You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------o0o---------

BÁO CÁO THU HOẠCH


TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN – HSSV
Năm học 2021-2022

Họ và tên sinh viên: Mạc Huyền Trân Mã lớp: ML608

Mã số sinh viên: 2011116596 Số trang bài làm: 7

Chữ ký nộp bài của SV:

Điểm Họ tên và chữ ký của Giảng viên chấm


Bằng số Bằng chữ

Giảng viên chấm thi 1: ………………………………

Giảng viên chấm thi 2: ………………………………

TPHCM, ngày 13 tháng 12 năm 2021


2

PHẦN BÀI LÀM


Câu 1: Nhà trường tổ chức khảo sát ý kiến sinh viên về những nội dung nào? Mục
đích, ý nghĩa của việc khảo sát ý kiến sinh viên? Đề xuất của sinh viên về các hoạt
động của Nhà trường trong năm học mới 2021-2022 (nếu có).

Các nội dung mà Nhà trường đã tổ chức khảo sát ý kiến của sinh viên:

Hình
Nội dung Thời gian
thức

Chất lượng giảng dạy của giảng viên Email 01/12/2021

Tình hình triển khai công tác của giảng viên theo lớp
Email 16/09/2021
học phần
Nhu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Truyền
Email 26/08/2021
thông Marketing tích hợp và Quản trị sự kiện
Chuyển đổi hình thức thi tập trung sang online - HK
Email 26/05/2021
2/2020-2021
Khảo sát ý kiến của người học trong công tác tuyển
sinh, học tập, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng
Email 23/05/2021
đồng đáp ứng yêu cầu công tác BĐCL bên trong năm
học 2020-2021
[BAN CTCT&SV] KHẢO SÁT NHU CẦU VAY
VỐN TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Zalo 19/10/2021
VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH
"SÓNG VÀ MÁY TÍNH CHO EM"
[Ban CTCT&SV] Khảo sát thông tin của sinh viên bị
Zalo 14/10/2021
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

[Ban CTCT&SV] CẬP NHẬT THÔNG TIN SINH


Zalo 29/08/2021
VIÊN ĐANG BỊ KẸT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

[Ban CTCT&SV] Tác động của cách mạng CN 4.0


đến thương hiệu của các doanh nghiệp bán lẻ hàng Zalo 08/07/2021
tiêu dùng

Mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát sinh viên:


a) Đối với Nhà trường: 
3

 Đánh giá chất lượng hoạt động của giảng viên thông qua ý kiến phản hồi của sinh
viên.
 Góp phần thực hiện quy chế dân chủ và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng
giáo dục của trường.
 Giúp Ban Giám đốc, các Khoa, Bộ môn có cơ sở để nhận xét, đánh giá và có kế
hoạch bồi dưỡng cho giảng viên.
 Nắm được tình hình, quan điểm cũng như ý kiến của sinh viên để có thể đưa ra
được những quyết định hợp lý nhất trong việc giảng dạy, thi cử, cũng như quan
tâm, hỗ trợ sinh viên theo từng hoàn cảnh, đặc biệt là trong mùa dịch Covid 19.
b) Đối với giảng viên
 Tạo thêm thông tin giúp giảng viên tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoàn thiện,
phát huy năng lực giảng dạy về chuyên môn, tác phong sư phạm.
 Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy, mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục của trường.
c) Đối với sinh viên
 Tăng cường tinh thần trách nhiệm của sinh viên trong học tập và rèn luyện bản
thân.
 Đảm bảo quyền lợi cho sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên được phản ánh nguyện
vọng và thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Câu 2: Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, nhiều hoạt
động triển khai sang hình thức trực tuyến. Song song đó, việc sử dụng mạng xã hội
cũng trở nên rất phổ biến, chiếm một lượng thời gian đáng kể của người trẻ. Sinh
viên nêu quan điểm của mình về ứng xử, bảo mật thông tin trên không gian mạng và
các biện pháp sinh viên áp dụng để việc sử dụng mạng xã hội cũng như hoạt động
học tập, rèn luyện trong điều kiện học không tập trung được hiệu quả.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã
hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Hiện nay, mạng xã hội rất
phổ biến và được nhiều người sử dụng bởi thông tin nhanh, đa chiều. Tuy nhiên, trong
thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người dân đã sử dụng
mạng xã hội để lan tỏa những điều tốt đẹp, đồng thời động viên tinh thần Nhân dân cùng
nhau vượt qua đại dịch. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều đối tượng lợi dụng các
trang mạng này để câu view, câu like gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử
dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong
đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa
tuổi khác nhau, đặc biệt là những người trẻ. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con
người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử:
trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có. Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu
quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có
nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội
quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Do
đó, chúng ta, những người trẻ, rất cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và
4

sử dụng mạng xã hội một cách thông thái và phù hợp, đồng thời cần nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc ứng xử và bảo mật thông tin trên không gian mạng.

  Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là những tư tưởng và thể hiện tư tưởng, ý
thức của con người với những người, những sự việc trên mạng xã hội. Văn hóa ứng xử
trên mạng xã hội là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân
cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó
giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt
không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Có lẽ chưa bao giờ cụm từ
“văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Điều đó cho ta thấy rằng tầm quan
trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, trên mạng xã hội, việc bảo mật dữ liệu cá nhân là có ý nghĩa hết
sức quan trọng bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất tài chính nghiêm
trọng, nguy cơ bị tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, xâm hại tình dục..., gây hậu quả cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Vì
vậy, trước hết là mỗi cá nhân cần thực hiện tốt bảo mật dữ liệu của mình để ngăn chặn
hành vi trộm cắp dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn của các thông tin cá nhân; bảo vệ quyền
riêng tư và tránh được những hệ lụy, rủi ro phát sinh khi bị lộ, lọt, đánh cắp dữ liệu cá
nhân.

Việc ứng xử và bảo mật thông tin trên mạng xã hội được thể hiện qua Bộ Quy
tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó nêu rõ 4 quy tắc ứng xử chung là:
 Thứ nhất là quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ luật pháp Việt Nam,
tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
 Thứ hai, quy tắc lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các
giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
 Thứ ba, quy tắc an toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn
về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin;
 Thứ tư, quy tắc trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng
xã hội, phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi
phạm pháp luật.

Những phương pháp giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả, đặc
biệt là trong mùa dịch Covid 19 như sau:
 
 Nâng cao cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội:   Khi tung nội dung lên mạng, các
phần tử xấu thường lấy tít “giật gân”, tiêu đề “ấn tượng” để thu hút người xem.
Các thông tin sai trái, tiêu cực, các nhận định không khách quan, thiếu đúng đắn,
đều ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới những cá nhân trong đó có sinh viên có tham gia
5

trên không gian mạng, thậm chí trở thành nạn nhân bị kẻ xấu lợi dụng, vi phạm
pháp luật. Với sinh viên, dùng mạng xã hội phải văn minh, lịch sự. Ta có thể dùng
mạng chia sẻ thông tin học tập, ôn thi... Đừng theo trào lưu hay thích nổi tiếng hòa
theo xu hướng quá đà để mà không tìm hiểu kỹ để trở thành người thiếu hiểu biết,
bị các đối tượng xấu lợi dụng để vi phạm pháp luật.   

 Môi trường ảo, tác động thật, nên phải cần có trách nhiệm trên môi trường
trực tuyến: Mạng xã hội là môi trường ảo nhưng cuộc sống của chúng ta là thật, vì
vậy làm việc gì cũng cần suy nghĩ, cân nhắc. Với học sinh tham gia mạng xã hội,
một khi thấy vấn đề nóng được nhiều người chia sẻ, cần tỉnh táo, nghiên cứu kỹ
nội dung, tính chất sự việc. Không nên xem qua tiêu đề, hùa theo đám đông mà dễ
bị các phần tử xấu lợi dụng. Hãy tự chịu trách nhiệm với những hành động của
mình, dù đó là môi trường thực hay môi trường mạng. Trước khi muốn chia sẻ bất
cứ điều gì trên mạng xã hội, ta nên suy nghĩ kỹ hoặc nếu cảm thấy cần thiết có thể
trao đổi với thầy cô, cha mẹ để suy nghĩ liệu nội dung đó sẽ được hiểu như thế nào.
Những câu hỏi có thể là: Nội dung này có thể bị hiểu nhầm hay mang nội dung bắt
nạt/xúc phạm người khác không? Liệu ai đó có thể sử dụng nội dung này để gây
hại đến ta không? Ta có buồn không nếu có người chia sẻ nội dung đó với những
người khác nữa? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu ta chia sẻ nội dung này là gì?

 Xác định một khung thời gian cố định dành cho việc lướt mạng xã hội: Đầu
tiên, bạn hãy xác định những khung thời gian cụ thể mà bạn sử dụng để lướt mạng
xã hội và học tập hay chia sẻ điều gì đó. Chúng ta không thể dành cả ngày để lên
mạng xã hội, còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao kĩ năng, nâng cao kiến thức
và đạt được những mục tiêu của bạn trong cuộc sống. Nếu bạn không đặt ra những
khung thời gian cho mình và rèn tính kỷ luật để thực hiện nó thì bạn rất dễ bị cám
dỗ bởi những bài viết hay video giải trí nhan nhản trên facebook và tốn hàng giờ
trên đó mà chẳng hoàn thành được công việc nào cả. Một cách hay để chọn khoảng
thời gian cố định này là hãy cho phép mình 5-10 phút để lướt facebook hay
youtube và đọc những bài viết hay nghe những video bổ ích sau khi đã hoàn thành
một công việc nào đó, hãy coi đó như một phần thưởng khi bạn vừa hoàn thành
một công việc nào đó. Khi tưởng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực làm việc
nho nhỏ của bạn, não bạn sẽ sinh ra hormone dopamine giúp bạn cảm thấy hưng
phấn, thoải mái và dễ chịu hơn, giúp cho bạn tiếp tục những công việc tiếp theo với
một năng suất tốt hơn.

 Theo dõi những người giỏi giang trong lĩnh vực bạn yêu thích và tương tác
nhiều với họ: Sau khi đã xác định được những khoảng thời gian cố định để lướt
mạng xã hội, bạn cần biết cách để làm sao biến trang cá nhân của mình thành nơi
học tập hiệu quả. Hãy follow tất cả những người giỏi giang trong lĩnh vực mà bạn
quan tâm, đặt thông tin của họ ở chế độ xem trước , đọc những bài viết hay mà họ
chia sẻ, học hỏi tư duy của họ, học hỏi cách họ hành động để đạt được những thành
công trong  lĩnh vực đó, xin họ lời khuyên để giải quyết những vấn đề mà bạn đang
6

gặp phải và tương tác nhiều với họ bằng cách like, thả tim, chia sẻ, trao tặng những
lời khen chân thành, chia sẻ những suy nghĩ của bạn về những gì họ chia sẻ. 

 Xác định thời điểm chia sẻ thông tin khi sử dụng Mạng xã hội: Mạng xã hội là
con người thứ hai của ta. Đừng nên chia sẻ khi tâm lý đang không ổn định như
giận dữ, thất vọng hoặc bị kích động. Những khi ta gặp vấn đề, ta nên chia sẻ với
thầy cô, bạn bè, gia đình hoặc những người xung quanh để có cách giải quyết trực
tiếp và phù hợp hơn. Chính vì vậy, không chỉ cần kiểm soát thông tin cá nhân, các
nội dung theo dõi mà ta cũng cần có kỹ năng sống khác là kiểm soát cảm xúc và
cách thể hiện của bản thân. 

 Xác định rõ điều bạn muốn: Đầu tiên và trước hết: Bạn mong đợi đạt được điều
gì từ mạng xã hội? Tại sao lại mất thời gian cho nó? Bạn muốn thu hoạch gì từ
cánh đồng mạng xã hội? Viết 5 điều lên một stick note và dán bên cạnh máy vi
tính, smartphone để nhắc nhở mình không quên.

 Thống nhất về thời gian sử dụng Internet: Khi sử dụng Mạng xã hội ta thường
không quản lý được thời gian cần xây dựng kế hoạch quản lý thời gian. Nên dụng
Mạng xã hội sau khi đã hoàn thành các công việc khác và đảm bảo không ảnh
hưởng tới bản thân…

 Bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội: Để bảo vệ mình trên môi trường
trực tuyến, chúng ta nên biết cách bảo vệ quyền riêng tư của mình bằng những
cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát thông tin cá nhân. Sử dụng mật khẩu mạnh
và bảo mật hai lớp cho tài khoản trực tuyến là những cách đơn giản nhất để bắt đầu
kiểm soát thông tin cá nhân.

 Hạn chế chia sẻ những thông tin nhạy cảm: Không nên dùng những từ ngữ, hình
ảnh tiêu cực trên mạng xã hội. Khi muốn đăng tải bất cứ gì, hãy bỏ qua những từ
ngữ, hình ảnh phản cảm hay những vấn đề “nhạy cảm” về chính trị. Hãy gỡ bỏ
những thông tin này, bởi nó có thể gây bất lợi cho bản thân bạn về góc độ cạnh
tranh khi nhà tuyển dụng vô tình lướt qua trang cá nhân của bạn. Lời khuyên dành
cho bạn là hãy thường xuyên chia sẻ các thông điệp mang lại giá trị tích cực cho
cộng đồng.

 Nên sử dụng mật khẩu mạnh khi tham gia mạng xã hội: Tuyệt đối không đặt
mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng
xã hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn. Mật
khẩu mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử
dụng một mật khẩu cho mỗi trang web.

-------------------------------HẾT-------------------------------
7

You might also like