You are on page 1of 44

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẨM LỆ

TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI 3

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG


CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ

Chủ đề : CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG


MẦM NON
Nhóm : 18 - 24 tháng

Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Hoàn

Năm học: 2020-2021


1
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
Thời gian thực hiện: 2 tuần ( Từ 19/10/2020 đến 31/10/2020)

MỤC TIÊU NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG


I. Phát triển thể chất I. Phát triển thể chất I. Phát triển thể chất
1. Dinh dưỡng và sức 1. Dinh dưỡng - Sức 1. Dinh dưỡng và sức
khoẻ khỏe khoẻ
Mục tiêu 1: Trẻ thích - Làm quen với chế độ - Tập ăn cơm với các
nghi với chế độ ăn cơm ăn cơm nát và các loại loại thức ăn khác nhau ở
nát, có thể ăn được các thực phẩm khác nhau. trường.
loại thức ăn khác nhau.
Mục tiêu 2: Trẻ ngủ được - Làm quen với chế độ - Tập ngủ 1 giấc trưa.
một giấc buổi trưa ngủ 1 giấc trưa khoảng
150’
Mục tiêu 3: Trẻ biết “ - Tập 1 số thói quen tốt - Rửa tay trước khi ăn,
gọi” người lớn khi có nhu trong sinh hoạt sau khi đi vệ sinh.
cầu đi vệ sinh. - Gọi cô khi bị ướt, bị
bẩn.
Mục tiêu 4: Trẻ làm được - Tập ngồi vào bàn ăn. - Tập ngồi vào bàn ăn
một số việc với sự giúp khi giờ ăn
đỡ của người lớn
2. Phát triển vận động 2. Phát triển vận động 2. Phát triển vận động.
Mục tiêu 5: Trẻ thực hiện - Tập động tác phát *Thể dục buổi sáng:
được các động tác ttrong triển các nhóm cơ và
- Hô hấp:  Tập hít vào,
bài thể dục: hít thở, tgay, hô hấp: Tay,lưng,
thở ra.
lưng, bụng, chân và bật bụng, lườn, chân.
- Tay: giơ cao, đưa ra
Mục tiêu 6: Trẻ giữ được
phía trước, đưa sang
thăng bằng cơ thể khi đi + Đi có bê vật trên tay
ngang, đưa ra sau kết
theo đường thẳng(ở trên + Đứng co 1 chân
hợp với lắc bàn tay
sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ
- Lưng, bụng, lườn: cúi
trên 2 tay và đứng co 1
về phía trước, nghiêng
chân
người sang 2 bên, vặn
Mục tiêu 7: Trẻ biết tháo
người sang 2 bên.
lắp, xếp chồng được 2,3 - Tháo lắp,lồng hộp
-  Chân: ngồi xuống,
khối trụ tròn vuông
đứng lên, co duỗi từng
chân.
+ Đi có bê vật trên tay
+ Đứng co 1 chân

2
II. Phát triển nhận thức
II. Phát triển nhận
Mục tiêu 8: Trẻ biết sờ, thức - Trò chuyện về cô giáo
nắn, nhìn, nghe…. để - Nhận biết một số đồ và các cô trong trường
nhận biết đặc điểm nổi dùng, đồ chơi quen - Trò chuyện về cô cấp
bật của đối tượng thuộc dưỡng và bác bảo vệ

Mục tiêu 9: Trẻ chỉ và


nói được tên của mình, - Tên của cô giáo
các cô chú trong trường - Tên một số cô chú
trong trường

III. Phát triển ngôn ngữ


III. Phát triển ngôn III. Phát triển ngôn
Mục tiêu 10: Trẻ thực ngữ ngữ
hiện được các yêu cầu - Nghe và thực hiện - Tập cất đồ chơi lên kệ
đơn giản một số yêu cầu đơn
giản: Đi đến đây, đi rửa
Mục tiêu 11: Trẻ biết đọc tay
tiếp tiếng cuối của câu - Đọc theo, đọc tiếp * Nghe đọc thơ:
thơ khi nghe các bài thơ cùng cô tiếng cuối của - Bàn tay cô giáo
quen thuộc. câu thơ. - Chim hót
- Nghe các bài thơ, Đọc đồng dao: chi chi
đồng dao, ca dao, chành chành
chuyện kể đơn giản - Xem tranh, video, hình
theo tranh ảnh về ngày hội cô và
mẹ...

* Trò chơi: Các bạn


cùng chơi, Bé chơi cùng
bạn

3
IV. Phát triển tình cảm IV. Phát triển tình IV. Phát triển tình cảm
và kĩ năng xã hội cảm và kĩ năng xã hội và kĩ năng xã hội
Mục tiêu 12: Trẻ thích - Thích chơi với đồ - Chơi lắp ghép, lon,
chơi với đồ chơi, có đồ chơi, có đồ chơi yêu Chơi lăn vòng, Chơi với
chơi yêu thích và quan sát thích bóng, túi cát. Chơi với
một số con vật đồ chơi chút chít, Chơi
với đồ chơi các góc,
Chơi đóng mở nắp
hộp,đóng đồ vật,Chơi bỏ
vào lấy ra
- Trẻ chào cô, chào bố
mẹ ...trước khi đến lớp,
Mục tiêu 13: Trẻ biết - Tập thực hiện một số ra về.
chào tạm biệt khi được hành vi giao tiếp như:
nhắc nhở Chào, tạm biệt, cám ơn
- Nói từ “ạ”, “dạ” - Tập bế búp bê
- Cho búp bê ăn
Mục tiêu 14: Trẻ bắt - Tập sử dụng đồ dùng, - Ru búp bê ngủ.
chước được vài hành vi đồ chơi
XH đơn giản - Thích bắt chước
người lớn (bế búp bê,
cho búp bê ăn, ru búp
bê ngủ, tắm cho búp
bê, nghe điện thoại
Mục tiêu 15: Trẻ thích - Thích nghe hát, nghe *Dạy hát
nghe hát, hát và vận động nhạc, nghe âm thanh -Cô và mẹ
đơn giản theo nhạc của các nhạc cụ. - Đi dạo
- Hát theo và tập vận
động đơn giản theo
nhạc (dậm chân, lắc lư,
vỗ tay…)
- Hát theo vài từ cuối
của câu hát

Mục tiêu 16: Trẻ biết xếp - Xếp chồng và xếp - Xếp chồng
hình, nặn, xé, xâu hạt cạnh nhau thành ô tô, - Xâu hạt
cùng cô ngôi nhà 1 tầng, tàu
hỏa, đường đi; chơi với
những vỏ hộp như lon
nước ngọt, hộp sữa,
bao diêm.. - Vò xé giấy
- Xâu hạt có đường * Tham quan các lớp,
kính là 5-6 ly, dây xâu Tham quan vườn rau
dài khoảng 15-20cm; trong trường, tham quan
4
xâu hạt theo màu đỏ phòng y tế, tham quan
hoặc xanh phòng bảo vệ...
- Chơi xé giấy - Quan sát vườn hoa,
cây xanh trong sân
trường
- Dạo chơi, nhặt lá vàng
rơi
- Trao đổi với phụ huynh
về tình hình cháu mới
đến lớp

5
CHUẨN BỊ
* CÔ:
- Sưu tầm các nguyên vật liệu, phế liệu có sẵn: các loại hột hạt, lá khô, giấy loại,
hộp sữa, rơm rạ, len vụn, mùn cưa…
- Các loại sách báo, tạp chí
- Mô hình khu vườn cách trẻ 3m, trái cây, rổ
- Vi deo cô giáo đang múa hát cùng bé, các bạn đang chơi,bé đang tháo lắp vòng,
các bạn nhỏ đi rước đèn
- Slide về nội dung câu chuyện: Bé My đi học, ngày Tết trung thu
- P.p về lớp học của bé có cô giáo và các bạn
- Đĩa nhạc: Cô và mẹ, Qủa bóng, Đi nhà trẻ, Lời chào buổi sáng, Rước đèn dưới
ánh trăng,Vui đến trường
- Tranh vẽ về các bạn nhỏ đi nhà trẻ và cô giáo.
- Xắc xô, thanh gõ, trống
- Bộ tháo, lắp vòng
- Tranh lôtô về ô tô, quả bóng, rổ, khối, chữ nhật, ngôi trường, lồng đèn, túi đựng
đồ, Ô tô, búp bê, hộp quà, Hạt nhựa, dây xâu, Trống, kèn
- Bộ hộp gồm 2- 3 kích thước khác nhau
* TRẺ:
- Mang lồng đèn đến lớp
* PHỤ HUYNH:
- Xin phụ huynh ủng hộ các loại lịch, tạp chí, giấy báo cũ, giấy A4 đã
sử dụng 1 mặt,
chén đĩa giấy, nhựa...

6
MỞ CHỦ ĐỀ:
TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU

- Cô trò chuyện với trẻ :


+ Con tên gì?.
- Cô cho trẻ nhận biết tên cô giáo, tên các bạn, làm quen bạn mới.
- Cô mở nhạc bài hát: Lời chào buổi sáng cô và trẻ cùng hát
- Cho trẻ xem tranh trang trí các góc

7
CHỦ ĐỀ
TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN
(Từ ngày 03/09/2019 đến ngày27/09/2019)

TUẦN I  : LỚP HỌC CỦA BÉ

( Từ ngày 03/09 /2019 đến ngày 06/09/2019 )

TUẦN II  : BÉ VUI TẾT TRUNG THU

( Từ ngày 09/09 /2019 đến ngày 13/09/2019 )

TUẦN III + TUẦN IV: CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO

( Từ ngày 16/09 /2019 đến ngày 27/09/2019 )

8
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1: LỚP HỌC CỦA BÉ
Từ ngày 03/09/2016 đến 06 /09/2016

Thứ
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Thời
điểm
Đón trẻ, - Trao đổi với phụ huynh về tình hình cháu mới đến lớp
chơi - Trò chuyện với trẻ: Cô gì đây ? Cho trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Cho trẻ xem tranh, chơi đồ chơi các góc
Thể dục * Thể dục sáng
sáng 1.Khởi động: Cho trẻ đi vòng quanh sân 1-2 vòng làm động tác vẫy vẫy
tay rồi đứng thành vòng tròn
2.Trọng động : Tập với bài tập " Tay em" Mỗi động tác tập 3-4 lần
- Động tác 1: Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, tay dấu sau lưng
1- " Tay đẹp đâu" trẻ đưa hai tay ra phía trước và nói: " Đây rồi"
2- " Mất rồi" đưa tay ra sau lưng
- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc
Tư thế chuẩn bị: Đứng hai tay để lên tai( Cầm vành tai) Cô nói:" Đồng
hồ kêu tích tắc" trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải, trái
+ Tập mỗi phía hai lần
- Động tác 3: Hái hoa
Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên
1- Ngồi xuống "hái hoa" tay vờ hái hoa
2- Đứng lên
3. Hồi tĩnh: cho trẻ đi dạo chơi quanh sân 1-2 vòng
Chơi tập Bé gọi tên Bò tới Nghe đọc Bé tháo lắp
có chủ cô giáo – đích thơ: Lớp vòng
định tên các bạn học của bé
trong lớp
Hoạt * Tham * Quan sát * Quan sát * Quan
động quan các sân trường đồ chơi sát cô
ngoài lớp trong sân lao công
trời trường
* TCVĐ: * TCVĐ: * TCVĐ: *TCVĐ:
- Dung dăng - Bóng tròn - Nu na nu - Ném bóng
dung dẻ to nống
* Chơi tự do * Chơi tự do * Chơi tự
* Chơi tự do do
Chơi với * Bé và gia đình:
đồ chơi, - Tập bế búp bê cho búp bê ăn
hoạt - Ru búp bê ngủ.
động * Hoạt động với đồ vật:

9
theo ý - Chơi với đồ chơi chút chít.
thích - Chơi bỏ vào lấy ra
- Chơi tháo lắp vòng
* Bé vui múa hát:
- Chơi với các dụng cụ âm nhạc
- Nghe nhạc , hát múa các bài hát về trường mầm non
* Bé vận động:
- Chơi kéo xe,
- Chơi lăn vòng
- Chơi với bóng, túi cát...
Ăn ngủ - Tập cho trẻ ngồi vào bàn ăn
- Tập cho trẻ ăn cơm nát, ăn nhiều loại thức ăn ở trường
Chơi tập * Chơi: Kéo * Ôn: Gọi tên * Chơi * Ôn bài thơ:
cưa lừa xẻ cô, tên các đóng mở Lớp học của
bạn nắp hộp bé

Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi


- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.

10
Thứ ba, ngày 03 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

BÉ GỌI TÊN CÔ GIÁO – TÊN CÁC BẠN CỦA BÉ

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ nhận biết và gọi tên cô giáo, gọi tên các bạn trong lớp.
- Trẻ nói được tên cô giáo, một vài công việc của cô giáo, tên 1 vài bạn trong
lớp…)
- Trẻ yêu thương cô giáo, biết vâng lời cô, chơi vui cùng bạn
II. Chuẩn bị:
- Video cô giáo ở lớp đang múa hát cùng bé, các bạn đang chơi
- Đĩa nhạc “Cô và mẹ”
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Bé gọi tên cô giáo, tên các bạn
- Cô mở nhạc bài hát “Cô và mẹ” cho cả lớp hát và lắc lư theo bài hát cùng cô
- Cô dùng lời dẫn dắt hỏi trẻ:
+ Cô giáo con tên gì?
- Cô cho trẻ nhắc lại tên cô giáo
- Cô hỏi trẻ:
+ Con tên gì?
+ Bạn con tên gì?(Cô chỉ vào bạn)
- Cô mời cá nhân gọi tên cô, gọi tên bạn ở lớp
- Cô động viên khuyến khích trẻ trả lời và chú ý sửa sai cho trẻ .
* Hoạt động 2: Bé nào đoán nhanh
- Cô mở video cô giáo ở lớp đang múa hát cùng bé cho trẻ xem. Hỏi trẻ
+ Cô gì đây? Cô tên gì? Cô đang làm gì?
+ Bạn nào đây?
=> Cô giáo dạy bé chơi, dạy bé hát, cho bé ăn …, các bạn đang chơi vui vẻ cùng
nhau

Nhận xét cuối ngày


………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
……………………………………………………………………………….............
............................................................................................................

11
Thứ tư ngày 04 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển thể chất

BÒ TỚI ĐÍCH
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết bò tới đích 3m: Mắt nhìn thẳng về phía trước
- Trẻ thực hiện bò đến đích: khi bò phối hợp chân, tay, đầu không cúi.
- Trẻ chơi trật tự không giành đồ chơi của nhau.
II. Chuẩn bị :
- Mô hình khu vườn cách trẻ 3m, trái cây, rổ
III. Cách tiến hành :
1.Khởi động:
- Cô dắt trẻ đi một vòng quanh lớp kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau rồi đứng lại
thành vòng tròn
2.Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cô cho trẻ tập bài "Tay em " (Mỗi động tác tập
3lần)
TTCB. Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
- ĐT1: Ngửi hoa: hít vào, thở ra
- ĐT2: Trẻ đứng tự nhiên, tay dấu sau lưng.
“Tay đẹp đâu”, đưa tay ra phía trước nói: “Đây rồi”, “Mất rồi”, đưa tay ra sau lưng.
- ĐT 3: “Đồng hồ tích tắc”
Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 tai nghiêng người về 2 phía trái- phải.
- ĐT4: Hái hoa : Cúi người xuống, ngẩng lên.
b.VĐCB: Bò tới đích
- Cô giới thiệu tên vận động: Bé bò tới đích
- Cô mời một cháu khá lên làm mẫu
+ Lần 1: Cô làm mẫu toàn phần
+ Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp với mô tả giải thích. Khi có hiệu lệnh cô bò bằng 2
bàn tay và hai cẳng chân, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi.
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện
- Cô mời lần lượt 2 cháu lên thực hiện
- Cho trẻ thi đua bò về đích
- Hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì? Cho trẻ nhắc lại tên vận động
- Cho cả lớp, nhóm thi đua bò
* Bé chơi với bóng
- Cô cho trẻ lấy bóng và chơi lăn bóng
- Hai trẻ ngồi đối diện nhau, trẻ này lăn qua, trẻ kia bắt bóng.
- Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý bao quát khuyến khích động viên cháu
3. Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi lại và hít thở nhẹ nhàng quanh lớp
12
13
Nhận xét cuối ngày
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
……………………………………………………………………………….............
............................................................................................................

Thứ năm ngày 05 tháng 9 năm 2019


Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

NGHE ĐỌC THƠ: LỚP HỌC CỦA BÉ


(Thơ sưu tầm)

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ biết tên bài thơ.
- Trẻ nói được tên bài thơ “ Lớp học của bé ”, chú ý lắng nghe, đọc được theo cô 1-
>2 từ cuối của bài thơ
- Trẻ thích đến lớp chơi với cô, với bạn
II. Chuẩn bị:
- Video về lớp học của bé có cô giáo và các bạn
- Máy hát, đĩa nhạc có bài hát “ Đi nhà trẻ ”
III. Cách tiến hành:
*Hoạt động: Trẻ nghe đọc thơ “ Lớp học của bé ”
- Cô cháu cùng đi dạo quanh phòng và hát bài “Đi chơi”, cô hướng trẻ đến xem
video về lớp học của bé có cô giáo và các bạn đang chơi ở các góc.
- Cô hỏi các cháu: Ai đây? Ở lớp mình có cô nào? Bạn nào? Các bạn đang làm gì?
- Cô giới thiệu tên bài thơ “Lớp học của bé”
- Cô đọc lần 1 bài thơ “Lớp học của bé” diễn cảm cho các cháu nghe:
LỚP HỌC CỦA BÉ
Lớp học của bé
Có cô giáo xinh
Các bạn ngoan hiền
Bé thích đến lớp
Vui chơi hàng ngày...
- Hỏi trẻ :
+ Cô đọc cho con nghe bài thơ gì?
- Cô đọc lần 2 kết hợp với hình ảnh trên màn hình Powerpoint. Đàm thoại:
+ Các con vừa nghe bài thơ gì?.
+ Lớp học của bé có ai?
+ Vì sao bé thích đến lớp?
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe vài lần, khuyến khích trẻ đọc theo cô các từ cuối
14
- Hỏi trẻ tên bài thơ.
- Cô cho cả lớp đọc lại cùng cô.

Nhận xét cuối ngày


………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…...............................................................................................................

Thứ sáu ngày 06 tháng 9 năm 2019


Lĩnh vực: Phát triển thể chất

BÉ THÁO LẮP VÒNG

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ biết chơi tháo, lắp vòng cầm vòng bằng các ngón tay
- Trẻ thực hiện tháp lắp vòng đúng theo yêu cầu: vòng to ở dưới, vòng nhỏ ở trên.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động không tranh dành đồ chơi của bạn
II. Chuẩn bị:
- Bộ tháo, lắp vòng (2 vòng)
- Đồ chơi
III. Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Nghe đọc thơ:“ Lắp vòng"
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem những chiếc vòng hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? Để làm gì?
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Lắp vòng
Vòng xanh, vòng đỏ
Em xếp lên cao
Từng vòng từng vòng
Tháp cao cao quá
- Cô vừa đọc thơ vừa xếp cho trẻ xem
- Cô dẫn dắt chuyển họat động
*Hoạt động 2: Bé chơi tháo lắp vòng
- Cô phát cho mỗi nhóm bộ tháo lắp vòng, trẻ cùng chơi với nhau
- Cô nhắc lại cách chơi tháo lắp cho trẻ nghe: tay trái giữ đế cây trụ tháp, tay phải
lấy vòng trong rổ ra lắp vòng vào cây trụ sao cho vòng to ở dưới, vòng nhỏ ở trên.
- Cô quan sát, chỉ dẫn cho trẻ hoạt động tập thể, khuyến khích trẻ tập nói: tháo
vòng, lắp vòng, màu đỏ...
- Trong quá trình trẻ thực hiện nếu trẻ chồng sai thì cô tháo ra và động viên trẻ lắp
vào lại sao cho vòng to ở dưới cùng, vòng nhỏ hơn nằm trên
- Trẻ thực hịên cô trò chuyện với trẻ:
15
+ Các con đang làm gì?
+ Vòng này có màu gì?
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ

Nhận xét cuối ngày


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2: BÉ VUI TẾT TRUNG THU
Từ ngày 09 /09 /2019 đến 13 /09/2019

Thứ
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Thời
điểm
Đón trẻ, - Xem tranh, video về tết trung thu
chơi - Chơi với đồ chơi các góc
Thể dục * Thể dục sáng
sáng 1.Khởi động: Cho trẻ đi vòng quanh sân 1-2 vòng làm động tác vẫy vẫy
tay rồi đứng thành vòng tròn
2.Trọng động: Tập với bài tập " Tay em" Mỗi động tác tập 3-4 lần
- Động tác 1: Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, tay dấu sau lưng
1- " Tay đẹp đâu" trẻ đưa hai tay ra phía trước và nói: " Đây rồi"
2- " Mất rồi" đưa tay ra sau lưng
- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc
Tư thế chuẩn bị: Đứng hai tay để lên tai(Cầm vành tai) Cô nói:" Đồng
hồ kêu tích tắc" trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải, trái
+ Tập mỗi phía hai lần
- Động tác 3: Hái hoa
Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên
1- Ngồi xuống "hái hoa" tay vờ hái hoa
2- Đứng lên
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo chơi quanh sân 1-2 vòng
Chơi tập Bé chơi lồng Nghe hát: Trò chuyện Bé chơi với Nghe kể
có chủ hộp Rước đèn về ngày lồng đèn chuyện: Bé
đích trung thu Mi đi học
của bé
16
Hoạt * Tham quan * Nhặt lá * Tham * Quan sát * Dạo chơi
động vườn rau vàng rơi quan phòng vườn hoa trong sân
ngoài trong trường y tế trong trường
trời *TCVĐ: * TCVĐ: * TCVĐ: trường * TCVĐ:
- Lăn bóng - Nu na nu - Trời nắng * TCVĐ: - Ném bóng
nống trời mưa - Đi qua cầu - Chi chi
chành chành
* Chơi tự do * Chơi tự do * Chơi tự * Chơi tự * Chơi tự do
do do
Chơi với * Bé và gia đình
đồ chơi, - Tập bế búp bê
hoạt - Cho búp bê ăn
động - Ru búp bê ngủ.
theo ý * Hoạt động với đồ vật
thích - Chơi: Chút chít, xắc xô, trống lắc
- Chơi bỏ vào lấy ra
- Chơi với đồ chơi: Lồng đèn, vò xé giấy
- Chơi lồng hộp
* Bé vui múa hát
- Chơi với các dụng cụ âm nhạc
- Nghe nhạc, nghe hát các bài về trung thu
* Bé vận động
- Chơi kéo xe
- Chơi với vòng
- Chơi với bóng, túi cát, lon,…
* Thư viện của bé:
- Xem tranh ảnh đẹp về bánh trung thu, lồng đèn trung thu, múa lân...
- Kể chuyện về trung thu cho bé nghe
Ăn ngủ - Tập cho trẻ ngồi vào bàn ăn
- Tập cho trẻ ăn cơm nát, ăn nhiều loại thức ăn ở trường
Chơi tập * Nghe nhạc * Nghe đọc * Xem hình * Vui hội * Bé chơi
các bài hát đồng dao: ảnh về trung trăng rằm lồng hộp
về trung thu Chú cuội thu
Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.

17
Thứ hai ngày 09 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển vận động

BÉ CHƠI LỒNG HỘP

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ biết chơi lồng hộp, cầm hộp bằng các ngón tay biết dùng bàn tay thật kéo để
lấy hộp lồng vào- lấy hộp ra (2- 3hộp)
- Trẻ thực hiện lồng hộp: hộp to đặt trước sau đó lồng hộp nhỏ, được theo cô“ lồng
hộp”.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị :
- Bộ hộp gồm 2- 3 kích thước khác nhau (đủ cho trẻ hoạt động)
III. Cách tiến hành:
* Họat động 1: Bé chơi lồng hộp
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ và trò chuyện với trẻ:
+ Đến lớp các con được chơi những đồ chơi gì?
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, đặt trước mặt trẻ bộ hộp và nói: “Đây là những chiếc
hộp cô cháu mình cùng chơi nhé“
- Cô giới thiệu với trẻ các hộp to, hộp nhỏ.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi: Lấy ngón tay cầm hộp to để xuống đất sau đó lấy hộp nhỏ
lồng vào trong, lấy hộp nhỏ nhất lồng sau cùng, các hộp đã được lồng vào nhau từ
to đến nhỏ.
- Cô cho trẻ chơi lồng hộp(2-3 lần)
- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên trẻ chơi tích cực
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

Nhận xét cuối ngày


……………………………………………………………………...................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………...........
...........................................................................................................................................................

18
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

NGHE HÁT: RƯỚC ĐÈN

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát “ Rước đèn ” Tác giả Đỗ Mạnh Thường
- Trẻ thể hiện cảm xúc cùng cô nhún nhảy lắc lư người theo giai điệu bài hát
- Hát theo cô một vài từ cuối của bài hát
- Trẻ ngoan chú ý lắng nghe cô hát.
II. Chuẩn bị:
- Video về các bạn nhỏ đi rước đèn
- Xắc xô, thanh gõ, trống... đủ cho cô và trẻ
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Nghe hát “Rước đèn”
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem video các bạn nhỏ đi rước đèn hỏi trẻ:
+ Ai đây? (Các bạn )
+ Các bạn cầm gì trên tay? Các bạn đi đâu?
- Cô dùng lời dẫn dắt giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Cô hát cho trẻ nghe và hỏi trẻ :
+ Cô hát cho con nghe bài gì?
- Các bạn nhỏ cầm đèn ông sao đi rước đèn thành một hàng. Ai thấp đi trước, ai
cao đi sau
- Cô hát nhạc và hát cho trẻ nghe 1-2 lần kết hợp minh họa. Cô động viên trẻ cùng
vỗ tay lắc lư khi nghe cô hát.
- Hỏi trẻ :
+ Cô hát cho con nghe bài gì?
* Hoạt động 2: Đố bé âm thanh gì ?
- Cô giấu xắc xô, thanh gõ, trống sau lưng lắc nhẹ ,gõ và hỏi trẻ: “ Tiếng gì đây?
- Cô cho trẻ cùng chơi với đồ dùng âm nhạc

Nhận xét cuối ngày


………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..

19
……………………………………………………………………………….............
...........................................................................................................

20
Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TRUNG THU

I. Mục đích - Yêu cầu:


- Trẻ biết Tết Trung thu là tết của thiếu nhi. Tết Trung thu có rước đèn, múa lân,
phá cỗ…
- Phát âm rõ các từ “ Rước đèn, múa lân, phá cỗ”
- Trẻ yêu thích ngày Tết Trung thu.
II. Chuẩn bị:
- Slide về ngày Tết trung thu. Mỗi trẻ 1 lồng đèn.
- Đĩa nhạc bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng”
III.Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày trung thu
- Cô cho trẻ xem Slide về ngày Tết Trung thu có múa lân, rước đèn, phá cổ…
- Đàm thoại:
 Đây là tranh gì?
 Tết Trung thu thường có gì ?
 Tết Trung thu con thích đi đâu?
 Ngày tết trung thu các con được làm gì?
- Cô chú ý cho trẻ phát âm đúng từ “rước đèn, múa lân, phá cỗ”
- Cô khái quát: Ngày tết trung thu là ngày tết dành cho các cháu thiếu niên nhi
đồng, đêm trung thu có trăng sáng và các cháu được rước đèn rất vui, được xem
múa lân, phá cổ và các bạn còn được múa hát “ Vui hội trăng rằm “ ở trường nữa.
* Hoạt động 2: VĐTN “ Rước đèn dưới ánh trăng”
- Cô mở nhạc cho trẻ hát và vận động theo bài hát“ Rước đèn dưới ánh trăng” cùng
cô.
- Cho trẻ cầm lồng đèn và VĐTN bài hát 1-2 lần.
- Cô hỏi trẻ:
 Ngày Tết Trung thu dành cho ai?
- Cho trẻ vận động lại 1 lần.
Nhận xét cuối ngày
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
……………………………………………………………………………….............
...........................................................................................................

21
22
Thứ năm, ngày 12 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

BÉ CHƠI VỚI LỒNG ĐÈN

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ nói được theo cô“Lồng đèn”.
- Tập cho trẻ biết dùng bàn tay thật khéo để cầm cán lồng đèn
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô và bạn
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 lồng đèn
III. Cách tiến hành:
* Họat động 1: Bé chơi với lồng đèn
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ và trò chuyện với trẻ:
+ Các con xem trong lớp mình có gì lạ?( treo lồng đèn)
- Cô dẫn dắt vào họat động
- Cô cho trẻ ngồi vào chổ, đặt trước mặt trẻ lồng đèn và hỏi trẻ:
+ Đây là những chiếc gì? (Lồng đèn)
- Cho trẻ cầm lồng đèn đưa lên cao.
- Hỏi trẻ hình trên lồng đèn.
- Cô cho trẻ biết lồng đèn làm bằng giấy, dễ bị rách.
- Giới thiệu cho trẻ biết lồng đèn to- lồng đèn nhỏ
- Cho trẻ nhận biết, phát âm to- nhỏ cùng cô
- Cô cho trẻ chơi: Đưa lồng đèn ra trước mặt, dấu lồng đèn ra sau lưng
- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên và sữa sai cho trẻ kịp thời
* Họat động 2: Bé đi chơi trung thu
- Cô mở nhạc bài: Rước đèn trung thu, trẻ cầm lồng đèn đi nhún theo nhạc.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

Nhận xét cuối ngày


………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
……………………………………………………………………………….............
...........................................................................................................

23
24
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

NGHE KỂ CHUYỆN: BÉ MY ĐI HỌC

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ nói được theo cô tên câu truyện, nhân vật trong truyện,...
- Rèn cho trẻ kỹ năng mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng
- Trẻ biết chơi ngoan với bạn, đi học không khóc nhè
II. Chuẩn bị:
- Slide về nội dung câu chuyện “Bé My đi học”
- Đĩa nhạc bài “ Vui đến trường “
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động: Nghe kể chuyện “Bé My đi học”
- Cô tập trung trẻ lại: Hỏi trẻ
+ Buổi sáng các con đi học có khóc nhè không?.
- Các con đi học rất ngoan. Cô có câu chuyện nói về bé my đi học các cháu lắng
nghe nhé.
- Cô kể câu chuyện cho trẻ nghe. Hỏi trẻ :
+ Cô kể chuyện gì?
- Cô nói Bé My đi học rất ngoan, ông mặt trời mỉm cười với bé, cây hoa vẫy tay
chào bé, đến trường cô giáo khen bé ngoan
- Cô kể chuyện lần kết hợp cho trẻ xem slide về nội dung câu chuyện.
- Đàm thoại:
+ Câu chuyện tên gì?
+ Trong truyện có những ai?
+ Bạn My đi học như thế nào ?
=> Trẻ biết chơi ngoan với bạn, đi học không khóc nhè
* Kết thúc: Cô mở nhạc bài “ Vui đến trường”, khuyến khích trẻ nhún nhảy minh
họa theo bài hát

Nhận xét cuối ngày


……………………………………………………………………...................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………...........
..........................................................................................................................................................

25
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3: CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO
Từ ngày 16 /9 /2019 đến 20 /9/2019

Thứ
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Thời
điểm
Đón trẻ, - Trò chuyện với trẻ về tên các bạn trong lớp
chơi - Trẻ chào cô, chào bố mẹ ...trước khi vào lớp
- Chơi với đồ chơi các góc
Thể dục * Thể dục sáng
sáng 1.Khởi động: Cho trẻ đi vòng quanh sân 1-2 vòng làm động tác vẫy vẫy
tay rồi đứng thành vòng tròn
2.Trọng động: Tập với bài tập " Tay em" Mỗi động tác tập 3-4 lần
- Động tác 1: Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, tay dấu sau lưng
1- " Tay đẹp đâu" trẻ đưa hai tay ra phía trước và nói: " Đây rồi"
2- " Mất rồi" đưa tay ra sau lưng
- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc
Tư thế chuẩn bị: Đứng hai tay để lên tai( Cầm vành tai) Cô nói:" Đồng
hồ kêu tích tắc" trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải, trái
+ Tập mỗi phía hai lần
- Động tác 3: Hái hoa
Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên
1- Ngồi xuống "hái hoa" tay vờ hái hoa
2- Đứng lên
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo chơi quanh sân 1-2 vòng
Chơi tập Bé xếp Nghe hát: Nghe đọc Đi theo Qủa bóng- ô
có chủ đường tới Lời chào thơ: Bạn hướng tô
đích trường buổi sáng mới thẳng
Hoạt * Dạo chơi * Quan sát * Tham * Tham * Quan sát
động trên sân sân trường quan quan lớp bé đồ chơi trong
ngoài trường vườn rau 1 sân trường
trời trong * TCVĐ:
* TCVĐ: * TCVĐ: trường * TCVĐ: - Bóng tròn
- Đuổi bắt - Chuyền * TCVĐ: - Trời nắng, to
cùng cô bóng - Ném bóng trời mưa
* Chơi tự do * Chơi tự do - Chi chi * Chơi tự do
* Chơi tự chành
do chành
* Chơi tự
do

Chơi với * Bé và gia đình:

26
đồ chơi, - Tập bế búp bê
hoạt - Cho búp bê ăn
động - Ru búp bê ngủ.
theo ý * Hoạt động với đồ vật:
thích - Chơi chút chít
- Chơi xắc xô, trống lắc
- Chơi bỏ vào lấy ra
- Chơi xếp đường tới trường
* Bé vui múa hát:
- Chơi với các dụng cụ âm nhạc
- Nghe nhạc, hát múa các bài hát về trường mầm non, về bé và các bạn
* Bé vận động:
- Chơi kéo xe
- Chơi với vòng
- Chơi lắp ghép, lon,…
Ăn ngủ - Tập cho trẻ ngồi vào bàn ăn
- Tập cho trẻ ăn cơm nát, ăn nhiều loại thức ăn ở trường
Chơi tập * Chơi con * Nghe cô * Chơi theo ý * Chơi: * Ôn bài hát:
bọ dừa đọc thơ: Bạn thích Đóng đồ Lời chào
mới vật buổi sáng

Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi


- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.

27
Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

BÉ XẾP ĐƯỜNG TỚI TRƯỜNG

I. Mục đích yêu cầu :


- Trẻ biết đường đi là một đường thẳng
- Trẻ xếp 4-5 khối cạnh liền nhau thành con đường đi
- Trẻ giữ gìn sản phẩm, không tranh giành đồ chơi với bạn
II. Chuẩn bị :
- Các khối, chữ nhật đủ cho trẻ
- Rổ đựng các khối
- Đĩa bài hát: Đi nhà trẻ
III. Cách tiến hành :
*Hoạt động 1: Chơi “Tay đẹp”
- Cô cho trẻ cùng đưa tay cho cô xem “Tay đẹp”.
- Sau đó cô cháu cùng chơi “Tay đẹp”
+ Trẻ giơ 2 tay lên xòe các ngón tay theo cô và cùng làm theo cô, cô đọc:
Năm ngón tay đẹp
Như năm bông hoa
Mười ngón tay đẹp
Như mười bông hoa
- Cô nói: Tay đẹp của các con để chơi, để múa và còn để học nữa, cô sẽ cho các
con “ Xếp đường tới trường"
*Hoạt động 2: Bé xếp đường tới trường
- Cô cho trẻ xem các khối và đố trẻ:
+ Cái gì đây? Màu gì?
- Cô vừa làm mẫu, vừa giải thích cho trẻ xem: Xếp các khối gỗ liên tiếp cạnh nhau
thành con đường. Khi xếp xong đặt bạn đi trên đường tới trường
- Cô gọi tên sản phẩm và động viên trẻ gọi tên sản phẩm
- Cho trẻ thực hiện: Cô cho trẻ lấy khối chữ nhật, khối vuông xếp…
- Hỏi trẻ: Con đang làm gì?
- Trong lúc trẻ xếp cô theo dõi sửa sai (chú ý nhắc trẻ không phá sản phẩm)
+ Con đang xếp gì ?(Xếp đường tới trường)
- Cô động viên khuyến khích, khen ngợi trẻ và nhắc lại kỹ năng.
- Tạo tình huống còn nhiều khối chưa xếp và cho cháu xếp các khối thành con
đường dài...
* Kết thúc: Cô và trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi

Nhận xét cuối ngày

……………………………………………………………………...................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

28
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

NGHE HÁT: LỜI CHÀO BUỔI SÁNG


Tác giả: Nguyễn Thị Nhung

I.Mục đích yêu cầu :


- Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát “ Lời chào buổi sáng ”. Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
- Trẻ thể hiện cảm xúc cùng cô nhún nhảy lắc lư người theo giai điệu bài hát
- Hát theo cô một vài từ cuối của bài hát
- Trẻ biết chào ông bà, cha mẹ, cô giáo khi đến lớp và ra về
II.Chuẩn bị :
- Đĩa bài hát: Lời chào buổi sáng
- Xắc xô, thanh gõ
III.Cách tiến hành :
*Hoạt động 1: Nghe hát “ Lời chào buổi sáng” 
- Cô tập trung trẻ lại hỏi trẻ:
+ Sáng trước khi đi học con chào ai?
+ Đến lớp con chào ai?
+ Con chào như thế nào?
- Cô giới thiệu bài hát“ Lời chào buổi sáng” của tác giả Nguyễn Thị Nhung
- Cô hát diễn cảm bài hát cho trẻ nghe, hỏi trẻ :
+ Cô hát cho con nghe bài gì?
- Cô hát bài hát lần 2 kết hợp minh họa theo lời bài hát. Hỏi trẻ.
+ Cô hát cho con nghe bài gì?
+ Em bé trong bài hát biết chào ai?
+ Khi đi học con chào ai? Khi về con chào ai?
=>Trẻ biết chào ông bà, cha mẹ, cô giáo khi đến lớp và ra về
* Hoạt động 2: Nghe âm thanh của xắc xô, thanh gõ
-Cô trò chuyện với trẻ về tên gọi và âm thanh nhạc cụ
- Cô cho trẻ nhận biết âm thanh của tiếng xắc xô và cho trẻ thực hiện theo yêu cầu
của cô( cô cho trẻ nhắc lại tên khi nghe âm thanh)
- Cô phát xắc xô cho trẻ chơi ( 1-2 lần)
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Nhận xét cuối ngày
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

29
Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

NGHE ĐỌC THƠ

BẠN MỚI
Bạn mới đến trường
Hãy còn nhút nhác
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười
Cô khen đoàn kết
(Sưu tầm)

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ nói được theo cô tên bài thơ: “Bạn mới”
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ, và đọc theo cô một số từ cuối trong bài thơ
- Trẻ chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Slide minh họa nội dung bài thơ
- Đồ chơi
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động1: Nghe đọc thơ bài: “Bạn mới ”
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ cùng xem slide và trò chuyện:
+ Bạn đang làm gì?(Các bạn học hát, Cùng chơi đồ chơi)
- Cô hỏi và khuyến khích trẻ trả lời theo cô.
- Cô giới thiệu tên bài thơ: Bạn mới
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe một lần
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ
- Cô đọc cho trẻ nghe lại 2-3 lần và khuyến khích trẻ nhắc lại tên bài thơ và đọc
theo cô từng từ trong câu thơ
- Cô vừa đọc thơ diễn cảm vừa diễn giải cho trẻ hiểu nội dung bài thơ.
=> Trẻ biết chơi cùng bạn, không tranh dành đồ chơi
- Cô dẫn dắt chuyển họat động
* Họat động 2: Các bạn cùng chơi
- Cô cho trẻ lấy đồ chơi và cùng chơi với nhau
- Cô đến bên trẻ hỏi trẻ: Đồ chơi gì đây? con làm gì?
- Cô cho trẻ cùng chơi

Nhận xét cuối ngày


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

30
Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển thể chất

ĐI THEO HƯỚNG THẲNG

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ biết đi theo hướng thẳng
- Trẻ thực hiện đi theo hướng thẳng: đi thẳng người đầu không cúi
- Trẻ chơi trật tự không xô đẩy nhau.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình khu vườn cách trẻ 3m, trái cây, rổ
III. Cách tiến hành:
1.Khởi động:
- Cô dắt trẻ đi một vòng quanh lớp kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau rồi đứng lại
thành vòng tròn
*Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cô cho trẻ tập bài "Tay em"(Mỗi động tác tập
3lần)
TTCB. Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
- ĐT1: Ngửi hoa: hít vào, thở ra
- ĐT2: Trẻ đứng tự nhiên, tay dấu sau lưng.
“Tay đẹp đâu”, đưa tay ra phía trước nói: “Đây rồi”, “Mất rồi”, đưa tay ra sau lưng.
- ĐT3: “Đồng hồ tích tắc”
Đứng tự nhiên, 2 tay cầm 2 tai nghiêng người về 2 phía trái- phải.
- ĐT4: Hái hoa: Cúi người xuống, ngẩng lên.
b.VĐCB: Đi theo hướng thẳng
- Cô giới thiệu tên vận động: Đi theo hướng thẳng
- Cô mời một cháu khá lên làm mẫu
+ Lần 1: Cháu làm mẫu toàn phần
+ Lần 2: Cháu làm mẫu cô kết hợp với mô tả giải thích. Khi có hiệu lệnh bạn đi
thẳng hướng đến nhà bạn búp bê, khi đi mắt nhìn thẳng.
- Cô mời 1 trẻ lên thực hiện
- Cô mời lần lượt 2 cháu lên thực hiện
- Hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì? Cho trẻ nhắc lại tên vận động
- Cho cả lớp, nhóm thi đua đi hướng thẳng dưới nhiều hình thức. Trong quá trình
trẻ thực hiện, cô chú ý bao quát sữa sai khuyến khích động viên cháu.
c. TCVĐ: Ném bóng
- Cô cho trẻ lấy bóng và chơi ném bóng
- Khi trẻ chơi cô động viên trẻ mạnh dạn thực hiện
- Cho trẻ cất bóng, thu dọn đồ dùng.
3. Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi lại và hít thở nhẹ nhàng quanh lớp (1-2 phút)
Nhận xét cuối ngày

31
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2019


Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

QUẢ BÓNG - Ô TÔ

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ nhận biết được ô tô và quả bóng
- Trẻ phát âm được tên đồ chơi: Qủa bóng, ô tô
- Trẻ không bỏ đồ chơi vào miệng khi chơi
II. Chuẩn bị :
- Mỗi trẻ 1 quả bóng và 1 ô tô
- Băng nhạc có bài hát: “ Qủa bóng”
- Tranh lôtô về ô tô, quả bóng
II. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Nhận biết quả bóng- ô tô
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ và xuất hiện quả bóng và trò chuyện với trẻ:
+ Đây là cái gì?
+ Quả bóng có màu gì?
- Cô cho trẻ phát âm và lên chỉ theo yêu cầu của cô
- Cô cho trẻ lên chọn bóng và cùng chơi với bóng: thổi bóng, lăn bóng, tung bóng
- Cô cho trẻ nhặt bóng bỏ rổ
- Cô xuất hiện ô tô hỏi trẻ: (Cá nhân, nhóm, cả lớp)
+ Đây là cái gì?
+ Cô hỏi một số bộ phận của otô?
- Cô động viên và khuyến khích trẻ mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô
- Cô chú ý cho trẻ phát âm nhiều lần và sữa sai cho trẻ kịp thời
- Cô cho trẻ chọn theo yêu cầu của cô
- Khi cô nói ô tô- trẻ chọn lô tô ô tô đưa lên và nói “ ô tô”
- Khi cô nói quả bóng- trẻ chọn lô tô quả bóng đưa lên và nói “ bóng”
- Cô cho trẻ chơi (2-3l)
=> Khi chơi con không bỏ đồ chơi vào miệng, không quăng ném đồ chơi.
* Hoạt động 2: Bé chơi với bóng và ô tô
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi bé thích
- Cô hỏi trẻ thích đồ chơi nào, sau đó tập cho cả lớp nói theo
- Cô cùng trẻ chơi: đẩy bóng, đá bóng, đẩy ô tô, lăn bóng,..
- Cô mở nhạc và cho trẻ nhún theo bài: Quả bóng
Nhận xét cuối ngày
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
32
33
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4: CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO
Từ ngày 23 /9 /2019 đến 27 /9 /2019

Thứ
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Thời
điểm
Đón trẻ, - Trò chuyện với trẻ về đồ chơi ở lớp
chơi - Cho trẻ chơi với các đồ chơi ở lớp
Thể dục * Thể dục sáng
sáng 1.Khởi động: Cho trẻ đi vòng quanh sân 1-2 vòng làm động tác vẫy vẫy
tay rồi đứng thành vòng tròn
2.Trọng động: Tập với bài tập " Tay em" Mỗi động tác tập 3-4 lần
- Động tác 1: Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, tay dấu sau lưng
1- " Tay đẹp đâu" trẻ đưa hai tay ra phía trước và nói: " Đây rồi"
2- " Mất rồi" đưa tay ra sau lưng
- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc
Tư thế chuẩn bị: Đứng hai tay để lên tai( Cầm vành tai) Cô nói:" Đồng
hồ kêu tích tắc" trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải, trái
+ Tập mỗi phía hai lần
- Động tác 3: Hái hoa
Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên
1- Ngồi xuống "hái hoa" tay vờ hái hoa
2- Đứng lên
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo chơi quanh sân 1-2 vòng
Chơi tập Đồ chơi Nghe đọc Những đồ Xâu hạt Nghe hát:
có chủ màu đỏ thơ: Chia chơi phát Búp bê
đích đồ chơi ra từ âm
thanh
Hoạt * Tham quan * Dạo chơi * Lắng nghe * Quan sát * Nhặt lá
động phòng bác trên sân âm thanh cây xanh vàng rơi
ngoài bảo vệ trường trong sân
trời *TCVĐ: * TCVĐ: * TCVĐ: trường * TCVĐ:
- Mèo và - Trời nắng - Mèo và * TCVĐ: - Ném bóng,
chim sẻ trời mưa, nu chim sẻ - Đuổi bắt - Chi chi
- Dung dăng na nu nống - Đi qua cầu cô - Dung chành chành
dung dẻ * Chơi tự do * chơi tự do dăng dung * Chơi tự do
* Chơi tự do dẻ
* Chơi tự
do
Chơi với * Bé và gia đình:
đồ chơi, - Tập bế búp bê
hoạt - Cho búp bê ăn
34
động - Ru búp bê ngủ
theo ý * Hoạt động với đồ vật:
thích - Chơi bỏ vào lấy ra
- Chơi xếp chồng, xếp đường đi, xâu hạt, vò giấy, di màu
* Bé vui múa hát:
- Chơi với các dụng cụ âm nhạc
- Nghe nhạc, nhún nhảy theo nhạc các bài về trường mầm non, về bạn,
về đồ chơi
* Bé vận động:
- Chơi kéo xe
- Chơi với vòng
- Chơi với bóng , túi cát
Ăn ngủ - Tập cho trẻ ngồi vào bàn ăn
- Tập cho trẻ ăn cơm nát, ăn nhiều loại thức ăn ở trường
Chơi tập * Tập cất đồ * Đóng đồ * Ôn: Đồ chơi * Ôn bài * Đóng
chơi lên kệ vật màu đỏ thơ: Chia chủ đề
đồ chơi
Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Ra về.

35
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

ĐỒ CHƠI MÀU ĐỎ

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ làm quen với đồ chơi màu đỏ và gọi tên đồ chơi màu đỏ.
- Trẻ gọi được tên một số đồ chơi màu đỏ
- Trẻ chơi xong biết cất đồ chơi đúng chỗ.
II. Chuẩn bị:
- Túi đựng đồ chơi
- Một số đồ chơi có màu đỏ (Bóng, ô tô, trống lắc ), ít đồ chơi màu xanh.
- Rổ đỏ, rổ xanh
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Chiếc túi kỳ lạ
- Cô xuất hiện chiếc túi vải, đố trẻ cô có những gì trong túi này.
- Cô cho trẻ sờ thử, sau đó cô lần lượt lấy ra từng đồ chơi, cho trẻ gọi tên những đồ
chơi lấy ra được từ chiếc túi (Qủa bóng, ô tô, trống lắc).
* Hoạt động 2: Đồ chơi màu đỏ
- Cô đưa quả bóng, đố trẻ
+ Quả gì đây?
+ Quả bóng có màu gì?
- Cô cho trẻ gọi tên “ Qủa bóng ” Quả bóng – màu đỏ…,
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ yêu cầu trẻ chọn đồ chơi màu đỏ đưa lên
- Cô cho trẻ chọn đồ chơi màu đỏ bỏ vào rổ màu đỏ, trong quá trình chơi cô hỏi
cháu màu của đồ chơi và cho trẻ gọi tên.
- Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích với những đồ chơi màu đỏ trong rổ
=> Khi chơi xong con phải cất đồ chơi gọn gàng
* Kết thúc: Cô cho cháu thu dọn đồ dùng

Nhận xét cuối ngày


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................

36
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

NGHE ĐỌC THƠ: CHIA ĐỒ CHƠI


Ô tô đẹp
Búp bê xinh
Em chia cho bạn
Không chơi một mình

I . Mục đích yêu cầu:


- Trẻ nói được theo cô tên bài thơ: Chia đồ chơi
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ, và đọc được theo cô một số từ cuối trong bài thơ
- Trẻ biết chơi cùng các bạn, biết giữ gìn đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi: Ô tô, búp bê, hộp quà
- Slide minh họa nội dung bài thơ
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ “ Chia đồ chơi ”
- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Đi nhà trẻ”.
- Cô nói “ Đến nhà trẻ rất vui, ở nhà trẻ có rất nhiều đồ chơi”, khi chơi các con
phải như thế nào?
- Cô giới thiệu tên bài thơ " Chia đồ chơi"
- Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ cho trẻ nghe. Hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Các con thấy ô tô, búp bê như thế nào?
+ Khi chơi đồ chơi ta phải làm gì?
- Cô đọc cho trẻ nghe lại 2-3 lần kết hợp Slide minh họa nội dung bài thơ (khuyến
khích trẻ nhắc lại tên bài thơ và đọc theo cô từng từ trong câu thơ)
- Cô vừa đọc thơ diễn cảm vừa diễn giải cho trẻ hiểu nội dung bài thơ.
=> Các con chơi cùng các bạn, biết giữ gìn đồ chơi.
* Họat động 2: Bé chơi cùng bạn
- Cô xuất hiện hộp quà và mở quà có ô tô, búp bê
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi( Ô tô, búp bê)
- Cô cho trẻ phát âm tên đồ chơi đang chơi
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ

Nhận xét cuối ngày


……………………………………………………………………...................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

37
Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

NHỮNG ĐỒ CHƠI PHÁT RA ÂM THANH


( TRỐNG, KÈN)

I. Mục đích – yêu cầu:


- Trẻ nhận biết được tên đồ chơi: trống, kèn, te tò te, tùng tùng…
- Trẻ chơi được các đồ chơi đánh trống, thổi kèn để phát ra âm thanh: “tùng tùng”,
“te tò te”
- Trẻ không giành đồ chơi của bạn
II. Chuẩn bị:
- Trống, kèn đủ cho cô và trẻ
III. Tiến hành:
*Họat động1: Những đồ chơi phát ra âm thanh
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ
- Cô và cháu cùng chơi với đồ chơi: trống, kèn (đánh trống, thổi kèn) cùng tạo
thành ban nhạc nhí.
- Cô cho trẻ đến chỗ ngồi cô đã chuẩn bị đồ dùng hỏi trẻ :
+ Đây là gì? Kêu như thế nào?
- Cho trẻ làm mô phỏng tiếng kêu
- Cô lấy đồ chơi trống, kèn ra cho trẻ phân biệt. Cô hỏi trẻ: trống đâu, kèn đâu?
+ Đây là gì, phát ra âm thanh như thế nào?
- Cô và trẻ cùng biểu diễn âm nhạc
* Họat động 2: Bé chơi với nhạc cụ
- Cô mở mở nhạc và cho trẻ chơi với nhạc cụ mà trẻ thích
- Trong khi chơi cô động viên trẻ nói tên nhạc cụ và hướng dẫn trẻ vỗ, sử dụng
nhạc cụ
Nhận xét cuối ngày
…………………………………………………………………….......................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

38
Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển vận động

XÂU HẠT

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ biết cách cầm dây và xâu qua lỗ hột hạt
- Tập cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay….
- Trẻ không bỏ hạt vào miệng.
II. Chuẩn bị:
- Hạt nhựa (lỗ to), dây xâu(đủ cho trẻ họat động).
- Rổ đựng
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động: Xâu hạt
- Cô tạo tình huống gió thổi hạt rơi xuống đất. Cho trẻ nhặt những hạt bỏ vào rổ.
- Cô giới thiệu cho trẻ biết đây là hạt? Hỏi trẻ:
+ Hạt màu gì?
- Cô giới thiệu hạt và dây xâu cho trẻ xem
- Cô làm mẫu kết hợp giải thích: Tay trái cầm hạt để hở cái lỗ , tay phải cầm sát
đầu dây xâu dây qua lỗ, cứ thế cô xâu hạt tiếp theo và xâu thành chuổi
* Trẻ thực hiện
- Cô phát dây và hạt cho trẻ xâu.
- Trong quá trình trẻ xâu cô đến bên trẻ hỏi trẻ? Con làm gì?( Nếu trẻ chưa xâu
được cô cầm tay trẻ và hướng dấn trẻ)
- Trẻ xâu xong cô giúp trẻ buộc dây lại và động viên trẻ xâu tiếp
- Trẻ thực hiện xong cô cho trẻ mang sản phẩm của mình đặt lên bàn
* Nhận xét sản phẩm
+ Con thích chuỗi hạt nào? Vì sao?
+ Cô thấy vòng này đẹp vì bạn xâu nhiều hạt…
* Kết thúc: Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ đeo vòng vào tay.

Nhận xét cuối ngày


…………………………………………………………………….............................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

39
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2019
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

NGHE HÁT: BÚP BÊ

I. Mục đích yêu cầu:


- Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát “ Búp bê ” Tác giả: Mông Đợi Chung
- Trẻ thể hiện cảm xúc cùng cô nhún nhảy lắc lư người theo giai điệu bài hát
- Hát theo cô một vài từ cuối của bài hát
- Trẻ ngoan chú ý lắng nghe cô hát.
II. Chuẩn bị: búp bê, xác xô, thanh gõ
III. Cách tiến hành
* Hoạt động 1: Nghe hát “Búp bê”
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem búp bê hỏi trẻ :
+ Ai đây? (Búp bê )
- Cô dùng lời dẫn dắt giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Cô hát cho trẻ nghe và hỏi trẻ :
+ Cô hát cho con nghe bài gì?
- Em búp bê bé tý teo nhưng không khóc nhè
- Cô hát nhạc và hát cho trẻ nghe 1-2 lần kết hợp minh họa động tác. Cô động viên
trẻ cùng vỗ tay lắc lư khi nghe cô hát.
- Hỏi trẻ :
+ Cô hát cho con nghe bài gì?
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “ Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi: “Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô vỗ tiếng xắc xô, thanh gõ và cho cả lớp đoán tên nhạc
cụ
- Cô phát nhạc cụ và cho trẻ vỗ theo cô 1 vài lần

Nhận xét cuối ngày


………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
………………………………………………………………………………………
…..
……………………………………………………………………………….............
............................................................................................................

40
ĐÓNG CHỦ ĐỀ.

 Cô cho trẻ xem tranh chủ đề. " Trường mầm non thân yêu”
 Cô mở nhạc bài hát: Đi nhà trẻ, Lời chào buổi sáng cô cháu cùng vận động
theo nhạc
 Cô và cháu cùng đọc bài thơ: Bạn mới
 Cô giới thiệu chủ điểm mới của tuần sau: chủ đề “ Bản thân ”

41
LỚP HỌC CỦA BÉ

Lớp học của bé


Có cô giáo xinh
Các bạn ngoan hiền
Bé thích đến lớp
Vui chơi hàng ngày...

BẠN MỚI
(Sưu tầm)

Bạn mới đến trường


Hãy còn nhút nhác
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười
Cô khen đoàn kết

42
ĐI NHÀ TRẺ

Đi nhà trẻ, các bạn ơi! Cùng vui chơi ô tô tàu hỏa. Ta tìm gỗ xếp cửa
xếp nhà. Xây cầu cống lối vào đường ra, Ngày mai cháu lớn cháu là thợ
xây.

LỜI CHÀO BUỔI SÁNG

Con chào bố ạ! Con chào mẹ yêu


Con đi học nhé, Chiều con lại về

RƯỚC ĐÈN
Dinh dinh tùng dinh, xem đèn ai sáng
Dinh dinh tùng dinh, sáng nhất sao vàng
Dinh dinh tùng dinh, ai lùn đi trước
Dinh dinh tùng dinh, lớn bước theo sau.

BÚP BÊ
Mông Đợi Chung

Em búp bê .. rất đáng yêu 


Bé tí teo, không khóc nhè 

43
LỚP HỌC CỦA BÉ

Lớp học của bé


Có cô giáo xinh
Các bạn ngoan hiền
Bé thích đến lớp
Vui chơi hàng ngày...

44

You might also like