You are on page 1of 7

BÀI THU HOẠCH CÔNG DÂN SINH VIÊN

Câu 1:
 Điều 4 “Nhiệm vụ của sinh viên”
1. Chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
điều lệ trường đại học, các quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các nội quy,
quy định của Nhà trường;
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy chế về đào tạo, về khảo thí và
quản lý sinh viên; tuân thủ chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường; chủ
động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống đáp
yêu cầu đào tạo đạt chuẩn đầu ra và đáp ứng nhu cầu xã hội;
3. Tôn trọng giáo viên, cán bộ quản lý,viên chức và nhân viên của nhà trường;
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt
nếp sống văn hóa học đường;
4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy
truyền thống của Trường;
5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe
định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trường;
6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn;
7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng
đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trường;
8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi
được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài
trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn
học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ;
9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động
khác của sinh viên; kịp thời báo cáo nhà trường hoặc cơ quan có thẩm quyền
khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những
hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán
bộ, nhà giáo trong Nhà trường;
10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội trong Nhà trường, gia đình và cộng đồng;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của
Nhà trường;
 Điều 6 “Các hành vi sinh viên không được làm”
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý,
viên chức, nhân viên, người học nhà trường và người khác.

1
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng
thi, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi,
thực tập; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức
hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp, nói tục,
chửi bậy; viết, vẽ bậy, vứt rác không đúng nơi quy định;
4. Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đôgn người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật;
tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong trường hoặc xã hội;
5. Vi phạm các quy định của Luật giao thông. Tổ chức tham gia đua xe, cổ vũ đua
xe trái phép.
6. Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người
khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại dực phẩm, hóa chất cấm
sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm thông tin, phản động, đồi trụy và các loại hóa
chất, các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức tham gia,
truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường
và các hành vi vi phạm đạo đức khác.
8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ
chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa Nhà trường khi chưa
được Hiệu trưởng cho phép.
9. Đăng tải bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi
trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên
mạng Internet.
10. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
 Liên hệ bản thân trong việc thực hiện các nhiệm vụ của sinh viên Trường đại
học Thương mại.
 Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện thể chất, đạo đức, thực hiện
lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe bản thân.
 Nghiêm túc chấp hành điều lệ của Đảng, nội quy và quy định của nhà trường:
quy định về học tập, thi cử, an toàn giao thông, khảo thí…
 Tôn trọng thầy cô, giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức nhân viên trong và
ngoài nhà trường; tôn trọng bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập.
 Giữ gìn và bảo vệ tài sản nhà trường; tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống
của nhà trường.

2
 Thực hiện đầy đủ quy định khám sức khỏe của nhà trường, tích cực phòng
chống covid, thực hiện thông điệp 5K theo hướng dẫn của Bộ y tế, bảo vệ bản
thân,gia đình và cộng đồng.
 Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
 Tham gia công tác tình nguyện, các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng: giúp đỡ
người vô gia cư, người có hoàn cảnh khó khăn, các em nhỏ bị bệnh hiểm
nghèo…
 Tham gia tích cực hoạt động của Đoàn TNCS HCM.
 Tham gia phòng, chống gian lận trong học tập, thi cử, những hành vi vi phạm
pháp luật trong nhà trường.
 Tham gia công tác giữ gìn trật tự an ninh xã hội trong và ngoài nhà trường.
 Không tham gia những hoạt động vi phạm pháp luật: sử dụng, buôn bán chất
cấm, đua xe, mại dâm, tổ chức đa cấp, các hoạt động tôn giáo mê tín dị đoan…
không tham gia thi hộ, thuê người thi hộ, gian lận trong bài thi.
 Tham gia câu lạc bộ phù hợp với năng lực của bản thân để trải nghiệm, tích lũy
những kinh nghiệm phục vụ công việc của bản thân: kỹ năng thuyết trình, tin
học quản lý, ngoại ngữ, đầu tư, kinh doanh…
 Thực hiện các giá trị cốt lõi của Nhà trường: truyền thống, sáng tạo và trách
nhiệm.
 Không đăng tải và cảnh giác với những hình ảnh, nội dung xuyên tạc, chống
phá Nhà nước, Đảng.
Câu 2:
 Điều 13 “Tính điểm thành phần, điểm học phần”
1. Điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), được làm
tròn đến một chữ số thập phân theo Quy định về hoạt động khảo thí của Trường.
2. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần của học phần nhân với
trọng số tương ứng, được làm tròn đến một chữ số thập phân, và xếp loại điểm chữ
như sau:
a) Đánh giá điểm học phần có phân mức, có tính vào điểm trung bình học tập:
- Loại đạt:
A (8,5-10)
B+(8,0-8,4)
B (7,0-7,9)
C+(6,5-6,9)
C (5,5-6,4)
D+(5,0-5,4)
3
D (4,0-4,9)
- Loại không đạt: F (dưới 4,0)
b) Đánh giá điểm học phần không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu
cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập (học phần Giáo dục thể chất)
P: từ 5,0 trở lên
3. Một số điểm chữ đặc biệt được sử dụng trong các trường hợp sau và không
được tính điểm trung bình học kỳ/năm học/tích lũy, bao gồm:
a) Điểm I: Điểm học phần chưa hoàn thiện do sinh viên được phép hoãn thi theo
quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Điểm X: Điểm học phần chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
c) Điểm R: Điểm học phần được công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Quy chế này;
4. Việc xếp loại các mức điểm A, B+, B, C+, C, D+, D, F được áp dụng cho các
trường hợp sau đây:
a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm thành phần, kể cả trường
hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0.
b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có điểm thi kết thúc học phần mà
trước đó sinh viên được hoãn thi theo quy định tại khoản 6 Điều này.
c) Chuyển đổi từ điểm X qua.
d) Điểm học phần được công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ theo quy
định tại khoản 2, 3, 4 Điều 20 Quy chế này.
5. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu tại khoản 2
Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi và phải nhận mức
điểm F theo quy định.
6. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng trong trường hợp sinh viên không
thể tham dự thi kết thúc học phần vì các lý do bất khả kháng (ốm đau hoặc tai nạn,...),
được Trưởng phòng Quản lý đào tạo cho phép hoãn thi.
 Điều 29 “Xử lý vi phạm đối với sinh viên”
1. Trong khi học, dự kiểm tra học phần; làm tiểu luận, báo cáo thực tế; chuẩn bị
và tham gia thảo luận, thực hành; thi kết thúc học phần; làm báo cáo TTTH/dự án
nhóm; khóa luận/luận văn tốt nghiệp nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật
với từng học phần đã vi phạm theo Quy định hoạt động khảo thí của Trường.
2. Sinh viên đi học hộ hoặc nhờ người đi học hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học
tập 01 học kỳ đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất; đình chỉ 01 năm đối với trường
hợp vi phạm lần thứ hai và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ ba.
3. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; làm hộ hoặc nhờ người làm hộ báo

4
cáo TTTH/dự án nhóm, khóa luận/luận văn tốt nghiệp đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ
học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với
trường hợp vi phạm lần thứ hai.
4. Sinh viên sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc
điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu
hồi, hủy bỏ.
5. Trừ trường hợp như qui định tại khoản 1, 2, 3, 4 ở trên, mức độ sai phạm và
khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo qui định của Quy
chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành; Quy chế về công tác học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quy định của Trường.
Câu 3:
 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc:
1. Xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân chí, bồi
dưỡng nhân tài;
2. Thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng
cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân;
3. Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự
đồng lòng của Chính phủ và người dân;
4. Phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu
hút đầu tư nước ngoài;
5. Luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận,
vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều,
máy móc học tập kinh nghiệm của nước khác;
 Hiện nay, để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc Đảng và
Nhà nước cần:
 Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự
giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan,
đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, đoàn viên, hội viên.

5
 Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đánh giá, nhận xét cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức hằng năm và cả nhiệm kỳ. Tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa
phương, cơ quan, đơn vị với phương châm "sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn,
dễ nhớ,
dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên
quan đến đạo đức công vụ.
  Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học
viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù
hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.
 Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh, để tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trở thành động lực,
nguồn sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy nội lực,
vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng và mọi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
 Đẩy mạnh tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của các
cấp, các ngành, nhằm lan tỏa, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
 Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động “Toàn Đảng, toàn dân khơi dậy khát 24
vọng phát triển đất nước”, với quyết tâm “sánh vai với các cường quốc” như
mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện
quy định nêu gương.

6
 Tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ ngoại giao, hội nhập với quốc tế, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài để phát triển đất nước.

You might also like