You are on page 1of 5

2.1.

Giáo dục ý thức công dân


2.1.1. Khái niệm
Công dân là khái niệm pháp lí nói về cá nhân trong mối quan hệ đối
với nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ.
Ý thức công dân là phạm trù tinh thần, nói về trình độ nhận thức
của công dân về quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước.
Vi du:
2.1.2. Nội dung giáo dục ý thức công dân
Nội dung giáo dục ý thức công dân bao gồm ba mặt cấu thành: ý thức
chính trị, ý thức pháp luật và ý thức đạo đức.

2.1.2.1. Giáo dục ý thức chính trị


Giáo dục chính trị là quá trình tác động của nhà giáo dục tới học
sinh nhằm hình thành cho họ nhận thức, thái độ và hành vi chuẩn
mực phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước, phấn
đấu cho một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
- Mục đích của giáo dục chính trị tư tưởng
Mục đích của giáo dục chính trị tư tưởng ở trong trường học là làm cho
học sinh có tình cảm yêu nước, yêu quê hương, học tập tốt, tu dưỡng
tốt để trở thành công dân gương mẫu, tích cực tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung giáo dục ý thức chính trị cho học sinh:
+ Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quê hương đất nước, lòng tự
hào dân tộc.
+ Giáo dục cho học sinh hiểu rõ phương hướng phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội của Nhà nước, ý thức xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.
+ Làm cho học sinh quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội đang
diễn ra trong nước và trên thế giới, thamgia đấu tranh chống các tư
tưởng phản động, lạc hậu, mê tín, dị đoan.
Vi du:
+ Rèn luyện cho học sinh ý thức tham gia các hoạt động xã hội ở địa
phương và ở nhà trường.

2.1.2.2. Giáo dục ý thức pháp luật

Giáo dục pháp luật là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục
nhằm hình thành cho họ quan điểm, thái độ và hành vi sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật
Vi du:
Nội dung ý thức pháp luật bao gồm:
+ Ý thức về nghĩa vụ công dân tham gia đóng góp xây dựng Hiến
pháp và các bộ luật của Nhà nước.
+ Ý thức về nghĩa vụ công dân cùng với toàn dân đấu tranh để pháp
luật được thực hiện công bằng, công khai, dân chủ, phấn đấu cho
một Nhà nước pháp quyền.
+ Ý thức về nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật của Nhà nước.
+ Ý thức về quyền lợi công dân được Nhà nước bảo hộ về pháp luật.
Mục tiêu của giáo dục pháp luật trong trường học

giúp cho học sinh có những hiểu biết về pháp luật, về nghĩa vụ và
quyền lợi của công dân...để biết sống và hành động đúng những quy
định của pháp luật, có ý thức đấu tranh với những biểu hiện vi
phạm pháp luật, có ý thức tuyên truyền, giúp đỡ mọi người xung
quanh thực hiện đúng pháp luật.

Nội dung giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh

+ Quyền được nuôi dưỡng, giáo dục, được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe và danh dự.
+ Quyền được học tập, vui chơi, lao động, được tham gia vào các
hoạt động đoàn thể, xã hội.
+ Nghĩa vụ vâng lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô giáo và kính trọng
người lớn, nghĩa vụ học tập và phấn đấu vươn lên để trở thành
người công dân có ích cho Tổ quốc.
+ Nghĩa vụ tuân theo các quy định của pháp luật, ví dụ: Luật an
toàn giao thông, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ di sản văn
hóa...

2.1.2.3. Giáo dục ý thức đạo đức

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý
thức, tình càm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức , thể hiện
trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm,
với bạn bè và tập thể.
Vi du

Nội dung của ý thức đạo đức bao gồm:

+ Ý thức về mục đích cuộc sống.


+ Ý thức về mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể và xã hội.
Vi du
+ Ý thức học tập
Vi du
+ Ý thức về lối sống cá nhân
Vi du
+ Ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo + Ý thức về tinh thần quốc
tế

Mục đích của giáo dục đạo đức cho học sinh:

+ Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về các mối quan hệ
xã hội, về lối sống nhân văn, nhân đạo, nhân quyền...
+ Hình thành cho học sinh thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng đối
với mọi người xung quanh.
+ Rèn luyện để mỗi người tự giác rèn luyện và thực hiện các chuẩn
mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành các quy định của tập
thể học sinh, của cộng đồng, nỗ lực học tập để cống hiến nhiều nhất
cho Tổ quốc.

2.1.3. Các hình thức giáo dục ý thức công dân


- Thông qua giảng dạy, học tập các môn khoa học tự nhiên, xã hội và
nhân văn.
- Qua việc tổ chức cho học sinh tham gia lao động công ích và các
hoạt động xã hội.
- Tổ chức và xây dựng các đoàn thể học sinh thật vững mạnh
- Tổ chức các cuộc thi hấp dẫn: Thi văn nghệ, thể dục, thể thao, triển
lãm các sản phẩm do học sinh làm ra...
Vi du
- Tổ chức các phong trào thi đua, phong trào rèn luyện đạo đức, lối
sống văn minh trong lớp, trong nhà trường.
Vi du
- Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục, thường xuyên tổ
chức các buổi sinh hoạt với các chủ đề về giáo dục đạo đức cho học
sinh, cho con em trong gia đình.
- Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm pháp trong và ngoài nhà
trường không để ảnh hưởng tới học sinh.
- Thông báo kịp thời các sự kiện chính trị, xã hội đang diễn ra trong
nước và trên thế giới bằng nhiều hình thức.
Vi du

You might also like