You are on page 1of 2

Từ những thực trạng về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ở một số quốc gia trên thế

giới và trong bối cảnh mà bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội đang diễn ra ngày một
nhiều hơn, có thể có những giải pháp về vấn đề này như sau:

1. Xây dựng văn hóa Internet, tạo ra một môi trường công cộng Internet tốt và lành
mạnh

Hiện nay, chất lượng người dùng Internet ở Việt Nam không đồng đều. Vì vậy, cần
nhận thức rõ sự nguy hiểm của bạo lực ngôn từ trực tuyến, cần xác định những phương pháp
quan trọng để hạn chết bạo lực ngôn từ. Trong đó, Nhà nước cần sớm nghiên cứu ban hành
Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội hoặc Hướng dẫn về mạng xã hội, hướng tới xây dựng
môi trường lành mạnh, an toàn. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng hoặc Hướng dẫn về mạng xã
hội, bởi quy tắc ứng xử không đưa ra chế tài xử lý như luật mà đưa ra những chuẩn mực thái
độ, hành vi ứng xử, có tác dụng định hướng, điều chỉnh, khuyến khích hoặc khuyến cáo, cảnh
báo, nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao văn hóa ứng xử
cho người dùng mạng xã hội. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội/ Hướng dẫn về mạng xã
hội có thể cung cấp cho người dùng mạng: các thông tin cơ bản về mạng xã hội nói chung và
mạng xã hội phổ biến nói riêng; thông tin về hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng; trách nhiệm
của mỗi cá nhân trong xây dựng môi trường Internet lành mạnh; các quy tắc chung về sử dụng
ngôn từ trên mạng xã hội; các quy tắc riêng đối với các nhà cung cấp dịch vụ và từng đối
tượng người sử dụng phải tuân thủ theo các mức độ nên/không nê, được/không được.

2. Nâng cao kỉ luật tự giác, ý thức tự trau dồi bản thân và tự bảo vệ mình của người
sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên

Sự tự ý thức là yếu tố quan trọng trong sự hình thành, phát triển tính cách của cá nhân
bởi đi kèm với tự ý thức là khả năng tự đánh giá, điều chỉnh để hoàn thiện bản hân. Do đó,
mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự trau dồi, kỉ luật tự giác để thấy được những thiếu hụt
cần hoàn thiện của mình, những ưu điểm cần phát huy để nâng cao giá trị bản thân, không để
bản thân bị ảnh hưởng bởi những giá trị tiêu cực. Mặt khác, mỗi người cần trau dồi những kỹ
năng cần thiết và tâm lý vững chắc để bảo vệ bản thân trước những tin tức sai sự thật, những
bình luận ác ý hướng về mình.

3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng

Luật An ninh mạng được Nhà nước ban hành nhằm bảo vệ người dùng hợp phát trên
không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng
xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội
bộ, kích động biểu tình, phá rối của các thế lực phản động; phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó,
khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ
chiến tranh mạng. Theo đó, Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm liên quan
đến văn hóa ứng xử. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh
mạng để mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và
những hành bị bị cấm liên quan đến ứng xử khi tham gia mạng xã hội, cũng chính là bảo vệ
chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh mạng quốc gia.

4. Tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong phòng chống bạo lực
ngôn từ trên mạng xã hội

Hiện nay, có một tỷ lệ lớn người dùng Internet ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, do đó,
giáo dục việc sử dụng ngôn ngữ mạng khi còn nhỏ là rất quan trọng và gia đình, nhà trường
có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bạo lực ngôn từ trực tuyến của người
trẻ.

Trong trường học, giáo viên, giảng viên nên chú ý đến trau dồi đạo đức học sinh thông
qua tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, tạo ra những sân
chơi lành mạnh với các hoạt động ngoại khoá, thể thao, văn nghệ thu hút sự hứng thú của học
sinh, tạo lập những chương trình, hội thảo để học sinh, sinh viên có cơ hội nói lên những quan
điểm, suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó giáo viên, giảng viên và nhà trường cũng cẩn phát triển
chất lượng truyền thông khi truyền đạt kiến thức và kĩ năng cho học sinh, sinh viên; đặc biệt
chú trọng hơn việc giáo dục kĩ năng để giúp học sinh có kĩ năng giải quyết hiệu quả các vấn
đề trong cuộc sống và học tập, hướng dẫn học sinh tham gia sử dụng và ứng xử đúng mực
trên mạng xã hội.

Về phía gia đình, các bậc cha mẹ cẩn dành nhiều thời gian tìm hiểu, nắm bắt sự thay
đổi trong tâm sinh lý của con cái để kịp thời điều chỉnh suy nghĩa và hành vi của các em, giúp
các em hoàn thiện nhận thức của mình. Trong thời đại công nghệ thông tin, phụ huynh cũng
cần tích cực học hỏi, cập nhật kiến thức mạng, sử dụng thành thạo các công cụ mạng để
hướng dẫn con mình sử dụng mạng Internet lành mạnh, có hiệu quả.

You might also like