You are on page 1of 7

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT

Tên em là : Nguyễn Thị Phương


Sinh ngày 15 tháng 07 năm 2003 Mã sinh viên : K57S3
Lớp HC: K57 Khoa:
Sau khi tham gia học tập và nghiên cứu các tài liệu trong “Tuần sinh hoạt công
dân - sinh viên”, trên tinh thần tự giác của sinh viên - công dân, em xin cam đoan sẽ thực
hiện các điều sau:
1. Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; Các nội quy, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học
Thương mại;
2. Tham gia tích cực vào các hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Hội sinh viên và
các tổ chức chính trị xã hội trong trường phát động;
3. Không đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo
lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng
Internet;
4. Không in, sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi
trụy; Không tham gia biểu tình, lập hội, câu lạc bộ và các hình thức hoạt động trái với
quy định của pháp luật;
5. Không sử dụng văn bằng, chứng chỉ trái pháp luật; gian lận trong việc học tập,
thi, kiểm tra và trong rèn luyện;
6. Không đánh nhau hay gây rối trật tự công cộng; không mang vũ khí, chất nổ,
chất gây cháy và các loại hóa chất độc hại vào trường học;
7. Không tham gia các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, đánh bạc,…và các tệ
nạn khác; Không tổ chức, tham gia truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động
tôn giáo trong Nhà Trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác;
8. Không tham gia kinh doanh đa cấp trái phát luật; không tổ chức hoặc tham gia
các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
Em cam kết những điều trên đây với Nhà trường, với Khoa, nếu vi phạm em hoàn
toàn chịu trách nhiệm và chịu xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

Người cam đoan


Phương
Nguyễn Thị Phương

1
Bài Thu Hoạch

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày Điều 4 “Nhiệm vụ của sinh viên” và Điều 6 “Các hành vi
sinh viên không được làm” trong “Quy định về công tác sinh viên trong Trường Đại học
Thương mại” (ban hành theo quyết định số 258/QĐ-ĐHTM ngày 12 tháng 4 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại). Liên hệ bản thân trong việc thực hiện các
nhiệm vụ của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

TL : Điều 4. Nhiệm vụ của sinh viên

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
điều lệ trường đại học, các quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các nội quy, quy định
của Nhà trường.

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy chế về đào tạo, về khảo thí và
quản lý sinh viên; tuân thủ chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường; chủ động tích
cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu đào tạo
đạt chuẩn đầu ra và đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Tôn trọng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của nhà trường; đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa
học đường.

4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy
truyền thống của Trường.

5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ đầu khóa và khám sức khoẻ
định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trường.

6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng
phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trường.

2
8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi
được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo
Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí
đào tạo theo quy định của Chính phủ.

9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động
khác của sinh viên; kịp thời báo cáo nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát
hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong Nhà
trường.

10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội trong Nhà trường, gia đình và cộng đồng.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của
Nhà trường.

Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên
chức, nhân viên, người học của nhà trường và người khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi,
xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập; sao
chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi
hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp; nói tục,
chửi bậy; viết, vẽ bậy, vứt rác không đúng nơi quy định.

4. Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật;
tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong trường hoặc ngoài xã hội.

3
5. Vi phạm các quy định của Luật giao thông. Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ
đua xe trái phép.

6. Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người
khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại dược phẩm, hóa chất cấm sử
dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các loại hoá chất, các tài liệu
cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín
dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác.

8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức,
tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa Nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng
cho phép.

9. Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi
trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Internet.

10. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

Bản thân em thấy trong việc thực hiện các nhiệm vụ của sinh viên Trường Đại
học Thương mại thì em cần :

4
Câu 2. Anh (chị) hãy trình bày Điều 13 “Tính điểm thành phần, điểm học phần”, Điều 29
“Xử lý vi phạm đối với sinh viên” trong “Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường
Đại học Thương mại” (ban hành kèm theo Quyết định số 1119/QĐ-ĐHTM ngày 22 tháng
7 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.

TL : Điều 13. Tính điểm thành phần, điểm học phần


1. Điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), được làm tròn
đến một chữ số thập phân theo Quy định về hoạt động khảo thí của Trường.
2. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần của học phần nhân với
trọng số tương ứng, được làm tròn đến một chữ số thập phân, và xếp loại điểm chữ như
sau:
a) Đánh giá điểm học phần có phân mức, có tính vào điểm trung bình học tập:
- Loại đạt: A (8,5-10)
B+(8,0-8,4)
B (7,0-7,9)
C+(6,5-6,9)
C (5,5-6,4)
D+(5,0-5,4)
D (4,0-4,9)
- Loại không đạt: F (dưới 4,0)
b) Đánh giá điểm học phần không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu
đạt, không tính vào điểm trung bình học tập (học phần Giáo dục thể chất) P: từ 5,0 trở lên
3. Một số điểm chữ đặc biệt được sử dụng trong các trường hợp sau và không được
tính điểm trung bình học kỳ/năm học/tích lũy, bao gồm:
a) Điểm I: Điểm học phần chưa hoàn thiện do sinh viên được phép hoãn thi theo quy
định tại khoản 6 Điều này;
b) Điểm X: Điểm học phần chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

5
c) Điểm R: Điểm học phần được công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Quy chế này
4. Việc xếp loại các mức điểm A, B+, B, C+, C, D+, D, F được áp dụng cho các
trường hợp sau đây:
a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm thành phần, kể cả trường hợp
bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0.
b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có điểm thi kết thúc học phần mà trước
đó sinh viên được hoãn thi theo quy định tại khoản 6 Điều này.
c) Chuyển đổi từ điểm X qua. d) Điểm học phần được công nhận kết quả học tập và
chuyển đổi tín chỉ theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 20 Quy chế này.
5. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu tại khoản 2 Điều
này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi và phải nhận mức điểm F
theo quy định.
6. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng trong trường hợp sinh viên không thể
tham dự thi kết thúc học phần vì các lý do bất khả kháng (ốm đau hoặc tai nạn,…), được
Trưởng phòng Quản lý đào tạo cho phép hoãn thi.
Điều 29. Xử lý vi phạm đối với sinh viên
1. Trong khi học, dự kiểm tra học phần; làm tiểu luận, báo cáo thực tế; chuẩn bị và
tham gia thảo luận, thực hành; thi kết thúc học phần; làm báo cáo TTTH/dự án nhóm;
khóa luận/luận văn tốt nghiệp nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng
học phần đã vi phạm theo Quy định hoạt động khảo thí của Trường.
2. Sinh viên đi học hộ hoặc nhờ người đi học hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học
tập 01 học kỳ đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất; đình chỉ 01 năm đối với trường
hợp vi phạm lần thứ hai và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ ba.
3. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; làm hộ hoặc nhờ người làm hộ báo cáo
TTTH/dự án nhóm, khóa luận/luận văn tốt nghiệp đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập
01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi
phạm lần thứ hai.
4. Sinh viên sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc
điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu
hồi, huỷ bỏ.
5. Trừ trường hợp như qui định tại khoản 1, 2, 3, 4 ở trên, mức độ sai phạm và khung
xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo qui định của Quy chế thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Quy chế về

6
công tác học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quy định của Trường.

Câu 3. Anh (Chị) hãy trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Hiện nay, Đảng và Nhà
nước cần làm gì để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh về vấn đề trên?

TL :

You might also like