You are on page 1of 1

Bài thuyết trình

3.1.2
Dẫn: Theo các bạn thì những đứa trẻ ở lứa tuổi bế bồng (0 – 1 tuổi), thì mối quan hệ của ai đối với chúng
là quan trọng nhất và vì sao lại vậy?
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều rạo ra cho mình rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Nhưng
mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người mẹ và đứa con của mình. đến giữa
những năm 60 của thế kỉ XX, các nhà tâm lý học đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt này và sử dụng
thuật ngữ “sự gắn bó” để diễn tả nó. Sự gắn bó mẹ con được đặc trưng bởi cảm xúc nồng ấm cùng với sự
giao lưu tình cảm sâu sắc giữa mẹ và con. Nhà tâm lí học Ainsworth, 1983, đã coi những cách thức cư xử
biểu hiện sự gần gũi của trẻ và mẹ là những yếu tố hành vi của sự gắn bó, bao gồm: hành vi mang tính
dấu hiệu (khóc, cười, nói); hành vi mang tính định hướng (nhìn); hành vi lôi cuốn sự chú ý (dõi theo, đến
gần) và cả các hoạt động tích cực để có được sự tiếp xúc cơ thể (thử leo trèo, ôm ấp, hôn, ghì chặt, siết
chặt, nắm lấy). Sự gắn bó có được từ cả 2 phía (trẻ và mẹ), gắn liền với các cảm xúc và sự giao lưu tình
cảm yêu thương gần gũi. Có thể nói, nhu cầu gắn bó là một nhu cầu sơ cấp, bẩm sinh ở con người. 2 nhà
tâm lí học Bowbly và Ainsworth đã khẳng định rằng, kiểu quan hệ giữa cha mẹ và trẻ được hình thành
trong quá trình phát triển sự gắn bó hai năm đầu đời sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những mối quan hệ về
sau này. Vì trong giai đoạn trước 2 tuổi nói chung và từ 0 – 1 tuổi nói riêng thì
Cuộc sống của trẻ trong thời gian này hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, nó không tự thỏa mãn bất kỳ
nhu cầu nào của bản thân. Lúc này mối quan hệ Mẹ - con là một mối quan hệ rất đặc biệt và đóng vai trò
cực kì quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý trong năm đầu tiên của cuộc đời và cả những năm tiếp
theo. Biểu hiện của sự gắn bó mẹ - con là hành vi làm tăng sự gần gũi hoặc sự tiếp xúc của đứa trẻ với
người mẹ như được bế ẩm, hôn hít, vỗ về, phản xạ mút, bám níu,.... Và đặc biệt hơn cả những đứa trẻ bị
thiếu đi sự gắn bó mẹ - con sẽ rất khó phát triển cũng như việc tách con ra khỏi mẹ quá sớm sẽ làm tổn
thương quan hệ này và bất lợi cho sự phát triển trong các giai đoạn sau. Hậu quả lâu dài (và không thể hồi
phục) sẽ làm cho trẻ giảm trí thông minh, tăng cường gây hấn, trầm cảm, phạm pháp. Những nghiên cứu
về trẻ em có hội chứng “vắng mẹ” (hospitalism) hay trẻ bị cách li quá lâu với cha mẹ do chiến tranh cũng
chỉ ra các rối loạn tâm lí trẻ em, mà biểu hiện điển hình là chứng nhiễu tâm, kém thích nghi xã hội. Nhu
cầu gắn bó mẹ - con còn làm cơ sở cho nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh. Đến cuối tháng
thứ 2, ở trẻ bắt đầu xuất hiện “phức cảm hớn hở” nói đơn giản và dễ hiểu thì chính là sự kết hợp những cử
động chân tay, phát ra những âm thanh gừ gừ hoặc phì phì nước bọt, cười toe toét khi thấy mẹ, người thân
xuất hiện hoặc âu yếm trẻ. Thời điểm xuất hiện phức cảm cũng chính là mốc đánh dấu sự xuất hiện nhu
cầu xã hội đầu tiên của trẻ, đó là nhu cầu giao tiếp
3.1.4
Rối nhiễu tâm lý được hiểu đơn giản là những sang chấn, bất ổn về mặt tâm lý từ đó kéo theo những khó
khăn về thể chất hay thần kinh và những sang chấn này do những tác động từ bên ngoài gây ra và có thể
phong ngừa hay can thiệp.
Câu hỏi: Rối nhiễu tâm lý được hình thành ra sao?
- Rối nhiễu tâm lý được hình thành từ người mẹ, người thân trong gia đình có bất ổn về mặt tâm lí
sẽ tác động trực tiếp lên tâm lý của trẻ, gây cảm giác sợ hãi, khó hình thành niềm tin

You might also like