do not mind that your spouse works late
nights and weekends, but your body language and your speech might suggest otherwise. As you
share more about your behavior, it might become clear that when you are short-tempered with
your kids in the evening, it’s really a sign of the frustration you feel with your spouse.
Phản chiếu. Reflect
Phản chiếu là một kỹ thuật mà các trị liệu viên dùng để giúp bạn nhận ra thời điểm mình đang
sử dụng cơ chế tự vệ dời chỗ. Với kỹ thuật này, trị liệu viên sẽ “phản chiếu” cảm xúc của bạn
lên chính bạn, khuyến khích bạn cân nhắc những gì mình đã nói hay đã làm.

Reflection is a strategy therapists can use to help you recognize when you are using defense
mechanisms like displacement. With this strategy, your therapist reflects your feelings back to
you in a way that encourages you to consider what you have done or said.
Mục tiêu của kỹ thuật phản chiếu là tiết lộ những mối lo âu hoặc lo lắng bị giấu kín góp phần
hình thành hành vi của bạn.

The goal of using the reflection technique is to reveal concealed worries or concerns that
played a role in your behavior.
Ví dụ, khi bạn nói với trị liệu viên về việc trút giận lên đồng nghiệp, bạn có thể tiết lộ một trong
những nỗi lo lắng ẩn sâu trong bạn – rằng người sếp mới không công nhận tài năng và nỗ lực
của bạn. Thay vì thể hiện cảm xúc với sếp (một đối tượng đích gây đe dọa cao), bạn bộc lộ cơn
giận lên đồng nghiệp (một đích ngắm ít đe dọa hơn).

For example, as you are telling your therapist about expressing anger at a coworker, you might
reveal one of your underlying worries—that your new manager does not recognize your talents
and efforts. Rather than expressing your emotions to your boss (a threatening target), you took
your frustration out on your coworker (a less threatening target).
Tái chỉnh khung. Reframe
Một khi bạn bắt đầu nhận ra những lần sử dụng cơ chế dời chỗ thiếu lành mạnh trong cuộc sống,
bước tiếp theo là tìm những cách là có chủ đích tốt hơn nhằm thay thế suy nghĩ và hành vi của
bạn.Ví dụ, nếu bạn la hét vợ/chồng mình vì bạn di dời cơn bực dọc từ chỗ làm về thì hãy tạm
dừng, lùi lại và dành một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh.
Once you start to recognize episodes of unhealthy displacement in your own life, the next step is
to look for purposeful ways to alter your thinking and behavior. For example, if you are yelling
at your spouse because you are displacing your frustrations from work, stop, step back, and
take a moment to regain control.
Khi bạn nhận thấy bản thân đang có những hành vi không tốt do bởi cơ chế dời chỗ, hãy cố
gắng tái chỉnh khung tình huống và tìm ra những nơi phát tiết lành mạnh hơn cho cảm xúc của
mình.

When you find yourself engaging in maladaptive behaviors caused by displacement, try to
reframe the situation and find a healthier outlet for your feelings.
Chủ động nỗ lực chuyển hướng cảm xúc tiêu cực lên một đối tượng đích phù hợp. Bạn có thể
phát tiết theo những cách làn mạnh như viết lại tình huống và cảm nhận của mình, tham gia một
môn thể thao hoặc một tập thể dục, hoặc thực hiện một sở thích lành mạnh.

Make a conscious effort to redirect your negative feelings toward an appropriate target.
Alternative outlets could include writing about a situation and how you felt, participating in a
sport or physical exercise, or engaging in a productive hobby.
Kết luận. Final thoughts
Cũng như nhưng cơ chế tự vệ khác của tâm lý, dời chỗ có thể là một cách ứng phó bình thường
và lành mạnh với những cảm xúc tiêu cực trong vô thức. Tuy nhiên, lạm dụng cơ chế tự vệ này
để xử lý những cảm xúc tiêu cực có thể không hữu ích và thậm chí hủy hoại bạn – đặc biệt là
khi bạn trút cơn bực dọc của mình lên những người không có khả năng phòng vệ quanh bạn.

Like other psychological mechanisms of defense, displacement can be a normal and healthy way
of coping with unconscious negative emotions. However, overly relying on displacement as a
way to handle negative feelings can be unhelpful and even destructive—particularly if you take
your frustrations out on defenseless people around you.
Có thể ta khó nhận ra được sự hiện hữu của cơ chế này trên chính bản thân mình, nếu bạn muốn
tìm hiểu quá trình bản thân sử dụng cơ chế tự vệ này, trị liệu có thể giúp bạn nhìn ra được
những hành động, lời nói, hoặc hành vi nào thực sự là một cơ chế tự vệ. Một khi bạn đã nhận ra
được mình đang dời chỗ, bạn có thể bắt đầu từng bước ứng phó với cơ chế tự về này và tìm
những cách xử lý khác hiệu quả hơn.

It can be hard to recognize our own displacement, if you are concerned about how you use this
defense mechanism, therapy can help you see when your actions, words, or behaviors are really
a defense mechanism. Once you learn to recognize displacement, you can take steps to
challenge the defense mechanism and find more effective ways to cope.
Tham khảo. Sources
Rajchert J. Emotional, cognitive and self-enhancement processes in aggressive behavior after
interpersonal rejection and exclusion. Eur J Psychol. 2015;11(4):707-721.
doi:10.5964/ejop.v11i4.934
Waqas A, Naveed S, Aedma KK, Tariq M, Afzaal T. Exploring clusters of defense styles,
psychiatric symptoms and academic achievements among medical students: A cross-sectional
study in Pakistan. BMC Res Notes. 2018;11(1):782. doi:10.1186/s13104-018-3876-6
Javanbakht A. A theory of everything: Overlapping neurobiological mechanisms of
psychotherapies of fear and anxiety related disorders. Front Behav Neurosci. 2018;12:328.
doi:10.3389/fnbeh.2018.00328
Weiner B. Human Motivation. New York: Springer Science & Business Media; 2012:119-123.
Vaillant GE. Adaptation to Life. Harvard University Press; 2012:139-145.
Pulcu E. An evolutionary perspective on gradual formation of superego in the primal horde.
Front Psychol. 2014;5:8. doi:10.3389/fpsyg.2014.00008
Freud A. The Ego and the Mechanisms of Defence. New York: Routledge; 2018.
Fenichel O. The Psychoanalytic Theory Of Neurosis. New York: Routledge; 2006:163.
Baumeister RF, Dale K, Sommer KL. Freudian defense mechanisms and empirical findings in
modern social psychology: Reaction formation, projection, displacement, undoing, isolation,
sublimation, and denial. J Pers. 1998;66(6):1081-1124. doi:10.1111/1467-6494.00043
Sohn JH, Kim HE, Sohn S, Seok JW, Choi D, Watanuki S. Effect of emotional arousal on inter-
temporal decision-making: An fMRI study. J Physiol Anthropol. 2015;34:8.
doi:10.1186/s40101-015-0047-5
Malone JC, Cohen S, Liu SR, Vaillant GE, Waldinger RJ. Adaptive midlife defense mechanisms
and late-life health. Pers Individ Dif. 2013;55(2):85-89. doi:10.1016/j.paid.2013.01.025
The United States Holocaust Memorial Museum. The Great Depression. ‌
Esses V, Haddock G, Zanna M. The Psychology of Prejudice. (Zanna MP, Olsen J, eds.).
Hillsdale, NJ: Psychology Press; 1993:78-80.
Mohiyeddini C, Bauer S, Semple S. Displacement behaviour is associated with reduced stress
levels among men but not women. PLoS ONE. 2013;8(2):e56355.
doi:10.1371/journal.pone.0056355
Fernández-Antelo I, Cuadrado-Gordillo I. Moral disengagement as an explanatory factor of the
polyivictimization of bullying and cyberbullying. Int J Environ Res Public Health.
2019;16(13):2414. doi:10.3390/ijerph16132414
Foley GN, Gentile JP. Nonverbal communication in psychotherapy. Psychiatry (Edgmont).
2010;7(6):38-44.

8: BÙ ĐẮP (Compensation)

Thuật ngữ bù đắp dùng để chỉ một cơ chế tự vệ của tâm lý khi con người ta đạt được quá nhiều
thứ trong một lĩnh vực nhằm bù đắp lại cho những thất bại ở những lĩnh vực khác. Ví dụ, những
người sống trong gia đình nghèo có thể hướng nguồn năng lượng của mình để làm thật xuất sắc,
trên và vượt mức yêu cầu tại chỗ làm.

The term compensation refers to a type of defense mechanism in which people overachieve in
one area to compensate for failures in another. For example, individuals with poor family lives
may direct their energy into excelling above and beyond what is required at work.

Chiến lược tâm lý này giúp con người ta che đậy những điều còn thiếu,
sự bực bội, căng thẳng hoặc các thôi thúc bên trong bằng cách hướng
năng lượng vào làm việc thật tốt hoặc đạt được thành tựu trong những
lĩnh vực khác. Mặc dù đúng là cơ chế này mang lại khá nhiều lợi ích
nhưng nó cũng có thể gây ra vấn đề khi bị lạm dụng hoặc dùng sai
cách.

This psychological strategy allows people to disguise inadequacies, frustrations, stresses, or


urges by directing energy toward excelling or achieving in other areas.1 While it can be
beneficial at times, it can also cause problems when it is overused or misapplied.
Bài viết này sẽ thảo luận cách người ta sử dụng bù đắp làm cơ chế tự vệ tâm lý, bao gồm những
tác động tích cực và tiêu cực của cơ chế này.

This article discusses how compensation is used as a defense mechanism, including how it can
have both positive and negative effects.
Cơ chế tự vệ tâm lý là gì? What Are Defense Mechanisms?
Các cơ chế tự vệ của tâm lý là những phản ứng trong vô thức giúp bảo vệ chúng ta khỏi những
cảm giác lo âu hoặc những mối đe dọa đến cảm quan của chúng ta về chính mình. Những cơ chế
này được mô tả lần đầu tiên bởi nhà phân tâm học Sigmund Freud, là một phần trong học thuyết
về tính cách của ông, và sau này được mở rộng bởi con gái ông, nhà phân tâm học Anna Freud.

Defense mechanisms are unconscious responses that help protect people from feelings of
anxiety or threats to their sense of self. These defenses were first described by psychoanalyst
Sigmund Freud as part of his personality theory and were later elaborated by his daughter, the
psychoanalyst Anna Freud.
Nhà tâm lý học Alfred Adler là người đầu tiên mô tả cơ chế bù đắp. Ông cho rằng cơ chế này có
thể được sử dụng giúp chủ thể đối phó với cảm giác thấp kém, và có thể đưa đến cả hiệu ứng
tích cực lẫn tiêu cực.

Psychologist Alfred Adler first described compensation. He suggested that this defense
mechanism could be used to cope with feelings of inferiority, which could have either positive or
negative effects.
Ví dụ, một người có thể bù đắp cho một thiếu sót của bản thân bằng cách trở nên thành thạo
trong một lãnh vực khác. Một tác động tiêu cực có thể là quá thành công đến mức gây tổn hại
sức khỏe thể chất và tinh thần.

For example, a person might compensate for a shortcoming by becoming highly skilled in a
different area. A negative effect might be overachieving to the detriment of one’s health and
well-being.
Tổng kết. Recap
Bù đắp dưới dạng một cơ chế tự vệ tâm lý giúp bảo vệ bản ngã khỏi cảm giác lo âu. Mặc dù
chúng có thể có tác động tiêu cực nhưng cũng có thể được sử dụng theo những cách trưởng
thành và lành mạnh.

Defense mechanisms such as compensation help protect the ego from feeling of anxiety. While
they can often have negative effects, they can also be used in mature and healthy ways.
Bù đắp là gì? What Is Compensation?
Bù đắp được định nghĩa là giỏi giang trong một lĩnh vực để bù đắp cho những thiếu hụt, trong
suy nghĩ hoặc trong thực tế, ở một lĩnh vực khác. Nó thường được sử dụng cùng một ý nghĩa
với từ “Bù đắp quá mức”, mặc dù bù đắp quá mức thường là khi một người đi quá xa hay vượt
mức cần thiết trong quá trình bù đắp cho thiếu hụt của bản thân.

Compensation is defined as excelling in one area to make up for real or perceived deficits in
another area. It is often used synonymously with the term overcompensation, although
overcompensation often suggests that a person is going far beyond what is necessary to make
up for their deficiency.
Điều đáng ngạc nhiên là thuật ngữ “bù đắp” còn được sử dụng trong cả ngôn ngữ hằng ngày. Ví
dụ, chúng ta thường cho rằng một ai đó chỉ đang “bù qua xớt lại” để chỉ một người đang làm
quá trong một khái cạnh nào đó trong cuộc sống để che đậy sự bất an ở những lĩnh vực khác
trong cuộc sống.

The term ‘compensation is used surprisingly often in everyday language. For example, people
often suggest that someone is ‘just overcompensating for something’ to suggest that a person is
indulging in excesses in one area of their lives to hide insecurities about other aspects of their
lives.
Trong một số trường hợp, dạng bù đắp này xuất hiện có ý thức. Nếu bạn biết rằng mình có kỹ
năng thuyết trình kém, bạn có thể cố bù đắp bằng cách giỏi giao tiếp bằng văn bản tại chỗ làm.

In some cases, this compensation can occur consciously. If you know that you have poor public
speaking skills, you might try to compensate by excelling in your written communications at
work.
Bằng cách đó, bạn kéo sự chú ý vào lãnh vực bạn giỏi hơn và hạn chế những lãnh vực là mình
còn yếu. Trong một số trường hợp khác, bù đắp có thể xuất hiện trong vô thức. Bạn thậm chí
còn không nhận ra những cảm xúc bị che giấu về sự thiếu hụt khiến bạn có hành vi bù đắp ở các
khía cạnh khác.

By doing this, you draw attention to an area where you are much stronger and minimize the
area in which you are weak. In other instances, compensation might occur unconsciously.1 You
might not even realize your own hidden feelings of inadequacy that lead to you compensating in
other areas.
Bù đắp có thể xuất hiện bằng nhiều cách. Compensation can manifest itself in a few different
ways.
– Bù đắp quá mức hay quá nhiều xuất hiện khi chủ thể đạt được quá nhiều trong một lĩnh vực
nhằm bù đắp cho những thiếu sót ở các khía cạnh khác trong cuộc sống.
Overcompensation occurs when people overachieve in one area to make up for shortcomings in
another aspect of life.2
– Bù đắp quá ít, mặt khác, lại có thể xuất hiện khi chủ thể xử lý những thiếu sót của bản thân
bằng cách dựa dẫm quá nhiều vào người khác.

Undercompensation, on the other hand, can happen when people deal with such shortcomings
by becoming overly dependent on others.3
Ví dụ. Examples of Compensation
Để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của bù đắp lên hành vi của chủ thể, hãy cùng xem một số ví dụ:

To understand how compensation affects a person’s behavior, it can be helpful to look at a few
different examples:
– Một thiếu niên cảm thấy mình là vận động viên dở và không bao giờ được chọn vào đội tuyển
trong các lớp thể dục. Cậu bù đắp bằng cách tham gia nhiệt tình hơn những hoạt động khác ở
trường, bao gồm câu lạc bộ kịch và tờ báo của trường. A teen feels that they are a poor athlete
and never gets picked for teams during physical education class. They overcompensate by
becoming deeply engaged in other school activities, including the drama club and the school
newspaper.
– Một học sinh cảm thấy mình thấp kém trong lớp toán và bù đắp chút ít bằng cách trở nên phụ
thuộc vào giáo viên và bạn cùng lớp để họ giúp mình học. A student feels inferior during math
class and undercompensates by becoming overly dependent upon the teacher and classmates for
academic assistance.
– Một người cảm thấy tồi tệ vì mình không phải là một người nấu ăn giỏi và bù đắp quá mức
bằng cách giữ bếp sạch sẽ gọn gàng quá mức cần thiết. A person feels bad about not being a
good cook and overcompensates by having an extremely tidy, organized kitchen.
– Một người bù đắp cho thói quen hút thuốc lá của mình bằng cách cam kết ăn uống lành mạnh
và tập thể dục mỗi ngày. A person compensates for the bad health habit of smoking by being
very committed to eating healthy and working out every day.
– Một học sinh trung học cảm thấy thấp kém vì cậu không thể đưa bóng vào rổ nhiều như bạn
của mình khi chơi bóng rổ. Cậu đăng ký tập chơi bóng rổ và bắt đầu tập luyện mỗi ngày sau giờ
học. Cuối cùng, cậu cũng chơi giỏi hơn nhiều người bạn khác. A high school student
experiences feelings of inferiority because they cannot make as many baskets as their peers do
when playing basketball. They sign up for basketball practice and start practicing on their own
every day after school. Eventually, they become an even better basketball player than many of
their friends.
Lợi và hại của Bù đắp. Pros and Cons of Compensation
Bù đắp có thể tác động mạnh mẽ lên hành vi và các quyết định sức khỏe, Mặc dù bù đắp thường
bị hình dung khá tiêu cực, nhưng nó có những hệ quả tích cực trong một số trường hợp.

Compensation can have a powerful effect on behavior and health decisions. While
compensation is often portrayed in a negative light, it can have positive effects in some cases.
Adler cho rằng khi con người ta có cảm giác thấp kém, họ tự động sẽ có nhu cầu bù đắp để cảm
thấy nổi trội trở lại. Kết quả là, con người ta thường ý thức vượt qua những điểm yếu của bản
thân và đạt được mục tiêu. Điều này có thể đưa đến nhiều hệ quả tích cực như:

Adler suggested that when people experience feelings of inferiority, they automatically
experience a compensatory need to strive for superiority.1 As a result, people push themselves
to overcome their weaknesses and achieve their goals. This can lead to several positive effects,
such as:
– Động lực gia tăng: Con người ta có thể cảm thấy mình có động lực thành công những trong
một số lĩnh vực vì họ cảm thấy bất an về những lĩnh vực khác.

Increased motivation: People may feel motivated to succeed in other areas because they feel
insecure about other areas.
– Tự nhìn nhận về bản thân tốt hơn: Những người hướng sự chú ý và nỗ lực vào thế mạnh
của mình có thể có cảm quan tốt hơn về bản thân.

Better self-image: People who focus their attention and effort on their strengths may have a
better sense of self.
– Tự phát triển bản thân: Khi chúng ta cảm thấy bất an hoặc thấp kém, bù đắp sẽ khiến ta
hình thành những kỹ năng mới, dù là trong những lĩnh vực chúng ta cảm thấy bất an hay trong
cả trong những mặt ta vốn đã khá mạnh.

Self-development: When people feel insecure or inferior, compensation drives them to develop
new skills, either in the areas where they feel insecure or in areas where they are already
strong.
Tưởng tượng bạn mới bắt đầu tham gia một lớp thể dục qua các bài nhảy. Đầu tiên, bạn có thể
cảm thấy mình không có tố chất gì, và thậm chí còn khá rụt rè vì mọi người dường như đều
nhảy tốt và có kinh nghiệm.
Imagine that you just began taking a dance-based exercise class. At first, you might feel out of
your element, and even a little timid since everyone else seems so skilled and experienced.
Vì những cảm giác thấp kém ban đầu này mà bạn bắt đầu tập yoga ở nhà để cải thiện sự mềm
dẻo, từ đó giúp bạn nhảy tốt hơn. Do những thôi thúc phải vượt qua cảm giác thấp kém ban đầu
trong bạn, bạn có thể hình thành những kỹ năng mới và chăm chỉ tập thể dục và rồi cuối cùng
bạn lại thực sự thích nó.

Because of these initial feelings of inferiority, you might practice yoga at home to improve your
flexibility, which improves your dancing. Because of your initial urge to overcome your feelings
of inferiority, you can develop new skills and stick to a workout routine that you end up really
enjoying.
Bù đắp được coi là một cơ chế tự vệ tâm lý trưởng thành. Đây có lẽ là cơ chế hữu ích nhất,
nhưng phải được áp dụng hiệu quả thì mới có lợi được.

Compensation is considered a mature defense mechanism. These tend to be the most helpful, but
they need to be utilized effectively in order to be beneficial.4
Hại. Cons
Tuy nhiên, bù đắp có thể cản trở chúng ta thử những điều mới hoặc nỗ lực giải quyết những
thiết sót. Ví dụ, tưởng tượng một sinh viên trẻ trải nghiệm cảm giác thấp kém vì cô ta có ít bạn
bè thân. Cô này thấy những bạn khác đều trò chuyện vui vẻ với bạn của của khắp mọi nơi cô ta
đến.

However, compensation can also prevent people from trying new things or attempting to
address shortcomings. For example, imagine that a young college student experiences feelings
of inferiority because she has few close friends. She sees her peers engaging in animated
conversations with their friends everywhere she goes.
Cô bù đắp cảm giác này bằng cách tự nhủ, “Mình có thể không có nhiều bạn thân, nhưng mình
có điểm cao.” Thay vì tìm kiếm những kết nối xã hội, cô tập trung vào làm bài tập trên trường
và dành rất ít thời gian vui chơi hay tham gia các hoạt động xã hội.

She compensates for this feeling by saying, “I may not have many close friends, but I have
excellent grades!” Instead of seeking out social connections, she throws herself into her
schoolwork and spends little time having fun or attending social events.
Ở đây, bù đắp thực sự lại cản trở cô này vượt qua cảm giác thấp kém.
In this instance, compensation has actually prevented her from overcoming her feelings of
inferiority.
Một ví dụ khác là những người ái kỷ có thể bù đắp quá mức khi họ có lòng tự trọng thấp và hay
ghen tỵ bằng cách tìm kiếm quyền lực và sự chú ý từ người khác.

Another example is that people who are narcissistic may overcompensate when they experience
low self-esteem and jealousy by seeking out power and attention.2
Câu hỏi thường gặp. Frequently Asked Questions
Alfred Adler nói gì về bù đắp như một cơ chế tự vệ của tâm lý? What did Alfred Adler say
about compensation as a defense mechanism?
Adler cho rằng bù đắp là một cơ chế tự vệ tâm lý lành mạnh giúp con người ta đối phó với cảm
giác thấp kém trong họ. Ông cũng giới thiệu khái niệm bù đắp quá mức, tức bù đắp quá nhiều,
vượt khỏi mức cần thiết cho thiếu sót của chủ thể.

Adler suggested that compensation was a healthy defense mechanism that people utilize to cope
with feelings of inferiority. He also introduced the idea of overcompensation, which involves
compensating in ways that are excessive or out of proportion to the person’s shortcomings.
Làm sao để biết được một người đang bù đắp quá mức? How can you tell if someone is
overcompensating?
Không có cách nào chắc chắn giúp bạn phát hiện được một người đang có cơ chế bù đắp, nhưng
sẽ có dấu hiệu cho thấy họ đang cảm thấy bất an về một thứ gì đó. Ví dụ một số dấu hiệu có thể
kể đến bao gồm cố gắng che dấu khuyết điểm, tập trung quá mức vào những thành tích nhỏ, nói
chuyện khá tiêu cực về năng lực của người khác, và luôn đưa ra nhận định tiêu cực về mọi
người.

There is no definitive way to tell if someone is compensating, but there may be signs that they
feel insecure about something. Examples include trying to hide shortcomings, putting excessive
focus on minor accomplishments, talking negatively about other people’s abilities, and always
making negative assumptions about others are a few possible signs.
Người chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội có đang bù đắp quá mức? Is someone who
shares too much on social media overcompensating?
Nhiều người tin rằng những bài đăng tích cực trên mạng xã hội là một cách để bù đắp cho
những bất an ở hiện tại. Ví dụ, các cặp đôi có thể khiến cho mối quan hệ của cả hai nhìn trông
rất hoàn hảo và vui vẻ trong khi thực tế thì ngược lại. Điều thú vị ở đây là mặc dù những bài
đăng rực rỡ đó thường bị mọi người nhìn nhận một cách tiêu cực, nhưng nghiên cứu lại chỉ ra
rằng những cặp đôi đăng đàn về mối quan hệ của họ và tương tác với mạng xã hội thường có
mối quan hệ hạnh phúc hơn trong đời thực.

People often believe that positive posts on social media are a way to compensate for real-life
insecurities. For example, couples might try to make their relationship look perfect and happy
when in reality, it is anything but. Interestingly, while such sunny posts are often viewed
negatively by others, research suggests that couples who post about their relationship and
interact on social media tend to have happier relationships.5
Tham khảo. Sources
Adler, A. Nervous and mental disease monograph series. Study of organ inferiority and its
psychical compensation. Jelliffe SE, trans. New York: Nervous and Mental Disease Publishing
Co.; 1917. doi:10.1037/10734-000
Rosenthal SA, Hooley JM. Narcissism assessment in social personality research: Does the
association between narcissism and psychological health result from a confound with self-
esteem? Journal of Research in Personality. 2010;44(4):453-465.
doi:10.1016/j.jrp.2010.05.008
Stein HT. Classical Adlerian quotes: Compensation, overcompensation, & undercompensation.
Alfred Adler Institute of Northwestern Washington.
Bailey R, Pico J. Defense mechanisms. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL):
StatPearls Publishing.
Saslow LR, Muise A, Impett EA, Dubin M. Can you see how happy we are? Facebook images
and relationship satisfaction. Social Psychological and Personality Science. 2013;4(4):411-
418. doi:10.1177/1948550612460059
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-compensation-2794972

You might also like