You are on page 1of 12

Câu 1:

Điều 5. Quyền của sinh viên

1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện
trúng tuyển theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.

2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp các thông tin cá nhân về
việc học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổ biến nội quy, quy chế
đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt
động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi
sáng tạo tài năng trẻ;

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở
nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nếu đảm bảo các yêu cầu theo quy định; tham gia
các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan trong và ngoài
Nhà trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao
lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường;

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Nhà trường (bao gồm các dịch
vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn
cảnh đặc biệt,…)

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học
cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học
tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; được miễn giảm phí
khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di
tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước.

5. Được kiến nghị với Nhà trường thông qua các kênh trực tiếp hoặc đại diện của
lớp sinh viên về các giải pháp góp phần xây dựng Nhà trường; được đề đạt nguyện
vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của sinh viên.

6. Được xếp tiếp nhận vào khu nội trú và ưu tiên khi sắp xếp vào ở khu nội trú
theo quy định.

7. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng
chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục
hành chính khác.

Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý,
viên chức, nhân viên, người học của nhà trường và người khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng
thi, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập;
sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ
chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp; nói tục,
chửi bậy; viết, vẽ bậy, vứt rác không đúng nơi quy định.

4. Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật;
tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong trường hoặc ngoài xã hội.

5. Vi phạm các quy định của Luật giao thông. Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ
vũ đua xe trái phép.

6. Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người
khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại dược phẩm, hóa chất cấm sử
dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các loại hoá chất, các tài
liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động
mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo
đức khác.

8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ
chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa Nhà trường khi chưa được Hiệu
trưởng cho phép.

9. Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi
trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Internet.

10. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

Điều 23. Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm

1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tuỳ tính chất, mức độ, hậu quả của hành
vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ
luật sau:

a) Khiển trách: Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở
mức độ nhẹ;

b) Cảnh cáo: Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi
phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi
phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c) Đình chỉ học tập có thời hạn: Áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời
gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh
viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án
treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết
định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm
học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

d) Buộc thôi học: Áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học
tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức
độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến Nhà trường và xã hội; vi phạm pháp
luật bị xử phạt tù giam.

2. Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ sinh
viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn và buộc thôi
học, nhà trường gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp
quản lý, giáo dục.

3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định tại Phụ lục II
kèm theo Quy định này.

Câu 2:
Câu 3:

2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa


2.1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển
* Văn hóa là mục tiêu
Theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách
tổng quát - là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc;
là khát vọng của Nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân là chủ
và dân làm chủ, công bằng, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân luôn được quan tâm
và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Trong phiên họp đầu tiên của
Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên 06 nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó có 02 nhiệm vụ cấp bách
thuộc về văn hóa: Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt. Hai là, phải giáo
dục tinh thần cho Nhân dân. Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Trong bộn bề công việc của Nhà nước chống lại giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm,
dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất
khai mạc ngày 24/11/1946 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Trong diễn văn khai
mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh
phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”; “Văn hóa liên lạc mật thiết với chính
trị”; “Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân”; “Văn hóa
phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”; “Phải làm thế nào
cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm
vụ của mình và biết hạnh phúc của mình nên được hưởng”; “Số phận dân ta là ở
trong tay dân ta”. Người nêu một chân lý “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân
đi”… “Phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”.
Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải
chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”1.
*Văn hóa là động lực
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng,
văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội. Người nói: Văn hóa là một kiến trúc thượng
tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và
đủ điều kiện phát triển; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào văn hóa thế ấy.
Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát
triển kinh tế.
Văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập ở đây là văn hóa theo nghĩa rộng. Đó
là sự hiểu biết và trí tuệ của con người và do con người tích lũy được, cùng tâm hồn
cao thượng, đạo lý tốt đẹp trong mối quan hệ của con người với đồng loại, với xã hội
và tự nhiên, được xây dựng, bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử; nó làm nên một
nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực
có thể nhận thức ở các phương diện sau:
Văn hóa chính trị: Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, là
một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để
thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
Văn hóa kinh tế: Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế,
nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích
cực trở lại kinh tế.
Văn hóa xã hội: Giải phóng về chính trị thì văn hóa mới có điều kiện phát triển.
Xã hội thế nào văn hóa thế ấy. Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính

1
Hồ Chí Minh, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần I,1946
quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản
Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa.
Văn hóa văn nghệ: Góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách
mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách
mạng.
Văn hóa giáo dục: Giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội, đào
tạo con người mới, cán bộ mới.
Văn hóa đạo đức, lối sống: Nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con
người, hướng con người vươn tới các giá trị “chân, thiện, mỹ”.
Văn hóa pháp luật: Đảm bảo dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.
Với tư cách là mục tiêu, động lực của sự phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra
nhiệm vụ của văn hóa: “Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc
dân, nghĩa là văn hóa phải sửa được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ...
văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do... làm thế nào
cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng
mình”2.
2.2. Văn hóa góp phần khẳng định bản sắc dân tộc gắn liền với tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại
Trước hết, nền văn hóa mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là
nền văn hóa có tính chất dân tộc. Đó là nền văn hóa gắn liền với dân tộc, có gốc rễ từ
dân tộc, mang tâm hồn dân tộc và là diện mạo của dân tộc. Hay nói cách khác, bản sắc
dân tộc thể hiện ở nền văn hóa dân tộc. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền
vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc nên qua hàng
ngàn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn
dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ
quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo
trong lao động; dũng cảm, thông minh trong chiến đấu; sự tinh tế trong ứng xử, giản dị
trong lối sống; tình nghĩa thuỷ chung với người thân, bạn bè... Về hình thức, bản sắc
văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách
cảm nhận và suy nghĩ...
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị to lớn và có ý nghĩa quan trọng đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính
của dân tộc; là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
âm nhạc dân tộc ta rất độc đáo. Bác đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng Bác vẫn nhớ
những câu hát của dân ta. Ta có nhiều câu hát dân ta hay lắm. Bây giờ phải khai thác
và phát triển nó lên. Người nhấn mạnh: “Những người cộng sản rất quý trọng cổ điển.

2
Hồ Chí Minh: Về văn hoá, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1997, tr.319-320.
Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ
nghĩa Mác - Lênin, càng phải coi trọng truyền thống tốt đẹp của cha ông”3.
Nghị quyết của UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Những
đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn
hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn
năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát
vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và
mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”4
2.3. Văn hóa là một mặt trận, người hoạt động văn hóa là chiến sĩ trên mặt
trận ấy
Văn hóa là một mặt trận nên có tính chất phức tạp của mặt trận, và những người
làm công tác trên mặt trận đó phải có những đức tính của người chiến sĩ như lập
trường đúng, tư tưởng đúng, hiểu thấu, liên hệ và đi vào đời sống của Nhân dân để bày
tỏ tinh thần kiên quyết và anh dũng của quân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng
cao tinh thần ấy. Chiến sĩ văn hóa phải là những người dũng cảm, kiên cường để
chống lại những thế lực phản văn hóa. “Cây bút phục vụ chính nghĩa trong tay nhà
văn chiến đấu có một lực lượng cực kỳ mạnh mẽ”5.
2.4. Văn hóa phải phục vụ Nhân dân, quần chúng nhân dân phải được
hưởng thụ các giá trị văn hóa
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn hướng về khát vọng hạnh phúc của
Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ. Vậy nên theo Người, văn hóa phải “từ trong quần
chúng ra. Về sâu trong quần chúng” để định hướng giá trị chân, thiện, mỹ cho quần
chúng. Bác nhấn mạnh: “Về sáng tác, thì cần hiểu thấu, liên hệ và đi sâu vào đời sống
của Nhân dân. Như thế, mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của
quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy”6. Văn hóa phục
vụ quần chúng là phải miêu tả cho hay, cho chân thật, trả lời được các câu hỏi: Viết cho
ai? Mục đích viết? Cách viết như thế nào? Viết phải thiết thực, tránh lối viết rau muống, ham
dùng chữ. Nói cũng vậy, nói ít nhưng thấm thía, nói cho chắc chắn thì quần chúng thích
hơn. Nhân dân là đối tượng thụ hưởng các giá trị văn hóa. Nhưng Nhân dân cũng là chủ
thể thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn hóa. Người nhấn
mạnh: “nghệ thuật phải gần với cuộc sống, người vẽ không thể tùy ý muốn tưởng
tượng ra thế nào cũng được, rồi quần chúng phê bình lại bảo người ta dốt”7.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa phải phục vụ Nhân dân, lấy hạnh phúc
của Nhân dân, của dân tộc làm mục tiêu. Độc lập, tự do phải đi đến ấm no, hạnh phúc
3
Bác Hồ với nghệ sĩ, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội,1985, tr.335.
4
Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014, t.4, tr.151.
5
Hồ Chí Minh: Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học, H.1981, tr.356.
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.246
7
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.667
và sự phát triển, tức văn hóa phải nhằm mục tiêu phục vụ và nâng cao đời sống con
người. Sự phát triển của một quốc gia dân tộc quy cho cùng chính là sự phát triển kinh
tế gắn liền với sự phát triển xã hội, được đo bằng hiệu quả xã hội, mà hiệu quả lớn
nhất là mỗi thành viên cộng đồng có được cuộc sống đúng nghĩa, tức cuộc sống có văn
hóa.
Để văn hóa thực sự phục vụ quần chúng nhân dân, ngoài việc đi vào quần
chúng cổ động, biểu dương sự nghiệp cách mạng của Nhân dân, anh chị em văn hóa và
trí thức còn phải đánh giá, nhìn nhận đúng Nhân dân. Theo Người, quần chúng là
những người không phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà còn là những
người sáng tác nữa. Tục ngữ, vè, ca dao... là “những hòn ngọc quý”, vừa rất hay, lại rất
ngắn chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống. Quần chúng còn là đối
tượng phản ánh. Người khẳng định: “Chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác
của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân
cũng sẽ quên anh ta”8. Quần chúng còn là những người kiểm nghiệm sản phẩm. Vì
vậy, viết xong đọc đi, sửa lại bốn, năm lần chưa đủ, mà “phải nhờ một số đồng chí
công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngoắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì
phải sửa lại”9. Cuối cùng phải thấy rằng, đồng bào đang chờ đợi và phải được hưởng
thụ các sản phẩm văn hóa.

8
Bác Hồ với văn nghệ sĩ, Nxb Tác phẩm mới, H.1985, tr.348.
9
Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, tr.365.
Thanh niên cần làm gì để phát huy vai trò của mình trong xây dựng, phát triển
văn hóa Việt Nam hiện nay?

Theo em, thanh niên là lực lượng quan trọng trong xây dựng, phát triển văn hóa
Việt Nam hiện nay và cần phải tham gia vào quá trình này một cách tích cực thông qua
một số hoạt động như sau:

Thứ nhất, tích cực học tập, tìm hiểu về văn hóa đất nước để có ý thức trân trọng
các giá trị văn hoá dân tộc; nâng cao lòng tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động giáo
dục truyền thống, nhất là nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng
của quê hương, đất nước. Đã là người dân Việt Nam thì ai cũng cần phải hiểu biết về
văn hóa của đất nước mình, đây là yếu tố cốt lõi để duy trì văn hóa Việt Nam qua các
thế hệ.

Thứ hai, tham gia vào công cuộc gìn giữ và phát huy các phong tục, tập quán
tiến bộ, phù hợp với văn hoá dân tộc; đấu tranh bài trừ, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, hành
vi vi phạm pháp luật; tăng cường tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử trên không
gian mạng. Thế hệ trẻ với tri thức, sức khỏe cùng sự nhiệt huyết cần cố gắng hết mình
để giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp, tuyên truyền, đẩy lùi những hủ tục,
hình ảnh xấu, góp phần làm đẹp văn hóa Việt Nam.

Thứ ba, thanh niên cần tham gia vào công tác tuyên truyền, lan tỏa văn hóa Việt
Nam với bạn vè trong và ngoài nước. Những năm gần đây, toàn cầu hóa cùng sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ giúp cho việc giao lưu, liên kết quốc tế trở nên ngày
càng dễ dàng và gắn kết. Trong bối cảnh này, thanh niên – thế hệ với những suy nghĩ,
lối sống hiện đại, bắt kịp xu hướng quốc tế cần tích cực tuyên truyền văn hóa, hình ảnh
về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè khắp thế giới. Lan tỏa, chia sẻ về văn hóa
Việt Nam với bạn bè quốc tế giúp nhiều người biết đến đất nước mình hơn, từ đó góp
phần phát triển kinh tế - du lịch.

Bên cạnh đó, thanh niên Việt Nam cũng cần có sự đoàn kết trong quá trình xây
dựng, phát triển văn hóa Việt Nam. Bất cứ một nhiệm vụ nào cũng cần có sự đoàn kết,
gắn bó để cùng nhau hoàn thành. Vì vậy đối với xây dựng, phát triển văn hóa, thanh
niên cũng cần có sự đồng lòng với nhau, không chỉ trong cùng lực lượng thanh niên
mà cần có sự kết nối với thế hệ trước, thế hệ thiếu niên để thừa hưởng giá trị tốt đẹp,
tiếp nối giá trị tương lai.

Bản thân em là một đoàn viên, sinh viên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên
Trường Đại học Thương mại; em nhận thấy rằng bản thân mình cần tích cực học tập,
trau dồi kiến thức và tham gia vào các chương trình văn hóa của Đoàn – Hội; kết hợp
cùng các bạn cán bộ Đoàn – Hội để tổ chức thêm các hoạt động học tập, tìm hiểu, giao
lưu văn hóa cho các bạn sinh viên trong trường. Đồng thời, em cần tham gia tuyên
truyền những hình ảnh đẹp, văn hóa đẹp của Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc
tế.

You might also like