You are on page 1of 7

Nhóm 13:

Đinh Trương Minh Anh (SPMT 4)


Lê Nguyễn Ngọc Trân (SPMT 4)
Ngô Nguyễn Thanh Trúc (SPMT 4)
Sơn Ngọc Hoa Tuyết (SPMT 4)
Ngô Võ Hiền Vy (SPMT 4)
Bùi Thị Yến Vy (SPMT 4)
Nguyễn Đặng Thanh Trúc (SPMT 4)
Phạm Văn Khanh (Sơn mài 4)
CHỦ ĐỀ 13: GIÁO DỤC MẦM NON THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP

I. GIÁO DỤC MẦM NON:


1. Khái niệm:
Giáo dục mầm non (từ sơ sinh đến 6 tuổi). Khoản 1 Điều 23 Luật
Giáo dục 2019, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt
Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng
tuổi đến 06 tuổi.
2. Các loại hình giáo dục mầm non:
- Giáo dục mầm non công lập đây là hình thức phổ biến nhất của giáo
dục mầm non hiện nay tại Việt Nam. Trường mầm non công lập là trường
được xây dựng và hoạt động dựa trên kinh phí của Nhà nước. Chính vì
vậy mà trường giáo dục mầm non công lập sẽ có mức học phí “nhẹ
nhàng” hơn cho phụ huynh.
- Trường mầm non dân lập là trường được duy trì và hoạt động bởi
kinh phí của nhóm cư dân địa phương và được hỗ trợ bởi chính quyền địa
phương.
- Mầm non tư thục là loại hình nhà trẻ thuộc tư thục, do một cá nhân,
nhóm người hoặc một tổ chức kinh tế – xã hội mở ra. Trường hoạt động
với nguồn kinh phí độc lập, không dựa trên kinh phí của nhà nước.

II. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC MẦM NON:


Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng và nền tảng trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Với mục tiêu nuôi dưỡng, dạy dỗ giúp trẻ có thể phát
triển về mọi mặt như: thể chất, trí tuệ, đời sống tinh thần,… Từ đó hình
thành nên nhân cách tốt, nền tảng kiến thức sơ khai để trẻ đủ hành trang
bước vào lớp một.
Mỗi lứa tuổi mầm non lại có một cách giáo dục riêng phù hợp với thể
chất, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Từ đó các chương trình giáo dục
mầm non cũng phải có sự thay đổi để hài hòa và mang lại hiệu quả. Trẻ
được học tập trong môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn
sẽ phát triển rất tốt.
1. Phát triển nhận thức:
Trước khi bước chân vào ngôi trường mầm non, trẻ hoàn toàn sống giới
hạn trong môi trường gia đình. Mặc dù cha mẹ có quan tâm và dạy dỗ trẻ
nhiều điều nhưng sự phát triển về nhận thức vẫn sẽ không có sự đột phá.
Thế giới xung quanh bị giới hạn, trong khi một đứa trẻ lại muốn một môi
trường để thỏa sự tò mò, thích khám phá của chúng. Do đó nếu cho trẻ
tiếp xúc với môi trường giáo dục mầm non hiện đại, trẻ dần hình thành
các kỹ năng như quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại,… Và những
hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường, xã hội xung quanh dần hình
thành.
Trẻ được tiếp xúc với chương trình giáo dục mầm non hiện đại sẽ phát
triển toàn diện các kỹ năng.
2. Phát triển ngôn ngữ:
Chương trình giáo dục mầm non còn giúp trẻ phát triển khả năng ngôn
ngữ nhanh chóng. Đó là lý do vì sao hầu hết trẻ được đi lớp học hoạt
ngôn và biết cách diễn đạt rõ ràng ý muốn của mình hơn so với những trẻ
khác. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ nhanh giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với
những ngôn ngữ mới, phát triển kỹ năng đọc viết khi vào lớp một.
3. Phát triển thể chất:
Trẻ mầm non được vui chơi và trải nghiệm những hoạt động trong
chương trình giáo dục mầm non mới giúp chúng phát triển khỏe mạnh về
thể chất. Thay vì trẻ quanh quẩn ở nhà, chúng được hòa mình vào môi
trường xung quanh, tham gia các hoạt động ngoại khóa thú vị. Cải thiện
chiều cao cân nặng, linh hoạt di chuyển, hoạt động các cơ quan một cách
khéo léo. Đồng thời tạo dựng thói quen chăm sóc sức khỏe, vệ sinh các
nhân và giữ an toàn cho bản thân mình.
Thông qua những hoạt động thực tế, trẻ được phát triển thể chất và nâng
cao sức khỏe.
4. Phát triển đời sống tinh thần.
Khi được học các chương trình giáo dục mầm non hiện đại, trẻ dần phát
triển về đời sống tinh thần. Trẻ học được sự bao dung, tình yêu thương, lễ
phép với người lớn, không ích kỷ,… Trẻ cũng nhận ra rằng thế giới xung
quanh nhiều điều tốt đẹp, từ đó phát triển năng khiếu nghệ thuật đang
tiềm ẩn bên trong.

III. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON:


1. Thực trạng chung:
-Sự khác nhau, phân bổ bất bình đẳng giữa các khu vực, vùng miền
(Vd: hình ảnh trường mầm non 2 khu vực)
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế để có thể phục vụ nhu cầu học tập
của trẻ.
-Trường MN công lập không đủ để đáp ứng như cầu của xã hội đặc
biệt ở những tỉnh TP lớn,dẫn đến tình trạng nhiều trường MN dân lập và
Tư thục mọc lên vs tốc độ chóng mặt gây khó kiểm soát về chất lượng
giáo dục.
2. Thực trạng riêng:
a) Hệ thống giáo dục mầm non công lập:
- Ưu điểm:
+ Chương trình học tập của trẻ dứoi sự quản lý của nhà nước. Tổ chức
thanh tra thường xuyên, cải cách chương trình theo kịp với xu hướng của
xã hội.
+ Nguồn lực đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng, tổ chức thanh tra
thường xuyên.
- Nhược điểm:
+ Tình trạng quá tải hệ thống GDMN, đặc biệt là ở các tỉnh TP lớn
với tỉ lệ HS/GV cao 62/1 trong khi đó tỉ lệ trung bình GV/HS lý tưởng
của TG là 18/1. Dẫn chứng: Trường MN Hoàng Liệt (HN) phải tổ chức
bốc thăm để các phụ huynh có cơ hội nhận 1 suất học cho con ở trường
MN Công lập
=> Gây sức ép cho hệ thống Giáo dục.
b) Hệ thống giáo dục mầm non dân lập:
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
c) Hệ thống giáo dục mầm non tư thục:
- Nhược điểm:
+ Quản lý bị buông lỏng. Rất nhiều trường mầm non tư thục, nhóm trẻ
gia đình tự phát đã "nằm" ngoài tầm quản lý của các cơ quan chức năng.
Không phải trường tư thục nào cũng có điều kiện thuê được mặt bằng đủ
tiêu chuẩn, an toàn.
+ Mới quản lý được số lượng, chất lượng chưa đủ tiêu chuẩn. lực lượng
giáo viên cho khối trường tư thục vẫn còn là một vấn đề, bởi hầu hết giáo
viên tại các trường tư thục được tuyển từ các tỉnh và trong số đó, nhiều cô
ở nhóm trẻ gia đình chỉ được đào tạo chuyên môn theo hình thức, bởi
khoá đào tạo chỉ kéo dài từ 3-6 tháng. Trong khi đó, theo quy định của
ngành, để được cấp phép hoạt động, các cơ sở, nhóm trẻ gia đình phải có
đầy đủ giáo viên đạt trình độ tối thiểu ở mức trung cấp sư phạm mầm
non.

IV. GIẢI PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON:


1. Phương pháp thực hành, trải nghiệm:
- Giáo dục mầm non đòi hỏi phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ phải
linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi đảm bảo
cân đối giữa chăm sóc và giáo dục. Nghĩa là một mặt phải chú ý đến
chăm sóc sức khoẻ của trẻ như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày
(ăn, ngủ, vệ sinh), tạo môi trường an toàn, ngăn nắp, bảo vệ, phòng chống
bệnh tật. Mặt khác phải chú ý dạy dỗ, giáo dục trẻ như tổ chức các hoạt
động phong phú, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động chủ đạo của
trẻ trong năm đầu là giao lưu cảm xúc, năm thứ 2, thứ 3 là hoạt động với
đồ vật. Tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo có ảnh
hưởng quyết định đến những đặc điểm tâm lí chủ yếu của trẻ. Do vậy
giáo dục cần coi trọng tổ chức các hoạt động này cho trẻ mầm non. Gia
đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, cần phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình và nhà trường để thống nhất cách chăm sóc và giáo dục trẻ theo
khoa học.
- Giáo dục mầm non đòi hỏi phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ phải
linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi đảm bảo
cân đối giữa chăm sóc và giáo dục. Nghĩa là một mặt phải chú ý đến
chăm sóc sức khoẻ của trẻ như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày
(ăn, ngủ, vệ sinh), tạo môi trường an toàn, ngăn nắp, bảo vệ, phòng chống
bệnh tật. Mặt khác phải chú ý dạy dỗ, giáo dục trẻ như tổ chức các hoạt
động phong phú, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động chủ đạo của
trẻ trong năm đầu là giao lưu cảm xúc, năm thứ 2, thứ 3 là hoạt động với
đồ vật. Tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo có ảnh
hưởng quyết định đến những đặc điểm tâm lí chủ yếu của trẻ. Do vậy
giáo dục cần coi trọng tổ chức các hoạt động này cho trẻ mầm non. Gia
đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, cần phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình và nhà trường để thống nhất cách chăm sóc và giáo dục trẻ theo
khoa học.
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể
nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải
quyết vấn đề đặt ra.
- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời
nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và
kỹ năng đã được thu nhận.
2. Phương pháp trực quan, minh họa:
Phương pháp trực quan – minh họa hay nói theo một cách đơn giản và
dễ hiểu hơn đó là những quan sát, làm mẫu, minh hoạ mà các giao viên
mầm non thực hiện cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng,
phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự
nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy
ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với
lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của
trẻ.
3. Phương pháp dùng lời nói:
Phương pháp dùng lời nói. Được biết đến là phương pháp mà pháp luật
quy định là việc giáo viên sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại,
trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận
thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc,
gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo
viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.
4. Giáo dục bằng tình cảm, khích lệ:
Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ được biết đến là
phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến
khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ
vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
5. Phương pháp nêu gương, đánh giá:
Phương pháp nêu gương – đánh giá. Trong đó thì nêu gương: Sử dụng
các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là
chính, nhưng không lạm dụng. Còn đánh giá được biết đến là sự thể hiện
thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước
việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong
từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể.

You might also like