You are on page 1of 9

Họ và tên: Nguyễn Thị Hường

STT: 16

Mã sinh viên: 18D250141

Lớp HC: K54B3LH

BÀI THU HOẠCH

“Tuần sinh hoạt Công dân – sinh viên đầu năm”

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày Điều 4 “Trách nhiệm với công tác học tập, rèn
luyện” và Điều 8 “ứng xử với cảnh quan, môi trường, tài sản công” trong “Quy
tắc ứng xử của người học trong Trường Đại học Thượng mại” (ban hành theo
quyết định số 459/QĐ-ĐHTM ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thương mại). Liên hệ bản thân trong việc thực hiện “Quy tắc
ứng xử của người học trong Trường Đại học Thương mại”.

Điều 4. Trách nhiệm với công tác học tập, rèn luyện

1. Thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Nhà
trường và các cơ quan, ban ngành liên quan. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
hoạt động cộng đồng và các phong trào thi đua do Nhà trường phát động. Có ý thức tự
rèn luyện các kĩ năng sống và học tập.

2. Có ý thức tự giác, tích cực, sáng tạo và tự trọng trong học tập, nghiên cứu và rèn
luyện.

3. Trung thực, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện. Không gian lận trong học tập và
thi cử dưới mọi hình thức. Không sử dụng điện thoại và làm việc riêng trong giờ học.
Tích cực tham gia phòng, chống các biểu hiện và hành vi tiêu cực trong hoạt động đào
tạo, tham gia phòng, chống tội phạm, các tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội
khác.

4. Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của Nhà trường để biết rõ hơn về môi trường bản
thân đang học tập và rèn luyện.

5. Không tuyên truyền và tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước, các hoạt động mê
tín dị đoan và các hoạt động tôn giáo trong Nhà trường, không tụ tập gây rối làm mất
trật tự, an ninh, an toàn trong Nhà trường. Chấp hành nghiêm các hành vi sinh viên
không được làm trong Quy định về công tác sinh viên trong Trường Đại học Thương
mại.

Điều 8. Ứng xử với cảnh quan, môi trường, tài sản công

1. Trang phục nghiêm túc, gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với môi trường học đường.

2. Thực hiện văn hóa xếp hàng khi vào thư viện, thang máy, căng tin.

3. Giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, chỉ sử dụng hệ thống
mạng máy tính tại phòng thực hành và thư viện cho mục đích học tập. Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí của công.

4. Có ý thức giữ gìn vườn hoa cây cảnh, khuôn viên trong trường, giữ gìn môi trường
sống xung quanh xanh - sạch - đẹp.

5. Không tự ý treo, dán băng rôn, áp phích, biểu ngữ khi chưa được phép của Nhà
trường.

6. Không ăn trong giờ học, nơi học tập, thư viện, giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng
và bỏ rác đúng nơi quy định.

7. Không hút thuốc lá, uống rượu bia, không sử dụng các chất cấm trong Nhà trường.

8. Không trang điểm quá cầu kì, dị biệt; không ăn mặc phản cảm và để kiểu tóc không
phù hợp với môi trường học đường.

9. Không gây ồn ào, mất trật tự ở nơi công cộng; làm ảnh hưởng đến khu vực làm việc
và học tập của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học.

Liên hệ bản thân trong việc thực hiện “Quy tắc ứng xử của người học trong
Trường Đại học Thương mại”:

Bản thân em là một sinh viên năm 4 đang học tập và rèn luyện tại trường. Trong
việc thực hiện “Quy tắc ứng xử của người học trong Trường Đại học Thương mại”,
bản thân em luôn nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định của nhà trường. Luôn
có ý thức tự giác, tích cực, sáng tạo và tự trọng trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện.
Không vi phạm quy chế thi, gian lận trong thi cử. Luôn tích cực học tập và rèn luyện
để ra trường trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tuyệt đối không hút thuốc
lá, uống rượu bia, không sử dụng các chất cấm trong Nhà trường; Không trang điểm
quá cầu kì, dị biệt; không ăn mặc phản cảm và để kiểu tóc không phù hợp với môi
trường học đường; . Không tự ý treo, dán băng rôn, áp phích, biểu ngữ khi chưa được
phép của Nhà trường; Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông như tham gia giao
thông luôn đội mũ bảo hiểm, có đủ giấy tờ quy định, không tuyên truyền các tư tưởng
phản động chống phá Cách mạng, tham gia hiến máu nếu đủ điều kiện, chung tay giúp
đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chấp hành nghiêm quy định về phòng chống dịch của
địa phương và Nhà nước.

Câu 2: Anh (chị) hãy trình Điều 26 “Khen thưởng”, Điều 27 “Xử lý kỉ luật đối với
sinh viên vi phạm các quy định học tập, thi, kiểm tra và làm tốt nghiệp khóa học”
trong “Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ” (ban hành
kèm theo quyết định số 555/QĐ- ĐHTM ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Hiệu
trưởng trường Đại học Thương mại và Quyết định số 247/QĐ- ĐHTM- QLĐT
ngày 10 tháng 4 năm 2017 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế đào tạo
hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ).
Điều 26. Khen thưởng
Sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện được xét khen thưởng hàng
năm và đột xuất với các qui định cụ thể như sau:
1. Xét cấp học bổng
Việc thực hiện chế độ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên căn cứ theo
các thông tư liên tịch, các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trường Đại
học Thương mại quy định bổ sung một số điểm như sau:
a. Học bổng chỉ được cấp trong thời gian kế hoạch của khóa đào tạo (trong 08
học kỳ); thời gian tạm dừng, kéo dài và thời gian học lấy bằng thứ hai không được xét
cấp học bổng. Việc xét cấp học bổng được tiến hành theo từng học kỳ.
b. Mức học bổng khuyến khích học tập được thực hiện theo qui định hiện hành
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan.
c. Điều kiện cần để xét học bổng khuyến khích học tập:
- Sinh viên phải có xếp loại học tập và rèn luyện từ khá trở lên.
- Sinh viên đăng ký học, dự thi và tích lũy tối thiểu 15 TC cho một học kỳ (trừ
học kỳ đầu và học kỳ cuối của khóa học);
2. Các danh hiệu khen thưởng sinh viên hàng năm học.
- Sinh viên Xuất sắc: Tặng danh hiệu sinh viên Xuất sắc cho những sinh viên
đạt xếp loại học tập Xuất sắc và xếp loại rèn luyện Xuất sắc.
- Sinh viên Giỏi: Tặng danh hiệu sinh viên Giỏi cho những sinh viên đạt xếp
loại học tập Giỏi và xếp loại rèn luyện từ Tốt trở lên.
- Sinh viên Khá: Tặng danh hiệu sinh viên Khá cho những sinh viên đạt xếp
loại học tập Khá và xếp loại rèn luyện từ Khá trở lên.
Để đạt các danh hiệu trên sinh viên không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
Điều 27. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về học tập,
thi, kiểm tra và làm tốt nghiệp khóa học.
1. Trong khi học, dự kiểm tra học phần; làm tiểu luận, đồ án, bài tập lớn; chuẩn
bị và tham gia thảo luận, thực hành; thi kết thúc học phần; làm khóa luận tốt nghiệp
nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm theo
Quy định hoạt động khảo thí của Trường.
2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; làm hộ báo cáo thực tập, khóa luận
tốt nghiệp hoặc nhờ người làm hộ báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp đều bị kỷ luật
ở mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi
học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Sinh viên đi học hộ hoặc nhờ người đi học hộ tùy theo mức độ, xử lý kỷ luật từ
khiển trách đến buộc thôi học.
4. Trừ trường hợp như qui định tại điều khoản 2, 3 ở trên, mức độ sai phạm và
khung xử lý kỷ lụât đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo qui định của Qui
chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành; Qui chế về công tác học sinh,
sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và các Quy định của Trường.
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Hiện nay, Đảng và Nhà nước cần làm
gì để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về vấn đề trên?

Ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan
điểm độc lập trong quan hệ quốc tế

Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Việt Nam từ nước phong kiến độc lập trở
thành thuộc địa nửa phong kiến do sự xâm lược của thực dân Pháp. Nhiều phong trào
cứu nước do các sĩ phu và văn thân theo ý thức hệ phong kiến đã nổ ra. Các phong trào
Duy Tân, Đông Du dựa trên lý luận dân chủ tư sản đều bị thực dân Pháp đàn áp và dập
tắt vì chưa có đường lối kháng chiến rõ ràng. Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh
thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán
thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Quan điểm cứu nước đương thời là tự
ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người
khác giúp mình. Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người
Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ trương của
cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng không
có hướng thoát rõ ràng, “còn mang nặng cốt cách phong kiến. Thất bại của các cụ
Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...nói lên một sự thật lịch sử là:
phải cứu nước bằng sức mạnh của chính dân tộc mình, tự lực tự cường.

Ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

Ý chí tự lực, tự cường trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sức mạnh của chủ
nghĩa dân tộc là nhân tố mang tính quyết định của cách mạng. Ở một nước thuộc địa
như Việt Nam, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trở thành vấn đề sống còn, ngọn
cờ giải phóng dân tộc phải giương cao hơn hết thảy. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc được coi là nền tảng căn bản, có thể huy động, tập
hợp được hết thảy các giai tầng xã hội đoàn kết trên một mặt trận, đấu tranh giành độc
lập dân tộc cũng như bảo vệ vững chắc nền độc lập đó. Hội nghị Trung ương Đảng lần
thứ 6 (tháng 11/1939), Đảng ta khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất
dân tộc phản đế Đông Dương, liên hiệp tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phái, giành
độc lập dân tộc, xây dựng hình thức Nhà nước cộng hòa, dân chủ “Chính phủ chung
cho tất cả các tầng lớp dân chúng”. Nghị quyết Trung ương nêu rõ: “Công nông phải
đưa cao cây cờ dân tộc lên, vì quyền lợi sinh tồn của dân tộc mà sẵn sàng bắt tay với
tiểu tư sản và những tầng lớp tư sản bổn xứ, trung tiểu địa chủ”. Ngay sau khi trở về
nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (năm 1941). Ngoài những
chủ trương lớn về giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cách mạng chủ yếu, Hội nghị còn chủ
trương thành lập Mặt trận Việt Minh, tập hợp đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc với các tổ
chức, đoàn thể cứu quốc, thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng, toàn nhân dân
đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời là minh chứng sống động nhất về sức mạnh dân tộc, mà chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần dân tộc, kết hợp chủ nghĩa quốc tế trong sáng là nhân tố quy tụ, thúc đẩy, hòa
quyện, kết tinh mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, sức mạnh của các tầng lớp, giai
cấp trong xã hội Việt Nam, kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ
Hồ Chí Minh.

Ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của
cách mạng

Điều kiện trước hết của cách mạng là phải có một Đảng cách mạng, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
cấp mọi nơi.

Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Người soạn thảo.
Cương lĩnh ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện tinh thần độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa
đế quốc thực dân và chế độ phong kiến đã suy tàn. Sự ra đời của Đảng đánh dấu bước
ngoặt đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng dân tộc, trở thành nhân tố tiên
quyết, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dẫn dắt, tập hợp và lãnh đạo
nhân dân từng bước đấu tranh, chuẩn bị các điều kiện mọi mặt, đưa tới sự thành công
của cách mạng.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về
Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tại Hội nghị Trung ương 8, Người
cùng Trung ương Đảng quyết định những vấn đề lớn của cách mạng như hoàn chỉnh
chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. Người chỉ ra các nhiệm vụ
quan trọng, cần kíp về việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng
như: xây dựng lực lượng cách mạng, căn cứ địa cách mạng; tập dượt cho quần chúng
đấu tranh; xác định phương pháp đấu tranh khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền; chuẩn bị bộ máy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ
chín muồi và dự kiến các công việc sau khi giành được chính quyền. Nhờ có sự chủ
động, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chỉ trong vòng 15 ngày Cách mạng Tháng Tám
(năm 1945) diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu, giành thắng lợi hoàn toàn trên cả nước.

Thắng lợi này thể hiện việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước
thuộc địa, khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, tinh thần, ý chí tự lực,
tự cường của toàn dân tộc theo tư tưởng của Bác. Tư tưởng tự lực, tự cường, chủ động
chuẩn bị chu đáo các điều kiện cách mạng tiếp tục được phát triển và khẳng định trong
các giai đoạn cách mạng sau, đưa tới thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975), trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước (1975 đến nay), đặc biệt trong 35 năm đổi mới
(1986 đến nay).

Ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của
nhân dân

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng không phải ở đâu và
bất cứ lúc nào quần chúng nhân dân cũng làm được cách mạng. Muốn làm được cách
mạng, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động,
tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng trên cùng
một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “nhân dân” là phạm trù cao quý nhất. Trong giai
đoạn vận động giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh phải động viên lực
lượng của toàn dân, có dân là có tất cả. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thôi thúc nhân dân ta đứng lên đấu
tranh, quy tụ sức mạnh toàn dân trong thế trận chiến tranh nhân dân, chống thực dân
Pháp nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975), đương đầu với kẻ thù có sức mạnh số một thế giới về kinh tế và
quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta
lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền
Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm
lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”.

Vai trò và sức mạnh của nhân dân luôn được Đảng ta trân trọng, phát huy cao độ
trong công cuộc trường kỳ kháng chiến, cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ
đất nước kể từ khi hòa bình lập lại đến nay, tạo nên những thành tựu vô cùng quan
trọng trên các phương diện đời sống xã hội, đem lại những giá trị kinh tế - xã hội,
những thay đổi lớn lao về diện mạo đất nước trong tiến trình thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Bác Hồ hằng mong ước.

Ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc

Ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc, thể hiện
rất rõ khi Tổ quốc bị lâm nguy, khi dân tộc phải đương đầu với những kẻ thù có sức
mạnh kinh tế - quân sự vào hàng cường quốc thế giới.
Ngay sau khi nền độc lập ra đời, đất nước ta đã phải chuẩn bị cho một cuộc
kháng chiến không thể tránh khỏi. Nhờ phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân
tộc, quyết tâm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chúng ta càng đánh càng mạnh, càng
đánh càng thắng, làm nên chiến thắng Điện Biên phủ thể hiện khát vọng độc lập và khí
phách Việt Nam. Chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước một lần nữa khẳng định ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền
độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục
được Đảng ta phát huy trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa từ sau giải phóng đến nay.

Tự lực, tự cường hoàn toàn không loại trừ việc tranh thủ sự giúp đỡ của thế
giới trên nguyên tắc lấy nội lực làm nhân tố quyết định

Với tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa nội lực
và ngoại lực và Người luôn khẳng định: Tăng cường sức mạnh nội lực không có nghĩa
là đóng kín, khước từ sự giúp đỡ ở bên ngoài mà là phải tìm mọi cách gia tăng sự ủng
hộ của thế giới để nhân lên sức mạnh của nội lực. Ngay trong cuộc sống của mỗi con
người, có nhiều việc nếu được người khác giúp đỡ thì sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dù vậy,
nội lực luôn giữ vai trò quyết định, ngoại lực chỉ gia tăng sức mạnh cho nội lực mà
thôi. Hơn nữa, sự giúp đỡ bên ngoài phải thông qua lực lượng bên trong mới phát huy
được tác dụng. Vì thế, Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn người ta giúp cho, thì trước
mình phải tự giúp lấy mình đã". Khi Việt Nam đánh Mỹ và nhận được sự giúp đỡ to
lớn của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh vẫn kiên trì nhắc nhở cán bộ và nhân
dân: "Các nước bạn ta, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc ra sức giúp đỡ ta một cách
vô tư, khẳng khái, để chúng ta có thêm điều kiện tự lực cánh sinh" chứ không phải để
ta sinh ra tật ỷ lại, trông chờ vào người khác. Trên thực tế, sức hậu thuận của thế giới
thường tỷ lệ thuận với những thắng lợi của nhân dân ta và điều đó đã nói lên vai trò
quyết định của nội lực.

Đảng và Nhà nước cần làm để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về vấn đề trên.

1. Quan tâm tuyên truyền giáo dục để cán bộ Đảng viên và nhân dân hiểu sâu
hơn, đầy đủ hơn, ý nghĩa quan trọng của việc thiết thực và tiếp tục học tập và làm theo
tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Làm sao để cho tư tưởng, ý chí, tự lực, tự
cường vì sự phát triển của cộng đồng, của gia đình, quốc gia, trở thành một nhận thức
tự giác, quyết tâm tự giác của mỗi người. Gắn việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc, với việc quán triệt và triển khai nghị quyết đại hội XIII của Đảng.

2. Quan tâm đến bồi dưỡng sức dân. Nhân dân là chủ thể, là trung tâm, mọi
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; mọi chủ trưởng, nghị quyết
của Đảng, chính sách của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của
Nhân dân; phát huy sức mạnh, phát huy quyền làm chủ, vai trò làm chủ thực sự của
Nhân dân theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng.
Chú trọng phát huy nhân tố văn hóa và con người, văn hóa và con người được xem là
một trong nhân tố đột phá phát triển con người, phát huy giá trị văn hóa, giá trị và sức
mạnh con người, gắn với phát huy giá trị quốc gia, giá trị gia đình, tinh thần đổi mới,
sáng tạo.

3. Tăng cường xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh toàn diện
về chính trị, tư tưởng tổ chức và đạo đức. Đảng là nhân tố quyết định phát huy sức
mạnh tự lực tự cường. Xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với hệ thống chính trị. Đảng
viên, cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cần nêu gương, đi tiên phong, dám nghĩ, dám
nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám vượt qua khó khăn, đổi mới sáng tạo vì lợi
ích chung.

4. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và
phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao tính khoa học, tính
chiến đấu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị.
Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.

You might also like