You are on page 1of 3

TÍNH TẤT YẾU CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP

Tại Hội nghị về giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Agra, ấn độ (3/1998) do UNESCO tổ chức đã khẳng
định xu hướng: Giáo dục hoà nhập cho mọi trẻ em.
1. Đáp ứng mục tiêu giáo dục
Theo UNESCO có 4 mục tiêu đào tạo con người: Học để làm người; Học
để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống
Theo quan điểm của thành viên trong cộng đồng của người da đỏ có 4 phẩm chất: Quảng đại, Quy
thuộc, được chấp nhận; Thông đạt; Độc lập
a) Tính quy thuộc
Có bạn bè và giữ mối quan hệ tốt với bạn. Được chung sống và cùng làm việc với
người khác trong cộng đồng. Được là thành viên của gia đình, cộng đồng. Được
chào đón và đều được tôn trọng như nhau. Mọi người phải biết sống hoà nhập, hợp tác với
nhau trong một tập thể và có ảnh hưởng đến nhau một cách tích cực.
b) Thông đạt kiến thức, kỹ năng
Thành đạt và có khả năng tốt trong một hoặc một vài lĩnh vực. Được phát triển toàn
diện. Có tư duy linh hoạt và năng lực giải quyết các vấn đề. Có động cơ đúng đắn. Có tri
thức văn hoá và có khả năng làm chủ kỹ thuật. Được tiếp tục học tập và có khả năng cao
trong lĩnh vực quan tâm.
Trẻ phải được tiếp thu những tri thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết phù hợp với nhu
cầu và năng lực của mỗi em.  phải có thái độ đúng, ứng xử một cách linh hoạt trước mọi vấn đề đặt
ra.
c) Tính độc lập
Được độc lập trong mọi lĩnh vực.
Trẻ có cơ hội chọn nghề và tin, yêu công việc đã chọnCó trách nhiệm và chịu trách nhiệm về
hành động và quyết định của mình.
d) Tính quảng đại
Được đóng góp cho gia đình và xã hội. Có lòng nhiệt tình.Yêu thương, chăm sóc,
giúp đỡ người khác.
Trẻ được học tập, được giúp đỡ, thể hiện giá trị của mình bằng sự cống hiến cho xã hội
2. Thay đổi quan điểm giáo dục
- Mục tiêu giáo dục trong nhà trường là đào tạo ra những con người, có kỹ năng, thái độ và thiên
hướng cần cho xã hội.
- Trước đây: phân loại trẻ em ( bằng thang đo trí lực cho biết chỉ số trí tuệ IQ)  dạy theo một
chương trình riêng, theo một phương pháp riêng  Kết quả: trẻ em không phát triển hết các khả năng
của mình, thậm chí có thể phát triển lệch lạc.
- Hiện nay: Xu thế giáo dục đa trình độ, đa phương pháp và phát huy tính độc lập học tập hay sự
tham gia tích cực của học sinh đã trở nên phổ biến.
Ví dụ: Hiện nay Việt nam đang thực hiện chương trình tiểu học mới, trong đó chú trọng đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học tập
trung vào hoạt động của người học trở nên ngày càng phổ biến và mang lại hiệu quả cho nhiều trẻ
em.
3. Tính hiệu quả
- Giáo dục trong môi trường hòa nhập giúp trẻ có những dạng khó khăn khác nhau đều có thể tiến bộ
hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn so với cách giáo dục trong môi
trường khác.
- Ví dụ:
 Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Thông qua giao lưu với bạn bè, trẻ xoá bỏ mặc cảm, tự ti, kĩ năng
giao tiếp của trẻ phát triển nhanh, phát triển tính độc lập trong sinh hoạt và trẻ học được nhiều
hơn
 Trẻ khiếm thị: Do được học gần nhà nên trẻ khiếm thị bớt khó khăn trong việc đi lại, trẻ có
nhiều bạn bè, hội nhập dễ dàng, có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.- 6 -
 Trẻ khiếm thính: Thông qua quan hệ với bạn bè trẻ học cách giao tiếp, có nhiều cơ hội để phát
triển khả năng của mình, tư duy của trẻ được phát triển tốt hơn qua học tập và sinh hoạt
 Trẻ khó khăn vận động: Được học tập để có thể phát triển tài năng, được bạn bè giúp
 đỡ, xoá bỏ dần sự lệ thuộc vào người khác.
4. Cơ sở pháp lý
Vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trong
- Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (điều 18, 23), trong Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt Salamanca
(Tây Ban Nha, 1994): “Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyền
được học trong các trường phổ thông và các trường đó phải được thay đổi để tất cả trẻ em đều được
học”.
- Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc được bổ sung bởi tuyên ngôn
về quyền của những người tàn tật trong đó đã nêu: "Những người tàn tật phải có quyền
được tôn trọng phẩm giá. Những người tàn tật dù họ có nguồn gốc gì, bản chất ra sao và sự
bất lợi do bệnh tật gây ra như thế nào cũng đều có quyền bình đẳng như mọi người khác".
- Năm 1983, 120 Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã chấp nhận những nguyên
tắc cơ bản về quyền của người tàn tật. Đặc biệt là quyền được giáo dục.
KQ: Vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung. Những luật
pháp liên quan đến nền giáo dục bắt buộc sẽ bao gồm tất cả mọi trẻ em thuộc mọi dạng khuyết
tật, kể cả những em bị khuyết tật nặng.
- Vấn đề đã được mở rộng trong Tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người (1990): các quốc
gia phải quan tâm đến nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ em khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng
trong giáo dục cho mọi trẻ khuyết tật như là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, luật phổ cập giáo dục, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ
em, Luật Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Luật Giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật... một lần nữa nhấn
mạnh đến các quyền cơ bản của trẻ khuyết tật: trẻ khuyết tật được có quyền như mọi trẻ em và Nhà
nước phải tạo mọi điều kiện, ưu tiên thực hiện các quyền đó.
5. Đáp ứng đựơc gia tăng số lượng trẻ khuyết tật
- Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, khi nền văn minh nhân loại càng phát triển, thì tỉ lệ trẻ
khuyết tật càng tăng. Hiện tại tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới là 8-10% dân số, con số này sẽ tăng
lên 12-15% vào năm 2020.
- Ví dụ: Ở Việt Nam
 Ngày 29/12/2022, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật (NKT) Việt Nam tổ chức Hội nghị
Tổng kết năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ
LĐTB&XH Nguyễn Văn Hồi. Hiện nay, cả nước có khoảng 6,2 triệu NKT, chiếm 7,06% dân
số từ 2 tuổi trở lên; gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng.
 Theo tài liệu hướng dẫn "Phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em" do Bộ Y tế vừa
ban hành (31/01/2023), Bộ Y tế dẫn chứng báo cáo của Tổng cục Thống kê về điều tra quốc
gia Người khuyết tật Việt Nam ước tính Việt Nam có khoảng 1,2 trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-
17 (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ < 6 tuổi có tỉ lệ khuyết tật (chiếm 1,39%
trẻ cùng độ tuổi). (nguồn: https://soyte.hanoi.gov.vn/)
3.6. Tính kinh tế
- Mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là mô hình có hiệu quả kinh tế nhất:
 Chi phí đỡ tốn kém
 Nhiều trẻ khuyết tật được đi học
- Kinh phí giáo dục cho một trẻ khuyết tật bao gồm: chi phí cho học sinh, đào tạo giáo viên, cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy và học,... Theo số liệu tổng hợp từ các cơ sở, chi phí cho một trẻ khiếm
thính trong một năm nội trú - khoảng 5 triệu, trường bán trú - khoảng 2,5 triệu trong đó chưa tính
đào tạo giáo viên và máy trợ thính.
 Giáo dục hoà nhập vừa giải quyết vấn đề ngân sách, vừa giải quyết vấn đề cơ bản là làm thế nào để
trẻ được hưởng lợi nhiều nhất.

You might also like