You are on page 1of 3

3.2.1.

Tình cảm gắn bó mẹ - con


Một trong những đặc trưng quan trọng bậc nhất của trẻ trước 2 tuổi là
sự gắn bó mẹ - con.
- Cuộc sống của trẻ trong thời gian này hoàn toàn phụ thuộc vào
mẹ, nó không tự thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào của bản thân.
 Vì thế lúc này quan hệ Mẹ - Con là mối quan hệ đặc biệt
- Biểu hiện: bế ẩm, hôn hít, ôm ấp vỗ về, phản xạ mút,bám níu,
rúc đầu vào ngực mẹ,…
- Vai trò: có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm
lý của trẻ em trong giai đọan đầu đời và cả những năm tháng tiếp
theo.
- Hậu quả của việc thiếu vắng người mẹ: làm giảm trí thông minh,
tăng cường gây hấn, trầm cảm,phạm pháp.
 Những nghiên cứu của Spitz và Wolf (1935) tại nhà trẻ mồ
côi và tại trại giam cho thấy, cảm giác an toàn của trẻ nhờ đôi
bàn tay mẹ có liên quan đến việc tập đi. Và sự âu yếm tình cảm
khi người mẹ gọi con đã làm cho con ham nói, ham đi. Những
nghiên cứu về trẻ em có hội chứng “vắng mẹ” (hospitalism) hay
trẻ bị cách li quá lâu với cha mẹ do chiến tranh cũng chỉ ra các
rối loạn tâm lí trẻ em, mà biểu hiện điển hình là chứng nhiễu
tâm, kém thích nghi xã hội.
- Đến cuối tháng thứ 2, trẻ bắt đầu xuất hiện “phức cảm hớn hở”
- Phức cảm hớn hở là sự kết hợp những cử động của chân tay,
phát ra những âm thanh gừ gừ hoặc phì phì nước bọt, cười toe
toét khi thấy mẹ, người thân xuất hiện hoặc âu yếm trẻ.
- Thời điểm xuất hiện “phức cảm hớn hở” được coi là mốc đánh
dấu sự xuất hiện nhu cầu xã hội đầu tiên của trẻ, đó là nhu cầu
giao tiếp.
3.1.4. Những rối nhiễu tâm lý
- Giai đoạn này sẽ hình thành những vấn đề tâm lí nhất định nếu mẹ
( hay người thân) có những bất ổn về mặt tâm lí  tác động trực tiếp
lên trẻ, gây cảm giác sợ hãi, khó hình thành niềm tin...
- Khi không được đáp ứng nhu cầu tình cảm ( như khóc không được
dỗ, cười với mẹ nhưng không được đáp trả,...) trẻ có thể có những
phản ứng: biếng ăn, bỏ ăn, không chịu ăn với mẹ và chịu ăn với người
khác, thiếu năng động, buồn bã, kêu khóc,...
Thực tế: lấy “trầm cảm sau sinh” của người mẹ là 1 trong những
nguyên nhân gây rối nhiễu tâm lí đối với đứa trẻ. Khi mắc chứng
“trầm cảm sau sinh”, bên trong người mẹ dần hình thành những trạng
thái tâm lí tiêu cực dẫn đến mất kiểm soát trong cảm xúc và hành
động, đôi khi chỉ nghĩ đến bản thân hay chán ghét đứa bé, trước tiếng
con khóc trở nên nổi giận, cáu gắt, chửi mắng và thậm chí vài người
mẹ tác động vật lí lên đứa con của mình, điều này làm giảm đi đáng kể
sự gắn bó giữa mẹ và con, song cũng tác động tiêu cực lên đứa bé làm
cho bên trong nó có cảm giác sợ hãi mẹ mình,...
Phân tích biểu đồ
Con số thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đối với
các bà mẹ khoảng 10-20%. Tại Việt Nam, tỉ lệ trầm cảm sau sinh
theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%. Tỷ lệ cao này có
thể là do các tục lệ kiêng khem theo truyền thống của người Á Đông,
sự thiếu kiến thức về trầm cảm sau sinh trong cộng đồng, không sẵn
có hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau
sinh. Đối với phụ nữ Việt Nam, một nghiên cứu còn cho thấy việc
các bà mẹ phải tuân thủ kiêng khem như phải nằm trên lửa, không
được tắm gội, phải đeo gạc bông tai để tránh nghe tiếng động lớn,
phải dùng thảo dược, phải ăn những thức ăn đặc biệt, phải hạn chế ra
ngoài trong 30 ngày sau sinh… có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh
nhiều hơn.

You might also like