You are on page 1of 23

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TỪ KHI SINH ĐẾN 1 TUỔI

1. Hai tháng đầu tiên

Đứa bé ra đời là bước chuyển tiếp vô cùng quan trọng, thay đổi hoàn toàn
môi trường sống, vì vậy chúng cần có người chăm sóc.

Qua quá trình tiến hóa, ở trẻ sơ sinh đã mất đi gần hết những hành vi bản
năng giúp nó có thể tự sống sót như các con vật khác. Sự mất đi này, một mặt,
làm cho trẻ vừa sinh ra không thể sống sót nếu chỉ có một mình, mặt khác, lại là
món quà của tạo hóa, giúp con người có khả năng mở rộng khả năng phát triển
của mình hơn bất kỳ một loài nào khác, tạo khả năng thích nghi linh hoạt với
môi trường tự nhiên và xã hội luôn thay đổi.

1.1 Sự phát triển thể chất

- Trong những tuần đầu, trọng lượng cơ thể thường giảm đi chút ít, do
hoạt động cơ thể còn chưa ổn định. Đây gọi là giai đoạn khủng hoảng mới sinh.
Dấu hiệu của sự kết thúc giai đoạn khủng hoảng này gồm hai tiêu chí là tiêu chí
sinh lý và tiêu chí y học. Tiêu chí sinh lý là sự xuất hiện khả năng tập trung thị
giác và thính giác, hình thành các phản xạ có điều kiện với các kích thích thính
giác và thị giác. Tiêu chí y học là sự lấy lại trọng lượng cơ thể bằng trọng lượng
lúc mới sinh.

- Khi còn trong bụng mẹ, đầu là bộ phận tăng trưởng nhanh nhất của cơ
thể. Khi chào đời, đầu chiếm ¼ chiều dài cơ thể và đạt được ¾ kích thước của
đầu lúc trưởng thành

- Khi mới đẻ, não có trọng lượng đạt 25% thể trọng của nó lúc trưởng
thành, và đạt được kích thước gần hơn nhất với kích thước lúc trưởng thành so
với bất kỳ cấu trúc thể chất nào. Sự phát triển bùng nổ của não bắt đầu khi thai
nhi được 7 tháng tuổi và kéo dài suốt tuổi sơ sinh. Các bộ phận khác nhau của
não thì phát triển với vận tốc khác nhau. Khi mới sinh, não của trẻ chưa hình
thành đầy đủ, đặc biệt là vỏ não, phần phát triển nhất lúc này là thân não và não
giữa, nên đời sống tâm lý của trẻ phần lớn gắn liên với những trung tâm dưới
vỏ, thường gắn liền với các xúc cảm.

- Khi mới đẻ, trẻ sơ sinh có bộ xương rất dẻo và nhỏ. Các bộ phận xương
sẽ cứng lên theo thứ tự khác nhau. Hộp sọ và tay cứng trước, chân cứng sau

1.2 Sự phát triển vận động và phản xạ


- Trẻ sơ sinh vận động ngay từ thời điểm ra đời. Vận đông quan trọng nhất
ở giai đoạn này là vận động phản xạ, tức là những vận động tự động để trả lời
các kích thích đặc trưng

- Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em khi sinh ra chỉ có những phản xạ
tự nhiên của cơ thể được chia ra làm 2 loại: phản xạ tự vệ và các phản xạ lai
giống

+ Phản xạ tự vệ: các phản ứng của cơ thể cần thiết cho sự thích nghi với
môi trường. VD: phản xạ hô hấp, phản xạ tìm và bú tí mẹ (nếu chạm khẽ vào
má trẻ, nó sẽ quay đầu sao cho vật đấy chạm vào môi, nếu có kích cỡ, độ mềm
và nhiệt độ phù hợp thì trẻ sẽ ngậm và miệng và bắt đầu mút)

+ Phản xạ lai giống: không có giá trị về mặt sinh tồn, mất đi trong vòng
một vài tháng đầu. VD: phản xạ Moro (khi trẻ nghe những âm thanh lớn,
thường dang tay ra để cố gắng nắm lấy ai đó, vật gì đó, phản xạ này mất đi khi 4
tháng tuổi); phản xạ nắm tay (khi đặt vật gì vào lòng bàn tay thì trẻ sẽ nắm chặt,
nếu cố tình kéo vật đó ra thì trẻ sẽ càng nắm chặt, phản xạ này mất đi khi trẻ 5
tháng tuổi). Nếu như trong một thời gian dài mà các phản xạ này không mất đi
thì đó là dấu hiệu hệ thần kinh của trẻ phát triển không bình thường.

- Những phản xạ có điều kiện đầu tiên xuất hiện vào cuối tháng thứ nhất.
VD: phản xạ với tư thế cho bú (mẹ vừa bế ngang ngửa ra chuẩn bị cho bú thì trẻ
đã hóng môi tìm ti mẹ)

- Bên cạnh các phản xạ sơ sinh như dũi, mút, nuốt thì trẻ còn bộc lộ các
vận động phức hợp. Đặc trưng cho tháng thứ nhất là nâng cằm khi nằm sấp,
tháng thứ hai là nâng cổ khi nằm sấp.

- Trẻ mới đẻ cũng có thể trả lời các kích thích có hại bằng cách rút lui,
nhưng thiếu sự chính xác, thay vì rụt tay lại khi chạm vào vật nóng thì trẻ mới
sinh sẽ di chuyển cả cơ thể.

- Việc kiểm soát vận động song hành cùng với sự myelin hóa hệ thần kinh,
được chia làm 2 hướng cơ bản

+ Từ đầu đến chân: trẻ học cách kiểm soát vận động phần trên cơ thể
trước. VD: một bé mới đẻ sẽ kiểm soát vận động của mắt tốt hơn là việc mút
(môi, miệng), nuốt (cổ họng)
+ Từ gần đến xa: việc trẻ có thể kiểm soát cánh tay trước bàn tay, và trước
ngón tay.

1.3. Sự phát triển nhận thức

- Ở trẻ sơ sinh, nhiều loại cảm giác đã hiện diện

+ Về vị giác, trẻ sơ sinh bú với các tốc độ khác nhau, phụ thuộc vào đầu vú
chứa gluco, sacro hay là nước.

+ Về thính giác, tuần thứ 2 và thứ 3 xuất hiện sự tập trung thính giác. Các
âm thanh đột ngột làm trẻ đột nhiên không động đậy.

+ Về thị giác, tuần thứ 3 đến tuần 5 xuất hiện sự tập trung thị giác

- Dần dần, trẻ có khả năng nhận ra và phản ứng với giọng nói của mẹ, vị
sữa mẹ. Bắt đầu hình thành sự gắn bó. Cười khi nhìn thấy mẹ - chỉ số chứng tỏ
ở trẻ bắt đầu hình thành mối tương tác xã hội.

- Cuối tháng thứ hai, khi nhận ra mẹ đang đến gần, nhìn thấy mặt mẹ, trẻ
bắt đầu cười toe, khua chân tay, phát ra âm thanh vui sướng, phì phì nước bọt.
Tổ hợp những phản ứng tích cực, sinh động đó gọi là phức cảm hớn hở. Phản
ứng đặc biệt này là biểu hiện đầu tiên của sự phối hợp giữa tri giác, vận động
chân tay, cơ thể và cảm xúc

- Phức cảm hớn hở là cấu trúc quan trọng nhất của trẻ gia đoạn 0-2 tháng
tuổi, được coi là mốc đánh dấu sự xuất hiện nhau cầu xã hội – nhu cầu giao tiếp.
Cũng là tiêu chí tâm lý đánh dấu kết thúc khủng hoảng mới sinh và bắt đầu giai
đoạn sơ sinh

1.4 Giai đoạn tiền phát âm

- Từ khi sinh đến 1 tháng tuổi: Khóc không phân tách

Tiếng khóc mà người nghe không phân biệt là khóc vì đau, vì đói hay vì
khó chịu. Là phản xạ không điều kiện.

- 2 tháng tuổi: Khóc phân tách

Tiếng khóc phân biệt được. Có những khuôn mẫu kêu và khóc khác nhau
để phân biệt nhu cầu. Phương tiện giao tiếp tốt hơn cho trẻ

2. Quan hệ gắn bó mẹ con


Khái niệm “gắn bó” mới được đưa ra vào đầu những năm 70 của thế kỷ
XX bởi các nhà tâm lí học Mỹ là J. Bowlby và M. Ainsworth.

Theo Bowlby, gắn bó được định nghĩa là sự ràng buộc mạnh mẽ về cảm
xúc gắn kết một người với một người khác một cách mật thiết (Attachment is a
strong emotional tie that bonds one person intimately with another person)

 Sự gắn bó không nhất thiết phải có đi có lại. Một người có thể có quan hệ
gắn bó với một người mà không được nhận lại. Sự gắn bó được đặc trưng bởi
các hành vi cụ thể ở trẻ em, chẳng hạn như tìm kiếm sự gần gũi với nhân vật
gắn bó khi buồn bã hoặc bị đe dọa (Bowlby, 1969).

2.1 Biểu hiện của sự gắn bó mẹ con

- Đặc trưng bởi sự gắn kết mạnh mẽ, cảm xúc nồng ấm, giao lưu tình cảm
giữa mẹ và con, đặc biệt trong năm đầu đời. Người mẹ ở đây không nhất thiết là
mẹ đẻ, có thể là người chăm sóc trẻ hàng ngày.

- Biểu hiện là các hành vi làm tăng sự gần gũi hay tiếp xúc giữa mẹ và bé.
Từ lúc lọt lòng trẻ đã bám, víu, ôm vào người mẹ.

- Quan hệ qua xúc giác là mối quan hệ xuất hiện sớm nhất và có vai trò
quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của trẻ trong năm đầu đời. Mẹ là nơi
trú ẩn an toàn, chỗ dựa vững chắc của trẻ, nhân vật gắn bó quan trọng nhất đối
với sự phát triển bình thường ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy khi sinh nở, nên để
trẻ và mẹ tiếp xúc da thịt.

2.2 Các giai đoạn gắn bó mẹ con

a. Các giai đoạn gắn bó theo Bowlby

* Một vài điều về Thuyết gắn bó của Bowlby

Thuyết gắn bắt nguồn từ công việc ban đầu của John Bowlby. Trong
những năm 1930, John Bowlby làm việc với tư cách là một bác sĩ tâm thần
trong một Phòng khám Hướng dẫn Trẻ em ở London, nơi ông chữa bệnh cho
nhiều trẻ em bị rối loạn cảm xúc.

Trải nghiệm này đã khiến Bowlby cân nhắc tầm quan trọng của mối quan
hệ trẻ với mẹ về sự phát triển xã hội, tình cảm và nhận thức của chúng. Cụ thể,
nó định hình niềm tin của ông về mối liên hệ giữa những cuộc chia ly khi trẻ
còn sơ sinh với người mẹ và sự mất cân bằng sau này. Những trăn trở này đã
khiến ông xây dựng thuyết gắn bó.

John Bowlby, làm việc cùng với James Robertson (1952) đã quan sát thấy
rằng những đứa trẻ trải qua đau khổ dữ dội khi bị tách khỏi mẹ chúng. Ngay cả
khi những đứa trẻ ấy được nuôi dưỡng bởi người chăm sóc khác, điều này cũng
không làm giảm sự lo lắng của trẻ.

Thuyết gắn bó của Bowlby cho rằng trẻ ra đời đã được lập trình sẵn về mặt
sinh học để hình thành các quan hệ gắn bó với người khác, bởi vì điều này sẽ
giúp chùng sống sót. Trẻ sơ sinh tạo ra các hành vi bẩm sinh xã hội như khóc và
mỉm cười kích thích phản ứng chăm sóc bẩm sinh từ người lớn. Yếu tố quyết
định của sự gắn bó không phải là thực phẩm, mà là sự quan tâm và đáp ứng.

Lý thuyết này của Bowlby chịu ảnh hưởng từ cuộc nghiên cứu về “dấu ấn”
của Lorenz (1935). Lorenz cho thấy rằng sự gắn bó là bẩm sinh ở vịt con và do
đó có giá trị sinh tồn.

Những phát hiện này mâu thuẫn với lý thuyết gắn bó hành vi (Dollard &
Miller, 1950). Lý thuyết gắn bó hành vi cho rằng gắn bó là một tập hợp các
hành vi được học. Cơ sở cho việc học tập các gắn bó là việc cung cấp thức ăn.
Một trẻ sơ sinh ban đầu sẽ hình thành sự gắn bó với bất cứ ai cho nó ăn. Chúng
học cách liên kết với người cho ăn (thường là mẹ) với sự thoải mái khi được cho
ăn và thông qua quá trình điều kiện hóa cổ điển. Chúng cũng thấy rằng một số
hành vi nhất định (ví dụ: khóc, mỉm cười) mang lại phản ứng mong muốn từ
người khác (ví dụ: sự chú ý, thoải mái) và thông qua quá trình điều kiện hóa
chúng học cách lặp lại những hành vi này để có được những điều chúng muốn.

* Các giai đoạn gắn bó theo Bowlby

Theo Bowlby, tùy vào mức độ em bé đòi hỏi và người mẹ đáp ứng mà hình
thành nên mối quan hệ gắn bó với mức độ và tính chất khác nhau. Và mối quan
hệ gắn bó mẹ con là mối quan hệ song phương, tác động qua lại lẫn nhau.

- 2 tháng đầu

+ Ngay sau khi sinh, trẻ đã có một loạt các ứng xử tìm kiếm sự gần gũi
với người chăm sóc

+ 2 tuần tuổi: trẻ ưu thích giọng nói của người hơn là các âm thanh khác

+ 4 tuần tuổi: trẻ thích giọng của mẹ hơn giọng những người khác
+ Tháng thứ 2: bắt đầu giao tiếp bằng mắt khi hướng về người chăm sóc

=> Khởi đầu của sự gắn bó

- 3-6 tháng

+ Trẻ bắt đầu biểu lộ sự vui thích bằng “nụ cười xã hội”, kích thích sự
tương tác qua lại.

+ Trẻ bắt đầu có phân biệt lạ - quen, nhưng vẫn đón nhận bất lỳ người
nào.

- 6-7 trở đi

+ Trẻ có sự lực chọn tập trung vào mẹ, tìm cách bám gần mẹ

+ Khi mẹ rời đi, trẻ cố tìm mẹ. Lúc mẹ về thì vui mừng. Đến môi trường
lạ, trẻ bám víu lấy mẹ

=> Có một biểu tượng thống nhất về mẹ

=> Những trẻ mồ côi từ lúc mới sinh, nếu không thiết lập được sự gắn bó
với người chăm sóc trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, trẻ sẽ mắc
phải hội chứng vắng mẹ (hospitalism), trẻ chậm nói, chậm phát triển tâm
lý, vận động mặc dù được nuôi ăn đầy đủ.

- Giữa 6-9 tháng

+ Có khả năng phân biệt tốt hơn giữa người chăm sóc và người khác

+ Hai hiện tượng phổ biến là “lo âu chia cách” (Separation Anxiety) và
“lo âu người lạ” (Stranger Anxiety) là tín hiệu cho thấy trẻ có ý thức rằng
người chăm sóc trẻ có một chức năng và giá trị độc nhất.

- Sau 6 tháng: trẻ có tiến bộ ở nhiều mặt, đặc biệt là vận động, làm cho mối
quan hệ của mẹ con phong phú hơn, quan hệ xã hội của trẻ cũng đa dạng hơn,
gắn bó với nhiều người hơn

- 12-24 tháng tuổi

+ Trẻ đã biết bò và biết đi nên có thể điều chỉnh được khoảng cách với
người chăm sóc. Việc tìm kiếm sự gần gũi cũng được xem như là hành vi
tìm kiếm sự an toàn
+ Trẻ quay về phía người chăm sóc để cảm thấy thoải mái hơn, để tìm
kiếm trợ giúp

- Qua năm thứ 2, trẻ hình thành quan hệ gắn bó với một số người xung
quanh như ba, anh chị em, ông bà, … Sau đó, trẻ bước vào giai đoạn tách biệt
với mẹ để bước trên con đường tự làm chủ bản thân, người mẹ phải biết cân
bằng giữa việc đùm bọc và để trẻ tự lập.

b. Các giai đoạn gắn bó theo R. Schaffer và P. Emerson

R. Schaffer và P. Emerson đã tiến hành một cuộc nghiên cứu theo chiều
dọc trên 60 trẻ sơ sinh trong 18 tháng đầu đời tại nhà riêng của chúng.

Các em bé được thăm hàng tháng trong khoảng một năm, các tương tác
của chúng với người chăm sóc được quan sát và người chăm sóc được phỏng
vấn. Một cuốn nhật ký được mẹ giữ để kiểm tra bằng chứng cho sự phát triển
của sự gắn bó. Ba thang đo gồm:

 Stranger Anxiety - phản ứng trước sự xuất hiện của một người lạ.
 Separation Anxiety - mức độ đau khổ khi tách khỏi người chăm sóc, mức
độ thoải mái khi người chăm sóc trở về.
 Social Referencing - mức độ một đứa trẻ nhìn vào người chăm sóc của
chúng để kiểm tra xem chúng nên phản ứng thế nào với một cái gì đó mới
(cơ sở an toàn).

Họ phát hiện ra rằng sự gắn bó phát triển theo trình tự sau, gồm 4 giai đoạn:

Asocial – giai đoạn tiền xã hội (0 – 6 tuần)

Các kích thích bất kỳ đều tạo cho trẻ những phản xạ thích thú hoặc phản
đối như nhau. Đến cuối tuần thứ 6, trẻ bắt đầu thể hiện sự ưu thích với những
kích thích xã hội như khuôn mặt đang cười hơn.

Indiscriminate attachment – gắn bó chưa phân biệt (6 tuần – 6,7 tháng tuổi)

Trẻ sơ sinh thích thú với bất kì người nào xung quanh một cách ngẫu nhiên
không phân biệt, và hầu hết trẻ sơ sinh phản ứng như nhau đối với bất kỳ người
chăm sóc nào. Chúng bực mình khi một cá nhân ngừng tương tác với chúng.

Từ 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh cười nhiều hơn với khuôn mặt quen thuộc và
có thể dễ dàng thoải mái nhờ người mà thường xuyên chăm sóc.

Specific attachment – Gắn bó với người duy nhất (7 – 9 tháng tuổi)


Trẻ bắt đầu ưu tiên đặc biệt cho mộtmột người nhất định (mẹ hoặc người
thường xuyên chăm sóc). Em bé tìm đến người đặc biệt để đảm bảo an ninh,
thoải mái và bảo vệ. Chúng thể hiện nỗi sợ hãi của người lạ (nỗi sợ hãi người lạ
- stranger fear) và sự buồn bã khi bị tách khỏi người đặc biệt (Lo lắng tách biệt -
separation anxiety).

Multiple Attachment – gắn bó với nhiều người (sau 10 háng tuổi)

Trẻ ngày càng độc lập và hình thành các quan hệ gắn bó mới. Trước hết là
người thân trong gia đình như bố, anh, chị, em, ông, bà. Sau 18 tháng tuổi, hầu
hết trẻ sơ sinh có nhiều mối quan hệ gắn bó.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quan hệ gắn bó hầu như có thể hình
thành với những người phản ứng chính xác với tín hiệu của em bé, chứ không
phải người dành nhiều thời gian hơn cho bé. Schaffer và Emerson gọi đây là
phản ứng nhạy cảm. Trẻ cũng có xu hướng gắn bó với người chơi và giao tiếp
cùng trẻ chứ không phải với người chỉ cho ăn và thay tã.

Nhìn chung, sự gắn bó chặt chẽ giữa mẹ và con diễn ra mạnh mẽ trong
suốt năm đầu, đặc biệt là giai đoạn 6 – 9 tháng.

2.3. Các kiểu gắn bó mẹ con

Mary Ainsworth đã phát triển một quy trình thực nghiệm có tên là “tình
huống kì lạ” - Strange Situation, để quan sát sự đa dạng của các kiểu gắn bó
được thể hiện giữa mẹ và trẻ sơ sinh.

Thực nghiệm được thiết lập trong một căn phòng nhỏ có ô kính một chiều
để hành vi và cảm xúc của trẻ sơ sinh có thể được quan sát ngầm. Trẻ sơ sinh ở
độ tuổi từ 12 đến 18 tháng. Mẫu bao gồm 100 gia đình Mỹ trung lưu.

Quy trình được tiến hành bằng cách quan sát hành vi và cảm xúc của trẻ sơ
sinh trong một loạt tám phần, mỗi phần kéo dài khoảng 3 phút:

(1) Mẹ, em bé và người thí nghiệm (kéo dài dưới một phút).

(2) Mẹ và bé.

(3) Một người lạ tham gia cùng mẹ và bé.

(4) Mẹ để bé và người lạ ở với nhau.

(5) Mẹ trở về và người lạ rời đi.


(6) Mẹ rời đi; bé hoàn toàn một mình.

(7) Người lạ trở về.

(8) Mẹ trở về và người lạ rời đi.

Việc phân loại các kiểu gắn bó chủ yếu dựa trên bốn hành vi tương tác
hướng về người mẹ trong hai phần đoàn tụ (Ep 5 & Ep. 8).

1. Sự gần gũi và liên hệ tìm kiếm

2. Duy trì liên hệ

3. Tránh sự gần gũi và tiếp xúc

4. Chống tiếp xúc và an ủi

Theo kết quả thực nghiệm, Ainsworth phân chia gắn bó thành 4 loại:

Secure Attachment - Gắn bó an toàn


Trẻ em có gắn bó an toàn bao gồm phần lớn mẫu trong các nghiên cứu
của Ainsworth (1971, 1978), khoảng 70%.

Những đứa trẻ này thân thiết với người chăm sóc, cảm thấy tự tin rằng họ
sẽ luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của chúng. Chúng coi người chăm sóc như
cơ sở an toàn để khám phá môi trường và tìm kiếm nhân vật gắn bó trong thời
điểm gặp khó khăn (Main, & Cassidy, 1988).

Trẻ sơ sinh có gắn bó an toàn buồn rầu khi người chăm sóc rời đi, hạnh
phúc khi họ quay lại, dễ dàng được làm dịu bởi họ khi buồn bã. Trẻ sơ sinh phát
triển một quan hệ gắn bó an toàn khi người chăm sóc nhạy cảm với tín hiệu của
chúng và đáp ứng phù hợp với nhu cầu của chúng.

Theo Bowlby (1980), một cá nhân có quan hệ gắn bó an toàn có khả năng
sở hữu một mô hình đại diện của người chăm soc là luôn sẵn sàng, đáp ứng và
hữu ích (Bowlby, 1980, p. 242).

Insecure Avoidant - Tránh né/ gắn bó không an toàn


Đứa trẻ kém thân thiết với người chăm sóc. Trẻ em có gắn bó không an
toàn không hướng đến người chăm sóc trong khi khám phá môi trường. Chúng
rất độc lập với nhân vật gắn bó cả về thể chất và cảm xúc (Behlings, Hesse, &
Main, 2007).
Mặc dù chúng khóc khi mẹ rời khỏi phòng, nhưng cũng không thoải mái
khi mẹ quay lại. Chúng thường quay lưng và tránh xa họ.

Họ không tìm kiếm liên lạc với người chăm sóc khi buồn bã. Những đứa
trẻ như vậy khả năng là có một người chăm sóc không nhạy cảm và từ chối nhu
cầu của chúng (Ainsworth, 1979). Người chăm sóc có lẽ không giúp đỡ trong
các nhiệm vụ khó khăn (Stevenson-Hinde, & Verschueren, 2002) và thường
không có mặt trong thời gian gặp khó khăn về cảm xúc.

Khoảng 20% trẻ rơi vào trường hợp này.

Insecure Ambivalent / Resistant- Không an toàn chống cự


Ở đây trẻ có hành vi hai chiều, hỗn hợp với người chăm sóc. Đứa trẻ thường thể
hiện hành vi bám và phụ thuộc, nhưng sẽ từ chối người chăm sóc khi họ muốn
tương tác với chúng. Chúng khóc khi mẹ rời đi nhưng lại chống đối khi mẹ có ý
an ủi chúng.

Đứa trẻ không phát triển bất kỳ cảm giác an toàn từ người gắn bó. Theo
đó, chúng thể hiện khó khăn khi di chuyển ra khỏi người gắn bó để khám phá
môi trường xung quanh mới lạ. Khi buồn bã, chúng rất khó để làm dịu và không
thể an ủi khi tương tác với người gắn bó. Hành vi này là kết quả của mức độ đáp
ứng không nhất quán với nhu cầu của chúng từ người chăm sóc chính.

Rơi vào khoảng 10%

Disorganized/ Disoriented attachment – gắn bó vô tổ chức/ mất phương


hướng

Kiểu gắn bó này ít gặp nhưng rất bất lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ
cũng như quan hệ mẹ con. Những trẻ thuộc kiểu gắn bó này thường bị căng
thẳng quá mức. Chúng thể hiện hành vi không có phương hướng nhất định và
bối rối. Nó là sự phối hợp của gắn bó chống đối và gắn bó lẩn tránh. Khi gặp lại
mẹ, trẻ lại gần mẹ nhưng đột ngột chạy ra xa nếu mẹ tiến lại gần.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc thiếu sự rõ ràng trong gắn bó có khả
năng liên quan đến hành vi không nhất quan của người chăm sóc, họ có thể vừa
dịu dàng vừa làm trẻ sợ hãi.

Ainsworth (1978) đã đưa ra giả thuyết độ nhạy cảm của người chăm sóc -
‘caregiver sensitivity hypothesis’ như một lời giải thích cho các kiểu gắn bó
khác nhau. Giả thuyết về sự nhạy cảm của bà mẹ cho rằng kiểu gắn bó của đứa
trẻ phụ thuộc vào hành vi mà mẹ chúng thể hiện đối với chúng.

2.4 Vai trò của sự gắn bó đối với sự phát triển của trẻ

Nghiên cứu cho thấy rằng việc không hình thành các quan hệ gắn bó an
toàn ngay từ đầu đời có thể có tác động tiêu cực đến hành vi trong thời thơ ấu
và trong suốt cuộc đời. Trẻ em được chẩn đoán mắc chứng rối loạn thách thức
chống đối- oppositional defiant disorder (ODD), rối loạn cư xử - conduct
disorder (CD) hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn - post-traumatic stress
disorder (PTSD) thường có các vấn đề về gắn bó. Các bác sĩ lâm sàng cho rằng
trẻ em được nhận nuôi sau sáu tháng tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề về gắn bó
cao hơn.

Mặc dù các kiểu gắn bó ở tuổi trưởng thành không nhất thiết giống như
các kiểu gắn bó ở giai đoạn sơ sinh, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng các kiểu gắn
bó ở giai đoạn sơ sinh có thể có tác động nghiêm trọng đến các mối quan hệ sau
này. Ví dụ, những người có gắn bó an toàn trong thời thơ ấu có xu hướng có
lòng tự trọng tốt, mối quan hệ lãng mạn mạnh mẽ và khả năng tự bộc lộ với
người khác. Khi trưởng thành, họ có xu hướng có các mối quan hệ lành mạnh,
hạnh phúc và lâu dài.
Anna Freud, theo dõi sự phát triển của trẻ mồ côi trong chiến tranh được
nuôi dưỡng ở các nhà trẻ mồ côi, thấy rằng ở tuổi dậy thì, các trẻ này hầu như
không có khả năng lựa chọn bạn cùng lứa, hay người lớn để giao tiếp. Thiếu
mối quan hệ mẹ con, trẻ vị thành niên khó có thể chuyển tiếp sang giai đoạn
trưởng thành

2.5 Giao lưu cảm xúc và sự gắn bó mẹ con

Sự giao lưu cảm xúc đóng một vài trò quan trọng trong việc duy trì và
phát triển các quan hệ gắn bó.

Nhà tâm lý học Tronick (1996) đã tiến hành cuộc thí nghiệm với khuôn
mặt sắt đá – “still face experiment”

Tiến hành: Ban đầu, mỗi cặp bố/mẹ và con sẽ giao tiếp, chơi đùa cùng
nhau trong một khoảng thời gian. Sau đó khi đứa bé muốn nghỉ, bố/mẹ quay đi
hoặc nhắm mắt lại để giảm tương tác. Nhà thực nghiệm yêu cầu bố/mẹ ngừng
giao tiếp, mặt không bộc lộ bất lỳ cảm xúc nào nhìn trẻ

Khi đó trẻ bắt đầu làm mọi hành động để thu hút sự chú ý từ bố mẹ: cười,
phát ra âm thanh, cử động cơ thể. Sau một vài phút, cư xử của trẻ bắt đầu thay
đổi, chúng quay về hướng khác, bắt đầu mút ngón tay, buồn bã, thậm chí khóc,
nấc, chay dãi.

Mặc dù bố mẹ ở bên cạnh nhưng nếu không có sự giao lưu cảm xúc như
mong đợi của trẻ, chúng sẽ thấy khó chấp nhận điều đó.

Kết quả của thực nghiệm cho thấy tầm quan trọng của sự giao lưu cảm
xúc giữa cha mẹ và con cái. Theo Tronick, yếu tố cơ bản quyết định đến sự phát
triển tâm lý ở trẻ nhỏ là hoạt động giao lưu cảm xúc giữa trẻ và người chăm sóc
(Tronick,1996).

3.Sự phát triển tâm lí của trẻ từ 2 tháng đến một tuổi
3.1 Sự phát triển của não bộ
Khi sinh ra, não người đã gần đạt tới kích thước của người trưởng thành
và tiếp tục phát triển ở một tốc độ đáng ngạc nhiên trong 2 năm đầu. Ta có thể
xem xét sự phát triển ở 2 phương diện:
Mức độ hiển vi ở những tế bào não
- Não người có từ 100 triệu đến 200 triệu neuron. Trong thời kì trước
khi sinh, neuron được hình thành ở ống thần kinh ban đầu của phôi. Từ đó,
chúng di chuyển đến nhiều bộ phận lớn của não và đến kì 3 tháng thứ 2, sự sản
xuất và phân bố neuron đã phần lớn hoàn thành.
- Số lượng synapse tăng lên với tốc độ đáng kinh ngạc. Mỗi neuron
thần kinh ở một đứa trẻ sơ sinh trung bình tạo ra được 2500 synapse, đến khi trẻ
được 2-3 tuổi thì số synapse của mỗi neuron thần kinh lên đến 15000. Do không
gian não giới hạn nên để hình thành synapse mới, một số synapse cũ sẽ bị phá
hủy (synaptic pruning). Những neuron ít bị kích thích sớm mất đi synapse, trở
về trạng thái không liên kết để hỗ trợ về sau (“use it or lose it” principle).
Sự phát triển của vỏ não (cerebral cortex):
- Thứ tự các cùng của vỏ não phát triển tương ứng với thứ tự các xuất
hiện các năng lực khác nhau ở trẻ sơ sinh. Trong năm đầu tiên, các phép đo ERP
và fMRI cho thấy sự bùng nổ của hoạt động trong vỏ não thính giác và thị giác
và trong các khu vực chịu trách nhiệm cho sự chuyển động cơ thể
- Sự thiên lệch một bên và tính mềm dẻo của não bộ
+ Vỏ não có 2 bán cầu: trái và phải. Khi sinh ra, các bán cầu đã bắt đầu
chuyên môn hóa. Hầu hết trẻ sơ sinh cho thấy hoạt động sóng não ERP lớn hơn
trong bán cầu não trái trong khi nghe âm thanh lời nói hoặc hiển thị một trạng
thái tích cực của kích thích. Ngược lại, bán cầu não phải phản ứng mạnh hơn
với âm thanh không phải lời nói hoặc kích thích như một chất lỏng vị chua gợi
lên một phản ứng tiêu cực
+ Vỏ não có tính mềm dẻo tạo ra khả năng học tập cao. Đồng thời, trong
giai đoạn này, nếu một phần não bị tổn thương, các phần khác có thể đảm nhiệm
nhiệm vụ của phần não bị tổn thương đó. Một đứa trẻ bị điếc, khi còn nhỏ đã
học ngôn ngữ kí hiệu sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào bán cầu não phải để xử lý
ngôn ngữ.
Đây là một thời kì nhạy cảm trong phảt triển não
- Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự tiến bộ của
một lượng lớn mẫu trẻ em từ mới sinh đến 3,5 tuổi được chuyển từ trại trẻ mồ
côi Rumani vô cùng thiếu thốn đến việc các gia đình nhận nuôi ở Vương quốc
Anh (Connor et al., 2000; Rutter et al.,1998, 2004). Khi đến, hầu hết các trẻ đều
bị suy yếu về mọi mặt phát triển. Đến những năm mẫu giáo, sự bắt kịp về kích
thước cơ thể khá sâu sắc. Tuy nhiên sự bắt kịp về nhận thức không ấn tượng
lắm ở những đứa trẻ được nhận nuôi sau 6 tháng tuổi.
=> Các nghiên cứu về việc nhận nuôi con và các nghiên cứu tương tự chỉ
ra rằng để trẻ tiếp xúc với sự chăm sóc tập trung thiếu quan tâm từ 6 tháng đến
2 năm vĩnh viễn phá hoại tất cả các khía cạnh của sự phát triển tâm lý. (Ames &
Chisholm, 2001; MacLean, 2003). Thời gian thiếu càng lâu, hiệu ứng càng sâu
sắc
- Những môi trường thúc ép trẻ vượt quá giới hạn hiện tại cũng hủy hoại
tiềm năng của bộ não. Bắt trẻ học chữ hay số và hay những giáo dục mà trẻ
chưa sẵn sàng tiếp nhận ở giai đoan này có thể khiến trốn tránh, từ đó đe dọa sự
hứng thú học và tạo ra một môi trường giống với thiếu vắng sự kích thích.
3.2 Sự tăng trưởng thể chất và phát triển vận động
a) Thể Chất
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thể chất
+ Di truyền: Những đứa trẻ sinh đôi sẽ có kích thước giống nhau
Nếu tác động của môi trường tiêu cực như thiếu dinh dưỡng
hay bệnh tật không quá nặng nề thì trẻ vẫn có thể phát triển
tới mức bình thường
+ Dinh dưỡng: Sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho
sự phát triển của trẻ, giúp trẻ có miễn dịch tốt hơn và khỏe mạnh hơn
+ Sự khỏe mạnh về cảm xúc: nhận được sự quan tâm của cha mẹ, không
vấp phải sự lo lắng thiếu tình thương là điều kiện quan trọng để trẻ có thể phát
triển khỏe mạnh, đạt sự tăng trưởng tốt về kích thước
- Sự tăng về kích thước cơ thể
Cuối năm đầu tiên, một đứa trẻ bình thường có chiều cao hơn 50% và cân
nặng gấp 3 lần khi mới sinh. Nhưng thay vì tăng ổn định, những đứa trẻ lại tăng
qua sự bứt phá nhỏ (little spurt). Trong một nghiên cứu theo dõi những đứa trẻ
trong 21 tháng đầu đời, kích thước cơ thể chúng không thay đổi từ ngày 7 đến
ngày 63 và sau đó tăng đến nửa inch (~1.27cm) trong vòng 24 giờ. Hầu như
trong mọi trường hợp, cha mẹ cho biết rằng con của họ cáu kỉnh và rất đói vào
ngày trước bước nhảy (Lampl, 1993; Lampl, veldhuis, & Johnson, 1992)
- Sự khác biệt cá nhân và các nhóm
+ Con gái hơi lùn và nhẹ hơn con trai, với tỷ lệ mỡ / cơ cao hơn.
+ Trẻ em cùng tuổi cũng khác nhau về tốc độ tăng trưởng thể chất; một số
tiến bộ nhanh hơn những số khác
- Kích thước cơ thể hiện tại không cho chúng ta biết tốc độ tăng trưởng
thể chất của trẻ nhanh như thế nào. Cách tốt nhất để ước tính sự trưởng thành về
thể chất của một đứa trẻ là sử dụng tuổi xương, thước đo sự phát triển của
xương
Tuổi của xương được đo bằng cách chụp X quang các xương dài của cơ
thể để xem mức độ mà sụn mềm đã cứng vào xương
b) Sự phát triển vận động
- Có 2 loại phát triển vận động
+ Phát triển vận động thô đề cập đến việc kiểm soát các hành động giúp
trẻ sơ sinh đi lại trong môi trường, chẳng hạn như bò, đứng và đi.
+ Phát triển động tinh gồm các chuyển động nhỏ hơn, chẳng hạn như với
và nắm.
- Trình tự phát triển vận động:
1 tháng Nâng được cằm lên
2 tháng Nâng được ngực lên
3 tháng Đưa tay với vật (nhưng còn trượt)
4 tháng Ngồi được khi có người giữ
5, 6 tháng Với được vật bằng tay
7 tháng Ngồi được khi được đặt ngồi
8 tháng Tự ngồi
9 tháng Bò bụng, đứng vịn
10 tháng Bò chống tay và đầu gối, vịn 2 tay đi men
11 tháng Đứng không cần vịn,
12 tháng Đi được nếu người lớn dắt tay

=> Xu hướng phát triển theo trục dọc khá rõ ràng: Điều khiển vận động
của đầu diễn ra trước khi kiểm soát cánh tay và thân và 2 chân. Ta cũng có thể
thấy một xu hướng phát triển từ trong ra ngoài: Kiểm soát đầu, thân và cánh tay
diễn ra hình thành trước sự phối hợp của tay và ngón tay.
- Các kỹ năng vận động như một hệ thống động:
+ Theo lý thuyết hệ thống động về phát triển vận động, việc thành thạo
các kỹ năng vận động liên quan đến việc làm chủ các hệ thống hoạt động ngày
càng phức tạp. Khi các kỹ năng vận động hoạt động như một hệ thống, các khả
năng riêng biệt hợp tác với nhau để tạo ra cách hiệu quả hơn để khám phá và
kiểm soát môi trường. Ví dụ, kiểm soát đầu và ngực trên được kết hợp thành
ngồi có sự hỗ trợ. Đá, lắc lư trên cả 2 tay 2 chân và với kết hợp để trở thành bò.
Sau đó bò, đứng và bước được hợp nhất thành đi bộ (Thelen, 1989).
+ Mỗi kỹ năng mới là một sản phẩm chung của bốn yếu tố:
(1) phát triển hệ thần kinh trung ương
(2) khả năng vận động của cơ thể
(3) mục tiêu mà trẻ có trong đầu
(4) môi trường hỗ trợ cho các kỹ năng
+ Lý thuyết hệ thống động cho chúng ta thấy tại sao sự phát triển của vận
động không thể được xác định về mặt di truyền. Bởi vì sự khám phá và mong
muốn làm chủ các nhiệm vụ mới có vai trò thúc đẩy, di truyền chỉ có thể vạch ra
sự phát triển vận động ở cấp độ chung (Hopkins & Butterworth, 1997; Thelen &
Smith, 1998)
- Sự đa dạng văn hóa trong phát triển vận động:
Nghiên cứu liên văn hóa minh họa thêm về cách các cơ hội và môi trường
khích lệ góp phần vào sự phát triển vận động ở trẻ
Các bà mẹ Nhật Bản và bà mẹ từ nông thôn Ấn Độ tin rằng những nỗ lực
để, ngồi, bò và đi là không cần thiết (Seymour, 1999).
Trong số những người Ấn Độ Zinacanteco ở miền Nam Mexico, sự phát
triển vận động nhanh chóng không được khuyến khích tích cực. Những đứa trẻ
biết đi trước khi chúng biết đủ để tránh xa việc nấu nướng và dệt khung dệt
được xem là nguy hiểm cho bản thân và gây rối cho người khác (Green eld eld,
1992).
Ngược lại, đối với những người Kipsigis của Kenya và người Tây Ấn của
Jamaica, cha mẹ chủ động dạy những kĩ năng vận động như ngẩng đầu, ngồi, đi
từ sớm.
- Sự phát triển vận động tinh: Với và nắm
Trong tất cả các kỹ năng vận động, kỹ năng với có thể đóng vai trò lớn
nhất trong sự phát triển nhận thức của trẻ vì nó mở ra một cách hoàn toàn mới
để khám phá môi trường. Bằng cách nắm mọi thứ, lật chúng lại và xem điều gì
sẽ xảy ra khi chúng được thả ra, trẻ sơ sinh học được rất nhiều về các hình ảnh,
âm thanh và cảm giác của các vật thể.
* Kỹ năng “với”
Vào khoảng 3 tháng, khi trẻ sơ sinh phát triển ánh mắt và sự kiểm soát
đầu và vai cần thiết, kỹ năng“với” xuất hiện trở lại và dần dần cải thiện độ chính
xác (Spencer et al., 2000).
Đến 5 đến 6 tháng, trẻ vươn tới một vật nằm trong căn phòng bị tối trong
quá trình chuyển tối do tắt đèn. Kỹ năng này cải thiện trong vài tháng tới
(Clifton et al., 1994; McCarty & Ashmead, 1999). Ngay từ sớm, tầm nhìn đã
được giải phóng khỏi hành động cơ bản của việc với để nó có thể tập trung vào
các điều chỉnh phức tạp hơn.
Đến 7 tháng, cánh tay trở nên độc lập hơn; trẻ sơ sinh có thể với tới các
vật bằng cách mở rộng chỉ một cánh tay, thay vì cả hai (Fagard & Pezé, 1997).
Trong vài tháng tới, trẻ sơ sinh trở nên tốt hơn trong việc tiếp cận các vật thể di
chuyển (xoay tròn, thay đổi hướng hoặc di chuyển gần hơn hoặc xa hơn)
(Wentworth, Benson, & Haith, 2000).
* Kỹ năng nắm
Một khi trẻ đã có thể với, chúng sửa đổi kỹ năng nắm
3 tháng tuổi, trẻ dễ dàng điều chỉnh nắm tay để phù hợp với kích thước và
hình dạng của các vật thể.
Khoảng 4 đến 5 tháng, khi trẻ bắt đầu ngồi dậy, chúng phối hợp cả hai tay
trong việc khám phá các đối tượng. Chúng có thể cầm một vật bằng một tay
trong khi tay kia quét khắp vật bằng đầu ngón tay và thường xuyên chuyển vật
từ tay này sang tay khác (Rochat 8: Goubet, 1995)
Trẻ 1 tuổi có thể nhặt nho khô và túm ngọn cỏ, xoay núm, và mở và đóng
hộp nhỏ.
=> Từ 8 đến 11 tháng, việc với và nắm được thực hành tốt, do đó sự chú
ý được giải phóng từ kỹ năng vận động đến các sự kiện xảy ra trước và sau khi
đạt được đối tượng
3.3 Sự phát triển nhận thức
a) Tri giác
* Thính giác
Từ 4 đến 7 tháng, trẻ đã có ý thức về âm nhạc: Chúng thích những điệu
Mozart với những khoảng dừng giữa các đoạn hơn là những khoảng dừng
ngượng nghịu (Krumhansl 8: Iuschot, 1990). Và vào cuối năm đầu tiên, chúng
nhận ra cùng một giai điệu khi nó được chơi ở các phím khác nhau. Khi chuỗi
âm chỉ được thay đổi một chút, chúng có thể nói rằng giai điệu không còn như
trước nữa (Trehub, 2001).
Các bản ghi sóng não ERP cho thấy khoảng 5 tháng, trẻ sơ sinh trở nên
nhạy cảm vớicác kiểu nhấn âm tiết trong ngôn ngữ (Weber et al., 2004). Trong
khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng, chúng bắt đầu sàng lọc ra những âm thanh
không được sử dụng trong tiếng mẹ đẻ của chúng (Anderson, Morgan, & White,
2003; polka & Werker, 1994).
Từ 7 đến 9 tháng, chúng nhận ra những từ quen thuộc trong các đoạn nói,
bắt đầu tri giác các luồng lời nói trong các đơn vị từ và nghe lâu hơn với lời nói
và ranh giới cụm từ rõ ràng (Iuschot, 2002; Soderstrom et al., 2003).
* Thị giác
Sự phát triển nhanh chóng của mắt và trung khu thị giác ở giúp trẻ có thể
tập trung, phân biệt màu sắc và sự sắc nhọn trong nửa năm đầu
Khả năng thăm dò môi trường và theo dõi vật chuyển động cũng cải thiện
Trẻ đã biết nhìn một cách chọn lọc
Trẻ thích nhìn hình ảnh mới mẻ, phức tạp, đặc biệt thích ngắm khuôn mặt
của con người.
Tháng thứ 4, trẻ thích nhìn khuôn mặt đẹp, cân đối hơn là các khuôn mặt
méo mó, sai lệch
Tháng thứ 5, trẻ hay nhìn vào miệng người nói chuyện
Tháng thứ 7, trẻ đã nhìn toàn vào toàn bộ khuôn mặt người nói chuyện,
phân biệt được biểu hiện nét mặt khác nhau
Trẻ sơ sinh thích nhìn mặt mẹ. Các nhà khoa học đưa cho mỗi đứa trẻ
xem ảnh khuôn mặt mẹ và ảnh khuôn mặt người phụ nữ khác, trong vòng 2
tuần, trẻ vẫn thích nhìn khuôn mặt mẹ hơn. Đôi khi trẻ còn ngoảnh đi không
nhìn ảnh của người phụ nữ khác
=> Khả năng nhận biết khuôn mặt mẹ và yêu thích nó là không thể thiếu
để hình thành mối quan hệ giữa mẹ và trẻ. Việc trẻ thích thú nhìn mặt mẹ và yên
lặng khi bố bế kích thích cha mẹ gắn bó với con, lo cho con, muốn quay về với
con
* Tri giác về độ sâu
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng tri giác độ sâu của trẻ của (Gibson,
Wlak, 1960). Khoảng không gian là một cái hố sâu gần 1m được phủ lên trên
bằng một lớp kính dày, an toàn cho trẻ. Ngay dưới tấm kính, mặt sàn và đáy hố
được phủ bằng tấm chăn kẻ ô vuông cùng màu.
Trẻ 5 tháng tuổi chưa biết bò và cảm thấy thích thú khi được đặt trên tấm
kính
Trẻ 6, 7tháng tuổi mới biết bò ngần ngại, không dám bò qua tấm kính
Trẻ khoảng 8 tháng tuổi nhất định không chịu bò qua tấm kính
Như vậy trẻ 7-8 tháng tuổi đã có thể tri giác về độ sâu
* Khả năng bắt chước
Trẻ có thể bắt chước theo các biểu hiện khác nhau của khuôn mặt người
lớn. các nhà tâm lý học đã thực hiện một thực nghiệm để chứng minh khả năng
này của trẻ. Họ chọn thời điểm trẻ ở trong trạng thái thức tỉnh không nghịch
ngợm và không quá đói: Khi trẻ nhìn vào mặt người mẹ, người mẹ bắt đầu thể
hiện lần lượt những trạng thái nét mặt khác nhau mím môi thè lưỡi há mồm, đủ
lâu để trẻ bắt chước được trước khi chuyển sang trạng thái nét mặt khác. Tất cả
các hoạt động của người mẹ và phản ứng của trẻ được ghi lại bằng máy ghi
hình. Qua phân tích băng ghi hình người ta thấy có sự giống nhau giữa những
biểu hiện nét mặt ở trẻ và ở người mẹ.
b) Trí nhớ
Trẻ 4 tháng tuổi thích nhìn các đồ vật mới hơn. => Trẻ nhớ các đồ vật mà
chúng được nhìn thấy trước đó. Trẻ cần phải ghi nhớ các âm thanh và hành
động do người lớn tạo ra để có thể bắt chước người lớn. Đế nhận ra mẹ thì trẻ
phải nhớ khuôn mặt mẹ, giọng nói của mẹ.
Theo quan điểm của Piaget, việc trẻ nhận thức được tính ốn đinh của các
sự vật là thành tựu quan trọng của thời kỳ tâm vận đông. Tính ổn đinh cùa các
sư vật, hiện tượng là sự nhận thức được các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong
thời gian và không gian, không phụ thuộc vào việc trẻ có tri giác thấy các sự
vật, hiện tượng ấy hay không.
Biến hiện của việc trẻ nhận thức được tính ổn đinh cùa sự vật
+ Khả năng nhận biết được các đồ vật quen thuộc
+ Hành vi tìm kiếm khi đồ vật biến mất.
Trẻ dưới 5 tháng tuối: không thử tìm kiếm đồ vật, ngay lập tức
quên đi mất đồ vật khi đồ vật bị che khuất.
Từ 5 đến 8 tháng tuổi: Trẻ hình thành hành vi tìm kiếm đồ.
+ Trẻ thích chơi trò trốn tìm. Tuy nhiên hành vi tìm kiếm cùa trẻ dưới 1
tuổi còn nhiều hạn chế. Nếu như một món đồ chơi biến mất sau cánh cửa và khi
mở cừa ra thì một món đồ chơi khác xuất hiện thay thê'cho món dồ chơi cũ,
thường là trẻ thấy mgạc nhiên, nhưng lại không đi tìm món đồ chơi cũ.
Khả năng nhận thức được tính ốn định của các sự vật, hiện tượng có liên
quan chặt chẽ với trí nhớ hình tượng của trè. Đây là khả năng hình dung các sự
vật, hiện tượng dưới dạng các hình ành hay nói cảch khác là khả năng tải hiện
các sự vật, hiện tượng khi chúng không còn tồn tại trực tiếp trước mắt
Khả năng nhận thức được tính ốn định của các sự vật, hiện tượng có liên
quan chặt chẽ với trí nhớ hình tượng của trè. Đây là khả năng hình dung các sự
vật, hiện tượng dưới dạng các hình ành hay nói cảch khác là khả năng tải hiện
các sự vật, hiện tượng khi chúng không còn tồn tại trực tiếp trước mắt
c) Vận động và tư duy
Piaget cho rằng trẻ nhỏ luôn tích cực, năng động, sáng tạo, và có hê thống
cấu trúc thần kinh phù hợp vởi việc tiếp nhận và tổ chức thông tin. Các hệ thống
cấu trúc này dần trở thành cảc cấu trúc nhận thức phức tạp hơn thông qua các
giai đoạn phát triển diễn ra liên tục.
Theo Piaget giai đoạn đầu của sự phảt triển của trẻ là giai đoạn cám giảc
vận động. Trẻ lủc mới sinh đó phản ứng lại những tác động của môi trường
xung quanh nhờ vào các khả nãng cảm giác, tri giác và vận động. Những hành
vi vận động ban đầu giống như các phản xạ, qua quá trình đồng nhất và thích
ứng, các phản xạ ấy làm hình thành nên ở trẻ hệ thống chức nảng như: mắt nhìn,
theo dõi bằng mắt, bú sữa, nắm, sờ mỏ và kêu, khóc. Trong giai đoạn đầu,
những hành vi cơ bản này giúp trẻ phát triêh nhận thức và có những hiểu biết
ban đầu về sự vật, con người và về chính bản thân mình.
Sau 10 tháng ở trẻ xuất hiện những hành động chức năng đầu tíên, bắt
chước hành động của người lớn trong việc sử dụng một số đồ vật. Trẻ bắt đầu
lĩnh hội những nguyên tắc hành động đầu tiên với những đồ vật do loài người
sáng tạo ra. Ví dụ, đưa cốc lên miệng uống nước, ôm búp bê dung đưa, đưa thìa
lên miệng, ... Trẻ bắt đầu tích cực tìm tòi, khảm phá những thuộc tính của các
vật xung quanh, trẻ quan tâm “đây là cái gì”, “dùng để làm gì”.
Tri giác và hành động là cơ sở cho sự phảt triến những hình thức đầu tiên
của tư duy trực quan hành động xuất hiện vào cuối năm thứ nhất. Ví dụ, nếu đặt
một quả bóng vào cái rổ nhựa, đặt trên giường, trong tầm tay vởi trước mặt một
đứa trẻ 10, 11 tháng tuối đang đứng vin cạnh đó, trẻ bắt đầu có khả năng kéo rổ
lại gần để lấy quả bóng; khi quả bóng tuột khỏi tay trẻ, lăn ra xa, đến gần mép
khác của giường, trẻ sẽ đi vịn vòng quanh giường lại phía mép giường gần quả
bóng hơn để với lấy nó.
=> Những hành động phối hợp có cẩu trúc phương tiện mục đích, tuy
nhiên đó chưa phải là hành động tư duy thực sự.
3.4 Sự phát triển ngôn ngữ
Giai đoạn trước khi trẻ có thể hiểu và nói được ngôn ngữ là giai đoạn tiền
ngôn ngữ
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
+ Ngay khi mới sinh ra trẻ đã cất tiếng khóc chào đời và thường xuyên
khóc khi khó chịu
+ 2 tháng: trẻ có các hành vi biểu hiện các nhu cầu khác nhau: khóc khi
muốn ăn, ọ ọe khi tã ướt
+ 3-4 tháng: trẻ ê a, quay đầu về phía giọng nói
+ 5 tháng: trẻ có thể phát âm các nguyên âm và phụ âm
+ 6 tháng: trẻ có thể bập bẹ, phát âm những thanh âm đơn giản như ma-
ma, ba-ba, pa-pa. Trẻ sử dụng môi, lưỡi, thanh quản để tập phát âm những đơn
vị âm thanh cơ bản. Cha mẹ đáp lại tiếng bập bẹ của trẻ bằng những âm thanh
tương tự cùng nét mặt tươi vui, khích lệ trẻ tích cực giao tiếp hơn
+ 9, 10 tháng: trẻ bắt đầu bi bô; bắt chước âm thanh của người lớn hoặc
lặp lại âm thanh của mình. Trẻ thích bắt chước tiếng kêu của các con vật. Đây là
thời điểm trẻ bắt đầu giao tiếp bằng ngôn ngữ. Giai đoạn này trẻ cũng có một số
cử chỉ phi ngôn ngữ; bắt đầu hiểu một số lười nói đi kèm cử chỉ phi ngôn ngữ,
âm điệu của người lớn
+ Gần 1 tuổi: trẻ có thể phát âm những từ đầu tiên
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ diễn ra theo 2 hướng: một mặt là hiểu lười
nói của người lớn, mặt khác là hình thành ngôn ngữ tích cực của riêng mình
Trình độ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động giao tiếp chủ
yếu của người lớn với trẻ. Càng thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ bao nhiêu thì
ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú đa dạng bấy nhiêu và ngược lại.
3.5 Sự phát triển cảm xúc
Sự phát triển cảm xúc của trẻ phụ thuộc trực tiếp vào giao tiếp của trẻ với
mọi người xung quanh
Các giai đoạn:
Cuối tháng 2 Phức cảm hớn hở (khi nhận thấy khuôn mặt mẹ và được no nê,
khô ráo)
3-4 tháng Xuất hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau: ngạc nhiên trước
một kích thích bất ngờ, bứt rứt khi thấy khó chịu; thư giãn khi các
nhu cáu được thỏa mãn
4-5 tháng Cười với người quen nhưng lại nghệt ra khi thấy người lạ (nếu
người lạ tỏ ra thân thiện thì vẻ lạ lẫm được thay bằng sự sung
sướng)
7-8 tháng Lo lắng khi người lạ xuất hiện. Nếu ở lại một mình với người lạ
thì tỏ ra sợ sệt, một số cố gắng bỏ ra xa, không nhìn, số khác khóc
to
7-11 tháng Xuất hiện nỗi sợ bị rời xa, trẻ sợ mẹ đi đâu mất
Trẻ bắt đầu trò chuyện với mọi người. Mẹ và trẻ tạo ra sự thống nhất
trong mối quan hệ gắn bó theo những cách riêng (ôm ấp, nhìn ngắm nhau). Điều
này cũng xảy giữa trẻ với bố, thậm chí với anh chị em
Đến một tuổi, trẻ đã có thể điều khiển hành vi của mình tốt hơn và chủ
động hơn trong các mối quan hệ cảm xúc với bố mẹ. Trẻ có khả năng sử dụng
ngôn ngữ để báo trước đòi hỏi của mình một cách hiệu quả hơn. Trẻ xuất hiện
một loạt cảm xúc mới bao gồm tức giận, vui mừng và buồn bực
4.Khủng hoảng 1 tuổi
Trẻ biết đi và trở nên độc lập hơn. Trẻ có khả năng tự làm một số việc
nhưng cha mẹ chưa kịp thay đổi cách ứng xử, chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu
độc lập của trẻ. Trẻ hờn dỗi khi người lớn không hiểu ý muốn, lời nói, cử chỉ,
…của trẻ, hoặc hiểu mà không thực hiện, hoặc ngăn cản hành động của trẻ.
Trẻ có nhu cầu khám phá với mọi vật xung quanh, kể cả vật nguy hiểm
như vật nhọn, vật dụng dễ vỡ, ổ điện. Sự ngăn cản của người lớn có thể gây ra
những phản ứng kịch liệt ở một số trẻ (hét ầm lên, lăn lộn trên sàn ăn vạ, …).
Giai đoạn này, người lớn phải có cách ứng xử với trẻ em phù hợp; tổ chức được
những môi trường hoạt động an toàn, sáng tạo; khích lệ và hướng dẫn trẻ chơi
trong môi trường đó; giải thích nhất quán và nhẹ nhàng những gì không được
phép để giảm bớt những cảm ứng không mong muốn.
Trẻ có thêm nhu cầu bắt người lớn chơi với trẻ em khác, muốn được
người lớn ở gần để đòi hỏi và sai bảo. Trẻ thường yêu cầu mẹ lấy giúp đồ vật
hấp dẫn nào đó, mở ra cùng xem, hỏi mẹ và chờ đợi giải thích
Lời khuyên cho cha mẹ và người lớn
+ Người lớn cần tận dụng thời điểm trẻ học không biết mệt này để phát
triển khả năng vận động trí tuệ, ngôn ngữ, cảm xúc và ý chí cho trẻ.
+ Tạo môi trường để trẻ được chơi cùng các trẻ khác để thỏa mãn nhu cầu
hoạt động cùng nhau của trẻ
+ Cần dành thời gian để chơi với trẻ, thực chất là hướng dẫn trẻ cách chơi
đồ chơi, sử dụng một số đồ vật đơn giản, khích lệ trẻ tích cực hoạt động, nỗ lực
vượt trở ngại, khích lệ trẻ học và sử dụng ngôn ngữ.

 Sự kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng và phát triển tâm lý sẽ đảm bảo
cho đứa trẻ 1 tuổi khỏe mạnh, vui tươi, có sự phát triển vận động, tư
duy, ngôn ngữ, cảm xúc tốt.
Tài liệu tham khảo:

1. Trương Thị Khánh Hà (2013). Sự phát triển tâm lý của trẻ từ khi sinh đến 1
tuổi, Giáo trình Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 84-108.

2. Nguyễn Văn Đồng (2012). Sự phát triển trong độ tuổi sơ sinh, Tâm lý học
phát triển, NXB Chính trị Quốc Gia, 85-115.

3. Laura E. Berk (2005). Development through lifespan 4th Edition, 118-149


4. McLeod (2017). Bowlby's attachment theory. 
https://www.simplypsychology.org/bowlby.html

5. McLeod (2017). Attachment theory.


https://www.simplypsychology.org/attachment.html

6. McLeod, (2017). Mary Ainsworth.


https://www.simplypsychology.org/mary-ainsworth.html

7. Kendra Cherry (2019). Bowlby & Ainsworth: What Is Attachment Theory?


The Importance of Early Emotional Bonds.
https://www.verywellmind.com/what-is-attachment-theory-2795337#the-stages-of-attachment

You might also like