You are on page 1of 8

HỌ VÀ TÊN: Trần Thị Tuyết Mai

SINH NGÀY :13/10/1983


MÃ SV: 20013991
LỚP: QH-2020-S HÀ ĐÔNG
ĐỀ TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ MẦM NON
Câu 1 (4 điểm): Trình bày khái niệm giáo dục hòa nhập.Chọn một nhóm trẻ mầm
non có nhu cầu giáo dục hòa nhập, phân tích đặc điểm và nhu cầu giáo dục của
nhóm trẻ đó (nêu số liệu định lượng từ nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu đặc điểm
định tính từ những tài liệu khoa học chính thống).
Câu 2 (6 điểm): Thiết kế bài học cho một trường hợp trẻ có nhu cầu hòa nhập cụ
thể, trong đó nêu rõ thông tin, đặc điểm, nhu cầu của trẻ và nhấn mạnh lý do vì sao
anh (chị) lại chọn bài học và phương pháp dạy học như vậy.

BÀI LÀM:

Câu 1:

Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người
không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Như vậy giáo dục hòa nhập có nghĩa là để
thực hiện các chính sách thực hiện giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm
việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc
lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa
nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho
trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập  đó là xu hướng chính của cuộc sống bằng việc
hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn
bè bình thường đồng tranh lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường có hội
học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và
yếu của những bạn bè khuyết tật. Như vậy chúng ta có thể hiểu là “hòa nhập”
không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà còn cho trẻ bình thường. Sự hòa
nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ đó là trẻ bình thường và trẻ
khuyết tật. Bên cạnh đó chúng ta thấy hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ trẻ
khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Theo đó
cần có giải pháp để thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật
được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. Việc
thiết lập những bước rõ ràng là vai trò của các giáo viên.
Trẻ khuyết tật ngôn ngữ là những trẻ em có khó khăn đáng kể về nói và/hoặc về
đọc viết gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập.
Có 2 loại khó khăn về nói:
+ Nặng: Không nói được ( câm nhưng không điếc), nói khó, mất ngôn ngữ (có thể
mất hoàn toàn hoặc 1 phần).
+ Nhẹ: Nói ngọng, nói lắp, nói giọng mũi, nói nghe không rõ.
Đặc điểm của trẻ khuyết tật về nói.
– Phát âm không thường xuyên; Không bắt chước tiếng động; Biết nói muộn.
– Thể hiện những cố gắng giao tiếp bằng lời một cách khó khăn
– Khó khăn về nói chủ yếu là biểu hiện khó khăn về khả năng phát âm rõ ràng và
quá trình phát âm hoặc việc tạo ra lời nói, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
– Một số biểu hiện khác như có vấn đề về giọng và về độ trôi chảy, ví dụ như nói
bị ngắt, lắp bắp
– Trẻ có thể bỏ qua từ khi nói, hoặc phát âm sai những từ thông thường
=> Khi gặp khuyết tật nói trẻ thường có hệ quả:
- Phát âm khó nghe
- Gặp khó khăn trong việc diễn đạt
- Khó khăn về giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp sử dụng ngôn ngữ nói
- Phản ứng chậm khi giáo viên hỏi
- Gặp khó khăn với các kỹ năng đọc
- Tư duy ngôn ngữ chậm và có thể kém phát triển

Phương pháp giáo dục cho nhóm trẻ khuyết tật nói
- Phương pháp phục hồi và phát triển khả năng phát âm theo thành phần âm tiết.
- Phát triển khả năng phát âm phụ âm đầu âm tiết, bằng cách:
+ Tách phụ âm đầu ra khỏi âm tiết để luyện. VD: lanh lợi, ta tách phụ âm đầu “l”.
+ Luyện phát âm đó theo vị trí cấu âm và phương thức phát âm chuẩn, sử dụng
phương pháp nghe - nhìn - bắt chước, phát âm chuẩn.
- Phương pháp phát triển khả năng phát âm đệm:
+ Sử dụng phương pháp âm tiết trung gian theo quy trình: Xác định âm vị - Lập
quy trình phát âm - Luyện phát âm.
- Phát triển khả năng phát âm âm chính:
+ Luyện phát âm đúng, riêng biệt các nguyên âm đôi.
+ Ghép nguyên âm đó với nguyên âm cuối, luyện tập mở rộng dần trường ngôn
ngữ từ âm tiết đến từ, câu…
- Phát triển khả năng phát âm âm cuối:
+ Sử dụng phương pháp sử dụng âm tiết trung gian theo quy trình: Xác định âm vị
- Lập quy trình phát âm - Luyện phát âm.
- Phát triển khả năng phát âm chuẩn thanh điệu
+ Sử dụng phương pháp âm tiết trung gian theo quy trình: Xác định âm vị - Lập
quy trình phát âm - Luyện phát âm.
* Phát triển vốn từ và khả năng ngữ pháp.
- Phương pháp phát triển vốn từ của trẻ.
- Phương pháp phát triển khả năng ngữ pháp cho trẻ.
* Rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ trong và ngoài giờ học các môn.
- Phương pháp dạy học trong lớp có HS khuyết tật ngôn ngữ
+ Căn cứ vào nội dung của từng bài học cụ thể, sáng tạo 4 phương pháp rèn luyện
câu, âm thành các trò chơi rèn luyện trong và ngoài giờ học.
+ Trong mỗi bài học (chủ yếu là bài tập đọc), tập trung luyện phục hồi khả năng
phát âm từ 2 đến 3 từ cho HS.
+ Tổ chức hoạt động giờ học
+ Điều chỉnh về luyện đọc cho phù hợp với HS khuyết tật ngôn ngữ.
+ Lập quy trình phục hồi hay chuẩn bị phần rèn luyện trong và ngoài giờ học.
- Xác định mục tiêu cho một bài học cụ thể. Mục tiêu hành vi căn cứ vào thực
trạng ngôn ngữ và kiến thức cần cung cấp của bài dạy (những tiếng, từ, cụm từ cần
rèn luyện, phục hồi về ngôn ngữ của trẻ).
- Lập kế hoạch bài dạy cụ thể cho lớp học hoà nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ. Trong
đó cần lưu ý đến phương tiện dạy học. 

- KL sư phạm: Đối với nhóm trẻ có khuyết tật về nói ta cần:

+ Can thiệp sớm bằng cách huấn luyện trẻ các kỹ năng giao tiếp cho trẻ đemáy
nghe càng sớm càng tốt đối với những trẻ còn khả năng nghe…

+ Chú ý hình thành ngôn ngữ cho trẻ theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, có đối
chiếu so sánh và khát quát hoá. Sử dụng mọi loại hình giao tiếp có thể nhằm
giúp trẻ hiểu vấn đề. + Dạy theo 1 hệ thống và chia thành nhiều bước nhỏ,
có trình tự để dẫn đến đích.

+ Lập chương trình học ở nhà với sự tham gia của các thành viên trong gia đình.

+ Tạo cơ hội để trẻ biểu đạt ý muốn, nguyện vọng và sử dụng ngôn ngữ.
Câu 2:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN THÁNG 04/2023

Họ tên trẻ: Nguyễn Khôi Nguyên - Lớp 4 tuổi.

Đặc điểm: Trẻ bị Phổ tự kỷ. (Trẻ không nói, không biết giao tiếp bằng mắt,
không tương tác với người, với đồ vật, xếp đồ vật trên 1 đường thẳng, có hành
vi lặp lại)

Số tiết hỗ trợ trong tuần: 5h /tuần

1.Mục tiêu dạy học:

1.1 Phát triển nhận thức qua các mục tiêu sau:

 Chỉ và gọi tên một số đồ dùng cá nhân như: quần áo, dép, mũ, ba lô…(tiếp)
 Tiếp tục chỉ các bộ phận cơ thể.
 Tập phát âm các âm tiết tiếng việt theo bảng chữ cái.
 Nghe đọc thơ “ chiếc ba lô “ ( mẹ sắm ba lô- cho bé đến trường- mỗi sớm
ngủ dậy- bé sắp quần áo- sữa vào ba lô- miệng rúi rít gọi- mẹ đưa tới trường)
 Hát và vận động cùng cô bài hát “ bé tập thể dục buổi sáng”

1.2 Tăng cường hành vi ngôn ngữ qua các mục tiêu sau:

 Hành vi hiểu ngôn ngữ:Hiểu được các câu lệnh có một mệnh lệnh như: cất
đồ, lấy đồ, nhặt đồ, cầm, đưa đồ.
 Hành vi ngôn ngữ diễn đạt: phát âm theo cô các âm tiết tiếng việt …
1.3 Tăng cường khả năng vận động ( tinh, thô) và rèn tập trung chú ý qua các
mục tiêu sau:
 Vận động tinh: Xâu hạt
 Vận động thô: Đi bộ trên thảm gia
 Kỹ năng tự phục vụ: Tụt/ kéo quần khi đi vệ sinh
 Hành vi: Hạn chế hành vi cầm đồ chơi trên tay.

2.Đồ dùng dạy học:

 Lô tô đồ dùng cá nhân
 Môi trường lớp học
 Xâu hạt
 Bài hát : Bé tập thể dục buổi sáng.
 Bài thơ : Chiếc ba lô
 Thảm gai
 1 số đồ dùng học tập gắn liền với từng giờ dạy cụ thể

3. Nội dung và phương pháp cụ thể:

stt Lĩnh vực Nội dung Phương pháp Kết quả


Đạt Không
đạt
-Chỉ và gọi tên -Giới thiệu về các đồ dùng cá nhân
một số đồ dùng cho trẻ quan sát.
cá nhân như: -Đảo tranh chậm, có di chuyển để
quần áo, dép, trẻ di chuyển mắt nhìn theo.
mũ, ba lô… -Hỏi trẻ đây là cái gì?
-ba lô đâu?\
-Lấy/ cầm/ đưa các đồ dùng theo
yêu cầu của cô.
-Tiếp tục chỉ các -Giáo viên hướng dẫn trẻ chỉ trước.
bộ phận cơ thể. -Trợ giúp để trẻ chỉ theo.
1 Nhận -Giảm dần trợ giúp để trẻ thực hiện
thức. khi được yêu cầu.
-Tập phát âm -Trẻ quan sát và bắt chước cô để
các âm tiết tiếng phát âm.
việt theo bảng -Cô trợ giúp trẻ, khi trẻ gặp khó
chữ cái. khăn.

-Nghe hát và -Cô hát cho trẻ nghe vài lượt.


vận động cùng -Hát từng câu cho trẻ hát theo.
cô bài hát bé tập -Trẻ vận động theo nhịp bài hát.
thể dục buổi -Trẻ chủ động hát và vận động theo
sáng” nhạc khi cô yêu cầu.

Nghe đọc thơ “ -Đọc từng câu cho trẻ nghe.


Chiếc ba lô” -Đọc chậm cho trẻ đọc vuốt đuôi.
-Trẻ thực hiện theo mệnh lệnh.
2 Hành vi Hành vi hiểu -Hiểu được các câu lệnh có một
ngôn ngôn ngữ. mệnh lệnh như: cất đồ, lấy đồ, nhặt
ngữ đồ, cầm, đưa đồ.

Hành vi ngôn -phát âm theo cô các âm tiết tiếng


ngữ diễn đạt: việt …

3 Vận Xâu hạt -Làm mẫu cho trẻ xem


động -Hướng dẫn trẻ thực hiện theo mẫu
tinh -Giảm dần trợ giúp để trẻ thực hiện .
3 Vận Đi bộ trên thảm -Thực hiện mẫu cho trẻ xem
động thô gai -Hướng dẫn trẻ thực theo mẫu
-Giảm dần trợ giúp để trẻ thự hiện .
4 Kỹ năng Tụt/ kéo quần -Thực hiện mẫu.
tự phục khi đi vệ sinh. -Hướng dẫn trẻ thực hiện theo mẫu.
vụ -Giảm dần trợ giúp để trẻ tự thực
hiện .
5 Hành vi -Hạn chế hành -Khi trẻ cầm đồ chơi, cô lấy đi, và
vi cầm đồ chởi đưa trẻ vào hoạt động giúp trẻ quên
tên tay hài lòng. đi.
-Khen gợi trẻ khi trẻ tham gia các
hoạt động cùng cô.
6 Củng cố Hệ thống lại GV đưa ra một trò chơi, hay một
toàn bộ nôi hoạt động nào đó xuyên suốt nội
dung đã học dung dạy của tiết học nhằm củng cố
lại kiến thức và thích thích nhu cầu
học ở các tiết học tiếp theo.

Thiết kế 1 bài học dành cho bạn Trần Anh Quân– 4 tuổi:
Đặc điểm: Trẻ bị Phổ tự kỷ. (Trẻ không nói, không biết giao tiếp bằng mắt,
không tương tác với người, với đồ vật, xếp đồ vật trên 1 đường thẳng, có hành
vi lặp lại)

Hoạt động chỉ bộ phận trên cơ thể


Bước 1: Giáo viên hướng dẫn trẻ các bộ phận trên cơ thể của trẻ ( để trẻ chỉ và gọi
tên các bộ phận trên cơ thể của trẻ-> trên cơ thể của cô-> trên mô hình-> Trên các
bài tập đơn giản có sử dụng lô tô gắn lên các bộ phận của mô hình).
Bước 2: Giáo viên có thể giảm dần sự trợ giúp để có trẻ tự làm khi trẻ có sự tiến
bộ.
Bước 3: Giáo viên để trẻ tự thực hiện.
Bước 4: Giáo viên có thể yêu cầu trẻ thực hiện theo đúng yêu câu của cô.

You might also like