You are on page 1of 68

SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH

THƯỜNG Ở TRẺ EM

HV CK1. PHẠM THỊ CHÂU


NỘI DUNG
• Quá trình phát triển của trẻ.
• Đặc điểm của từng giai đoạn.
• Chẩn đoán chậm phát triển trong thực
hành lâm sàng.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
+ 5 Thời kỳ
-Bào thai( trong tử cung)
Phôi: tam cá nguyết; Thai: Tam cá nguyệt 2 và 3.
-Sơ sinh: ( ngày 0- ngày 28)
Sơ sinh sớm: ngày 0 – ngày 7
Sơ sinh muộn: ngày 7 – ngày 28
Chu sinh: tuần thai thứ 28 – ngày 7
-Nhũ nhi( 29 ngày – 2 tuổi)
-Trẻ nhỏ( 2 -12 tuổi => Tiền học đường: 2- 6 tuổi
Học đường: 6 – 12 tuổi)
- Dậy thì – Thiếu niên: Trẻ trai: 13 -16 tuổi; trẻ gái: 11 – 13
tuổi
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

• CÂN NẶNG- CHIỀU CAO -VẬN ĐỘNG


• NGÔN NGỮ- KỸ NĂNG SỐNG
• TÂM LÝ
CÂN NẶNG CỦA TRẺ

kg +(2-2.5)
16 12-14

12 9-10

6-7
8
3-3.5
4

0
sơ sinh 4-6th 12th 24th > 2t

Trích tài liệu tham khảo TTDD- TP. HCMC


CHIỀU CAO CỦA TRẺ

cm
>
THỜI KỲ BÀO THAI

Thời kỳ bào thai – sinh lý


1.3 tháng đầu hình thành thai nhi
2.3 tháng giữa phát triển cơ quan
3.3 tháng cuối: kích thước, gia tăng tỉ trọng
THỜI KỲ BÀO THAI – BỆNH LÝ
• Do bản thân phôi thai:
Khiếm khuyết di truyền
Khiếm khuyết do phân chia nhiễm sắc
thể( khiếm khuyết hình thành các cơ quan).
• Do cơ thể người mẹ:
Tuổi mẹ, số lần sinh,điều kiện lao động.
Bệnh và việc dùng thuốc của người mẹ.
• Do bánh nhau, dây rốn:
THỜI KỲ SƠ SINH
• Thời kỳ sơ sinh – sinh lý:
Tính thích nghi
Các cơ quan hoạt động chính thức(phổi, tim,
mạch máu, dạ dày, gan, mật, tụy,…)
Thay đổi sinh lý; mất cân, vàng da, trương lực
cơ.
Giao tiếp với thế giới xung quanh.
THỜI KỲ SƠ SINH
• Thời kỳ sơ sinh – tâm lý:
• Trẻ cần sửa mẹ, tình thương yêu chăm sóc.
• Sự gắn bó giữa mẹ và con.
• Khả năng nhận thức – phát triển tùy vào sự
chăm sóc vỗ về âu yếm của mẹ.
• Trẻ bắt dầu giao tiếp với mẹ thông qua việc
đòi bú.
THỜI KỲ SƠ SINH
• Thời kỳ sơ sinh – bệnh lý:
• Bệnh liên quan đến thai kỳ
Dị tật bẩm sinh
Bệnh di truyền
Suy dinh dưỡng, khiếm khuyết cơ quan
• Bệnh liên quan đến chu sinh
Nhiễm khuẩn
Chấn thương
Chăm sóc
Khiếm khuyết cơ quan chức năng: vàng da, hạ đường
huyết, hạ thân nhiệt, suy hô hấp
THỜI KỲ SƠ SINH PHÒNG NGỪA
• Thực hiện tốt chăm sóc tiền sản
 Phát hiển sớm các yếu tố nguy cơ
 Đối với chuyển dạ nguy cơ cao: cần chuyển tuyến đến đơn
vị y tế chuyên sâu
• Khuyến khích cho bú sữa non càng sớm càng tốt
 Theo dõi sức khỏe trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế
 Hướng dẫn bà mẹ trẻ cách nuôi con bằng sữa mẹ
• Tạo mối quan hệ gắn bó mẹ con ngay từ lúc sinh
 Rối loạn tâm lý về sau có nguồn gốc từ các nhiễu loạn về
tâm lý trong mối quan hệ gắn bó mẹ và con trong những
năm tháng đầu đời
THỜI KỲ NHŨ NHI – SINH LÝ
• Cơ thể lớn rất nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao.
• Ngủ 14 – 16 giờ/ngày.
• Chức năng tiêu hóa: yếu.
• Miễn dịch thụ động sữa mẹ: tránh truyền nhiễm
trước 6 tháng tuổi.
• Phát triển tinh thần vận động nhanh.
• Hình thành quan hệ mẹ con.
THỜI KỲ NHŨ NHI – BỆNH LÝ

• 2-3 tháng đầu: giống thời kỳ sơ sinh.


• Miễn dịch: thụ động chủ động.
• Các cơ quan chức năng chưa hoàn thiện.
THỜI KỲ NHŨ NHI – PHÒNG NGỪA
• Giáo dục khuyến khích.
• Hướng dẫn chế độ ăn dặm đúng cách, đủ chất, phối
hợp với sữa mẹ.
• Theo dõi trẻ định kỳ, chích ngừa đầy đủ tại cơ sở y
tế.
THỜI KỲ TRẺ NHỎ - SINH LÝ
• Hoàn thiện chức năng cơ quan.
• Hoàn thiện kỹ năng.
• Nhận thức phong phú.
• Giao tiếp gia đình.
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
THỜI KỲ TRẺ NHỎ - BỆNH LÝ
• Trẻ dễ mắc bệnh mũi họng, sốt siêu vi, viêm hô hấp
cấp,…
• Tai nạn sinh hoạt ngộ độc.
• Các bệnh học đường như vẹo cột sống, tật khúc xạ.
THỜI KỲ TRẺ NHỎ - PHÒNG NGỪA
• Tiếp tục chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể.
• Hướng dẫn ba mẹ nguy cơ tai nạn trong độ tuổi hiếu
động.
• Khám răng định kỳ theo chương trình nha học
đường.
• Tiêm chủng đầy đủ.
THỜI KỲ DẬY THÌ – THIẾU NIÊN – SINH LÝ
• Đây là giai đoạn quan trọng về mặt tăng trưởng sinh
học đặc trưng bởi sự phát triển thể chất rất nhanh và
phát triển bộ phận sinh dục
• Đối với đa số trẻ thời kỳ thiếu niên là thời kỳ dậy
thì, đa số trẻ gái và một số trẻ trai dậy thì lúc 10
tuổi, sớm hơn so với quan niệm trước đây của xã hội
về thời kỳ dậy thì.
• Hoạt động nội tiết sinh dục chiếm ưu thế. Các cơ
quan sinh dục bắt đầu hoạt động.
THỜI KỲ DẬY THÌ – THIẾU NIÊN – BỆNH LÝ – TÂM LÝ

• Lứa tuổi có nguy cơ cao đối với một số vấn đề:


- Tai nạn.
- Bệnh lây quan đường tình dục.
- Nghiện hút.
- Tự tử.
• Tâm trạng lo âu, sợ hãi về các biến đổi về hình dáng, cơ
quan sinh dục.
• Để đối phó mập, cơ thể pht triển nhanh: trẻ có thể nhịn ăn,
giảm bớt giờ ngủ.
SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ EM
Tuổi Kỹ năng sống Vận động thô Vận động tinh Giao tiếp

Sơ sinh Phản xạ bú Cử động chân tay ngẫu nhiên Tìm vú mẹ Khóc


3 tháng Đưa tay vào miệng Tập lật Nhìn theo đồ vật chuyển Cười thành tiếng
Giữ được đầu động Phản ứng với âm thanh
Mở và nắm tay Giao tiếp bằng mắt

6 tháng Đưa tất cả đồ vật vào miệng Có thể ngồi với sự trợ giúp Quan sát, với tay và túm Hướng về âm thanh lời nói
lấy đồ chơi Lắng nghe âm thanh
9 tháng Tập nhai thức ăn Ngồi vững Nhìn theo vật rơi Chú ý lắng nghe lời nói
Bắt đầu tự ăn Tập bò Chuyển đồ vật trừ tay này Hiểu từ “không”, “ bye”
Tập đứng sang tay kia
Nhặt những vật nhỏ

12 tháng Uống nước bằng ly Đứng chựng Chỉ ngón trỏ Hiểu được lời nói và cử chỉ
Tập đi Phát âm rõ “ baba, mama”

1-2 tuổi Biết cởi quần áo Đi tốt Thích chơi với hình ảnh Hiểu được câu đơn giản
Ngồi xổm để chơi Xếp chồng khối gỗ Nói nhiểu từ đơn
2- 4tuổi Kiểm soát được tiêu tiểu Nhảy bật 2 chân Xâu hạt, cầm viết Lắng nghe kể chuyện
Đứng 1 chân trong vài phút Vẽ lại hình tròn, hình chữ Nói câu đơn giản
thập Luân phiên trong đối thoại và
chơi
4-6 tuổi Tự tắm và mặc quần áo Nhảy lò cò Tập viết chữ Nói và hiểu nhiều
Làm được những việc đơn Chơi đá banh tốt Phát âm chuần hầu hết các từ
giản
TUỒI HỌC ĐƯỜNG: 6 – 12 TUỔI
• Hoạt động chủ đạo của trẻ giai đoạn này là học
tập và vui chơi.
• Phát triển tư duy thông qua mô hình, hình ảnh
XU HƯỚNG CHẨN ĐOÁN MỚI CHẬM
PHÁT TRIỂN TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG
CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN – VẬN ĐỘNG

BẠN ĐÃ TỪNG?
• Mỗi trẻ sẽ phát triển với tốc độ và theo cách riêng của mỗi bé.
• “Red Flags”, giúp người chăm sóc trẻ cảnh giác, nhận diện
sớm tình trạng chậm phát triển ở con.
• Có nhiều loại chậm phát triển:

• “Global Developmental Delay”- GDD – “Chậm phát triển


toàn thể”
GIẢI PHÁP CHO NHỮNG CÂU HỎI BỎ NGÕ
=> TÌM NGUYÊN NHÂN ĐẶC HIỆU

WES Whole Exome Sequencing: đột biến de novo dị


hợp tử ở vùng gene phát triển —> một trong những
nguyên nhân cực kỳ quan trọng.

Tần suất:
•1/448 đến 1/213 cuộc sanh – phụ thuộc tuổi cha mẹ
•chiếm khoảng 400.000 trẻ sơ sinh mỗi năm

Deciphering Developmental Disorders study.


Prevalence and architecture of de novo
mutations in developmental disorders. Nature
Global Developmental Delay Evaluation: Evidence-
based Approach – the University of Chicago

Current evidence-based recommendations on


investigating children with global
developmental delay
TỔNG QUAN
KHÁI NIỆM
PHÂN LOẠI
TỔNG QUAN
• GDD: 1-3% trẻ < 5 tuổi (~ 40000 – 120000 trẻ
GDD mỗi năm ở Mỹ và Canada).
• ID: 2.7% ở trẻ tuổi học đường và 2.17% người lớn
(UK).
• Tỉ lệ tìm được nguyên nhân
 25% trong các trường hợp GDD
 50% các trường hợp GDD và chậm vận động
 Chỉ 5% đối với các trường hợp rối loạn ngôn
ngữ
• Tìm được nguyên nhân đặc hiệu là rất quan trọng.
Hatton C , Emerson E , Glover G et al. People with
learning disabilities in England 2013. London : Public
Health England , 2014
ĐỊNH NGHĨA
Chậm phát triển toàn diện – Global
developmental delay (GDD):
• khiếm khuyết trí tuệ và thích nghi
• nhũ nhi và trẻ nhỏ < 5 tuổi
• không đạt mốc phát triển theo tuổi.

“Intellectual disability in children: Definition,


diagnosis, and assessment of needs” – Uptodate Jul
ĐỊNH NGHĨA
Thiểu năng trí tuệ (Intellectual Disability – ID, trước đây
Mental retardation):
•Rối loạn phát triển TK từ khi còn nhỏ - khởi phát trước 18
tuổi
•Giới hạn ở cả 2 : thích nghi và trí tuệ
Chức năng thích nghi:
•Ảnh hưởng sự tham gia hoạt động
•Ảnh hưởng ít nhất 1 trong 3: Nhận thức-Xã hội-Thực
hành.
•Cần sự hỗ trợ
Chức năng trí tuệ:
•Sự giới hạn trong khả năng tư duy và trí thông minh
•Tương đương với IQ < -2SD giá trị bình thường (IQ<70).

“Intellectual disability in children: Definition, diagnosis, and


assessment of needs” – Uptodate Jul 19, 2018
LƯU Ý
 Thuật ngữ GDD: dùng tạm thời cho tới khi test chuẩn hoá
toàn diện được thực hiện chuẩn xác và đáng tin cậy,
thường dùng cho trẻ < 5 tuổi.
 Thuật ngữ ID: thường sử dụng cho trẻ thoả tiêu chuẩn tầm
5 tuổi.
 Không phải tất cả trẻ GDD sẽ thoả tiêu chuẩn ID khi trẻ
lớn hơn.
 IQ score không còn sử dụng để phân độ nặng ID nhưng
vẫn phù hợp để ghi nhận có hay không khiếm khuyết trí
tuệ.
“Intellectual disability in children: Definition, diagnosis, and
assessment of needs” – Uptodate Jul 19, 2018
ĐỊNH NGHĨA

“Intellectual disability in children: Definition, diagnosis, and


assessment of needs” – Uptodate Jul 19, 2018
NGUYÊN NHÂN
• NN NGOẠI SINH
 Trước – chu sinh: độc chất, sanh ngạt, sanh non, NT bào thai, Suy
giáp bẩm sinh, chấn thương sản khoa, xuất huyết nội sọ.
 Sau sanh: Nhiễm trùng, Chấn thương đầu, từ môi trường (dinh
dưỡng kém, bạo lực trẻ em).

• NN DO GENE (không/có liên quan chuyển hoá)


 Bệnh lý chuyển hoá (phenylketone niệu, rối loạn chu trình ure...)
 Hc Down (trisomy 21)
 Hội chứng NST X dễ gãy (FMR1 gene, sự lặp bộ 3 CGG, 1/5000 trẻ
sinh sống)
 Rett syndrome (MECP2 gene mutation)
 Hội chứng mất đoạn 22q11 - DiGeorge syndrome
 Prader-Willi and Angelman syndromes
 Hội chứng TK – da, như u sợi TK type 1 (neurofibromatosis), Xơ
cứng củ (tuberous sclerosis).
 Loạn dưỡng não chất trắng (Leukodystrophy)

• KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN. Global Developmental Delay Evaluation:


Evidence-based Approach – the University of
TIẾP CẬN
CHẨN ĐOÁN
TIẾP CẬN – bao quát và
hệ thống

1)HỎI TIỀN SỬ – BỆNH SỬ


2)KHÁM LÂM SÀNG
3)ĐỀ NGHỊ CLS PHÙ HỢP
Current evidence-based
recommendations on
investigating children with
global developmental delay
“head to toe”

Current evidence-based recommendations on


investigating children with global
KHẢ NĂNG TẠO QUAN HỆ QUAN SÁT CỬ ĐỘNG TỰ Ý TRÊN
•Luân phiên thức/ngủ/ăn THẢM
•Khả năng tự làm dịu •Gồng cứng chi khi bò
•Chú ý tương tác •Chậm ngồi/vận động/không kiểm soát tay
chân
•Diễn tiến tự nhiên

ĐÁNH GIÁ TRƯƠNG LỰC ĐẦU-THÂN-THĂNG BẰNG KIỂM TRA THẦN KINH CƠ BẢN
•Kéo ngồi •Đo vòng đầu
•Phản ứng giữ thăng bằng •Cử động bất thường – Động kinh?
•Phản xạ – độ nhạy cảm

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGHE-NHÌN


•Lé mắt? Tật khúc xạ? Theo đuổi bằng mắt?
•Phản ứng với tiếng động? Nhĩ lượng đồ…
KEY FEATURES – 3-4 months old
Positive Negative
• Cử động tự nhiên trôi chảy • Cử động cứng/không trật tự
• Cười líu lo/thành tiếng • Không di chuyển trên thảm
• Chơi với bàn tay, với tay • Không giữ được đầu
tới đồ vật • Không nhìn theo vật/bàn tay
• Giữ đầu, quay đầu sang của bé
bên
KEY FEATURES – 12-18 months old
Positive Negative
• Di chuyển bằng 4 chi, đứng dậy • Không ngồi/tự di chuyển
• Hiểu + Nói nhiều từ được
• Nhận biết bản thân trong gương
• Chậm trong mọi lĩnh vực =
khiếm khuyết trí tuệ
• Bắt chước bằng những ngón tay •
Không tương tác với người
• Biết tạo khối khác = khiếm khuyết tâm
thần
DENVER II
CLS
 Xét nghiệm tầm soát nguyên nhân chuyển hoá:
 Xét nghiệm di truyền tế bào (Cytogenetic testing):
• NST đồ cơ bản (standard karyotyping)
• NST đồ độ phân giải cao (high-resolution karyotyping)
• Kỹ thuật NST đồ bằng microarray (chromosome
microarray – aCGH) (phổ CĐ: 15-20% trong khi NST
đồ thông thường chỉ 3%)
 XN cho X dễ gãy (phân tích bộ ba lặp FMR1)
 XN cho Rett syndrome (tìm ĐB xoá gene MECP)
 Kỹ thuật FISH
 Hình ảnh học TK: MRI > CT scan => Cộng hưởng từ phổ
(proton magnetic resonance spectroscopy – H1 MRS)
 Khác: EEG, XN tuyến giáp, XN thính-thị giác, XN ngộ độc
chì (Lead screening), XN rối loạn ngôn ngữ, tự kỷ. XN
thính-thị giác …
Pradeep VasudevanA and Mohnish Suri, “A clinical approach to developmental
delay and intellectual disability”, CME GENETIC MEDICINE, Clinical Medicine
Sơ đồ tóm tắt hướng tiếp cận của American
Academy of Neurology
KHUYẾN CÁO MỚI
ĐỀ NGHỊ CLS

Current evidence-based recommendations on investigating children with


global developmental delay
BỆNH ÁN MINH HOẠ
HÀNH CHÍNH
• HUỲNH GIA THÀNH LONG – Nam -
09/09/2018 ( tháng tuổi)
• Đc: Bình Chuẩn – Thuận An- Tỉnh Bình
Dương NV: 16/5
• LÝ DO NHẬP VIỆN:Đang điều trị Động
kinh/ chậm phát triển xin chuyển BVNĐ 2 .
Giai đoạn mới sinh

• Bé trai con 2/2 sinh mổ, đủ tháng, có thai kỳ phát


triển khoẻ mạnh, không ghi nhận bất thường trong
và sau sinh. Sau sinh em về với mẹ, chăm sóc, dinh
dưỡng bình thường theo lứa tuổi. CNLS; 2,9 kg.
• Không ghi nhận tiền căn co giật sơ sinh.
• Tiêm chủng đủ theo lịch.
• Tiền căn gia đình: không ghi nhận co giật, động
kinh, chậm phát triển tâm vận.
• Anh trai ruột học lớp 12: học khá, phát triển bình
thường theo lứa tuổi.
0- 3 tháng

• Em rất hay cười


• Cử động tay chân được, không giữ được cổ.
• Ngủ 10-12 tiếng/ngày thường
• Bú được, không quấy khóc
• Tăng trưởng thể chất bình thường theo tuổi.
4-6 tháng

• Đặt đâu nằm đó, không lật, lẫy, cổ chưa cứng


• Hóng chuyện, tiếp xúc được bằng mắt với
người thân, cười, nhưng phản xạ không nhanh.
• Không nâng được đầu lên khi mẹ cho lật sấp,
không ngồi tựa được
• Có ê a
• Phát triển thể chất bình thường theo tuổi
6 – 9 tháng

• không lật, không trườn, không bò, không ngồi


• Đưa đồ lúc lắc trước mặt có nắm bắt, tiếp xúc
bằng mắt, bé ít cười, không biết lạ quen, chưa
nhận biết được cha mẹ.
• Phát triển thể chất bình thường theo tuổi.
9-12 tháng

• Bé không tự ngồi, bò, dặt đâu nằm đó, cổ có vẻ


cứng cáp hơn, mẹ cho bé ngồi tựa bé giữ được
đầu, dễ ngã sang hai bên.
• Bé chỉ phát ra tiếng ê,a, cười ra tiếng.
• Không bắt chước những động tác đơn giản mẹ
dạy, nhận biết được cha mẹ, chưa biết lạ quen.
• Ngủ 10- 12 giờ/ ngày, không thức giấc đêm.
• Biết đòi ăn và uống.
• HOÀN TOÀN KHÔNG GHI NHẬN CƠN CO GIẬT.
12 – 16 tháng

• Bé tự lật và trườn, không bò, không bước đi. Mẹ đặt bé đứng, bé


không đứng được, bé ngồi không tựa được 2 phút, dễ té ngã sang hai
bên.
• Biết vỗ tay, chưa phối hợp động tác tay, cầm nắm đồ vật được.
• Cười ra tiếng, ê a vài âm không nghĩa, chưa hiểu lời nói
• Ngủ 10- 12 giờ/ ngày, hoạt động chơi, vung tay chân liên tục, biết đòi
ăn, uống. Ăn uống được không sặc.
• Vẫn chưa nhận biết lạ quen, không nhận biết khi gọi tên, không vẫy
chào.
• Tập trung khi nhìn đồ vật có màu sắc
• Phát triển thể chất bình thường theo tuổi
17-20 tháng

• 17 tháng tuổi bé đang ngủ, bé co giật sau tiếng


động mạnh, gồng cứng chân tay khoảng 30– 01
giây, trong cơn bé không tỉnh, mắt lờ đờ, tím tái,
tay chân gồng cứng, sau cơn lừ đừ hoặc ngủ tiếp.
• Các cơn lập lại nhiều hơn =>Bé NV BVĐK Tỉnh
Bình Dương. Chẩn đoán: Động kinh/chậm phát
triển.
Hình ảnh của bé
KHÁM LÂM SÀNG
• Bé tỉnh, tiếp xúc chậm
• Mô hồng, chi ấm
• Da niêm hồng, thóp phẳng.
• Tim phổi: bình thường
• Bụng mền , không điểm du khu trú.
• Cổ mền
• Tay cử động, cầm nắm được.
• 2 chân yếu, bé đạp được , không đứng được, yếu cơ ngọn
chi, có cảm giác sâu.
• M: 100 lần/ phút, Nhịp thở: 20 lần/phút, nhiệt độ: 37 0C
ĐỀ NGHỊ CẬN LÂM SÀNG
• XN máu: CTM, CN gan, thận.
• EEG
• Chụp MRI não
• NST cơ bản.
• Kết quả XN máu, EEG, MRI, chưa phát hiện
bất thường bình thường
Tóm tắt lại các vấn đề của bé hiện tại

• Bé trai, 20 tháng tuổi, Lý do: Co giật


• tiền căn: Động kinh/ chậm phát triển
• Bé chưa phát âm được từ nào.
• Chậm phát triển vận động: không đứng , không tự ngồi
được,bé tự lật lúc 12 tháng.
• Chưa khám phát triển nhận thức
• Khảo sát thính lực bình thường
• Động kinh toàn thể.
• Chẩn đoán: Động kinh toàn thể/td chậm phát triển
tâm thần vận động chưa rõ nguyên nhân.
ĐIỀU TRỊ
• Điều trị hỗ trợ: thuốc chống động kinh(Depakin).
• Vật lý trị liệu giúp cải thiện các vận động cơ bản:
di chuyển, đi bộ, nẹp cổ chân và bàn chân để giúp
trẻ tự đi, đeo nẹp lưng ngăn ngừa cột sống cong
• Liệu pháp giao tiếp: ngôn ngữ, kí hiệu, hình ảnh
• Bơi lội liệu pháp âm nhạc cũng có lợi
• Tham vấn di truyền khi mang thai
• Theo dõi phát triển tâm thần vận động của bé
KẾT LUẬN
• Khó khăn.
• Lâu dài.
• Kết quả không hết hoàn toàn.
• Phải được điều trị bởi 1 nhóm chuyên môn
• y khoa- giáo dục- tâm lý.
• Đặc biệt quan trọng là sự tin tưởng, kiên nhẫn và hợp tác của
gia đình

You might also like