You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ 2 : XÃ HỘI QUY ĐỊNH HÀNH VI CÁ NHÂN HAY CHÍNH CÁC HÀNH

VI CÁ NHÂN TẠO THÀNH SỰ TỒN TẠI CỦA XÃ HỘI .

Chúng ta có thể nhận xét, đánh giá mức độ văn minh hay lạc hậu của một cộng
đồng hay một quốc gia là khi nhìn vào mối quan hệ, cách cư xử của con người
với con người; giữa con người với thiên nhiên hoặc giữa con người với xã hội họ
đang sống. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là “ Xã hội tạo ra các hành vi cá nhân đó hay
các hành vi đó tạo thành sự tồn tại của xã hội ?”

Theo suy nghĩ của em thì đa số “xã hội quy định hành vi cá nhân”. Trước tiên,
chúng ta phải hiểu hành vi cá nhân là gì ? Là tập hợp các phản ứng của cơ thể
đáp lại kích thích từ môi trường ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá
nhân là thái độ, tính cách, nhận thức,…

Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi của
cá nhân trong môi trường xã hội và hoạt động. Những đặc điểm tính cách của cá
nhân được thể hiện một cách có hệ thống trong hành vi, hành động của cá nhân
đó. Thứ giá trị nhất của con người chính là tính cách. Có 3 yếu tố tạo nên tính
cách của con người là quá trính nuôi dưỡng, môi trường, di truyền. Với yếu tố
đầu tiên, quá trình nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng đến tính cách sớm. Giả như có
2 đứa bé , 1 bé ngay từ lúc nhỏ được sinh ra tỏng một gia đình đầy đủ tình
thương yêu, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ sẽ là nền tảng để hình thành nên tính
cách tốt ; ngược lại, 1 bé sống trong gia đình thiếu tình yêu thương, quan tâm ,
dạy dỗ CÓ THỂ sẽ khiến tính cách của bé phát triển theo chiều hướng thiếu tích
cực. Tiếp đến yếu tố thứ hai, môi trường được hình thành bởi nhiều yếu tố như:
môi trường sinh hoạt, môi trường học tập, môi trường gia đình, môi trường tâm
lý…Môi trường học tập là môi trường giúp con người hình thành tính cách và trí
tuệ. Môi trường gia đình là nơi tính cách bắt đầu được hình thành. Môi trường
tâm lý được xem là nơi nuôi dưỡng tinh thần, hình thành cảm xúc. Yếu tố cuối
cùng – di truyền, người ta có câu “con nhà tông không giống lông cũng giống
cánh”, câu nói này không chỉ ám chỉ ngoại hình, trí tuệ, mà còn tới từ tính cách
bẩm sinh. Theo một số nghiên cứu thì tính cách của một đứa bé có thể được
hình thành dựa trên tính cách của bố mẹ.

Thái độ là một cách phản ứng mang tính tích cực hoặc tiêu cực đối với một tình
huống hoặc một người nào đó. Thái độ có thể bị ảnh bởi các yếu tố xã hội như
vai trò quy chuẩn xã hội. Các vai trò xã hội là cách hành xử mà xã hội mong
muốn một người phải thể hiện trong một vai trò hoặc bối cảnh nhất định. Quy
chuẩn xã hội là những quy tắc của xã hội quy định những hành vi được coi là phù
hợp. Từ đó mà hình thành thái độ của con người… Đó là một trong những yếu tố
hình thành thái độ của một cá nhân .

Nhận thức là quá trình trong đó cá nhân hình thành và diễn đạt những ấn
tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trương và xã hội của họ. Học tập
là một quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức. Học hỏi phải dẫn đễ sự thay đổi
tương đối bền vững về nhận thức và hành vi của cá nhân.

Từ những dẫn chứng trên, xã hội là một trong yếu tố quy định hành vi cá
nhân.Vì vậy trong quá trình hình thành và phát triển hành vi của mỗi con người
cần đánh giá đúng mức vai trò của xã hội , không nên hạ thấp hoặc tuyệt đối hóa
vai trò của nó.

You might also like