You are on page 1of 8

A THỜI KỲ SƠ SINH (0-1 THÁNG TUỔI)

Tuổi sơ sinh là lứa tuổi có những biến đổi đặc biệt quan trọng. Việc trẻ chuyển từ trong bào thai trở thành một
thực thể người về mặt sinh học được coi là một bước nhảy vọt trong việc tạo tiền đề cơ sở vật chất cho toàn bộ quá
trình phát triển sau này.
1. Tiền đề phát triển tâm lý ở tuổi sơ sinh
a Sự phát triển sinh lý
Trẻ sơ sinh mới có những cơ sở ban đầu, những điều kiện sinh vật của sự phát triển tâm lý. Khi ở trong bụng mẹ đầu
là bộ phận tăng trưởng nhanh nhất của cơ thể. Khi chào đời, đầu chiếm một phần tư chiều dài cơ thể và đạt được ba
phần tư kích thước đầu lúc trưởng thành. Khi chào đời phần phát triển nhất của não là thân não và não giữa. Não bộ
của trẻ mới sinh nặng khoảng 400gram, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ, nhưng các sợi dây thần kinh chưa được
nhiễm chất myêlin nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế. Trẻ vận động ngay sau khi chào đời.
Vận động quan trọng nhất của trẻ là phản xạ. Phản xạ không điều kiện của trẻ sơ sinh bao gồm:
Phản xạ nháy mắt (chớp mắt), hắt hơi, nôn ọe giúp trẻ đáp ứng những kích thích của môi trường xung quanh.
Phản xạ định hướng: ngoái cổ khi có ai chạm vào một bên má trẻ hay khi có tiếng động, tiếng gọi...
Phản xạ mút mỗi khi đưa một vật gì vào miệng trẻ
Phản xạ cầm, nắm thật chặt khi đưa bất kỳ một vật gì vào tay trẻ. Những phản xạ này giúp trẻ có được những cách đáp
ứng thích hợp và thích nghi được với môi trường bên ngoài.
b. Sự thay đổi môi trường sống
Trẻ sinh ra chỉ là một sinh vật non nớt, thụ động, bất lực, vì vậy trẻ rất cần sự chăm sóc của người lớn (đặc biệt là
người mẹ). Sự chăm sóc có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự sống còn và sự phát triển tâm lý của trẻ.

2 Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của tuổi hài nhi

a Sự phát triển cảm giác


Thính giác của trẻ phát triển sớm nhất, chỉ 10 phút sau khi chào đời, trẻ đã có khả năng nhận biết tiếng nói của mẹ.
Vào tuần 2 và 3, những âm thanh đột ngột (tiếng vỗ tay to, tiếng cánh cửa đập mạnh...) làm trẻ đột nhiên lặng im,
không động đậy.
Khứu giác: chỉ 45 tiếng sau khi chào đời trẻ đã nhận ra chính xác mùi của mẹ và rất “quyện hơi mẹ”.
Vị giác: vừa mới ra đời trẻ đã phân biệt được 4 vị khác nhau: ngọt, mặn, đắng, chua.
Xúc giác: phát triển sớm. Khi chào đời, trẻ đã có thể níu chặt các đồ vật để vào tay.
Thị giác: thị lực của trẻ yếu hơn người lớn đến 60 lần, nhưng chỉ sau 48 tiếng, trẻ đã nhận ra mẹ. Trẻ có thể nhìn chăm
chú một khuôn mặt người cách trẻ 20 – 30 cm

b Các phản xạ
Hầu hết trẻ sơ sinh được chuẩn bị tốt để tương tác với thế giới xung quanh thông qua một tập hợp các phản xạ không
điều kiện đa dạng như:

Tên Phản xạ Ý nghĩa

Ngón chân xòe ra khi bàn chân bị cù từ gót đến ngón Có thể là tàn dư của sự tiến
Phản xạ Babinski
chân (Trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này) hóa

Chớp mắt Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn Bảo vệ mắt

Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên
Phản xạ Moro Giúp bé bám chặt mẹ
trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn

Lòng bàn tay Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay Dấu hiệu nắm bắt tự ý

Phản xạ cơ bản Khi khều má bé, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi Giúp bé tìm núm vú
Tên Phản xạ Ý nghĩa

(Phản xạ tìm kiếm) há miệng

Phản xạ bú Bé bú khi người khác đưa đồ vật vào miệng Cho phép nuôi ăn

Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác dùng
Bảo vệ bé tránh kích thích
Phản xạ rút chân kim gút cù nhẹ. (Trẻ bị tổn thương dây thần kinh hông
khó chịu
không có phản xạ này)

Nếu bé không có được những phản xạ cơ bản trên, người chăm sóc phải để ý và tìm hiểu nguyên nhân để có
hướng can thiệp càng sớm càng tốt.

c. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng về bên ngoài và nhu cầu gắn bó với người khác

- Nhu cầu tiếp nhận ấn tượng thế giới bên ngoài


Nhu cầu tiếp thu ấn tượng từ thế giới bên ngoài là cơ sở của các nhu cầu xã hội khác như nhu cầu giao tiếp và nhu cầu
nhận thức sau này của trẻ. Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng. Trẻ nhìn theo các vật sáng di động, nó phản
ứng với âm thanh, đặc biệt giọng nói của người mẹ. Trẻ có thể nín khóc để lắng nghe tiếng hát ru, giọng dịu dàng của
người lớn. Trẻ tập trung nghe âm thanh, nhìn ánh sáng, màu sắc. Trẻ sơ sinh tháng thứ hai đã bắt đầu chú ý đến khuôn
mặt người lớn, trẻ thường mỉm cười khi người lớn cúi xuống trò chuyện với nó. Người lớn cần đưa các ấn tượng bên
ngoài đến trẻ. Nếu đứa trẻ bị "đói ấn tượng" nó sẽ chậm phát triển một cách nghiêm trọng (hội chứng "nằm viện")

- Nhu cầu gắn bó


Đối tượng đầu tiên mà trẻ chú ý tới trong môi trường xung quanh là gương mặt người lớn. Ở trẻ hình thành phức cảm
hớn hở. Đây là phản xạ xúc cảm có kèm theo sự vận động và âm thanh phát ra từ đứa trẻ. Khi phát hiện ra người lớn,
trẻ chủ động dùng loại phản xạ này để tác động đến họ. Đặc biệt, đối với mẹ, trẻ có nhu cầu gắn bó đặc biệt. Ngay từ
khi lọt lòng mẹ, trẻ đã bắt được tín hiệu sự gắn bó giữa mẹ - con qua xúc giác. Trẻ mút, bám, khóc, mỉm cười, rúc đầu
vào ngực mẹ, tìm vú và muốn được áp sát vào mẹ được ôm ấp vỗ về.

Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình đã tổng kết được 4 kiểu quan hệ mẹ con:
- Kiểu thứ nhất: Tín hiệu phát ra ở cả mẹ và con đều mạnh, nghĩa là nhu cầu gắn bó mẹ con điều tỏ ra bức thiết, mối
quan hệ gắn bó mẹ con được thiết lập dễ dàng (kiểu này phổ biến ở những cặp mẹ con sinh nở bình thường, xuất phát
từ lòng ước ao mong đợi của người mẹ đón chờ sự ra đời của đứa con). Kiểu này thuận lợi cho sự phát triển tâm lí của
trẻ sau này.

Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra từ mẹ thì mạnh, nhưng từ con lại yếu. Thường đây là những trẻ thiếu tháng hoặc khuyết
tật bẩm sinh. Người mẹ không nên giao tiếp với con quá mạnh mẽ hoặc hối hả, mà nên nhẹ nhàng, từ tốn, nên thường
xuyên trò chuyện với trẻ, kiên trì chờ tín hiệu con đáp lại.

Kiểu thứ ba: Tín hiệu của con mạnh, nhưng của mẹ lại yếu. Kiểu này thường xảy ra ở những người mẹ mang tâm
trạng riêng tư, phiền muộn chán chường dẫn đến thái độ thờ ơ với con, không muốn âu yếm vỗ về nó. Theo đó tín hiệu
của đứa con phát ra cũng yếu dần đi, có khi mất hẳn, trẻ rơi vào trạng thái ủ ê mệt mỏi, thu mình lại.

Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra đều yếu ở mẹ và con. Đây thực sự là tai họa, cần có sự tác động của thầy thuốc và những
người xung quanh. Tạo được sự gắn bó mẹ con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là cách phòng ngừa tốt nhất,
tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và những lệch lạc về sinh lí cũng như tâm lý sau này. Nhu cầu gắn bó mẹ - con
là cơ sở cho nhu cầu giao tiếp về sau của trẻ với những người xung quanh. Mẹ là nguồn gây ấn tượng và là người tổ
chức ấn tượng bên ngoài cần thiết cho sự phát triển thần kinh và các giác quan tâm lí cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho
thấy những đứa trẻ thiếu sự yêu thương của người mẹ từ nhỏ thường sống trong tình cảnh cô đơn, lo lắng và sợ hãi sẽ
mặc cảm trong giao tiếp với người khác.

3. Cấu trúc tâm lí mới và khủng hoảng 1 tuổi:


a Cấu trúc tâm lí mới
- Khoảng 9 tháng (bắt đầu đợt khủng hoảng 1 tuổi) trẻ đứng và bắt đầu đi (cấu trúc mới). Đ.B.Enconhin cho rằng: cái
chính không phải là sự mở rộng không gian tiếp xúc của trẻ, mà là trẻ đã tách mình khỏi người lớn. Lần đầu tiên phá
vỡ tình huống khối thống nhất “chúng tôi”, “chúng ta”. Bây giờ không phải mẹ dẫn dắt trẻ, mà là trẻ dẫn mẹ đến nơi
mà nó muốn. Bước đi là cấu trúc mới cơ bản đầu tiên trong tuổi hài nhi có giá trị phá vỡ tình huống phát triển cũ
- Cấu trúc mới thứ hai xuất hiện ở năm đầu cuộc đời là các từ vựng đầu tiên. Đặc điểm của các từ vựng này là mang
tính chất của các hành động ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một trong những cấu trúc tâm lý mới mang tính quá độ. Đó là
ngôn ngữ tự chế và chỉ có những người thân mới hiểu nổi, ngôn ngữ này đặc thù ở cấu trúc, nó hình thành từ những
âm của từ. Ngôn ngữ này là tiêu chí chứng tỏ tình huống xã hội của sự phát triển cũ đã bị tan vỡ. Ở đó khối thống
nhất đã bị chia hai: trẻ và người lớn, giữa họ là hoạt động với đồ vật
b. Khủng hoảng 1 tuổi: (b. Đây là nội dung khủng hoảng tuổi sơ sinh, khủng hoảng 1 tuổi là nội dung
khác)

Khủng hoảng tuổi sơ sinh là một bước chuyển biến giữa hình thức sống kí sinh trong bụng mẹ - một môi trường tương
đối ổn định, sang hình thức sống bên ngoài trong môi trường với vô số kích thích.
Đối với trẻ, ra đời là một cú sốc, mặc dù chúng không có một ý thức nào về việc này. Các nhà phân tâm học gọi đó là
tổn thương đầu tiên mà trẻ phải chịu đựng và nó có tác động rất mạnh đến cả cuộc đời sau này của con người. Đó là
một sự đảo lộn hoàn toàn sự cân bằng, kéo theo sự biến đổi sâu sắc. Không chỉ chịu mọi sức ép và những những cơn
co thắt, mà trẻ còn chịu một trạng thái nặng nề đột ngột từ một môi trường chất lỏng qua môi trường không khí, cũng
như đột ngột bị nhiễm lạnh. Nhu cầu oxy làm cho hoạt động hô hấp bắt đầu, việc hít không khi lần đầu có lẽ là đau
đớn, kèm theo tiếng khóc đầu tiên
c. Rút ra điều gì trong tham vấn trị liệu lứa giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi
Vì thế sau khi ra đời, trẻ cần một giai đoạn thích nghi, cần được ở trong bầu không khí tâm lý bình yên, được bảo vệ,
che chở ấm áp tình cảm của người mẹ. Thiếu sự an toàn, cảm xúc của trẻ sẽ bị rối loạn. Cần lưu ý, trong tháng đầu
tiên, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bất an và vi khuẩn cho trẻ.

B. Giai đoạn hài nhi (1-3) (B. Theo thầy dạy thì từ 1 - 3 tuổi là giai đoạn tuổi nhà trẻ.
Giai đoạn sơ sinh (0 - 2 tháng tuổi)
Giai đoạn hài nhi (2- 12 tháng tuổi)
(trích slide trên LMS, chương 1 - tuần 3, trang 13, 14)
Sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên song song với việc tiến tới độc lập về mặt sinh học của trẻ. Giai đoạn này
chủ yếu là tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết để sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con
người.
1. Điều kiện phát triển tâm lý ở tuổi hài nhi
a. Sự phát triển thể chất
Trong năm đầu tiên, trẻ khỏe mạnh cao lên khoảng 1,5 lần và nặng gấp khoảng 3 lần. Trẻ gái 1 tuổi thường nhẹ hơn
trẻ trai. Não trẻ đạt được 50% thể trọng não lúc trưởng thành. Bộ xương của trẻ dần cứng lên theo thứ tự: họp sọ và
tay cứng trước, chân cứng sau. Thân mình tăng trưởng nhanh hơn các bộ phận khác. Các nhà nghiên cứu đưa ra một
số thời điểm mà trẻ có khả năng thực hiện thành công những vận động quan trọng trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, các
mốc thời gian này không giống nhau, có sự xê dịch khá lớn ở những trẻ khác nhau
* Sự phát triển vận động thô
Sự vận động thô ở trẻ được diễn tiến như sau:

Thời điểm xuất hiện


Phát triển vận động
các vận động
1 tháng tuổi Nâng cằm

2 tháng tuổi Nâng ngực

3 tháng tuổi Với tay về phía đồ vật như là vẫy

4 tháng tuổi Ngồi có người đỡ

5 tháng tuổi Nắm đồ vật trong tay

7 tháng tuổi Ngồi không cần đỡ

8 tháng tuổi Tự ngồi, không cần sự trợ giúp

9 tháng tuổi Bò úp bụng, đứng bám tay

Bò bằng bàn tay và đầu gối,


10 tháng tuổi
đi được nhờ người lớn giữ hai tay

11 tháng tuổi Tự đứng

12 tháng tuổi Đi được nhờ người lớn giữ một tay

* Sự phát triển vận động tinh


3 tháng bắt đầu cầm đồ chơi lắc.
4 tháng trẻ sử dụng cả hai bàn tay cầm đồ chơi, nhưng chưa phối hợp hai tay.
5 tháng tuổi đứa trẻ có thể kết hợp cử động của hai bàn tay, trẻ dùng tay phải cầm đồ chơi, tay trái vuốt ve. Động tác
cầm nắm là hành động có tính định hướng đầu tiên, là bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ năm đầu đời. Hành động
cầm nắm có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí của trẻ: Bàn tay trở thành cơ quan xúc giác, bàn tay biết
"khám phá". Sự cầm nắm được thực hiện dưới sự kiểm tra của mắt: Trẻ nhìn theo tay, theo dõi tay chuyển động về
phía đồ vật. Khi tác nhân kích thích lọt vào mắt trẻ, hình ảnh chưa có. Hình ảnh chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa
sự sờ mó bằng tay lên chính đồ vật. Cầm nắm đồ vật cũng là sự phối hợp hoạt động của tay và mắt. Nhờ động tác cầm
nắm mà đôi tay phát triển, bắt đầu có sự đặt ngón cái đối diện với các ngón còn lại.

Trẻ 4 - 7 tháng, xuất hiện hành động dịch chuyển, lay động đồ vật, gõ lắc tạo ra âm thanh. Khoảng 7 - 10 tháng, hình
thành các động tác phối hợp: cầm nắm hai vật cùng một lúc, đẩy chúng ra xa. Cuối thời kỳ hài nhi (10 - 11 tháng đến
14 tháng) xuất hiện hành động chức năng: đặt cạnh, xếp chồng, lồng hộp, xâu chuỗi, xỏ các vật. Cầm nắm, hướng tới
đồ vật, là những hành động kích thích tư thế ngồi của trẻ. Khi trẻ ngồi được, trước mắt trẻ xuất hiện nhiều đồ vật khác
nhau. Trẻ bị lôi cuốn, nó với tới đồ vật, nhưng để chạm đến đồ vật được, nó phải nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Nhờ
vậy, giao tiếp có được sắc thái mới, nó trở thành sự giao tiếp có chủ đích (vì đồ vật)

b. Sự phát triển tư duy (Mục b nhỏ thuộc "hành động và tư duy" - đặc điểm tâm lý đặc trưng của TUỔI
NHÀ TRẺ.
Tài liệu tham khảo: Lưu Song Hà (2019). Tập bài giảng tâm lý học phát triển, tr 58, 59).
Ở trẻ ấu nhi tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hành động. Những biểu hiện tư duy gắn rất chặt với hành
động trong những tình huống cụ thể. Trẻ biết sử dụng mối liên hệ giữa đối tượng để đạt tới mục đích. Chẳng
hạn trẻ kéo cái rổ để lấy quả cam đựng trong đó, kéo cái khăn trải bàn để lấy cái ly. Trẻ cũng khám phá ra
rằng những đối tượng khác nhau có thể được sử dụng bằng cách thức giống nhau.
c. Sự phát triển ngôn ngữ
Giai đoạn ấu nhi là giai đoạn ngôn ngữ ở trẻ phát triển rất nhanh theo hướng tăng vốn từ, và hiểu cấu trúc
ngữ pháp qua giao tiếp với người lớn và qua các hoạt động với đồ vật. Từ vựng của trẻ vừa có ý nghĩa chỉ
đối tượng cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát hóa. Tạo hình và đồ chơi có vai trò lớn trong quá trình này. Trong
tạo hình, trẻ chỉ hình vẽ thay cho đồ vật thật, trong vui chơi trẻ gọi ghế là ngựa... Ngôn ngữ làm phát triển trí
tuệ, giải phóng trẻ khỏi sự phụ thuộc vào tri giác. Ngôn ngữ tham gia vào quá trình trí nhớ, tư duy và tưởng
tượng của trẻ.
d. Sự phát triển cảm xúc (Như đã nêu trong nội dung, "cái tôi" xuất hiện khi trẻ từ 20 - 24 tháng, mà giai
đoạn hài nhi chỉ từ 2 - 12 tháng. Tức là cái tôi không xuất hiện trong giai đoạn này, cái tôi xuất hiện trong
giai đoạn tuổi nhà trẻ).
Quá trình xuất hiện "Cái tôi" và tiền đề của sự hình thành nhân cách của trẻ ấu nhi
Theo Lewis (1987) sự phát triển cái tôi xuất hiện khi trẻ 20 - 24 tháng. Chúng bắt đầu nhận ra ảnh của mình
trong ảnh đám trẻ con cùng tuổi. Trẻ 28 tháng bắt đầu xác lập chủ sở hữu trên đồ chơi khi chơi chung với
bạn. Nếu nó lấy máy bay chơi trước mà bạn đến gần định lấy thì nó vội giằng lấy và nói: "Cái này của tôi
mà". Cuối tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu nhận biết được mình là ngôi thứ nhất. Trẻ trò chuyện đúng ngôi, ngay cả
khi ở trong tình huống có nhiều ngôi khác nhau (lúc này trẻ xưng con, xưng em và cả xưng tao). Đối với
người lớn, sự xuất hiện cái tôi của trẻ còn biểu hiện ở thái độ trẻ bắt đầu “bướng”, đòi nằng nặc để theo ý
mình, có ý chống đối (không chịu ăn, chịu ngủ...). Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng tính chống đối của trẻ
có chọn lọc, chỉ xảy ra đối với người lớn độc đoán, muốn hạn chế sự tự do, tính độc lập của trẻ. Nếu biết
khuyến khích tính độc lập của trẻ một cách hợp lý thì những khó khăn trong quan hệ giữa trẻ và người lớn sẽ
được khắc phục, khủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi.
Cùng với sự hình thành của "cái tôi", tính tự ý thức cũng manh nha ở thời kỳ này. Trẻ thường tự cố gắng
trong hành động để được người lớn khen thưởng. Trẻ mong muốn người lớn thừa nhận, khen ngợi những nỗ
lực của nó. Lời ngợi khen và tán thưởng của những người xung quanh là nguồn cổ vũ quan trọng giúp trẻ
hình thành tình cảm tự hào, sự tự khẳng định mình. Chúng còn giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với những chuẩn mực mà người lớn qui định. Từ đó, trẻ phát triển cái tốt, cái đúng và hạn chế cái
xấu, cái sai. Đây là điều kiện góp phần hình thành nhân cách sau này của trẻ.

e. Hoạt động chủ đạo


Ở độ tuổi này, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật. Hoạt động này giúp trẻ học biết được đặc điểm và
phương thức sử dụng đồ vật. Hoạt động với đồ vật gồm hai loại hành động: (Hoạt động với đồ vật - hoạt động chủ
đạo của tuổi nhà trẻ. Hai loại hành động cũng thuộc tuổi nhà trẻ, không phải tuổi hài nhi.
Tài liệu tham khảo: Lưu Song Hà (2019). Tập bài giảng tâm lý học phát triển, tr 56, 57).
Hành động thiết lập mối tương quan: Là hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của
chúng) vào mối tương quan nhất định trong không gian. Ví dụ trẻ có thể xếp chồng được các khối gỗ thành
hình tháp. Khi xếp trẻ phải tính đến những thuộc tính của các đối tượng và thiết lập mối tương quan của
chúng sao cho khối gỗ to nhất ở dưới cùng và khối gỗ nhỏ dần ở phía trên. Trẻ có thể xâu chuỗi hạt theo thứ
tự các màu xanh - đỏ - vàng. Đây là những hoạt động khá phức tạp đối với trẻ. Ban đầu chúng thường xếp
lung tung và nhờ người lớn giúp bằng cách làm mẫu. Về sau, trẻ tự làm theo lối thử – phạm lỗi rồi dần làm
được. Nhờ thế, các chức năng tâm lý như trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng phát triển mạnh.
Hành động công cụ: Là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động
lên đồ vật khác. Ví dụ trẻ dùng muỗng để xúc cơm, dùng que để khều banh. Việc sử dụng công cụ đòi hỏi
bàn tay thao tác khéo léo và giúp trẻ biết được mục đích của hành động và chức năng của công cụ. Ví dụ sau
khi trẻ uống nước trong ly, trẻ mới hiểu mục đích sử dụng ly là để uống nước.
Trong khi học biết cách thức sử dụng các đồ vật sinh hoạt hằng ngày, trẻ cũng học được những qui tắc hành
vi xã hội. Một đứa trẻ khi giận dỗi có thể ném cái ly nước xuống sàn, nhưng bằng kinh nghiệm của mình
(thông qua thái độ của người lớn) dần dần nó nhận ra đó là một hành vi không đúng, không phù hợp với qui
tắc sử dụng đồ vật và lần sau, "lỡ" có làm như vậy, nó tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặt người lớn. Những qui
tắc ứng xử xã hội sẽ được hình thành dần dần như vậy.
2 Những đặc điểm đặc trưng nhất của giai đoạn từ 2-12 tháng

Sự phát triển các quá trình nhận thức

- Tri giác

Trẻ thích nhìn các hình ảnh mới mẻ, phức tạp, thích nhìn khuôn mặt của con người, đặc biệt là khuôn mặt mẹ.

Trẻ 2 tháng tập trung nhìn vào đôi mắt, 4 tháng thích nhìn ngắm khuôn mặt đẹp, 5 tháng trẻ nhìn vào miệng người nói
chuyện, 7 tháng trẻ nhìn vào toàn bộ khuôn mặt của người nói chuyện.

Trẻ có thể dõi theo những vật chuyển động, vừa dõi theo, vừa đập chân đập tay, vừa phát ra những âm thanh sung
sướng.

Trẻ có thể phân biệt vật mới với vật quen thuộc, phân biệt được màu sắc, hình dáng, độ phức tạp... của vật.

Trẻ bắt đầu có khả năng tri giác không gian, tri giác độ sâu.

Trẻ có khả năng bắt chước các biểu hiện nét mặt khác nhau của người lớn. Đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển
và gìn giữ mối liên hệ tình cảm giữa trẻ và cha mẹ.

- Trí nhớ

4 tháng: Trẻ thích nhìn các đồ vật mới hơn, nhận ra người quen và người lạ, điều này chứng tỏ trẻ nhớ các vật và
người mà trẻ được nhìn thấy trước đó.

6 tháng: Trẻ đưa mắt nhìn theo đồ chơi rơi xuống sàn nhà. Vì trước đó trong trí nhớ của mình, trẻ đã lưu giữ hình ảnh
của đồ chơi đó và trẻ dõi mắt nhìn theo xem nó lẫn đi đâu.

9 tháng tuổi: Trẻ biết lật chiếc hộp đậy kín ra để tìm đồ chơi trong đó vì trẻ nhớ là trước đó mẹ đã để đồ chơi vào đó,
trẻ biết lật gối tìm điện thoại của mẹ....

12 tháng tuổi: Trẻ nhớ được những chỉ dẫn đơn giản và tự biết cách làm.

Tóm lại, trong giai đoạn này, trẻ nhận thức được tính ổn định của sự vật, có khả năng nhận biết, ghi nhớ được các đồ
vật quen thuộc, có hành vi tìm kiếm khi đồ vật không còn trước mắt trẻ. Hoạt động bắt chước người lớn cho thấy, trẻ
đã ghi nhớ được các âm thanh do người lớn tạo ra và các hành động của người lớn, như vậy ghi nhớ hình tượng được
hình thành. Trẻ có khả năng hình dung các sự vật, hiện tượng dưới dạng các hình ảnh, có khả năng tái hiện các sự vật,
hiện tượng khi chúng không còn tồn tại trực tiếp trước mắt.

- Ngôn ngữ

+ Giai đoạn phát âm hay tiền ngôn ngữ

Khóc: Khi mới sinh, trẻ thường khóc khi khó chịu. Tiếng khóc gần như giống nhau với các tình huống khác nhau.
Khoảng 2 tháng, trẻ có những khuôn mẫu kêu và khóc khác nhau để báo đói, đau và khó chịu. Tiếng khóc là phương
tiện giao tiếp của trẻ.

Bập bẹ (4 - 7 tháng): Trẻ tập phát âm, các âm tiết, nguyên âm, phụ âm và các từ đơn giản như: ma ma, pa pa, ba ba.

Bi bô (9 - 10 tháng): Trẻ bắt chước âm thanh của người lớn và lặp đi lặp lại âm thanh của mình. Đây là giai đoạn giao
tiếp bằng lời. Lúc này, trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các vật xung quanh, trẻ quan tâm không chỉ “đây là cái gì”, mà
còn “có thể làm gì với nó”.

Bắt chước hay lặp lại (9 – 10 tháng): Trẻ bắt chước có ý thức những âm thanh nghe được và được phụ trợ bằng những
hành vi phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ... Giai đoạn tiền ngôn ngữ.

Cuối năm thứ nhất: Trẻ có thể nhắc lại lời nói của người lớn bằng những âm thanh tương tự.
+ Giai đoạn hình thành ngôn ngữ nói

Vào cuối giai đoạn, trẻ bắt đầu xuất hiện tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Chính hoạt động giao tiếp với người lớn
một cách mạnh mẽ làm nảy sinh đặc điểm này.

Cuối tuổi sơ sinh, mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng và phong phú hơn. Đó là
hình thức đầu tiên của thông hiểu ngôn ngữ. Lúc này trẻ có thể chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi.

Sự phát triển cảm xúc

2 tháng: Phức cảm hớn hở khi thấy khuôn mặt của mẹ và được no nê.

3 – 4 tháng: Ở trẻ xuất hiện cảm xúc ngạc nhiên trước một kích thích bất ngờ.

4 – 5 tháng. Trẻ cười với người quen, nghệt mặt khi nhìn thấy người lạ. Nếu người lạ nói cười thân thiện thì trẻ lại tỏ
ra lo lắng, lạ lẫm.

7 – 8 tháng: Trẻ lo lắng khi người lạ xuất hiện. Nếu ở một mình với người lạ thì sợ sệt, một số trẻ cố gắng bò ra xa.

7 – 11 tháng: Ở trẻ xuất hiện nỗi “sợ bị rời xa". Trẻ biết khóc hay phản ứng khi bị cướp đồ chơi, lắc lư theo các bài
hát trẻ thích

3 SỰ NẢY SINH CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG MỚI:


Đầu tuổi ấu nhi bắt đầu hình thành những dạng hoạt động mới, đó là trò chơi và các dạng hoạt động sáng tạo
(vẽ, nặn, xây dựng) (phần này cũng cần xem xét lại, hài nhi chỉ từ 0 - 12 tháng tuổi, không thể biết vẽ, nặn
hay xây dựng được. Theo mình, đây là hoạt động của tuổi nhà trẻ).
1. Hoạt động vui chơi:
Ơ trẻ nhỏ (1,5 2,5 tuổi) những trò chơi đầu tiên - xuất hiện như là những hành động có tính chất thao tác với
đồ vật. Những hành động này bắt chước hành động bên ngoài của người lớn.
VD, trẻ khuấy thìa trong ly, chải tóc cho búp bê…
Cuối tuổi ấu nhi những trò chơi đó vẫn tồn tại, nhưng hành động phong phú hơn và đã có những tình huống
được kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên hơn.
VD, trẻ ngồi cạnh đống gỗ, vừa xếp máy bay vừa lái, vừa kêu bắt chước tiếng động cơ máy bay... Những trò
chơi như vậy không có nhiều trẻ tham gia, trẻ thường chơi một mình hoặc chơi cạnh nhau, chưa phải là trò
chơi cùng nhau. Những tiền đề của trò chơi phân vai trong thời kỳ ấu nhi ở bên trong hoạt động với đồ vật,
thể hiện trong sự nắm vững các hành động với những đối tượng đặc biệt - đồ chơi.
VD, trẻ mang búp bê đặt lên đùi, vỗ nhè nhẹ, cho ăn, ru ngủ…(trẻ thực hiện hành động của người mẹ).
+ Lúc đầu trẻ hành động theo mẫu người lớn làm, tái tạo lại những hành động mà trẻ đã quan sát được.
+ Từ hành động với vật thật chuyển sang hành động với vật thay thế.
VD, trẻ lấy que chải đầu cho búp bê,
+ Lúc đầu trẻ vẫn gọi tên vật thay thế (que)
+Dần dần trẻ mới biết gọi tên vật được thay thế (lược).
2. Hoạt động tạo hình:
N.M. Rubnhicov cho rằng: để hiểu được tranh của trẻ, cần nghiên cứu không chỉ sản phẩm, kết quả của nó mà cả quá
trình vẽ. Hoạt động tạo hình của trẻ khác hoạt động tạo hình của người lớn. Hành động của người họa sĩ hướng tới kết
quả, trong khi đó kết quả của hoạt động tạo hình đối với trẻ không có vai trò trọng yếu, chỉ có vai trò thứ yếu. Đối với
trẻ quan trọng là quá trình vẽ. Vì vậy, trẻ rất hứng thú khi vẽ. Nhưng khi vẽ xong, thì trẻ thường vứt tranh đi. Trẻ vẽ
thì ít, mà trò chuyện và vung vẩy bút vẽ cùng với màu thì nhiều. Chỉ có trẻ mẫu giáo lớn mới bắt đầu chú ý đến tranh
của mình vẽ (kết quả của hoạt động tạo hình).
Nhà tâm lý học người Ý K.Ritri cho rằng hoạt động tạo hình có hai mức độ phát triển:
+ Tiền tạo hình: lứa tuổi ấu nhi
+ Tạo hình: lứa tuổi mẫu giáo. Mỗi mức độ có vài giai đoạn phát triển.

2.1. Giai đoạn “gà bới” bắt đầu từ lúc 2 tuổi.


Những nét “gà bới” đầu tiên thường là những nét vẽ tình cờ. Khi đó trẻ không quan tâm đến việc vẽ mà là quan tâm
đến cây bút chì. Trẻ thường ngó lung tung khi ngệch ngoạc trên giấy. Ở giai đoạn này, trẻ không liên kết hình ảnh thị
giác với việc vẽ. Trẻ được thỏa mãn bởi chính hành động khi di di bút trên giấy. Ở thời kỳ này, trẻ không có khả năng
vẽ một vật gì trong hiện thực khách quan
- 2,6 tuổi: trẻ bắt đầu có thể kiểm soát việc vẽ tranh bằng thị giác. Đối với trẻ việc kiểm soát hành động có ý nghĩa
quan trọng. Bây giờ trẻ đã hiểu được cái mà cơ bắp tạo ra khi đưa bút trên giấy. Phần lớn trẻ ở giai đoạn này vẽ rất
hăng hái, vì sự điều hoà giữa cử động của mắt và tay là thành công lớn của trẻ. Trẻ đã chiếm lĩnh được việc vẽ bằng
cách này.

2.2. Giai đoạn lý giải (2,6-3 tuổi):


nó không khác mấy so với giai đoạn trước về chất lượng tạo hình. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể gọi tên được hình
mình vẽ. Gọi tên các hình “Gà bới” có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì đó là dấu hiệu xuất hiện phẩm chất mới - sự biến
đổi trong tư duy của trẻ. Trước đây trẻ thỏa mãn bởi hành động, thì bây giờ đã bắt đầu liên kết hành động với thế giới
xung quanh. Bắt đầu bước quá độ từ “tư duy trong hành động” đến “tư duy hình ảnh”. Nét vẽ trên giấy bắt đầu có ý
nghĩa thị giác. Điều này có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển hoạt động tạo hình của trẻ.

Giai đoạn “lý giải” chia thành 2 thời kỳ rõ ràng:


+ Nhận biết đối tượng trong sự kết hợp ngẫu nhiên của các đường nét vẽ. VD, trẻ vẽ nét đứng gọi là cái gậy. Trẻ nhìn
thấy có khi cả 2 đối tượng trong 1 nét vẽ. VD, trẻ vẽ đường cong khép kín và gọi là ông mặt trời và quả bóng, hoặc vẽ
“cửa sổ” rồi nói “đây là cái tủ con”.

+ Diễn tả có chủ định. Trẻ 2 tuổi đi từ sự đặt tên cho nét vẽ nguệch ngoạc (vẽ xong mới đặt tên) đến dùng lời nói để
diễn đạt cái nó định vẽ. Đây chính là khởi điểm của hành động tạo hình của đứa trẻ. VD, trẻ nói con vẽ ông mặt trời
tức là nó đã nhìn thấy hình ảnh họa đồ mà nó đã biết (những hình ảnh mà nó biểu thị một đối tượng nào đó). Tuy
nhiên, nét vẽ của trẻ cũng chưa giống đối tượng (làm trẻ không hài lòng).

Trẻ 3 tuổi: vẽ họa đồ một cách say sưa, có thể do ngẫu nhiên, hoặc do bắt chước người lớn - trẻ vẽ người (hình người
dạng: đầu - chân). Cũng có một số trường hợp khi trẻ vẽ mà không nhìn ra được hình ảnh của đối tượng (do không
được người lớn chỉ dẫn). -> Để hình thành được hoạt động tạo hình đúng nghĩa, trẻ phải rèn luyện “kĩ năng” vẽ các
đường, làm phong phú tri giác và các biểu tượng. Mặt khác cần phải hình thành những hình ảnh họa đồ dưới sự hướng
dẫn của người lớn

3. Hoạt động xây dựng:


Trẻ học xây các công trình đơn giản nhất: bàn ghế, ngôi nhà, đường đi, hàng rào... bằng những khối gỗ.

You might also like