You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 

ĐỀ KIỂM TRA
TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN - HSSV
ĐẦU NĂM HỌC 2022 - 2023  
 

ĐỀ SỐ 5:

Sinh viên: Trịnh Phương Hiền


Mã sinh viên: 207140202164
Lớp: K46D
Khoa: Giáo dục Tiểu học
Đề số 5
Câu 1: Hãy phân tích mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành
kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Câu 2: Nêu các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông
đường bộ của năm 2008.
Câu 3: Anh/ chị hãy đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong
bối cảnh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng
mạng xã hội cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
BÀI LÀM
Câu 1: Hãy phân tích mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông
- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông,
giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ
năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính,
nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống ý nghĩa và
đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển
những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh
thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân,
gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh
hoạt.
- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm
chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản
thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập
tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về
các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ
thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển
những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách
công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để
tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích
ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp
mới.
Như vây:
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy
năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Câu 2: Nêu các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông
đường bộ của năm 2008.
Tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị
nghiêm cấm, cụ thể như sau:
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo
hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị
khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường;
đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải
rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử
dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp
cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng
chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ
điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều
khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi
hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền
ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng
loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự
công cộng.
14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện
đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng
dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn
tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
theo quy định.
17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây
sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi
phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên
dùng.
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm
cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Câu 3: Anh/ chị hãy đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
trong bối cảnh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng
sử dụng mạng xã hội cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Đi cùng với sự phát triển của xã hội đó là sự phát triển của công nghệ thông tin,
Internet. Sự xuất hiện của MXH như một luồng gió mới với những tính năng, với
nguồn thông tin phong phú đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của cư dân mạng,
với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo của các
thành viên, Internet ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối
sống, văn hóa của một bộ phận sinh viên (SV) hiện nay vì đây là nguồn nhân lực
có khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học một cách nhanh nhạy nhất đồng
thời đây cũng là lực lượng chịu tác động của các phương tiện thông tin truyền
thông nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
- Về phương diện tích cực:
+ Sinh viên sử dụng mạng xã hội giúp sinh viên tiếp cận nhanh chóng những kỹ
năng, kiến thức hoặc thông tin mới nhất phục vụ cho công việc, học tập, nghiên
cứu. Sinh viên được bổ sung và làm giàu thêm những kiến thức được học trong
nhà trường.
+ Một bộ phận sinh viên đã rất khôn ngoan khi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên
vô hạn từ các mạng xã hội này để đề cao tên tuổi bản thân, biến mạng xã hội trở
thành môi trường kinh doanh lý tưởng và kiếm được không ít lợi nhuận từ các
mạng xã hội.
+ Cũng không ít các hành động đẹp bắt nguồn từ mạng xã hội, như các trang
fanpage cộng đồng nhằm kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ, gây quỹ giúp đỡ bà con gặp
khó khăn hay các fanpage kêu gọi cứu trợ bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang
dã... đã thu hút phần lớn người dân tham gia và ủng hộ. như tổ chức các hoạt động
từ thiện nhân những ngày lễ tết, giúp đỡ những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức
sinh hoạt văn hóa lành mạnh, nhiều nhóm chia sẻ sở thích, du lịch kết hợp với việc
làm từ thiện ở các vùng cao biên giới, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, trên MXH
còn xuất hiện nhiều nhóm tìm về các giá trị văn hóa cổ xưa như đồ sách cũ... Đây
thực sự là những tác động tốt mà MXH đem lại.
- Về phương diện tiêu cực:
+ Bên cạnh những tác động tích cực thì mạng xã hội cũng còn nhiều bất cập.
Nhiều bạn sinh viên mắc chứng bệnh “nghiện Facebook” nghĩa là không có việc gì
cũng vào mạng xã hội, liên tục update thông tin lên trang mạng xã hội kể cả những
thông tin không đâu. Bởi sự lạm dụng thái quá sự đam mê đó lại trở thành tiêu
cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập của sinh viên. Nhiều bạn sau khi sử
dụng mạng xã hội quay lại bàn học vẫn còn lưu luyến và không thể tập trung ngồi
học.
+ Ngoài ra việc sử dụng nhiều mạng xã hội cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là
vấn đề thị lực. Sau đó là vấn đề sức khỏe tiêu hoá bên trong cơ thể. Việc vừa xem
mạng vừa ăn sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá như là đau dạ dày.
Khi vô tình đọc được những nguồn tin không tích cực sẽ ảnh hưởng đến vấn đề
tâm lý như lo âu, mất ngủ dẫn đến trầm cảm.
+ Sử dụng nhiều mạng xã hội khiến cho thời gian của những cuộc gặp gỡ, gặp mặt
đời thực vàng trở nên ít đi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giao tiếp, ứng
xử khi gặp mặt đối mặt.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Trước hết bản thân sinh viên cần phải xác định mục tiêu rõ ràng khi sử dụng
mạng xã hội, tránh đi chệch mục tiêu và kết thúc bằng việc cứ mải mê lang thang
trên các trang mạng xã hội và làm lãng phí thời gian học tập của bản thân.
- Cần sự tăng cường, giáo dục từ gia đình và nhà trường. Cần hướng dẫn sinh viên
cách khai thác thông tin tích cực để các em chủ động tham gia, phục vụ học tập,
nghiên cứu chuyên môn hiệu quả. Từ phía các bậc phụ huynh cần biết sử dụng
mạng xã hội với những tiện ích cho công việc, những giải trí lành mạnh, không
nên phê phán hay chỉ lên án những tiêu cực mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ. Từ
phía nhà trường cần giới thiệu những fanpage thú vị nhằm tạo sân chơi lành mạnh
và mang tính định hướng cho sinh viên. Những trang fanpage này phải trực tiếp do
nhà trường đứng ra điều hành và kiểm duyệt tin.
- Để nhóm công chúng sinh viên có những nhận thức đúng đắn, không hiểu sai, bị
kẻ xấu lợi dụng, báo chí truyền thống phải đứng ra làm “quan tòa” phân xử, giúp
định hướng thông tin cho sinh viên trong các cuộc tranh luận trên mạng xã
hội.Thêm vào đó, cần nâng cao nghiệp vụ của phóng viên, nhà báo khi tham gia
mạng xã hội. Họ cần hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công
chúng nói chung và nhóm sinh viên nói riêng. Từ đó, cung cấp những nội dung
thông tin mang tính định hướng cho nhóm đối tượng này.
- Nhà trường cũng cần có những buổi tập huấn giúp sinh viên hiểu các tính năng
của các mạng, khai thác triệt để các chức năng phục vụ học tập trên các trang
mạng Facebook, Youtube, Google,...Có như vậy thì việc tìm kiếm thông tin hiệu
quả, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng cũng như mức độ tin cậy của
những thông tin và tài liệu tìm được thông qua Internet. Việc tuyên truyền, hướng
dẫn về Luật An ninh mạng có thể lồng ghép vào trong các buổi tập huấn, buổi sinh
hoạt lớp, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hoặc những cuộc thi hùng biện,... sẽ mang
lại hiệu quả cao và thu hút được sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên.

You might also like