You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI


TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC

Họ tên sinh viên : Văn Thị Liệu


Mã sinh viên : 705914042
Lớp : 70K2
Cán bộ giảng dạy : TS. Hoàng Thanh Thuý

Hà Nội – Năm 2023


1 0
BÀI LÀM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng quan trọng góp phần xây dựng và phát
triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất của trẻ. Đây cũng là giai đoạn cơ sở
hình thành sự phát triển nhân cách toàn diện của con người. Tuy nhiên, không thể coi
nhà trường là nơi duy nhất diễn ra quá trình giáo dục cho học sinh, bởi quá trình giáo
dục luôn ở mọi nơi, từ môi trường sống xung quanh, nhất là từ môi trường giáo dục gia
đình, nơi sinh sống.
Do đó, để giáo dục, bồi dưỡng học sinh hoàn thiện cả trí và đức, rất cần có sự
phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt công tác chăm sóc,
giáo dục trẻ. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực để giáo dục học
sinh nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng; phát huy tối đa sự đóng góp của
các lực lượng giáo dục trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thực hiện đúng
quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp của toàn dân”, huy
động toàn dân tham gia giáo dục với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
hạnh phúc cho học sinh.
Với môn Đạo đức, nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục về giá trị bản thân,
gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần
thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo
đức và quy định của pháp luật. Là môn học giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh
hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân thì việc phối hợp giữa nhà
trường với các lực lượng trong xã hội càng trở nên quan trọng và vô cùng cần thiết.
Hiểu được điều đó, bằng những tri thức em đã có được trong học phần cùng một
số kinh nghiệm thực tiễn, trong bài tiểu luận này, em đã lựa chọn một bài học thuộc
mạch Giáo dục đạo đức nhằm phát triển phẩm chất Nhân ái thông qua Kế hoạch dạy
học “Bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn” (Đạo đức 4 – Kết nối tri thức với
cuộc sống) theo hướng phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học phát triển
năng lực cho học sinh. Bài tiểu luận gồm những nội dung sau:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
B. NỘI DUNG
TRƯỜNG TH SƠN CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HƯƠNG SƠN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 09 năm 2023

KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ


HỘI TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC 4
CHỦ ĐỀ: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN
Bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
1. Thông tin cá nhân
- Họ và tên: Văn Thị Liệu
- Ngày sinh: 10/01/2002
- Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4A
- Nơi công tác: Trường Tiểu học Sơn Châu
- Địa chỉ: Thôn Sinh Cờ, Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh
- Điện thoại: +84 xx xxx xxx
- Gmail: vanlieu001@gmail.com
- Bằng cấp: Cử nhân Giáo dục Tiểu học

2. Khái quát
a, Khái quát về đặc điểm nhà trường
- Trường Tiểu học Sơn Châu là trường học nằm trong trung tâm huyện Hương Sơn,
thuộc địa phận thôn Đông, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Với đội ngũ
GV là 35 giáo viên, trong đó BGH có 3 đ/c; 35 đ/c GV đang trực tiếp thực hiện công tác
giảng dạy và giáo dục học sinh. HS của nhà trường chủ yếu là con em viên chức và
người lao động trên địa bàn xã.
b, Khái quát về đặc điểm học sinh lớp 4A
- Đặc điểm và tình hình HS:
+ Sĩ số lớp: 30 (16 nam và 14 nữ)
+ Thành phần dân tộc: Kinh
- Điểm mạnh: Học sinh giữ nề nếp tốt, chăm học, tích cực trong học tập; có tinh thần hỗ
trợ, giúp đỡ bạn bè, thầy cô.

2
- Điểm yếu: Trong lớp còn một số em học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn nhờ sự giúp
đỡ hay đi giúp đỡ người khác.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu phối hợp
Tạo sự liên lạc, kết nối thông suốt giữa nhà trường và gia đình học sinh trong quá trình
giáo dục học sinh (HS). Duy trì liên lạc trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên chủ
nhiệm lớp và PHHS trong mọi hoạt động giáo dục, lĩnh vực giáo dục HS. Tạo môi
trường giáo dục đồng thuận, thống nhất giữa cha mẹ HS và giáo viên trong nhà trường:
- Đồng thuận với nhà trường (đại diện GVCN) với các mục tiêu và cách thức triển khai
thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh;
- Đồng thuận trong các nội dung và hoạt động giáo dục học sinh được triển khai từ phía
nhà trường;
- Tham gia cùng với nhà trường, cùng với giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp trong
thực hiện những hoạt động giáo dục học sinh như: tổ chức hoạt động trải nghiệm theo
chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho các em;
- Tham dự các buổi họp PHHS đầy đủ do nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tổ
chức, tham dự và cho ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường, lớp học nhằm đảm bảo xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh tích cực cho các em học sinh.
- Phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo
dục, hoạt động trải nghiệm cho các em.
3.2. Mục tiêu chủ đề
– Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
– Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
– Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp
với lứa tuổi.
– Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
4. Nội dung kế hoạch
4.1. Tiến trình hoạt động (diễn ra trong 3 tuần, mỗi tuần có 1 tiết học trên lớp)
 Hoạt động 1: Khởi động – Em là ca sĩ nhí (Hát bài “Bầu và bí” - Phạm Tuyên).
 Hoạt động 2: Khám phá – Cùng em tìm hiểu.
 Hoạt động 3: Luyện tập – Cùng em chia sẻ.
 Hoạt động 4: Vận dụng – Cùng em làm việc tốt.

3
4.2. Kế hoạch phối hợp

Hoạt Nội dung Phối hợp giữa NT, GĐ và các LLXH


động hoạt động
Giáo viên Gia đình Lực lượng
xã hội

Em là ca - Hát bài hát - Trước ngày học gửi - Hỗ trợ HS và GV


sĩ nhí “Bầu và bí” video bài hát vào nhóm luyện tập nhớ lời và
(Tuần 1) (nhạc: Phạm lớp cho HS tập và làm giai điệu bài hát.
Tuyên, lời: Ca quen với bài hát. - Cùng với HS tìm
dao cổ) - Tổ chức cho HS hát thêm một số câu ca
- Chia sẻ thông theo lời nhạc và chia sẻ dao tục ngữ khác
điệp bài hát về thông điệp bài hát cùng chủ đề với bài
muốn truyền tải (yêu hát trên.
thương, giúp đỡ lẫn
nhau).

Cùng em - Tìm hiểu một - GV cung cấp hình ảnh - Nắm rõ kế hoạch - Cán bộ địa
tìm hiểu số những hoàn (tham khảo sgk) đồng để hỗ trợ, phối hợp phương, Đoàn
(Tuần 1) cảnh khó khăn. thời bổ sung những hoàn với HS tìm kiếm thanh niên nắm
- Tìm hiểu cảnh ngoài đời thực và thông tin những được kế hoạch,
những biểu hành động thể hiện sự hoàn cảnh khó sẵn sàng hỗ trợ,
hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người khăn tại địa tạo điều kiện cho
cảm thông, khác. phương. các em thực hiện
giúp đỡ người - Khai thác trải nghiệm, - Khuyến khích, khảo sát của
có hoàn cảnh hiểu biết của HS bên động viên các con mình.
khó khăn. cạnh thông tin trong bài hoàn thành nhiệm
- Hiểu được ý - Nêu yêu cầu và hướng vụ.
nghĩa vì sao dẫn HS khảo sát tìm hiểu
cần phải giúp những hoàn cảnh khó
đỡ người khác. khăn ở địa phương mà
- Chuẩn bị cho em biết.
nhiệm vụ của - GV cung cấp mẫu điều
hđ “Cùng em tra, hướng dẫn HS thực
chia sẻ”. hiện điều tra, khảo sát.

4
- Phổ biến hình thức hoạt
động và kế hoạch cho
PHHS, địa phương để có
sự hỗ trợ chu đáo.

Cùng em - Thực hiện - Phối hợp với chính - Hỗ trợ HS di - Cán bộ địa
chia sẻ điều tra và tìm quyền địa phương hỗ trợ chuyển tới các địa phương, Đoàn
(Tuần 2) hiểu theo hđ khảo sát của HS. điểm khảo sát. thanh niên hỗ trợ
hướng dẫn. - Tổ chức cho HS báo - Đồng hành, cung cấp thông
- Báo cáo kết cáo những thông tin đã khuyến khích và hỗ tin về những
quả điều tra đã tìm hiểu được về những trợ các con. hoàn cảnh khó
thực hiện. người có hoàn cảnh khó - Hỗ trợ HS lên ý khăn cần giúp đỡ
- Chuẩn bị cho khăn, khuyến khích các tưởng và hoàn thiện ở địa phương; tạo
nhiệm vụ của hình thức sáng tạo: video, sản phẩm (video/ điều kiện cho các
hoạt động slide,… slide) để trình bày em khảo sát.
“Cùng em làm - Chọn một số người có trước lớp. - Ban giám hiệu
việc tốt”. hoàn cảnh khó khăn mà - Nắm được thông nhà trường duyệt
HS đã tìm hiểu, lập kế tin để chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức
hoạch tổ chức hoạt động hoạt động tiếp theo. hoạt động “Cùng
“Đông ấm” để BGH nhà em làm việc tốt”.
trường phê duyệt.
- Phổ biến hình thức hoạt
động và kế hoạch cho
PHHS, địa phương để có
sự chuẩn bị, hỗ trợ.

Cùng em - Thực hiện kế - Tiến hành gây quỹ để - Đồng hành, - Cán bộ địa
làm việc hoạch “Đông thực hiện hoạt động. khuyến khích cùng phương, Đoàn
tốt ấm”. - Xin hỗ trợ truyền thông các con trong hoạt thanh niên hỗ trợ
(Tuần 3) - Báo cáo kết từ nhà trường, địa động “Cùng em tổ chức hoạt
quả và tổng phương để huy động làm việc tốt”. động; cùng với
kết hoạt động. được nhiều sự ủng hộ từ - Tài trợ tài chính/ nhà trường hỗ trợ
mọi người. vật phẩm cho hoạt truyền thông cho
- Thực hiện “Đông ấm”: động. hoạt động.
đến nhà những người gặp - Đại diện hội cha - Một số các

5
khó khăn, trao quà, nói mẹ HS tham gia nhân/ tổ chức xã
lời yêu thương, giúp đỡ,.. buổi tổng kết tại hội tham gia tài
- Tổ chức tổng kết hoạt lớp, phát biểu, nêu trợ cho hoạt
động tại lớp: HS chia sẻ cảm nhận. động.
cảm nhận, trải nghiệm - Đại diện địa
của bản thân, rút kinh phương tham gia
nghiệm, viết bài thu buổi tổng kết tại
hoạch. GV khích lệ, lớp, phát biểu,
tuyên dương HS, đánh nêu cảm nhận,
giá sự tham gia của HS. góp ý (nếu có).
- Cảm ơn sự hỗ trợ, đồng
hành của PHHS và địa
phương trong hoạt động.

4.3. Kênh thông tin phối hợp


- Trao đổi trực tuyến (Zoom, Google Meet), nhóm Zalo, Messenger, … để PH nắm bắt
được thông tin và thời gian triển khai của các hoạt động trong chủ đề.
- Thư/ sổ liên lạc điện tử qua phần mềm kết nối nhà trường và gia đình trong giáo dục
học sinh …
- Trao đổi trực tiếp với các ban ngành, đoàn thể, Đoàn thanh niên để phối hợp kịp thời
với Nhà trường trong công tác phối hợp, tạo điều kiện cho HS thực hành.
- Tổ chức các cuộc thi “vẽ tranh bảo vệ môi trường”, “cuộc thi tái chế phế liệu” hay các
“kế hoạch nhỏ thu gom phế liệu”, “sáng tạo video tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi
trường”(có sự hỗ trợ của phụ huynh nếu cần) … nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của HS, tạo cơ hội cho các em học tập và sáng tạo.

Người xây dựng kế hoạch


Liệu
Văn Thị Liệu

6
C. KẾT LUẬN
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục
từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho
mọi hoạt động giáo dục đạt hiệu quả tốt. Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất
nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng
người lao động, đào tạo con người có nhân cách, có kỹ luật lao động. Để có được
những con người đảm bảo yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng
đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường và xã hội, tác
động mạnh vào việc phát triển năng lực cho học sinh. Trong đó, nhà trường sẽ là vai trò
trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và
các lực lượng trong xã hội một cách chặt chẽ. Để giúp cho việc giáo dục học sinh được
tiến hành đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả, nhà trường cần xây dựng kế hoạch tuyên
truyền chi tiết, phân công giao nhiệm vụ tới chi bộ Đảng, cán bộ quản lý, giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, phụ huynh, chính quyền địa phương và học
sinh để thực hiện.
Xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
thực chất là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, tạo ra những ảnh hưởng tích cực tự
giác tới học sinh. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, đảm bảo sự thống
nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một
tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển năng
lực của trẻ. Việc kết nối các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội thực
sự mang ý nghĩa quan trọng để giáo dục học sinh trong môi trường giáo dục khép kín,
thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục học sinh ở mọi
nơi, mọi chỗ, giúp học sinh phát triển toàn diện hài hoà về năng lực và phẩm chất để trở
thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018.
2. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân 2018.
3. Dạy học phát triển năng lực môn Đạo đức tiểu học, Đào Đức Doãn (chủ biên), NXB
Đại học Sư phạm (2019).
4. Thiết kế bài học phát triển năng lực học sinh tiểu học, Nguyễn Hữu Hợp, NXB Đại
học Sư phạm (2018).
5. Sách giáo khoa Đạo đức 4 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
6. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh Tiểu Học: https://hoatieu.vn/tai-lieu/ke-hoach-phoi-hop-nha-truong-gia-
dinh-va-xa-hoi-trong-giao-duc-dao-duc-loi-song-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-216599

You might also like