You are on page 1of 3

Đề 7

II. Thực tiễn về vấn đề thực hiện pháp luật của sinh viên hiện nay.
II.1 Thực trạng về vấn đề thực hiện pháp luật của sinh viên.
Ngày nay đời sống xã hội, khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến và
phát triển, đi cùng với nó là sự nâng cao của trình độ tri thức, nhận thức
nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng. Sinh viên ngày một quan tâm
hơn đến pháp luật, ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật có những tiến
bộ rõ rệt. Các bạn đã cố gắng tiếp thu,tìm hiểu pháp luật từ các thầy cô
trong trường, từ các cuộc tuyên truyền về pháp luật, từ sách vở và từ các
phương tiện thông tin đại chúng như tivi, điện thoại….Vì vậy, các bạn
sinh viên cũng có những nhận thức đúng đắn hơn về những hành động
của mình để có thể thực hiện tốt những quy định của pháp luật. Họ cố
gắng tránh xa những điều xấu,nói không với tệ nạn xã hội và luôn nỗ lực
học tập, rèn luyện đạo đức, trau dồi bản thân để trở thành người có ích
cho xã hội. Nhiều người đã thành danh trên các lĩnh vực và có những
đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập trong việc thực
hiện pháp luật của sinh viên. Trước những tác động của mặt trái nền kinh
tế thị trường thì sinh viên luôn là lực lượng phải chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất. Ta có thể thấy trên các phương tiện thông tin, báo chí, truyền
hình, Internet đã phản ánh nhiều về thực trạng sinh viên Việt Nam rất
hạn chế về văn hóa pháp luật. Biểu hiện cụ thể là lối sống lệch lạc, vô
cảm,thiếu lý tưởng, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực
dụng, ăn chơi đua đòi, ma túy, cờ bạc, mại dâm, cá độ, đua xe, trộm cắp,
vi phạm luật giao thông thậm chí là giết người cướp của… ngày càng
nhiều đã dẫn họ vào con đường phạm tội. Tình trạng bạo lực học đường
vẫn còn đang gia tăng, không những thế, còn tồn tại cả những người tiếp
tay bạo lực, đứng cổ vũ, livestream lên mạng. Chưa dừng lại ở đó, ta còn
có thể thấy rất nhiều sự công kích lẫn nhau, sự soi mói, miệt thị, xúc
phạm danh dự và nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội. Và trong
khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, tất cả nhân dân trên cả nước
đang cố gắng cùng nhau dập dịch, thì lại xuất hiện một số thanh niên
thiếu ý thức với những biểu hiện: trốn cách ly, cố tình khai báo y tế sai,
cản trở người thi hành công vụ,….

II.2 Nguyên nhân của việc không thực hiện đúng pháp luật của sinh
viên.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này, trước hết là sự thiếu
quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia đình. Gia đình chính là một trong
những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng nhân cách sống và hành xử của
con người. Nhiều bạn sinh viên vì phải sống trong cảnh bố mẹ li dị, bạo
lực gia đình hay bị phân biệt đối xử với anh, chị, em trong nhà… nên
sinh ra chán nản, sống buông thả. Nguyên nhân tiếp theo có thể xuất phát
từ chính sự bốc đồng của bản thân, họ không biết cách kiềm chế bản thân
nên không thể thoát khỏi những cám dỗ xấu xa bên ngoài xã hội nên dẫn
đến những hành động sai trái. Ở một số bạn trẻ còn xuất hiện sự ích kỷ,
tham lam, vô tổ chức và coi thường pháp luật và tư tưởng làm giàu bằng
mọi cách, bất kể đó là hoạt động đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật.
Đồng thời, việc quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng các
loại phim, ảnh, văn hóa, trò chơi bạo lực, đồi trụy, hoạt động của các cửa
hàng kinh doanh internet, ka-ra-ô-kê, nhà nghỉ, khách sạn... cũng là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng không thực hiện đúng pháp
luật của sinh viên. Mặt khác, sự không hiểu biết pháp luật dễ dẫn đến
tâm lý coi thường pháp luật, coi việc thực hiện pháp luật là không cần
thiết.
II.3 Hậu quả.
Dù nguyên nhân là gì đi nữa thì việc không thực hiện pháp luật sẽ để lại
hậu quả vô cùng lớn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất
nước. Không thực hiện đúng pháp luật có thể gây thiệt hại về của cải vật
chất, về tính mạng, sức khỏe của con người, gây ra đau đớn mất mát cho
nhiều người. Không những vậy, nó còn gây mất ổn định đời sống, xã hội,
tạo tâm lý hoang mang cho người dân… và rất nhiều hậu quả lâu dài
khác.
II.4 Trách nhiệm của tất cả mọi người nói chung và sinh viên nói
riêng trong việc thực hiện pháp luật.
Những thực trạng và hậu quả đó khiến ta phải tăng cường giáo dục văn
hóa pháp luật cho thanh niên ở nước ta hiện nay với những giải pháp cụ
thể. Trước tiên phải phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục pháp luật
của hiện nay .Trong mỗi gia đình, cha mẹ là phải là những tấm gương
mẫu mực trong cuô ̣c sống hàng ngày để các con noi theo. Cả cha và mẹ
đều phải luôn câ ̣p nhâ ̣t kiến thức về pháp luâ ̣t, đồng thời, họ phải thấy rõ
trách nhiê ̣m của mình để có sự phối hợp với nhà trường, xã hội quản lý,
giáo dục sinh viên mô ̣t cách tốt nhất. Gia đình thường xuyên giáo dục,
yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện lối sống tuân theo pháp
luật. Nếu gia đình có lối sống tốt, có bầu không khí hòa thuâ ̣n thì sẽ trực
tiếp ảnh hưởng tốt tới lối sống của các thành viên trong gia đình. Những
người đứng đầu trong gia đình cần biết cách phân tích cho các bạn sinh
viên những quy định của pháp luâ ̣t, giá trị của những nét văn hóa, đạo
đức truyền thống của dân tộc, khi đó sinh viên sẽ có khả năng vượt qua
được những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.
Tiếp theo, phát huy vai trò nhà trường trong rèn luyện văn hóa pháp
luật của sinh viên. Nhà trường cần đổi mới và hoàn thiện chương trình,
nội dung giáo dục pháp luật cho sinh viên ở tất cả các cấp học; cung cấp
kịp thời tri thức về pháp luật giúp cho sinh viên có nhận thức đúng đắn để
hình thành thái độ, niềm tin vào pháp luật, trên cơ sở đó có ý chí quyết
tâm chuyển biến từ nhận thức thành hành động có văn hóa pháp luật. Để
giáo dục tốt thì cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương
pháp, rèn luyện văn hóa pháp luật cho sinh viên; sáng tạo phương pháp
mới trong giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật; tổ chức tốt các hoạt động
thực tiễn chấp hành pháp luật Nhà nước cho sinh viên.
Không những thế, sinh viên phải tự phát huy vai trò của mình trong
giáo dục, tự rèn luyện văn hóa pháp luật đáp ứng yêu cầu của xã hội .Cố
gắng hình thành ý thức, thói quen, hành vi chấp hành pháp luật trong mọi
sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, cần xây dựng tinh thần ham hiểu biết
pháp luật cho bản thân.
Tri thức pháp luật có tính đặc thù là hệ thống các văn bản có các điều
khoản mang tính khô khan, cứng nhắc nên dễ gây nhàm chán cho sinh
viên khi tiếp cận. Cùng với việc tiếp thu những kiến thức cơ bản về pháp
luật được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường thì gia đình, tổ chức xã
hội cần duy trì các hình thức giáo dục để mỗi thanh niên tìm hiểu thêm
các kiến thức đó trên các phương tiện thông tin, sách báo, tạp chí và trong
thực tiễn. Cùng với quá trình đó, cần chú trọng rèn luyện thói quen, lối
sống và hành động theo hiến pháp và pháp luật cho sinh viên để phát huy
nỗ lực chủ quan của họ trong tự giáo dục, rèn luyện, phát triển văn hóa
pháp luật được cụ thể hóa bằng các công việc hàng ngày như không mắc
các tệ nạn xã hội, tuân thủ luật giao thông...

You might also like