You are on page 1of 52

CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỚM DENVER

EARLY START DENVER MODEL – ESDM


BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TRẺ THÍCH LÀM GÌ?

 Tôi biết nhiều đồ chơi hoặc đồ vật mà trẻ thích chơi.


 Tôi biết nhiều trò chơi xã hội (những trò chơi không có đồ chơi, như cù hay
chơi vật lộn trên sàn) làm trẻ cười.
 Tôi biết một vài trò chơi ngoài trời mà trẻ thích (chơi xích đu, đi bộ,…).
 Tôi biết một số đồ vật hoặc hoạt động có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn
khi có cảm xúc tiêu cực.
 Tôi biết một số bài hát hoặc âm thanh mà trẻ thích nghe.
 Tôi b iết một số hoạt động hoặc đồ chơi tôi có thể dùng trong bữa ăn hoặc các
hoạt động chăm sóc (các bữa ăn, tắm/mặc đồ/thay đồ/đi ngủ) khiến trẻ mỉm cười hoặc
cười lớn.
 Tôi biết trẻ thích làm gì với những quyển sách.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI CÓ NẰM TRONG TIÊU ĐIỂM TRONG
CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI TRẺ KHÔNG?

 Khi chúng tôi tương tác, trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy mắt, khuôn mặt, các hành
động cơ thể và các chuyển động của tôi.
 Trẻ đôi khi nhìn vào tôi khi chúng tôi cùng tham gia các hoạt động.
 Tôi ở trước mặt trẻ, ở ngang tầm với trẻ, và mặt đối mặt (không ở vị trí cao hơn
so với trẻ).
 Tôi đã tìm ra cách để sắp xếp lại đồ đạc một chút để mặt đối mặt với con tôi
trong các hoạt động vui chơi chăm sóc.
 Trẻ ở trước mặt tôi, và ngồi hoặc đứng một cách thoải mái – ngồi trên sàn, ngồi
ở một chiếc ghế phù hợp, hoặc đứng ở một cái bàn có chiều cao tốt cho việc chơi.

DANH SÁCH TIỆN DỤNG


Mục tiêu: Nhằm làm tăng sự chú ý của trẻ vào bạn

Các bước:

 Xác định tiêu điểm chú ý của trẻ


 Tìm vị trí của bạn nằm trong tiêu điểm, mặt đối mặt với trẻ
 Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng sự chú ý của trẻ
 Tìm khu vực dễ chịu về mặt xã hội của trẻ, và ở trong đó.
 Theo sự dẫn dắt của trẻ: sử dụng lắng nghe tích cực, tường thuật, giúp đỡ và
bắt chước.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI ĐÃ TÌM ĐƯỢC NHỊP ĐIỆU CỦA LỊCH
TRÌNH XÃ HỘI CẢM GIÁC CHƯA?

 Tôi biết nhiều lịch trình xã hội cảm giác mang đến nụ cười và sự phấn khích
trên mặt trẻ
 Tôi đã tìm ra cách để vị trí của tôi mặt đối mặt với trẻ khi thực hiện những lịch
trình này
 Khi tôi bắt đầu lịch trình với thứ trẻ yêu thích, trẻ thường giao tiếp mắt và cười
với tôi.
 Khi tôi tạm dừng trước sự thay đổi khác theo lịch trình, trẻ thường đợi tôi để
tiếp tục
 Khi tôi tạm dừng hoạt động, trẻ chủ động giao tiếp với tôi để được tiếp tục –
bằng cách nhìn tôi, phát âm, với hoặc biểu hiện các hành khác.
 Tôi đã hiểu và xây dựng được một vài lịch trình phù hợp sở thích của trẻ bằng
cách thực hiện với trẻ nhiều ngày liên tục.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI CÓ XÂY DỰNG ĐƯỢC CÁC HOẠT
ĐỘNG LỚN HƠN VÀ CÁC LỊCH TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CHỌN LỌC
 Tôi và trẻ đã xây dựng khoảng 10 hoạt động (các hoạt động/trò chơi theo quy
tắc riêng), các lịch trình này yêu cầu mang tính xã hội, vui vẻ (bao gồm các bài hát, trò
chơi dân gian hoặc trò chơi theo bài hát như: baby finger, năm ngón tay, con cua đá,
…)
 Tôi đã tìm ra một hoặc nhiều các hoạt động bổ sung cho lịch trình này thêm
phong phú, áp dụng trong chăm sóc và chơi hàng ngày của trẻ.
 Trẻ chủ động trong trò chơi chứ không phải là ngồi quan sát hay tham gia cách
thụ động. Trẻ ra hiệu cho tôi, bằng một hay nhiều cách khác nhau để muốn tiếp tục trò
chơi đang chơi
 Tôi đã học được cách để đa dạng hóa lịch trình hoạt động, hoặc làm cho lịch
trình thêm rõ ràng, dễ hiểu hơn bằng cách thêm các bước khác nhau, tránh tình trạng
lịch trình bị lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhàm chán cho trẻ
 Tôi có thể kể lại hoặc sáng tác các kịch bản chơi đơn giản cho trò chơi của
chúng tôi một cách dễ dàng
 Tôi hiểu trẻ và biết các biểu hiện của trẻ khi trẻ bắt đầu mất đi sự hứng thú, đó
chính là thời điểm để kết thúc trò chơi trước khi trẻ thực sự chán hẳn và xuất hiện các
hành vi không mong muốn.
 Tôi đã lựa chọn một vài lịch trình hoạt động thao tác với đồ vật
 Tôi đã thử nghiệm thay đổi hoạt động giữa các đồ chơi/đồ vật trong lịch trình
của trẻ.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI ĐÃ SỬ DỤNG HẾT CÁC NĂNG


LƯỢNG CŨNG NHƯ SỰ QUAN TÂM CỦA TRẺ TRONG VIỆC HỌC CHƯA?

 Tôi đã nhận thức được các mức độ biểu hiện sự chú ý của trẻ thông qua các
hoạt động khác nhau
 Tôi có thể quan sát và biết trẻ đang ở ngưỡng kích thích quá mức hay quá ít
kích thích, hoặc ở trạng thái tốt nhất cho việc học và tương tác.
 Tôi biết cách sử dụng và thay đổi một vài lịch trình hoạt động để giúp trẻ cảm
thấy bình tĩnh hơn, dễ chịu hơn khi trẻ đang có một kích thích nào đó vượt quá
ngưỡng cảm giác.
 Tôi biết cách quản lý và sắp xếp lịch trình hoạt động để vừa sức trẻ, tránh tình
trạng trẻ bị kích thích vượt ngưỡng cảm giác trong quá trình thực hiện lịch trình hay
khi tham gia các trò chơi xã hội.
 Tôi đã biết cách sử dụng một vài lịch trình xã hội – cảm giác nhằm giúp trẻ trở
nên chủ động và có động cơ tham gia các hoạt động hơn.
 Tôi biết ý nghĩa của việc trẻ tham gia các hoạt động cách tích cực nhất, và tôi
cũng biết cách lựa chọn, sắp xếp các hoạt động trong lịch trình để đảm bảo trẻ có thể
duy trì tinh thần ấy trong thời gian dài nhất có thể.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI CÓ CHUẨN BỊ SỰ CHÚ Ý ĐỒNG THỜI


VỚI TRẺ KHÔNG?

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ CỦA HOẠT ĐỘNG CHÚ Ý ĐỒNG
THỜI LÀ GÌ?

 Trẻ đang chơi với đồ chơi/đồ vật mà trẻ cùng trang lứa sẽ chơi
 Những đồ vật/đồ chơi có nhiều mảnh, miếng, phần có thể được chia sẻ trong
khi chơi.
 Các hành động khác nhau có thể được thực hiện với đồ vật/đồ chơi đó để tránh
tình trạng trẻ lặp đi lặp lại một hành động gây nhàm chán.
 Bất cứ đồ chơi/đồ vật chạy bằng pin hoặc có nút bật/tắt để điều khiển cần phải
để xa tầm tay trẻ (giấu, cất đi) hoặc tháo pin ra mới để trẻ thao tác.
 Tôi đặt trẻ đối diện tôi và ngồi, đứng một cách thoải mái nhất (ngồi trên sàn,
trên ghế hoặc đứng ở bàn có chiều cao tốt để chơi).
 Tôi nhớ các nguyên tắc nương theo sở thích của trẻ trong khi chơi.
DANH SÁCH TIỆN DỤNG:

Mục tiêu: Sử dụng lịch trình xã hội-cảm giác để tăng sự thích thú của trẻ trong
các hoạt động chơi (kết hợp các bài hát) ngồi đối diện.

Các bước:

 Tìm nụ cười.
 Ở trong tiêu điểm, mặt đối mặt với trẻ.
 Tạo nên các lịch trình vui nhộn từ các bài hát, trò chơi thể chất (chơi vật lộn
trên sàn) và chạm.
 Bắt chước trẻ về cử chỉ khuôn mặt, dáng vẻ, âm thanh.
 Nói lại cách dễ hiểu nhất những cử chỉ của bạn và trẻ để trẻ hiểu.
 Sử dụng những đồ vật kích thích cảm giác để tạo ra các lịch trình xã hội.
 Đa dạng hóa các lịch trình tránh tình trạng bị lặp đi lặp lại.

DANH SÁCH TIỆN DỤNG:

Mục tiêu: Để dạy trẻ cấu trúc của sự lần lượt và các hoạt động chung.
Các bước:
 Đặt vị trí các đồ dùng học tập giữa bạn và trẻ
 Dừng lại ở hoạt động quan trọng! Chắc chắn rằng trẻ đang theo dõi các bước
của bạn
 Nhắc lại, nhấn mạnh từ, đưa ra các từ đơn giản, các bài hát và hiệu ứng âm
thanh
 Chơi theo trình tự với cấu trúc chung:
 Sự khởi đầu
 Giới thiệu chủ đề
 Sự biến đổi
 Kết thúc/chuyển tiếp lịch trình hoạt động
 Duy trì sự luân phiên lần lượt, xuyên suốt 4 cấu trúc trên trong các hoạt động
của bạn và trẻ.
BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI CÓ ĐANG GIÚP TRẺ HỌC ĐỌC NGÔN
NGỮ CƠ THỂ KHÔNG?

 Tôi đã tạo được nhiều tình huống trong ngày để thể hiện, nhấn mạnh ngôn ngữ
cơ thể của tôi cho trẻ
 Tôi đã sáng tạo ra các cơ hội giao tiếp bằng cử chỉ cùng với trẻ thông qua các
trò chơi và các hoạt động khác trong ngày. Đảm bảo điều này được thực hiện xuyên
suốt cả ngày.
 Khi trẻ sử dụng một dấu hiệu không lời (dù là rất nhỏ), tôi đều cố gắng bắt
chước theo. Qua đó trẻ sẽ học được cách nói chuyện với người khác thông qua ngôn
ngữ cơ thể để thể hiện nhu cầu của bản thân.
 Tôi đã biết cách thể hiện và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với trẻ trong
khi chơi, tôi cũng cố gắng nhấn mạnh cử chỉ nét mặt để thu hút sự chú ý của trẻ.
 Khi tôi sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các từ đơn để giao tiếp với trẻ, tôi biết cách
làm trẻ hứng thú, kiên trì và đáp ứng lại các phản ứng của tôi để đạt được mục tiêu đề
ra.
 Tôi thường ngồi đối diện trẻ, gần tầm mắt trẻ để đảm bảo trẻ quan sát chú ý đến
tôi khi giao tiếp và thao tác với đồ chơi/đồ vật.
 Trẻ thực hiện các ngôn ngữ cơ thể mà tôi dạy ở nhiều môi trường khác nhau
như gia đình, nơi công cộng,… để trẻ sử dụng một cách thành thạo hơn.

DANH SÁCH TIỆN DỤNG:

Mục tiêu: Để cung cấp cho bạn cách giúp trẻ tự kỷ học được cách bày tỏ sự
mong muốn, cảm xúc và sự quan tâm qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cũng như
trẻ hiểu cơ thể ngôn ngữ của người khác.

Các bước:

 Làm ít đi để trẻ làm nhiều hơn


 Dừng lại và chờ đợi trẻ - cho một cử chỉ, giao tiếp mắt, hoặc một âm thanh
 Thêm các cử chỉ cơ thể vào các hoạt động chung trong khi chơi
 Làm quá lên (nhấn mạnh) các biểu hiện cử chỉ, nét mặt trong khi hay chăm sóc
trẻ.
 Chia các đồ dùng/đồ chơi và yêu cầu “đưa cho cô” để luyện tập với trẻ.
 Tạo các rào cản để trẻ biết cách thể hiện sự cần giúp đỡ.
 Chỉ vào các đồ vật/bức tranh và chờ đợi sự theo dõi của trẻ
 Đưa ra các từ đơn giản để miêu tả cảm xúc, cử chỉ, điệu bộ của bạn và trẻ.
 Xây dựng các bước cho việc giao tiếp chuyển đổi sang các hoạt động khác như
chơi với đồ chơi/đồ dùng, bữa ăn, chăm sóc hay công việc nhà.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: BẮT CHƯỚC ÂM THANH

 Tôi chú ý đến âm thanh của trẻ.


 Tôi bắt chước các âm thanh của trẻ và phản ứng lại khi nghe thấy âm thanh đó.
 Tôi có vốn các bài hát, trò chơi và các hoạt động ngôn ngữ khác mà trẻ yêu
thích.
 Tôi biết khi nào nên dừng lại và chờ đợi cho đến khi trẻ biểu hiện sự muốn
được chơi tiếp hoặc phát âm để xin tiếp tục chơi.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: BẮT CHƯỚC HÀNH ĐỘNG VỚI CÁC ĐỒ
VẬT

 Có hai bộ đồ chơi hoặc các đồ vật mà tôi có thể sử dụng cho trẻ
 Tôi thường xuyên bắt chước các hành động cùng với đồ vật của trẻ
 Tôi thỉnh thoảng bắt chước theo sự thay đổi hành động của trẻ với điều kiện là
các hành động này phải khác nhau trong khi chơi, và gợi ý trẻ bắt chước hành động
của tôi trong khi thao tác trên đồ vật.
 Trẻ và tôi cùng nhau trao đổi đồ vật trước và sau khi chúng tôi chơi luân phiên
với đồ vật đó.
 Tôi biết được sự chú ý của trẻ với hành động của tôi.
 Tôi tạo ra các cơ hội để bắt chước trẻ xuyên suốt các hoạt động hàng ngày của
chúng tôi một cách tự động.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI CÓ ĐANG GIÚP TRẺ BẮT CHƯỚC CỬ
CHỈ, SỰ CHYỂN ĐỘNG CƠ THỂ VÀ CÁC BIỂU HIỆN TRÊN KHUÔN MẶT
KHÔNG?

 Tôi xây dựng được các lịch trình xã hội mà có thể khiến trẻ thích thú
 Trẻ dễ dàng nhận ra dấu hiệu lần lượt trong luân phiên khi thực hiện các hoạt
động theo lịch trình.
 Tôi biết ít nhất một chuyển động cơ thể hoặc cử chỉ để trẻ bắt chước trong khi
thực hiện các hoạt động theo lịch trình cho trước.
 Tôi biết làm thế nào để thêm các thông tin biểu hiện trên khuôn mặt, hiệu ứng
âm thanh vào các lịch trình xã hội của trẻ để trẻ quan sát và bắt chước.
 Tôi biết làm thế nào để dừng lại và chờ đợi trẻ bắt chước hành động của tôi mà
không cần bất cứ sự hỗ trợ nào.
 Tôi biết khi nào nên hỗ trợ thể chất để trẻ tiếp tục thực hiện hoạt động.

BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG: TÔI CÓ ĐANG MỞ RỘNG SỰ BẮT CHƯỚC


CỦA TRẺ KHÔNG?

 Tôi biết làm thế nào để trẻ biết bắt chước một chủ đề trong khi chơi và thực
hiện theo lịch trình xã hội-cảm giác.
 Trẻ có thể bắt chước ít nhất một hoạt động trong khi chơi mà không cần sự hỗ
trợ của tôi.
 Tôi biết làm thế nào để mở rộng hoặc biến đổi các hoạt động chung nhằm dạy
trẻ biết bắt chước một cách đa dạng trong khi chơi.
 Tôi biết làm thế nào để tạo ra sự thú vị mà trẻ sẽ bắt chước trong khi chơi.
 Trẻ nghĩ những thay đổi này hài hước và thử bắt chước lại lần nữa.
DANH SÁCH TIỆN DUNG:

Mục tiêu: Dạy trẻ biết bắt chước các hành động khác nhau

Các bước:

 Bắt chước cách chơi với đồ vật của trẻ và đợi trẻ bắt chước lại
 Bắt chước các phát âm và các âm thanh của trẻ, đồng thời chờ đợi trẻ bắt chước
lại.
 Sử dụng sự nhắc nhở để khuyến khích trẻ bắt chước, giảm dần sự khuyến khích
đó thật nhanh.
 Đừng chờ đợi sự hoàn hảo! chấp nhận sự không hoàn hảo của trẻ!
 Làm trò chơi bắt chước của bạn trở thành trò chơi luân phiên.
 Sử dụng 4 cấu trúc chú ý đồng thời để đa dạng hóa sự bắt chước
 Sử dụng nhiều bài hát và các lịch trình xã hội – cảm giác để xây dựng bắt
chước về điệu bộ, cử chỉ.
 Dừng lại ở tiêu điểm của trẻ.
BẢNG KIỂM CHƯƠNG TRÌNH DẠY ESDM
GIỚI THIỆU
Bảng kiểm chương trình dạy ESDM là công cụ được sử dụng trong mô hình bắt
đầu sớm Denver dành cho việc thiết kế các mục tiêu dạy trong việc can thiệp. Bảng
kiểm được thực hiện với trẻ 12 tuần 1 lần dựa trên việc vui chơi, tương tự với cách
người lớn sẽ thực hiện can thiệp ESDM. Bảng kiểm được thực hiện trực tiếp, nhưng
cũng sử dụng những thông tin thu được từ cha mẹ và các chuyên gia khác làm việc
cùng trẻ để tạo nên một bức tranh mô tả chính xác kỹ năng hiện tại của trẻ, thiết lập
thông qua các lĩnh vực phát triển chính mà can thiệp ESDM giải quyết: sự phát triển
về giao tiếp, các kỹ năng xã hội và các kỹ năng thích ứng, nhận thức và chơi, bắt
chước, vận động thô, vận động tinh. Phiên bản Bảng kiểm chương trình dạy là sản
phẩm của nhiều năm nghiên cứu lâm sàng và chọn lọc, các mục (item) và thứ tự các
mục phản ánh kinh nghiệm lâm sàng của nhóm tác giả cũng như các thông tin xuất
heienj trong các tài liệu nghiên cứu về phát triển và các công cụ về phát triển khác.
Bảng kiểm chương trình giảng dạy ESDM là một công cụ dựa trên tiêu chuẩn
tham khảo cung cấp những chuỗi kỹ năng về phát triển trong rất nhiều lĩnh vực phát
triển: giao tiếp tiếp nhận, giao tiếp biểu đạt, các kỹ năng xã hội, các kỹ năng chơi, các
kỹ năng nhận thức, các kỹ năng vận động tinh, vận động thô và hành vi thích ứng.
Mức độ các kỹ năng thuộc giai đoạn khoảng từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi đến 48 tháng
tuổi. Bảng kiểm gồm 4 cấp độ kỹ năng, tương ứng với các giai đoạn tuổi phát triển:
12-18 tháng, 18-24 tháng, 24-36 tháng, 36-48 tháng. Tuy nhiên, bảng kiểm chương
trình dạy đã được xây dựng một cách cụ thể cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ và phản ánh
thiết đồ phát triển điển hình của trẻ liên quan tương đối nhiều hơn với các kỹ năng vận
động trực quan nâng cao và tương đối ít hơn với các kỹ năng giao tiếp và xã hội nâng
cao hơn là trẻ khác cùng tuổi phát triển. Do đó, trong mỗi cấp độ, các mục về giao tiếp
và xã hội được xây dựng non nớt hơn các mục vận động thô và vận động tinh, nếu sử
dụng tiêu chuẩn phát triển bình thường để so sánh. Ở một số cấp độ, các chuỗi sự kiện
phức tạp được xây dựng cho các kỹ năng đặc biệt quan trọng để nhấn mạnh trong rối
loạn phổ tự kỷ, như các mục về bắt chước ở cấp độ 1 và các mục về chú ý đồng thời ở
cấp độ 2. Trong khi sự bắt chước có thể được xem là tập hợp con của sự phát triển về
mặt giao tiếp, những kỹ năng này bị ảnh hưởng nhiều ở rối loạn phổ tự kỷ và rất quan
trọng cho sự phát triển xa hơn mà trẻ nhận được sự chú ý gấp nhiều lần trong Bảng
kiểm chương trình dạy ESDM. Các chuỗi sự kiện trong một lĩnh vực có nguồn gốc từ
việc xem xét một cách rộng rãi các tài liệu về sự phát triển của trẻ bình thường. Vị trí
của các mục trong mỗi cấp độ cụ thể phản ánh cả nghiên cứu về sự phát triển của trẻ
bình thường và cũng là kinh nghiệm lâm sàng của nhóm chuyên gia ESDM liên ngành
làm việc cùng hàng trăm trẻ tự kỷ hơn 25 năm qua.

THỰC HIỆN

Bảng kiểm chương trình dạy được xây dựng dành cho các chuyên gia can thiệp
sớm sử dụng. Bảng kiểm có thể được thực hiện với nhiều định dạng/dạng thức khác
nhau, phụ thuộc vào tổ chức của nhóm và chương trình can thiệp. Nó có thể được sử
dụng bởi một mình chuyên gia can thiệp sớm từ bất cứ ngành nào, người có kiến thức
liên ngành về sự phát triển trong các lĩnh vực khác nhau và đã thực hành sử dụng công
cụ và tính điểm bằng kiểm. Dạng thức đánh giá này sẽ được sử dụng khi ESDM được
chuyên giao như là một liệu pháp thuộc ngành đơn lẻ, hoặc trong dạng thức chuyên
giao 1 : 1 chuyên sâu sử dụng mô hình người có kiến thức rộng, không chuyên về một
lĩnh vực nào, với nhóm trưởng là người thực hiện bằng kiềm. Nếu người không có
kiến thức liên ngành, định sử dụng bảng kiểm, họ cần được đào tạo về những ngành
khác về các mục nằm ngoài hiểu biết cả họ. Trong các chương trình nhóm liên quan
đến nhóm đa ngành, các lĩnh vực khác nhau của bảng kiểm có thể được thực hiện bởi
những thành viên khác của nhóm chuyên gia, mỗi ngành thực hiện những phân thích
hợp nhất đối với tập hợp kỹ năng của họ.
Cũng như với các công cụ đánh giá khác gồm có một loạt các kỹ năng, mục tiêu
nhằm để đánh giá mức độ khả năng hiện tại của trẻ chứ không phải để thực hiện hết
toàn bộ công cụ. Vào thời điểm kết thúc việc đánh giá, người đánh giá cần phải xác
định các kỹ năng trong từng lĩnh vực, xác định các kỹ năng thành thạo nhất của đứa
trẻ, và những kỹ năng quá khó với trẻ.
Như vậy, người đánh giá cần xây dựng tập hợp kỹ năng làm việc hiện này của trẻ
và các kỹ năng nâng cao tiếp theo – những kỹ năng chưa phải là một phần trong tiết
mục của trẻ. Nhiều kỹ năng của trẻ sẽ hợp lại ở cấp độ cụ thể cho từng lĩnh vực. Tuy
nhiên, đối với những trẻ có kỹ năng rơi vào các mục ban đầu trong một cấp độ, cần
đảm bảo là đã xem xét các mục cuối cùng ở cấp độ trước đó để xác định bất kỷ kỹ
năng quan trọng mà trẻ không đạt được ở cấp độ dưới. Tương tự, nếu một đứa trẻ đã
đạt được một cấp độ và chỉ có một vài mục không đạt được, bạn sẽ cần phải di chuyển
vào cấp độ tiếp theo và đánh giá ít nhất là nửa đầu các mục trong lĩnh vực đó để chắc
chắn rằng bạn có thông tin tốt về tiết mục thật của trẻ tại riêng thời điểm đó. Như với
những trắc nghiệm về sự phát triển khác, mục tiêu của bạn là nhằm xác định mức sàn
của trẻ, và đặc biệt là để xác định phạm vi qua, giai đoạn chuyển khi thất bại trong
mỗi mục. Đây sẽ là phạm vi về mục tiêu cho việc dạy.
Bảng kiểm chương trình dạy sẽ được thực hiện tương tự như việc can thiệp - trong
cách tương tác dựa trên trò chơi sử dụng khung hoạt động chung. Việc sử dụng các
hoạt động vui chơi cho phép một loạt các lĩnh vực được đánh giá trong một hoạt động
đơn lẻ, do hầu hết các tương tác dựa trên đồ chơi giữa một đứa trẻ và người lớn liên
quan đến các kỹ năng vận động, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã
hội. Đánh giá dựa trên hoạt động chơi cũng cho phép kiểm tra về mặt xã hội và giao
tiếp bên trong mô hình tương tác xã hội điển hình cho trẻ nhỏ. Người đánh giá tổ chức
một hoạt động chơi cùng các vật dụng cần thiết để hoàn thành các mục và người đánh
giá xây dựng các hoạt động vui chơi với trẻ. Mức độ tham gia của cha mẹ tùy thuộc
vào người đánh giá. Người đánh giá cung cấp những đồ dùng, số lượng các kiểu mẫu
cho những kỹ năng khác nhau, mời cha mẹ tham gia và cũng hỏi cha mẹ về sự thể
hiện kỹ năng đó của trẻ trong môi trường tự nhiên. Người đánh giá nên lôi kéo trẻ
tham gia vào hoạt động chơi mà trẻ thích, thực hiện hoạt động cùng với trẻ cho đến
khi kết thúc một cách tự nhiên hoặc cho đến khi không có hành vi mới đang được gợi
ra, tạm dừng và ghi chú vào bảng kiểm chương trình dạy những gì đã quan sát được,
cũng như những gì đã cố gắng những không thấy được gợi ra. Người đánh giá sau đó
bắt đầu một hoạt động chơi khác và các quy trình thì cũng như trước. Sau mỗi hoạt
động chơi, người đánh giá nên tạm dừng, ghi chú lại, đánh dấu các mục, và xác định
xem mục nào vẫn cần phải thực hiện. Sau đó, người đánh giá sẽ chọn đồ dùng và các
hoạt động chơi cho phép khám phá các mục còn lại. Đối với những danh mục không
thể quan sát được (ví dụ như thời gian tắm), thì hãy phỏng vấn bố mẹ. Nếu có đánh
giá từ nhà trị liệu, người đánh giá nên sử dụng thông tin đó. Có một số cột cho mỗi
nguồn thông tin này: quan sát trực tiếp, đánh giá của bố mẹ hoặc những người trị liệu
khác, hoặc là đánh giá của giáo viên.
Bảng kiểm chương trình dạy có thể hoàn thành trong một buổi từ 1 tiếng đến 1,5
tiếng. Môi trường tốt nhất là phòng trị liệu, với bàn và những chiếc ghế nhỏ, tủi đâu,
diện tích sàn, ghế thoải mái dành cho cha mẹ, và các đồ dùng sẽ cần để gợi ra những
kỹ năng trong Bảng kiềm chương trình dạy. Danh sách các đồ dùng cần thiết được
trình bày trong phần đầu của Bảng kiêm chương trình dạy. Sẽ rất hữu ích khi chuyển
các đồ vật không sử dụng ra khỏi phòng để đánh giá vì như vậy sẽ không bị mất thời
gian và gây sao nhãng sự chú ý của trẻ. Việc quay video quá trình đánh giá là không
cần thiết lắm nhưng nó vẫn hữu ích vì được xem như là một nguồn thông tin, một tài
liệu về thời điểm bắt đầu trị liệu.

TÍNH ĐIỂM
Ba ký hiệu được ước để chấm điểm sử dụng trong bảng kiếm: Đ (đạt) hoặc + (cho
sự thành thạo, thực hiện được một cách ổn định), Đ/KĐ (Đạt/Không đạt) hoặc ± (cho
sự thực hiện không ổn định) và KĐ (Không đạt) hoặc - (khi không thấy hoặc khó nhận
biết). Bản mô tả các mục trong Bảng kiêm chương trình dạy định rõ mức độ đáp ứng
như thế nào để đạt được một mục. Người đánh giá ghi lại đánh giá từ cha mẹ trẻ và
điểm đánh giá trực tiếp ở cột thích hợp, cùng với bất kỳ thông tin bổ sung được cung
cấp bởi các thành viên khác nếu nó. Đối với những mục vừa đạt vừa không đạt (Đ/KĐ
), người đánh giá cần biết liệu trẻ có thể hiện hành vi đó ở nhà và/hoặc ở các môi
trường khác không, và nếu có thì mức độ nhất quán như thế nào? Cũng sẽ có những
hành vi không thể quan sát được trong các môi trường, như các kỹ năng tự chăm sóc,
do đó các thông tin thu được từ cha mẹ rất quan trọng. Sau khi việc đánh giá hoàn tất,
người đánh giá tổng hợp các thông tin vào một mã cuối cùng cho mỗi mục, cho thấy
mức độ làm chủ của trẻ ở mỗi mục trong một khu vực ở mức độ cụ thể, gồm cả Đạt và
Không đạt. (Lưu ý: Những mục được xem là đã thành thạo và Đạt sẽ không phải là
mục tiêu dạy, do đó cần tối đa hóa sự thể hiện của trẻ. Đạt sẽ được dành cho những kỹ
năng thể hiện liên tục và đáng tin giống như trong Bản mô tả mục). Khi người đánh
giá có cảm giác tốt về sự thể hiện các tiết mục về kỹ năng của trẻ và Bảng kiệm
chương trình dạy phản ánh rõ trình độ kỹ năng hiện tại của trẻ với một nhóm các Đ và
Đ/KĐ và KĐ trong mỗi lĩnh vực là quá trình đánh giá đã hoàn tất và đó là thời điểm
để xây dựng các mục tiêu dạy.

Phụ lục A – Bảng kiểm chương trình dạy ESDM


ĐỒ DÙNG CẦN THIẾT
- Một cái bàn và hai chiếc ghế nhỏ, loại vừa với tầm vóc của trẻ
- Một cái ghế hạt xốp hạt đậu để ngồi
- Những hộp đựng to với nhiều ngăn kéo để đựng đồ chơi
- Nếu sàn chưa được trải thảm trải một tấm thảm nhỏ trên sàn
- Nhiều hộp đựng bằng nhựa trong suốt có nắp đậy để chứa những đồ khác nhau
- Những hộp nhỏ bong bóng xà phòng, bóng bay, đồ chơi slinky (lò xo nhựa nhiều
màu), sách tranh động vật
- Bộ khối vuông với nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau
- Bộ bút dấu và giấy với màu sắc khác nhau
- Bộ tranh các động vật nuôi và hai bộ tranh các động vật nuôi giống nhau
- Sách tranh động vật nuôi và phương tiện giao thông dành cho trẻ
- 2 cặc 3 xe ô tô hoặc xe tải đồ chơi
- Một chiếc rổ đựng 4 - 5 quả bóng với đường kính từ từ 7 - 10 đến 30 cm, các túi
tạt xốp với kích cỡ khác nhau
- Bộ lồng cốc (cốc nhựa lông vào nhau)
- Bộ vòng (nhựa, gỗ xếp chồng lên nhau (ví dụ Tháp Hà Nội)
- Nhiều hình ghép gỗ (tranh ghép gỗ).
- Bộ đồ chơi lắp hình hộp có hình ngôi sao, vuông, chữ nhật. . . và có các hình
sao, vuông, chữ nhật... để trẻ đút vào)
- Bảng (nhựa hoặc gỗ ) có nhiều lỗ nhỏ
- Một bộ đồ các dụng cụ chơi nấu ăn, ít nhất là mỗi đồ có hai cái: cốc, đĩa, thìa,
đưa đất nặn, dao và bộ tạo hình bánh quy, dao và đĩa nhựa, và kéo trẻ em.
- Búp bê to kích thước khoảng từ 30 cm trở lên với quần áo, mũ, giầy, tất, v..v...
những con thú nhồi bông lớn như búp bê
- Chăn nhỏ, giường nhỏ hoặc một cái hộp nhỏ để cho búp bê ngủ.
- Một bộ đồ trang điểm cá nhân bao gồm: gương, lược, bàn chải, mũ, khăn quàng
cổ, mũ, vòng,…
- Một lọ hạt có lỗ (để xúc, xâu…)
- Một bộ xếp hình (ví dụ bộ xếp hình Lego)
- Đồ chơi bao gồm búa, đinh hoặc khúc gỗ/ nhựa (để búa đập vào), bảng gỗ /nhựa
có nhiều lỗ (để búa đập những đinh đó vào), quả bóng…
- Một vài hộp bật với nhiều nốt để trở (ví dụ đồ chơi vận hoặc quay ở đó một lúc
thì chủ hồ sổ bật lên…)
- Một vài đồ ăn nhẹ cho trẻ em (bim bim, bánh quy nhỏ,…) để đánh giá kĩ năng
ăn: đĩa, bát, nước hoa quả, tất cả những đồ vật mà có thể dùng thìa để xúc.
- Nhiều hạt nhựa có lỗ và dây để xâu hạt
- Ảnh các thành viên trong gia đình và ảnh của trẻ.
MÔ HÌNH CAN THIỆP SỚM DENVER
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH DẠY CHO TRẺ NHỎ TỰ KỶ
Họ và tên trẻ:………………………………………………………………….
Ngày tháng: ……………………………………………………………………
Người đánh giá: ………………………………………………………………
Người được phỏng vấn chính: ………………………………………………
Những người khác được phỏng vấn: ……………………………………….

Hướng dẫn: Sử dụng bảng kiểm để xác định những kỹ năng thành thục nhất của
trẻ, những kỹ năng đang dần xuất hiện và những kỹ năng trẻ chưa thể làm được ở mội
lĩnh vực. Xem các trang 230 - 258 để xem mô tả về mỗi mục và Phụ lục B cho việc
thực hiện. Đánh dấu + hoặc chữ Đ (Đạt) cho những mục trẻ làm thành thạo vào thời
điểm thích hợp. Sử dụng dấu +/- hoặc Đ/KĐ (Đạt/Không đạt) cho những mục mà có
lúc trẻ làm được có lúc không. Sử dụng dấu - hoặc KĐ (Không đạt) khi trẻ không làm
được hành vi/kỹ năng đó. Sử dụng những mã này cho hành vi ở mỗi cột: Quan sát trực
tiếp, đánh giá bởi bố mẹ và đánh giá bởi giáo viên hoặc người khác.
Đối với cột MÃ, sử dụng các ký hiệu sau đây: T (Thành thục) – trẻ có thể thực
hiện được kỹ năng một cách dễ dàng và thống nhất với đánh giá của bố mẹ. P (Một
phần hoặc được nhắc nhở ) – trẻ chỉ có thể thực hiện được một phần kỹ năng hoặc
thực hiện với sự hướng dẫn thêm và đánh giá của cha mẹ cũng như vậy , hoặc trẻ chỉ
có thể thực hiện được một số, nhưng không phải tất cả các bước của kỹ năng đó. K -
Không nếu trẻ không sẵn sàng hay không thể thực hiện kỹ năng đó và bố mẹ và người
khác đánh giá là khó hoặc không làm được, X - Nếu không có cơ hội quan sát kỹ năng
đó hoặc không phù hợp cho trẻ đó.
Hầu hết các kỹ năng của trẻ sẽ rơi vào một trong bốn mức độ trong mỗi lĩnh vực.
Tuy vậy, với những trẻ đã làm chủ được các kỹ năng rơi vừa những mục trước trong
một cấp độ, xem xét những mục cuối cùng của cấp độ trước đó để xác định bất kỳ kỹ
năng quan trọng nào mà trẻ không đạt được ở cấp độ dưới. Tương tự, nếu một đứa trẻ
đã đạt được một cấp độ và chỉ có một vài mục không đạt được, di chuyển vào cấp độ
cao hơn và đánh giá ít nhất là nửa đầu các mục trong lĩnh vực đó đề có mẫu tốt về tiết
mục của trẻ tại thời điểm hiện tại. Khoảng mà trẻ chuyển từ Đạt sang Không đạt giúp
xác định phạm vi mục tiêu để dạy trẻ ở từng lĩnh vực.

Kỹ Cấp độ 1 Quan Đánh Đánh giá MÃ


năng sát giá của giáo
của viên/người
cha khác
mẹ
Giao tiếp tiếp nhận (Cấp độ 1)
1 Xác định vị trí của âm thanh bằng cách
quay lại hướng về phía phát ra âm thanh
2 Mong đợi những âm thanh phát ra vui vẻ
(tiếng từ môi , huýt sáo)
3 Đáp ứng với tiếng nói bằng cách quay lại
phía người nói
4 Nhìn vào các bức tranh trong sách khi
người lớn chỉ tay vào đó
5 Theo một tay chỉ của người lớn ở khoảng
cách cần để đặt các đồ vật vào trong hộp
chứa, các miếng ghép vào bảng ghép
hình,…
6 Nhìn khi người lớn giơ một đồ vật lên và
nói “(Tên trẻ), nhìn này "
7 Nhìn vào người gọi tên trẻ
8 Đi theo hoặc chi tay vào đồ vật hoặc nơi
nào đó lở khoảng cách gần
9 Làm theo hướng dẫn đến một điểm xa để
lấy đồ vật
10 Nhìn, với tay, mỉm cười đáp lại những
cử chỉ và lời nói từ những trò chơi mang
tính xã hội (ú òa, nu na nu nống,..)
11 Nhìn, với tay, mỉm cười và/hoặc thể hiện
cử chỉ với ngôn từ hoặc cử chỉ của người
lớn trong bài bài hát
12 Dừng hoạt động ngay khi có hiệu lệnh
cấm (Ví dụ: “Không”, “Dừng lại”)
13 Để đồ vật vào tay người lớn khi được
yêu câu bằng lời và khi người lớn giơ tay
ra
14 Thực hiện những hành động thuộc về
sinh hoạt hàng ngày bao gồm một bước
khi được yêu cầu bằng lời hoặc gợi ý
bằng cử chỉ (ví dụ “Ngồi xuông”, “Lại
đây”, “Dọn đồ")
15 Thực hiện những hành động thuộc về
sinh hoạt hàng ngày khi được yêu cầu
không có gợi ý bằng cử chỉ (ví dụ “Ngồi
xuông”, “Lại đây”, “Dọn đồ")

Giao tiếp biểu đạt (Cấp độ 1)

1 Với tay theo hướng có mục đích để yêu


cầu
2 Phát ra âm có mục đích
3 Yêu cầu sự giúp đỡ bằng cách đặt đồ vật
vào tay người lớn
4 Phát ra âm luân phiên với người đang
giao tiếp với trẻ
5 Thể hiện sự từ chối bằng cách đẩy đồ vật
ra xa hoặc đưa đồ vật đó lại cho người
khác
6 Chỉ tay vào sát một đồ vật mong muốn
7 Thực hiện giao tiếp mắt để có được đồ
vật mong muốn khi người lớn chắn hay
giữ đồ vật đó
8 Chỉ tay vào đồ vật mà trẻ lựa chọn giữa
hai đồ vật
9 Kết hợp phát âm và mắt nhìn khi đưa ra
yêu cầu
10 Chỉ tay vào đồ vật mong muốn từ
khoảng cách xa
11 Chỉ tay vào đồ vật mà trẻ lựa chọn giữa
hai đồ vật từ khoảng cách xa
12 Lặp lại các âm bập bẹ (không nhất thiết
phải là từ có nghĩa)
13 Phát âm một cách tự nhiên được 5 hay
nhiều hơm 5 phụ âm
14 Phát âm chuỗi (bập bẹ theo các cách
khác nhau)

Các kỹ năng xã hội (Cấp độ 1)

1 Chấp nhận các hoạt động xã hội cảm


giác ngắn và chạm
2 Dùng nhắc nhở về vận động (thể chất) để
khởi xướng hoặc tiếp tục một lịch trình
xã hội cảm giác
3 Giao tiếp mắt ngắn với người khác
4 Duy trì sự tham gia những lịch trình xã
hội cảm giác trong vòng 2 phút
5 Phản ứng với những đồ vật hoạt động ưa
thích bằng cách liếc nhìn, với tay, mỉm
cười hay chuyển động.
6 Nhìn và bắt chước người lớn trong suốt
hoạt động chơi với đồ chơi song song
7 Biết 5 - 10 tiết mục trò chơi xã hội cảm
giác
8 Phản ứng với lời chào hỏi bằng cách
nhìn, quay lại,…
9 Phản ứng với lời chào bằng cử chỉ điệu
bộ hoặc lời nói
10 Mỉm cười với người chơi cùng trong khi
chơi hợp tác

Bắt chước (Cấp độ 1)

1 Bắt chước 8 - 10 hành động chỉ gồm một


bước một bước với đồ vật
2 Bắt chước 10 hành động vận động được
nhìn thấy trong bài hát hoặc trong trò
chơi quen thuộc
3 Bắt chước 6 hành động vận động về đầu
và khuôn mặt trong bài hát/trò chơi quen
thuộc
4 Bắt chước 6 chuyển động miệng - mặt
Nhận thức ( Cấp độ 1 )
1 Ghép phân loại những vật giống nhau
2 Ghép phân loại những bức tranh giống
nhau
3 Ghép phân loại những bức tranh tương
ứng với đồ vật
4 Ghép phân loại đồ vật theo màu sắc
Chơi (Cấp độ 1)

1 Có hành vi phù hợp với đặc tính của 5 đồ


vật khác nhau
2 Chơi độc lập và phù hợp với 10 đồ chơi
khác nhau (loại đồ chơi chỉ cần một
mảnh động chơi)
3 Chơi độc lập với những đồ chơi yêu cầu
hành động lặp đi lặp lại ở các đồ vật
khác nhau (rung chuông , xếp cốc nhựa
chồng lên nhau)
4 Thể hiện hành vi chơi phù hợp với rất
nhiều đồ chơi chỉ cần một hành động
chơi như ném bóng, xếp khối, lấy khối ra
khỏi hộp, đẩy ô tô
5 Chơi độc lập với những đồ chơi yêu cầu
hai hành động khác nhau (lấy ra , đút
vào)
6 Chơi độc lập với những đồ chơi yêu cầu
nhiều hành động vận động khác nhau
(đút vào, mở, tháo ra, đóng)
7 Tự chơi đúng cách với nhiều loại đồ vật
8 Hoàn thành một nhiệm vụ chơi và thu
dọn đồ

Vận động tinh (Cấp độ 1)

1 Đặt đúng 1 đến 2 khối hình trong bảng


ghép hình
2 Xếp được những vòng tròn trong bộ xếp
tháp
3 Hoàn thành bảng xếp hình gồm 3 miếng
ghép bằng gỗ
4 Đút các hình khối (tròn, vuông, ngôi sao,
. . . ) vào hộp
5 Nhấn nút của 5 kiểu khác nhau trong đồ
chơi nguyên nhân - hệ quả
6 Tháo được các chuỗi hạt (hoặc chuỗi
những miếng ghép nhỏ tạo thành vòng)
7 Cầm đồ chơi bằng 2 hoặc 3 ngón tay một
cách phù hợp
8 Xếp được 3 khối gỗ xếp chồng lên nhau
hoặc hoặc 3 chiếc cốc lồng vào nhau
9 Đánh dấu, tạo các đường thẳng, viết chữ
nguệch ngoạc hay chấm bằng bút dấu
hoặc bút sáp màu
10 Gõ búa đồ chơi vào quả bóng, thanh kẹp,

11 Múc, xúc, đổ cát, gạo, nước,…
12 Ghép hình lớn (Lego)

Vận động thô (Cấp độ 1)

Đá quả bóng to
Đi lên và đi xuống cầu thang cần sự hỗ
trợ, không luân phiên chân
Trèo một đến hai bước lên một bậc cầu
thang nhỏ để trượt
Lắp và tháo các bộ phận của đồ dùng
Tự bảo vệ bản thân lại khi mất cân bằng
Đi xung quanh đồ vật trên sàn chứ không
bước lên chúng
Ném bóng và túi hạt xốp theo bất kì
hướng nào
Lăn bóng qua lại với một người khác

Hành vi (Cấp độ 1)

Thể hiện tối thiểu những khó khăn


nghiêm trọng về hành vi
Ngồi trên ghế và đối mặt với người lớn
trong các hoạt động vui nhộn mà không
gặp khó khăn gì trong 1 - 2 phút
Sẵn sàng tham gia những trò chơi đơn
giản trên ghế hoặc trên sản với người lớn
trong 5 phút
Để người lớn ngồi gần và tương tác (sự
yêu cầu là tối thiểu) mà không có các
hành vi có vấn đề trong khoảng 20 phút
Tương tác một cách phù hợp với các
thành viên trong gia đình (ví dụ không
gây hân hay có những tương tác không
phù hợp khác)

Kĩ năng tự phục vụ : Ăn (Cấp độ 1)

Ăn bữa chính và đồ ăn nhẹ ở trên bàn


Tự ăn
Sử dụng cốc
Sử dụng thìa
Sử dụng đĩa
Ăn được nhiều loại thức ăn và nhóm đồ
ăn (kiểu, nhóm, mùi vị, màu sắc,… khác
nhau)
Chấp nhận ăn các thức ăn mới trong đĩa
Uống bằng ống hút

Kỹ năng tự phục vụ: Mặc (Cấp độ 1)

Cởi một phần của trang phục có sự hỗ


trợ (ví dụ áo, quần, mũ, tất…)
Mặc một phần của trang phục với sự hỗ
trợ

Kĩ năng tự phục vụ: Chải chuốt (Cấp độ 1)

Để tay dưới vòi nước đang chảy


Lau khô tay bằng khăn
Rửa mặt bằng khăn rửa mặt và lau người
bằng khăn tắm
Chịu chải tóc và lau mũi và đánh răng
Chấp nhận giúp đỡ trong việc chải tóc
Đưa bàn chải đánh răng vào miệng

Kĩ năng tự phục vụ: Việc nhà (Cấp độ 1)

Bỏ quần áo bẩn vào thùng


Bỏ khăn giấy vào thùng rác

Quan Đánh Đánh giá


Kỹ sát giá của giáo MÃ
năng Cấp độ 2
của viên/người
cha khác
mẹ

Giao tiếp tiếp nhận (Cấp độ 2)

Làm theo những chỉ dẫn “dừng lại” hoặc


“chờ đợi” không cần nhắc nhở hoặc ra
hiệu
Làm theo 8 - 10 bước hướng dẫn bằng
lời bao gồm cả hành động cơ thể và hành
động với đồ vật
Xác định bằng cách chỉ ra tên của các bộ
phận cơ thể khác nhau trên cơ thể mình
hoặc người khác
Đáp ứng với những lời chỉ dẫn để đưa ra
chi ra 8 - 10 đồ vật cụ thể trong các đồ
chơi, quần áo mặc, các thói quen ăn uống
(ví dụ: em bé, ghế tựa, ô tô, lịch, cốc,
gấu…)
Nhận biết bằng cách chi và chú ý quan
sát vào 3 hình ảnh được đặt tên trong
sách (bao gồm cả cốc, xe ô tô, chó, mèo,
em bé…)
Hiểu các khái niệm về không gian đơn
giản (ví dụ: ở trong, ở trên…)
Nhìn vào một người hoặc ảnh của người
đó khi họ được gọi tên - người thân, thú
cưng, giáo viên,…
Lấy được 8 - 10 đồ vậ được yêu cầu
bằng lời nói ở trong phòng nhưng không
ở trước mặt trẻ, yêu cầu phải tìm kiếm
Khi có yêu cầu bằng lời (với các đầu
hiệu cử chỉ), hoàn thành 2 hành động với
1 đồ vật
Chỉ ra bộ phận cơ thể được nói đến trong
tranh

Giao tiếp biểu đạt (Cấp độ 2)

Sử dụng dấu hiệu mục tiêu hoặc cử chỉ


với âm thanh để diễn tả (yêu cầu, tất cả
đã hoàn thành, chia sẻ, giúp đỡ, phản
đối,…)
Nói được 6 - 10 tử đơn hoặc gần sát
trong bối cảnh các thói quen thường
ngày, lịch trình xã hội cảm giác, các bài
hát
Nói một cách tự nhiên các từ phức liên
quan tới lịch trình chơi (lăn, đi, dừng lại,
…)
Sử dụng theo chức năng 20 hoặc nhiều
hơn các tên gọi (tên của đồ vật, động vật,
con người) và không có tên gọi (những
từ theo sau hành động hoặc mối quan hệ
khác: đã xong, lên,…)
Gắn tên một cách tự nhiên cho các đồ vật
và tranh ảnh
Phát âm với ngữ điệu đa dạng trong bài
hát,….
Yêu cầu và từ chối bằng việc sử dụng
những từ đơn lẻ cùng với nhìn mắt
Gán tên/nhãn cho các hành động đúng
với ngữ cảnh (trong quá trình cơ thể di
chuyển hoặc hành động với đồ vật)
Nói gần đúng tên của 3 người quan trọng
(bao gồm cả bản thân)
Lắc đầu và nói “không” để từ chối
Gật đầu và nói "có" để xác nhận
Hỏi (hoặc gần như tổy hỏi) “cái gì kia?"
khi bắt gặp những thứ không quen thuộc

Hành tập trung chú ý (Cấp độ 2)

Đáp ứng lệnh “Nhìn” và đưa đồ vật với


sự thay đổi ánh nhìn, quay người và nhìn
vào đồ vật được đưa
Đáp ứng lệnh “Nhìn" và chỉ tay hướng
về phía đồ vật người ở xa
Cho và nhận đồ vật từ người khác kết
hợp với giao tiếp mắt
Đáp ứng lệnh “Chỉ cho tôi" bằng cách
chia đồ vật cho người lớn xem
Tự “chỉ"/khoe các đồ vật
Tự dõi theo một điểm hoặc nhìn chằm
chăm (không có gợi ý bằng lời) vào mục
tiêu
Tự chỉ vào đồ vật yêu thích
Chia sẻ niềm vui với người lớn với việc
luân phiên nhìn trong suốt hoạt động với
đồ vật yêu thích

Kĩ năng xã hội: người lớn hoặc bạn cùng lứa (Cấp độ 2)

Khởi động và duy trì tương tác mắt trong


giao tiếp
Yêu cầu bằng lời nói học khởi xướng về
mặt thể chất trong các trò chơi xã hội
quen thuộc
Quay trở lại những hành vi thể hiện tình
cảm: ôm, hôn với những người thân khác
Sử dụng cử chỉ điệu bộ hoặc các tử để
thu hút sự chú ý của người lớn
Đáp ứng với lời chào “xin chào” hay
“tam biệt”, và bắt chước vẫy tay
Yêu cầu giúp đỡ bằng lời nói hoặc cử chỉ
Phối hợp nhất quán giữa giao tiếp mắt
với phát âm và/hoặc cử chỉ điệu bộ trong
giao tiếp trực tiếp
Nhảy với người khác trong vòng tròn trò
chơi âm nhạc
Chạy với người khác trong trò chơi đuổi
bắt
Thu hút sự chú ý giao tiếp của người
tham gia cùng bằng việc sử dụng tên
người đó hoặc trò chơi và khởi xướng trò
chơi hay hoạt động xã hội

Kĩ năng xã hội với bạn cùng lứa (Cấp độ 2)

Đưa đồ vật cho bạn khi bạn yêu cầu


Tham gia với các bài hát quen thuộc trò
chơi ngón tay trong một nhóm
Tiếp tục với hành động khi tham gia chơi
song song cùng bạn
Phản ứng phù hợp khi gặp bạn
Chơi luân phiên với bạn cùng lứa trong
các hoạt động đơn giản với đồ chơi khi
được yêu cầu, đưa và lấy lại
Ngồi trong nhóm với các bạn cùng lửa
và tham gia vào các hướng dẫn quen
thuộc của người lớn
Lấy đồ vật từ bạn cùng lứa khi bạn đưa
Chuyển đồ vật cho bạn cùng lứa tại bản
hoặc trong nhóm khi được yêu cầu
Thường bắt chước hành vi của bạn trong
các hoạt động chơi
Chơi các trò chơi nối tranh (theo trí nhớ,
Lotto,…) một mình hoặc với bạn cùng
lứa

Bắt chước (Cấp độ 2)

Bắt chước một loạt các nguyên âm và


phụ âm gần đúng trong giao tiếp có ý
nghĩa
Bắt chước tiếng kêu của động vật hoặc
âm thanh khác
Bắt chước nhận ra những từ đơn một
cách tự nhiên và thường xuyên trong các
tương tác
Bắt chước các chuyển động trong 5 bài
hát; bắt chước ít nhất 10 hành động khác
nhau
Bắt chước/làm tương tự hành động mới
trong bài hát
Bắt chước các hành động với đồ vật -
nhiều bước (hành động chơi)
Bắt chước hành động tự chơi giả vờ và
với bạn
Bắt chước hai chuyển động liên tục trong
lịch trình bài hát trò chơi
Bắt chước các cụm hai từ

Nhận thức (Cấp độ 2)

Ghép và phân loại theo hình dạng


Ghép và phân loại theo kích cỡ
Ghép và phân loại theo kiểu dáng, đường
nét
Phân loại các đồ vật giống nhau vào các
nhóm giống nhau
Sắp xếp những đồ vật có điểm chung vào
các nhóm theo chức năng
Tìm kiếm đòi đồ vật bị mất/thiếu
Ghép/phân loại theo hai tiêu chí
Ghép/phân loại với số lượng từ 1 đến 3

Chơi : tưởng tượng (Cấp độ 2)

Kết hợp những vật tương ứng với nhau


trong trò chơi (cốc với đĩa để cốc, dĩa với
đĩa…)
Bắt chước phát ra âm thanh tương ứng
với trò chơi (tiếng nói chuyện trên điện
thoại, tiếng động cơ ô tô, các tiếng kêu
của các con vật)
Thực hiện những hành động đơn giản với
các học liệu (trang phục, thìa dĩa…) trên
búp bê hoặc thú bông
Kết hợp những hành động liên quan theo
chức năng trong một trò chơi theo chủ đề
(cho ăn và cho uống, đặt lên giường và
đắp chăn)
Thể hiện qua việc thử và sai, tiếp cận
giải quyết vấn đề với những trò chơi xây
dựng, cách thức linh hoạt, không cả sự
lặp đi lặp lại

Chơi: chơi độc lập (Cấp độ 2)

Chơi một cách phù hợp và linh hoạt


trong 10 phút với thỉnh thoảng người lớn
mới phải để ý đến
Có thể tự thực hiện với việc chơi trong ít
nhất 10 phút ở thời điểm có rất ít chi dẫn
của người lớn
Lấy đồ vật mang tới bàn, hoàn thành trò
chơi và cất đồ

Vận động tinh (Cấp độ 2)

Đặt đúng 3 hình hoặc nhiều hơn vào


khuôn hình
Xếp chồng được 8 đến 10 khối (kích cỡ
1 inch)
Sao chép 3 hoặc nhiều hơn các hình khối
Ghép 5 miếng ghép logo, hạt tròn đính
hoặc nhiều hơn theo các cách khác nhau
Bắt chước 5 hoặc nhiều hơn các hành
động chơi với đất nặn (lăn tròn, ấn, dẹt,
véo)
Đặt những miếng dán lên các tờ giấy
Mở và đóng nhiều loại hộp đựng, ban
gồm cả loại có nắp vặn
Kéo lên và kéo xuống dây khóa lớn
Xây nhiều đồ vật bằng dây, dây giày,
hoặc ống rỗng
Biết bắt chước đập, vẽ nguệch ngoạc, và
chấm bằng dụng cụ đánh dấu, bút chì
Biết cắt giấy bằng kéo
Đặt quân cờ vua và đồng xu vào mô khe
cắm
Xâu nhiều loại hạt bằng các loại dây
khác nhau
Hoàn thành bảng ghép gồm 4 - 6 miếng

Vận động thô (Cấp độ 2)

Bắt chước vận động thổ trong một loạt


các tình huống (ngồi, đứng, di chuyển)
Nhảy xuống một bậc và nhảy qua
chướng ngại vật trên mặt đất
Biết sử dụng một vài đồ chơi vận động
(leo trèo, trượt)
Ngồi trên xe 3 bánh và đây bằng bàn
chân hoặc bắt đầu với bàn đạp
Kéo xe hoặc đẩy xe cút kít
Đá bóng vào mục tiêu
Đào bằng xẻng
Tự phục vụ: Ăn (Cấp độ 2

Sử dụng khăn ăn khi có gợi ý


Tự lấy đồ ăn vào bát với các đồ dùng
Chuyển hộp đựng khi được hướng dẫn
Mang đĩa, tách và đồ dùng bằng bạc đến
chậu rửa khi ăn xong
Duy trì việc ngồi trong bàn ăn với bạn
trong khoảng thời gian bữa ăn của trẻ
Ăn và cư xử phù hợp trong nhà hàng bán
đồ ăn nhanh
Sẽ chạm đến hoặc nếm thức ăn mới đã
được giới thiệu nhiều lần
Ăn tất cả các nhóm thực phẩm
Tự uống nước một cách độc lập

Tự phục vụ: Mặc (Cấp độ 2)

Cởi quần áo một cách độc lập và để vào


giỏ (quần áo không có khóa)
Hoàn thành một vài bước của việc mặc
quần áo một cách độc lập (cần trợ giúp
với quần áo có khóa)
Cởi áo khoác ngoài, mũ (không có khỏa)
và treo lên móc

Tự phục vụ: Vệ sinh (Cấp độ 2)

Lau mặt với khăn ấm khi được hướng


dẫn
Lau mũi khi được hướng dẫn
Thực hiện tất cả các bước rửa tay
Hợp tác khi được gội đầu/cắt tóc
Chơi với 5 đồ chơi khi tắm một cách phù
hợp
Cất đồ chơi về đúng chỗ khi tắm xong
Giúp với kem dưỡng da
Chải bàn chải đánh răng lên răng
Tự đi ngủ sau khi hoàn thành các việc
trước giờ đi ngủ
Hiểu chuỗi lịch trình trước giờ đi ngủ

Tự phục vụ: Việc nhà (Cấp độ 2)

Xếp các đồ dùng bằng bạc từ khay máy


rửa bát vào khay đựng đồ dùng
Gỡ máy sấy vào giỏ
Ghép các đội bít tất với nhau
Trút nước thức ăn vào đĩa cho vật nuôi

Quan Đánh Đánh giá


Kỹ sát giá của giáo MÃ
năng Cấp độ 3
của viên/người
cha khác
mẹ

Giao tiếp tiếp nhận (Cấp độ 3)

Chú ý và tham gia với sự vui thích trong


5 - 10 phút khi người lớn đọc câu chuyện
quen thuộc sử dụng những câu đơn giản
Làm theo các câu lệnh 1 bước bao gồm
các đồ vậu hành động quen thuộc
Xác định được các đồ vật phổ biến và
hình ảnh của chúng: các mục quần áo,
các đồ vật dùng trong bữa ăn, vệ sinh,
chơi, thực phẩm
Trả lời phù hợp với câu hỏi “có/không”
về cái mình thích hơn
Nhận ra được 5 hoặc nhiều hơn các hành
động trong tranh và trong sách
Theo kịp hai hoặc nhiều hơn các chỉ dẫn
được đưa ra trong các lịch trình tình
huống (giờ đi ngủ: lấy quyển sách và
năm lên giường; đánh răng: lấy bàn chải
và kem đánh răng)
Hiểu mối quan hệ không gian của các đồ
vật (VD: bên dưới, bên cạnh)
Phân biệt các khái niệm ban đầu về kích
cỡ to/nhỏ
Phân biệt được ít nhất 4 màu sắc khác
nhau khi được hỏi
Xác định được 20 âm thanh (VD: tiếng
loài vật, chuông điện thoại; “con gì kêu
‘meo meo’?”)
Hiểu được chức năng của hành động
thông thường (lái xe đạp, cắt, ăn, ngủ, đi
bộ, uống,…)
Hiểu đại từ ám chỉ “của tôi” và “của
bạn”
Xác định được 10 hành động qua tranh,
lựa chọn, hành động đang diễn ra
Theo được nhiều hơn hai chỉ dẫn độc lập
trong hoàn cảnh mới

Giao tiếp biểu đạt (Cấp độ 3)

Nói được hai đến ba từ cho các ngữ cảnh


giao tiếp khác nhau (VD: yêu cầu, chào
hỏi, thu hút chủ ý, phản đối)
Nói được câu 2 từ trở lên để bình luận
với người khác
Gọi tên được các hành động trong bức
tranh hoặc quyển sách
Bình luận và yêu cầu liên quan đến vị trí
(lên, xuống, trong, trên, đỉnh )
Bình luận và đề nghị sử dụng dụng sở
hữu đơn giản (của tôi, của bạn)
Thể hiện bằng cử chỉ hoặc nói “tôi không
biết” trong ngữ cảnh
Thường sử dụng việc gọi tên người khác
để có được sự chú ý của họ
Gửi thành công một thông điệp tới người
khác (đi đến và nói với mẹ “xin chào")
Nói “xin chào" và tạm biệt một cách phù
hợp, cả trong khi khởi xướng hoặc đáp
lại
Sử dụng đại từ chỉ bản thân và người
khác (tôi và bạn khác nhau)
Sử dụng những từ và cử chỉ đơn giản để
mô tả trải nghiệm cá nhân
Gọi được tên của một đến hai màu sắc
Trả lời câu hỏi “cái gì” một cách phù
hợp
Trả lời câu hỏi “ở đâu” một cách phù
hợp
Trả lời câu hỏi "ai" một cách phù hợp
Hỏi câu hỏi “có/không” đơn giản sử
dụng sự nâng cao ngữ điệu
Hỏi các câu hỏi “cái gì?" , "ở đâu?"
Trả lời các câu hỏi thông tỉn đơn giản:
tên, tuổi, màu áo sơ mi,…

Kĩ năng xã hội: người lớn và các bạn cùng lứa (Cấp độ 3)

Chơi các trò chơi vận động đơn giản


(VD: chơi bóng, trốn tìm, “ring around
the Rosy - trò chơi vòng tròn )
Chia sẻ và chỉ ra đồ vật khi được người
khác yêu cầu
Bắt chước và thể hiện bài hát mới trở
chơi ngón tay trong tình huống nhóm
Đáp lại một cách phù hợp với những yêu
cầu hướng dẫn đơn giản từ các bạn cùng
lứa
Khởi đầu sự tương tác và sự bắt chước
bạn cùng lứa
Chơi song song cùng với bạn trong lịch
trình chơi đóng vai quen thuộc
Chơi luân phiên các trò chơi đơn giản
với bảng
Sử dụng thuật ngữ thể hiện sự lễ phép:
"xin", “cảm ơn”, “xin lỗi”
Bắt chước một loạt hình động vận động
thô mới lạ lúc đúng và trong khi di
chuyển như “theo người lãnh đạo” hoặc
đi giống động vật
Tham gia hoạt động chơi gồm những
đoạn nói chuyện ngắn
Thường xuyên lôi kéo sự chú ý của
người khác bằng việc dùng lời nói, cử
chi để bình luận, chi ra, chia sẻ, và đề
nghị về các đồ vật
Đáp ứng sự mời gọi của người khác bằng
việc tham gia chủ ý với việc nhìn và bình
luận
Xác định, nhận ra các sắc thái biểu cảm
(hạnh phúc, buồn, tức giận, sợ hãi) trong
ảnh, từ những cái khác và/hoặc qua các
hình vẽ nét
Thể hiện truyền đi các sắc thái biểu cảm
tử tranh ảnh, những cái khác và hoặc các
hình vẽ nét
Tự thể hiện các phản ánh cảm xúc trên
khuôn mặt mình (hạnh phúc, buồn, tức
giận, sợ hãi)

Nhận thức (Cấp độ 3)

Ghép các chữ thành tên mình


Ghép các chữ
Ghép các từ
Ghép các con số
Nhận biết và thể hiện một vài chữ cái,
con số, hình dạng và màu sắc.
Chơi các trò chơi liên quan đến như trò
giấu đồ
Phân loại đồ vây tranh ảnh thành 8 loại
Hiểu mối quan hệ giữa các biểu tượng về
số lượng thông qua chữ số 5
Đếm chính xác số lượng 5 đồ vật
Sắp xếp từ 3 bức tranh trở lên theo đúng
trình tự và sử dụng những từ " đầu tiên",
“sau đó” để kể lại trình tự trong tranh

Chơi (Cấp độ 3)

Chơi các trò chơi xây dựng bao gồm một


chuỗi hành động kết hợp với sử dụng các
đồ vật khác nhau (VD: xe tải đi trên
đường, viên gạch xếp thành các tòa nhà,
những hạt để làm thành vòng cổ)
Kết nối ít nhất 3 hành động trong một trò
chơi
Thực hiện từ hai hành động trở lên khi
chơi với búp bê hoặc thú bông khi được
hướng dẫn
Biết đặt để những đồ vật lên những đổ
chơi gỗ nhỏ, những phương tiện giao
thông nhỏ một cách phù hợp
Thực hiện được một số động tác chơi với
búp về hoặc con vật một cách tự nhiên
Chuẩn bị những đồ dùng cho một chủ đề
chơi
Vận động tinh (Cấp độ 3)

Hoàn thành miếng ghép hình 5 đến 6


mảnh
Bắt chước vẽ hình tròn, dấu nhân, hình
vuông, đường chéo
Bắt chước và xây dựng những cấu trúc
khối sử dụng đồ chơi dựng (các khối,
Legos, Tinker Toys…)
Buộc một mũi khâu/mũi đan
Di theo đường thẳng và đường cong với
ngón tay và công cụ vẽ
Sử dụng một loạt công cụ để nhặt hoặc
thả đồ vật: cái kẹp, cái nĩa,…
Di theo các hình dạng khác nhau
Cầm kéo bằng tay thuận và sử dụng tay
còn lại để giữ và lật giây
Cắt theo dòng kẻ - đường thẳng và
đường tròn
Thực hiện các bức tranh với hai bước
đơn giản (cắt và dán, đóng dấu với mực
dấu, gấp giấy và cắt theo đường gấp)
Sử dụng một loạt các công cụ khác nhau
để tạo ra những hình dạng khác |nhau khi
chơi với đất nặn

Vận động thô ( Cấp độ 3 )

Đi xe đạp 3 bánh (đạp và lái, theo đường


vạch sẵn)
Đá chân và giữ thăng bằng tốt
Sử dụng các thiết bị chơi ngoài trời có hỗ
trợ
Trẻ có thể giữ thăng bằng khỉ chạy và
đổi hướng trong trò chơi đuổi bắt với
người lớn và với bạn
Bắt chước hành động vận động thô với
chuyển động theo bài hát và âm nhạc
Ném thấp tay vào mục tiêu
Nhảy chụm 2 chân về phía trước
Nhảy lò cò

Tự phục vụ (Cấp độ 3)

Sử dụng thìa, nĩa và cốc một cách gọn


gàng và không làm đổ
Cư xử phù hợp trong nhà hàng
Sử dụng các biểu tượng hoặc hệ thống ký
hiệu khác để lựa chọn, liệt kê… một cách
độc lập khi ở nhà hoặc ở trường
Mang đồ dùng cá nhân vào hoặc lấy đồ
từ ô tô, trường học và nhà
Mở và đóng ba lô một cách độc lập; cho
đồ vào và lấy đồ ra khi được yêu cầu
Mặc và cởi quần áo vào những lúc phù
hợp (kéo mở khóa khóa áo và khuy bấm)

Tự phục vụ: Vệ sinh (Cấp độ 3)

Sử dụng nhà vệ sinh một cách độc lập tất


cả các bước
Tự thao tác với trang phục khi đi vệ sinh
nhưng không nhanh được
Hoàn thành tất cả các bước rửa tay một
cách độc lập
Biết tự lau mặt khi được đưa khăn ấm
lên tay
Che miệng khi ho và hắt hơi
Tự động hợp tác trong khi tắm và làm
khô người sau khi tắm
Chải răng với bàn chải, có thể nhổ bọt ra
ngoài

Tự phụ vụ: Việc nhà (Cấp độ 3)

Cho thú nuôi ăn/uống


Giúp đỡ dọn bàn
Giúp đỡ lau sạch máy rửa bát
Cất quần áo sạch vào ngăn kéo
Tự dọn đồ của mình yêu thích

Quan Đánh Đánh giá


Kỹ sát giá của giáo MÃ
năng Cấp độ 4
của viên/người
cha khác
mẹ

Giao tiếp tiếp nhận (Cấp độ 4)

Hiểu các khái niệm khác nhau mô tả mối


quan hệ về thể chất
Nhớ được 10 – 15 mục sử dụng hai đến
ba các tiêu chí (VD: kích cỡ, số lượng,
màu sắc , nhãn đối tượng )
Hiểu các đại từ liên quan đến giới tính
Hiểu được các từ so sánh: to hơn, ngắn
hơn, nhỏ hơn , nhiều nhất, ít nhất, một
vài, nhiều,…
Hiểu mối quan hệ không gian bao gồm
các đồ vật và giới từ: đằng sau, phía sau
lưng, phía trước mặt,….
Hiểu sự phủ định (VD: cái hộp không có
bóng, cậu bé không ngồi)
Hiểu sự sở hữu và mối quan hệ một phần
- tổng thể
Biểu lộ sự chú ý vào câu chuyện ngắn và
hiệu các đoạn của câu chuyện bằng việc
phản ứng với các câu hỏi (cái gì và ai)
Phản ứng với câu hỏi “có không” để
nhận dạng
Trả lời các câu hỏi về trạng thái thể chất
Trả lời các câu hỏi về thông tin cá nhân
Hiểu được “giống” và “khác”
Hiểu các khái niệm số lượng
Nhận diện được những điểm đặc trưng
của đồ vật
Trả lời các câu hỏi liên quan đến các loại
đồ vật tranh ảnh
Hiểu được quá khứ và tương lai
Hiểu được thể bị động
Hiểu được mối quan hệ thời gian
Làm theo được chỉ dẫn bằng lời gồm 3
phần không liên quan đến nhau

Giao tiếp thể hiện (Cấp độ 4)

Trả lời các câu hỏi phức tạp (tại sao, như
thế nào,…)
Mô tả được chức năng của đô vật khi trả
lời câu hỏi (VD: con làm gì với dĩa?)
Nói được câu gồm 3 đến 4 từ một cách
nhất quán
Sử dụng các cụm danh từ khác nhau
Sử dụng các cụm giới từ (VD: bên dưới,
bên cạnh, đằng sau, phía sau lưng, phía
trước mặt)
Sử dụng các cụm động từ khác nhau
(VD: anh ta khóc, cô ấy thích anh ấy, cô
ấy hạnh phúc, anh ấy hạnh phúc, có thể,
nên, sẽ)
Biểu hiện sự trình bày đúng đắn ít nhất
80% các phụ âm và phụ âm ghép lẫn
trong lời nói
Mô tả những trải nghiệm gần đây, sử
dụng câu 3 đến 4 từ
Yêu cầu sự cho phép để tiếp tục một
hành động
Sử dụng dạng số nhiều
Sử dụng các từ sở hữu (VD: của anh ta,
của cô ta, cái mũ của mẹ)
Sử dụng thì quá khứ thông thường
Sử dụng mạo từ như “cái, chiếc, con,…
Biết so sánh ngang bằng và so sánh hơn
nhất
Sử dụng thể phủ định với động từ bổ trợ
Sử dụng dạng động từ ở thì hiện tại tiếp
diễn
Sử dụng từ ngữ để mô tả các trạng thái
về thể chất
Trả lời các câu hỏi về trạng thái thể chất:
“con làm gì khi con là…?”
Sử dụng tên phân loại cho những đồ vật
giống nhau
Mô tả đặc trưng của các đồ vật
Sử dụng đại từ phản thân
Trả lời điện thoại một cách phù hợp, bao
gồm việc hỏi thông tin cá nhân của
người kia
Tham gia một cuộc hội thoại được một
người lớn khởi xướng trong hai đến ba
câu qua lại liên tiếp kết hợp với một loạt
kĩ năng (VD: bình luận qua lại, trả lời và
hỏi thông tin)
Khởi xướng và duy trì một cuộc hội
thoại với việc tự tạo ra chủ đề giao tiếp
với một người lớn
Mô tả từ 2 đến 3 sự kiện liên tiếp của
hành động (VD: đi thăm bà)
Biểu lộ "Tôi không biết” đi kèm với cử
chỉ
Hỏi để làm sáng tỏ nếu không hiểu điêu
đang được nói đến
Tham gia vào các chủ đề khác nhau
trong suốt cuộc hội thoại
Sửa lại câu hội thoại của mình khi người
nghe không hiểu
Trả lời các câu hỏi về bản thân hoặc
người khác

Các kĩ năng xã hội (Cấp độ 4)

Rủ bạn cùng chơi


Dùng cách nói lịch sự như “xin lỗi”, “rất
tiếc”
Tìm người khác để cảm thấy dễ chịu
trong khung cảnh nhóm
Bày tỏ cảm xúc riêng một cách thích hợp
Chơi luân phiên trong điều kiện tự nhiên
một cách độc lập
Mô tả một sự kiện hoặc một trải nghiệm
với bạn cùng lứa
Xác định được điều gì khiến bản thân
cảm thấy hạnh phúc, buồn bực, phát
điên, sợ hãi.
Xác định được cảm xúc cơ bản của
người khác dựa trên tình huống
Bắt đầu phát triển các chiến lược ứng
phó khi cảm thấy buồn, bực tức, hoặc sợ
hãi

Nhận thức (Cấp độ 4)

Đếm thuộc lòng đến 20


Đếm các đồ vật tương ứng 1:1 đến 10
Chỉ ra được “một”, “một vài”, “nhiều"
“một chút”, “tất cả”, “nhiều hơn", “hầu
hết”
Chỉ ra được số lượng trong phạm vi 10
Hiểu giới hạn của khái niệm số lượng
Hiểu giới hạn của mối quan hệ không
gian
Ghép và hiểu được 5 đến 10 từ có liên
quan đến đồ vật
Có thể đọc được một số từ
Có thể nhận ra tên mình được viết trong
5 từ viết sẵn
Đọc chữ ký và biểu tượng
Xác định được các số và các chữ cái
Chỉ ra được sự đối lập và sự trái nghĩa

Chơi (Cấp độ 4)

Thể hiện hành động của các ngón tay khi


chơi
Sử dụng vật thay thế để chơi những trò
chơi tưởng tượng
Đặt tên cho hành động và giả vờ đồ dùng
trong khi chơi
Tự mình kết nối 3 (hoặc nhiều hơn) hành
vi liên quan trong một chủ đề chơi
Chỉ dẫn cho bạn cùng chơi
Có khả năng chơi theo các chủ đề sự
kiện khác nhau (VD: bữa tiệc sinh nhật,
McDonald's, bác sĩ), bao gồm việc sử
dụng nguyên văn lời nói
Chơi theo các chủ đề câu chuyện khác
nhau
Nhận ra một điểm đặc trưng và thể hiện

Theo kịp chỉ dẫn của người khác trong
khi chơi

Vận động tinh (Cấp độ 4)

Tô màu bức tranh với sự chính xác, sử


dụng nhiều màu khác nhau
Bắt chước về hình tam giác, các chữ cái
sử dụng công cụ vẽ phù hợp
Nhớ lại và vẽ các đường kẻ, các hình, và
viết một vài chữ cái với các số
Bắt chước và sao chép một loạt chữ cái,
số và hình
Viết được tên mà không cần mẫu
Nối các điểm thành hình, chữ cái
Tô màu trong khung hình có sẵn
Nối các chấm với công cụ vẽ
Nối tương ứng tranh, từ ngữ, hình
Sao chép một loạt các hình vẽ đơn giản
(VD: khuôn mặt, cái cây, ngôi nhà, bông
hoa)
Gấp tờ giấy làm đối và cho vào trong
phong bì
Cát theo góc, cắt theo đường kẻ thẳng và
đường cong
Cắt các hình đơn giản
Hoàn thành tác phẩm nghệ thuật 3 bước -
cắt, tô màu và dán
Sử dụng chối sơn, tem, đánh dấu, bút
chì, tẩy để hoàn thành các hoạt động
nghệ thuật
Sử dụng một giá vẽ với công cụ vẽ
Xây dựng với một loạt vật liệu xây dựng
với thiết kế của riêng mình và sao chép
các mẫu đơn giản từ tranh ảnh hoặc các
mẫu 3D
Xếp các miếng ghép ăn khớp nhau, trên
sàn hoặc trong khay
Sử dụng dây băng, kẹp giấy, chìa khóa
một cách phù hợp

Vận động thô (Cấp độ 4)

Chơi đuổi bắt với bóng cũng bạn cùng


tuổi
Ném quả bóng tennis hoặc bóng chày
cho người khác, ném bóng cao tay và có
định hướng và theo cách giơ tay lên cao
Sử dụng tất cả các dụng cụ trong sản
chơi một cách độc lập: sử dụng xích đu,
vòng quay ngựa gỗ
Đá vào quả bóng đang lăn
Chơi các trò chơi khác nhau với bóng:
ném bóng vào rổ, đánh bóng chày bằng
gậy, bóng nảy, chơi golf, ném túi hạt đậu
Lái xe đạp một cách tự tin: có thể kiểm
soát được tốc độ, điều khiển và phanh
Chạy nhanh và nhảy
Đi trên cầu thang bằng, gờ vỉa hè, các
đường cong đi bộ mà không bị ngã
Chơi các trò chơi vận động (VD: đèn đỏ
đèn xanh,…)

Tự phục vụ (Cấp độ 4)

Kiểm soát tất cả các bước bao gồm tự đi


vệ sinh theo như mức độ đạt được của
các bạn cùng lứa
Tự đi vệ sinh khi có nhu cầu
Tự rửa tay một cách độc lập như các bạn
Sử dụng khăn mặt để rửa mặt một cách
độc lập
Tự chải đầu
Hành động giúp đỡ khi tắm và làm khô
sau khi tắm
Tự thực hiện tất cả các bước đánh răng,
dù không kỹ lưỡng như người lớn
Tự cài cúc quần áo, tự bấm khuy, và tự
kéo khóa
Hỉ mũi khi thích hợp, sử dụng khăn giấy
để che khi hắt hơi, che miệng khi ho và
hắt hơi
Dừng lại quan sát hai bên rồi mới sang
đường
Đi bộ an toàn bên cạnh người lớn một
cách độc lập trong bãi đỗ xe, cửa hàng
Giúp đỡ sắp xếp bàn ăn
Sử dụng dao để phết bơ lên thức ăn
Lau sạch sau khi làm đổ
Tự rót đồ uống từ chai nhỏ
Đặt bát đĩa vào chậu rửa, giá đựng hoặc
máy rửa bát
Thực hiện hai bước khi ăn nhẹ
Giúp đỡ việc nấu nướng: khuấy, rót,…

You might also like