You are on page 1of 11

BÀI THU HOẠCH “ TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN – SINH VIÊN ĐẦU

KHÓA”

Câu 1 :

 Điều 4 “Trách nhiệm với công tác học tập, rèn luyện” và điều 8 “Ứng xử với
cảnh quan, môi trường, tài sản công” trong “Quy tắc ứng xử của người học
trong Trường Đại học Thương mại” (ban hành theo quyết định số 459/QĐ-
ĐHTM ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương
mại).

- Điều 4 “Trách nhiệm với công tác học tập, rèn luyện” :

1. Thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Nhà
trường và các cơ quan, ban ngành liên quan. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
hoạt động cộng đồng và các phong trào thi đua do Nhà trường phát động. Có ý thức tự
rèn luyện các kĩ năng sống và học tập.

2. Có ý thức tự giác, tích cực, sáng tạo và tự trọng trong học tập, nghiên cứu và rèn
luyện.

3. Trung thực, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện. Không gian lận trong học tập và
thi cử dưới mọi hình thức. Không sử dụng điện thoại và làm việc riêng trong giờ học.
Tích cực tham gia phòng, chống các biểu hiện và hành vi tiêu cực trong hoạt động đào
tạo, tham gia phòng, chống tội phạm, các tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội
khác.

4. Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của Nhà trường để biết rõ hơn về môi trường bản
thân đang học tập và rèn luyện.

5. Không tuyên truyền và tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước, các hoạt động mê
tín dị đoan và các hoạt động tôn giáo trong Nhà trường, không tụ tập gây rối làm mất
trật tự, an ninh, an toàn trong Nhà trường. Chấp hành nghiêm các hành vi sinh viên
không được làm trong Quy định về công tác sinh viên trong Trường Đại học Thương
mại.

- Điều 8 “Ứng xử với cảnh quan, môi trường, tài sản công” :

1. Trang phục nghiêm túc, gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với môi trường học đường.
2. Thực hiện văn hóa xếp hàng khi vào thư viện, thang máy, căng tin.

3. Giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, chỉ sử dụng hệ thống
mạng máy tính tại phòng thực hành và thư viện cho mục đích học tập. Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí của công.

4. Có ý thức giữ gìn vườn hoa cây cảnh, khuôn viên trong trường, giữ gìn môi trường
sống xung quanh xanh - sạch - đẹp.

5. Không tự ý treo, dán băng rôn, áp phích, biểu ngữ khi chưa được phép của Nhà
trường.

6. Không ăn trong giờ học, nơi học tập, thư viện, giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng
và bỏ rác đúng nơi quy định.

7. Không hút thuốc lá, uống rượu bia, không sử dụng các chất cấm trong Nhà trường.

8. Không trang điểm quá cầu kì, dị biệt; không ăn mặc phản cảm và để kiểu tóc không
phù hợp với môi trường học đường.

9. Không gây ồn ào, mất trật tự ở nơi công cộng; làm ảnh hưởng đến khu vực làm việc
và học tập của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học.

 Liên hệ bản thân trong việc thực hiện “Quy tắc ứng xử của người học trong
Trường Đại học Thương mại” :

Đối với các quy tắc của trường thì em nghĩ mỗi sinh viên như em cần phải nghiêm túc
thực hiện. Điều đó không chỉ tốt cho nhà trường mà đặc biệt là tốt cho bản thân chúng
em. Vì vậy đối với bản thân em, em nghĩ em nên thực tốt các điều mà Nhà trường yêu
cầu : Sống và học tập tốt, có trách nhiệm đối với bản thân, không dính vào các tệ nạn
xã hội, luôn là một công dân cư trú tốt không gây dối trật tự công cộng. Phải luôn có ý
thức tự giác, nghiêm túc khi học tập trên giảng đường, không sử dụng điện thoại trong
giờ hoặc mất trật tự trong lớp học. Luôn lễ phép với thầy cô, tố cáo những việc làm sai
trái và bản thân cũng không được đăng tải hay bình luận, chia sẻ những bài viết hoặc
hình ảnh có nội dung dung tục, đồi trụy. Đối xử với bạn bè thì phải luôn tôn trọng,
chân thành, giúp đỡ các bạn, không nói tục, chửi bậy, không gây ra xích mích mất
đoàn đoàn kết. Bản thân thì phải luôn khiêm tốn, cầu thị. Khi đến trường học thì không
được ăn mặc phản cảm, không trang điểm quá cầu kì, phải xếp hàng không được xô
đẩy khi đứng đợi thang máy. Phải luôn giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất và các trang
thiết bị của trường học,.... Trước kia khi học ở cấp dưới em đã luôn thực hiện tốt các
yêu cầu của Nhà trường nên em tin em sẽ làm tốt được tất cả các yêu cầu mà Nhà
trường đề ra. Em sẽ nghiêm túc và thực hiện tốt hơn.

Câu 2 : Điều 26 “Khen thưởng”, Điều 27 “Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi
phạm các quy định học tập, thi, kiểm tra và làm tốt nghiệp khóa học” trong “Quy định
về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ” (ban hành kèm theo Quyết định số
555/QĐ-ĐHTM ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Thương
mại và Quyết định số 247/QĐ-ĐHTM-QLĐT ngày 10 tháng 4 năm 2017, Quyết định
số 598/QĐ-ĐHTM-QLĐT ngày 12 tháng 9 năm 2017 v/v sửa đổi, bổ sung một số
điều trong quy chế đào tạo hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ).

 Điều 26. Khen thưởng

Sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện được xét khen thưởng hàng năm và
đột xuất với các qui định cụ thể như sau:

1. Xét cấp học bổng

Việc thực hiện chế độ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên căn cứ theo các
thông tư liên  tịch, các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trường Đại
học Thương mại quy định bổ sung một số điểm như sau:

a. Học bổng chỉ được cấp trong thời gian kế hoạch của khóa đào tạo (trong 08 học kỳ);
thời gian tạm dừng, kéo dài và thời gian học lấy bằng thứ hai không được xét cấp học
bổng. Việc xét cấp học bổng được tiến hành theo từng học kỳ.

b. Mức học bổng khuyến khích học tập được thực hiện theo qui định hiện hành của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan.

c. Điều kiện cần để xét học bổng khuyến khích học tập:

- Sinh viên phải có xếp loại học tập và rèn luyện từ khá trở lên.

- Sinh viên đăng ký học, dự thi và tích lũy tối thiểu 15 TC cho một học kỳ (trừ học kỳ
đầu và học kỳ cuối của khóa học).

2. Các danh hiệu khen thưởng sinh viên hàng năm học.
- Sinh viên Xuất sắc: Tặng danh hiệu sinh viên Xuất sắc cho những sinh viên đạt xếp
loại học tập Xuất sắc và xếp loại rèn luyện Xuất sắc.

- Sinh viên Giỏi: Tặng danh hiệu sinh viên Giỏi cho những sinh viên đạt xếp loại học
tập Giỏi và xếp loại rèn luyện từ Tốt trở lên.

- Sinh viên Khá: Tặng danh hiệu sinh viên Khá cho những sinh viên đạt xếp loại học
tập Khá và xếp loại rèn luyện từ Khá trở lên.

Để đạt các danh hiệu trên sinh viên không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

 Điều 27. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về học
tập, thi, kiểm tra và làm tốt nghiệp khóa học.

1. Trong khi học, dự kiểm tra học phần; làm tiểu luận, đồ án, bài tập lớn; chuẩn bị và
tham gia thảo luận, thực hành; thi kết thúc học phần; làm khóa luận tốt nghiệp nếu vi
phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm theo Quy
định hoạt động khảo thí của Trường.

2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; làm hộ báo cáo thực tập, khóa luận  tốt
nghiệp hoặc nhờ người làm hộ báo cáo thực tập, khóa luận  tốt nghiệp đều bị kỷ luật ở
mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học
đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

3. Sinh viên đi học hộ hoặc nhờ người đi học hộ tùy theo mức độ, xử lý kỷ luật từ
khiển trách đến buộc thôi học.

4. Trừ trường hợp như qui định tại điều khoản 2, 3 ở trên, mức độ sai phạm và khung
xử lý kỷ lụât đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo qui định của Qui chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành; Qui chế về công tác học sinh, sinh viên
trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các Quy định của Trường.

Câu 3 :
 Nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý
chí tự lực, tự cường :
1. Ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm
độc lập trong quan hệ quốc tế

- Người cũng chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng
ở chính quốc. Người ví mối quan hệ đó như hai cánh của một con chim. Trong tác
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản thực
dân giống con đỉa có hai vòi, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở các nước tư bản, vòi
kia hút máu các dân tộc thuộc địa, Người khẳng định muốn tiêu diệt nó, phải cắt cả hai
cái vòi, muốn vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cách mạng thuộc địa và cách
mạng chính quốc.

- Hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc luôn chú trọng đưa ra đề nghị
Quốc tế Cộng sản đặt đúng vị trí, vai trò của cách mạng thuộc địa trong phong trào
cách mạng vô sản thế giới, tích cực giúp đỡ cách mạng thuộc địa về lý luận và phương
pháp đấu tranh, đào tạo cán bộ cho các dân tộc thuộc địa, cổ vũ và hướng dẫn phong
trào cách mạng thuộc địa phát triển đúng hướng, có khả năng tự giải phóng mình.

2. Ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

- Ý chí tự lực, tự cường trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã giúp Người
thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính, bao gồm chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng
lên chống đế quốc, thực dân. Từ thực tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, Người viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây
nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó
làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối... nó
đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản,
làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa”.

- Theo Người, nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính
là sức mạnh của toàn dân tộc. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), Người viết:
“chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng
lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự
cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình đoàn kết hữu
nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng
hòa bình thế giới”. Người nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp
cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.

- Ngay sau khi trở về nước, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương 8
(1941). Ngoài những chủ trương lớn về giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cách mạng chủ
yếu, Hội nghị còn chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, tập hợp đoàn kết rộng rãi
toàn dân tộc với các tổ chức, đoàn thể cứu quốc, thống nhất ý chí, hành động trong
toàn Đảng, toàn nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời là minh chứng sống động nhất về sức mạnh dân tộc, mà chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần dân tộc, kết hợp chủ nghĩa quốc tế trong sáng là nhân tố quy tụ, thúc đẩy, hòa
quyện, kết tinh mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, sức mạnh của các tầng lớp, giai
cấp trong xã hội Việt Nam, kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ
Hồ Chí Minh.

3. Ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách
mạng

- Điều kiện trước hết là phải có một Đảng cách mệnh, “để trong thì vận động và tổ
chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.
Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền
mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.

- Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Người soạn thảo. Cương
lĩnh ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh
thực tiễn Việt Nam, nhấn mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc
thực dân và chế độ phong kiến đã suy tàn, thực hiện mục tiêu chiến lược: “Làm cho
nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Tư tưởng tự lực, tự cường, chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện cách mạng tiếp
tục được phát triển và khẳng định trong các giai đoạn cách mạng sau, đưa tới thắng lợi
vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), kháng chiến chống đế
quốc Mỹ (1954-1975), trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước (1975- nay),
đặc biệt trong 35 năm đổi mới (1986- nay).

4. Ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân
dân

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng không phải ở đâu và bất cứ
lúc nào quần chúng nhân dân cũng làm được cách mạng. Muốn làm được cách mạng,
quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập
hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng trên cùng một
mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng.

- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), đương đầu với kẻ thù
có sức mạnh số một thế giới về kinh tế và quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến
quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống
nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến
đấu, quét sạch nó đi”.

- Vai trò và sức mạnh của nhân dân luôn được Đảng ta trân trọng, phát huy cao độ
trong công cuộc trường kỳ kháng chiến, cũng như trong trong thời kỳ xây dựng và bảo
vệ đất nước kể từ khi hòa bình lập lại đến nay, tạo nên những thành tựu vô cùng quan
trọng trên các phương diện đời sống xã hội, đem lại những giá trị kinh tế– xã hội,
những thay đổi lớn lao về diện mạo đất nước trong tiến trình thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như Bác Hồ hằng mong ước.

5. Ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyết tâm bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc, “nhất định
không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do”, thể
hiện rất rõ khi Tổ quốc bị lâm nguy, khi dân tộc phải đương đầu với những kẻ thù có
sức mạnh kinh tế - quân sự vào hàng cường quốc thế giới, chống lại âm mưu áp đặt
chế độ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

- Ngay sau khi nền độc lập ra đời, đất nước ta đã phải chuẩn bị cho một cuộc kháng
chiến không thể tránh khỏi. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng
ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần
nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ”.

- Khích lệ, thôi thúc ý chí đấu tranh đến ngày đất nước toàn thắng, thống nhất trong
mỗi người dân, Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải
nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ
miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất
nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”.

- Tin tưởng vào sự tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, trong bản Di chúc, Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn
toàn. Đó là một điều chắc chắn”.

- Chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước một lần
nữa khẳng định ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân
tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục được Đảng ta
phát huy trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa từ sau giải phóng đến nay.
 Hiện nay, Đảng và Nhà nước cần làm gì để đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về vấn đề trên

-Tiếp tục phát huy cao độ vai trò của hệ thống tổ chức, cấp ủy và lãnh đạo các cấp
trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện : Lãnh các cấp, cần xác định đầy đủ vai trò
trách nhiệm của mình trong thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, quần chúng thuộc quyền; nhận
thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức
cách mạng, tác phong, lối sống cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.

-Các tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ, hội cựu chiến binh,
hội người cao tuổi, hội nông dân có vai trò quan trọng trong vận động cán bộ, đảng
viên, hội viên, đoàn viên hưởng ứng và thực hiện tốt các mục tiêu của cơ quan, đơn vị,
các cấp chính quyền đề ra. Theo chức năng và nhiệm vụ của mình, các tổ chức đoàn
thể tham mưu đề xuất với cấp ủy, lãnh đạo những nội dung, biện pháp, hình thức tổ
chức phong trào thi đua về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; vận động các hội viên, đoàn viên tham gia và đẩy mạnh thực hiện đi vào chiều
sâu, qua đó góp sức cùng lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền nâng cao chất
lượng, hiệu quả thực hiện.
-Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp trong thực hiện đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh : Chất lượng, hiệu
quả đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không
chỉ phụ thuộc vào việc phát huy vai trò của hệ thống tổ chức và cấp ủy, người lãnh đạo
các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện mà còn phụ thuộc rất lớn vào các
hình thức, phương pháp giáo dục. Đồng thời với phát huy vai trò của các tổ chức, cá
nhân, cần đổi mới và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tổ chức
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là yêu
cầu vừa cơ bản, cấp bách, vừa thường xuyên của quá trình đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị,
cán bộ, đảng viên, quần chúng.

-Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI
gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh :
Thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa
tác động, thúc đẩy nhau trong quá trình xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững
mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, có đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng
mạnh. Trong thực hiện cần giữ vững các nguyên tắc xây dựng Đảng, phát huy dân chủ
trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình trong học tập, công tác, sinh hoạt
Đảng, phát huy sự gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cấp chính
quyền địa phương.

-Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh : Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng và nhân rộng điển hình
tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho
các đối tượng ở cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa
phương.Thứ hai, tập trung xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí điển hình tiên tiến, làm cơ
sở để các tập thể, cá nhân phấn đấu, bình xét, khen thưởng. Việc làm này phải được
tiến hành công khai, dân chủ; các tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng phải
là những tấm gương thực sự tiêu biểu.Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi để các điển
hình tiên tiến phấn đấu, rèn luyện và nâng cao vai trò trong thực tiễn.Thứ tư, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” để
mọi tập thể, cá nhân học tập, phấn đấu và noi theo.Thứ năm, phát huy sức mạnh tổng
hợp để xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

-Đẩy mạnh tính tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên, quần chúng : Kết hợp chặt chẽ tự giáo
dục, tự rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng của từng cán bộ, đảng viên,
quần chúng với sự tăng cường công tác quản lý, giáo dục việc rèn luyện đạo đức, tác
phong của các cấp lãnh đạo, tổ chức, chính quyền địa phương. Theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện tư tưởng, đạo đức, phong cách phải được coi
như một quá trình “luyện vàng”. Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, rèn
luyện tư tưởng, đạo đức, phong cách cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trong giai
đoạn hiện nay cần phải có sự nỗ lực cố gắng của cả hai phía: Cá nhân cán bộ, đảng
viên, quần chúng và sự quản lý, giáo dục của các cấp lãnh đạo, của tổ chức, chính
quyền.

-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, phát huy vai trò giám sát
của tổ chức quần chúng trong thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh : Giám sát phải mở rộng; kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp
kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất; cấp trên kiểm tra, giám sát cấp dưới; tổ
chức đảng kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò của cấp ủy cơ sở,
trực tiếp là đồng chí bí thư cấp ủy trong triển khai thực hiện kế hoạch học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua kiểm tra, tổng kết, rút kinh
nghiệm, phát hiện nơi làm tốt, việc làm tốt, mô hình hay để kịp thời biểu dương, nhân
rộng và chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt, hiệu quả chưa cao, chưa tạo thành phong
trào rộng khắp trong cơ quan, đơn vị, địa phương.

You might also like