You are on page 1of 5

1.

5 Kết luận: So sánh với hiểu biết của nhóm về vấn đề (qua đọc sách báo, tìm hiểu trên internet,...)
trước khi tìm hiểu vấn đề và kết quả phỏng vấn, thực nghiệm thì nhóm có kết luận gì?
Về nội dung và bản chất, có thể nhận diện: Thông tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội “là
những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, lẫn lộn đúng sai, thật
giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng
luận điệu thù địch”.
Các trang mạng xã hội phổ biến trên toàn cầu hiện nay là Facebook, Twiter, Instagram... Theo thống kê, ở
Việt Nam có khoảng hơn 65 triệu tài khoản mạng xã hội trên tổng số hơn 96 triệu dân, tức chiếm khoảng
2/3 dân số. Với nhiều nguồn thông tin khác nhau, bên cạnh những thông tin tích cực, đúng đắn vẫn có
nhiều thông tin giả, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, thù địch, phản động, kích động bạo lực...
được viết và đăng tải dưới nhiều hình thức để tiếp cận với hàng triệu người đọc, gây ra những luồng thông
tin trái chiều làm nhiễu loạn xã hội.
Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của người tiếp nhận; làm cho người tiếp nhận có
cách nhìn nhận lệch chuẩn. Từ đó, những người tiếp nhận sẽ có những hành động gây bất lợi cho nhà
nước ở các phương diện mà họ tiếp cận. Dần dần, những thông tin xấu, độc đó không chỉ bị tiêm nhiễm
với người thiếu bản lĩnh mà như một chất xúc tác, thúc đẩy họ chống lại những giá trị cốt lõi được các thế
hệ cách mạng đã hy sinh máu xương, trí lực để dựng xây nên.
Thực tế cho thấy, nhiều thông tin xấu, độc trong giai đoạn vừa qua đã góp phần tạo nên sự “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” của không ít người do họ thiếu cái nhìn khách quan, trung thực, sáng suốt trên chặng
đường đóng góp xây dựng xã hội tốt đẹp. Một số cá nhân (có những người trước đó là anh hùng trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là những nhà khoa học có tầm cỡ được chế độ đãi ngộ của Nhà nước), vì
thiếu bản lĩnh, thiếu niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, vì lợi ích nhỏ nhen, đã sẵn sàng bán rẻ cả danh dự,
nhân phẩm của bản thân, bán rẻ cả quá khứ vinh quang, tốt đẹp... để mưu lợi rẻ tiền và nuôi trong mình
những ảo tưởng.
Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển
thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất
lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống
tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.
Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn
thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nhất là tuổi trẻ hiện nay, mỗi gia đình, nhà trường, cơ
quan, đơn vị, địa phương cần làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên nâng cao nhận thức về
vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, Internet nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng ngày càng phát triển,
đây là xu thế tất yếu khách quan. Để giúp cho thanh niên tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một
cách lành mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọng trước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh
đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho họ hiểu rõ về các trang
mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích
cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập, công tác chuyên môn.
Bên cạnh việc giáo dục cho thanh niên nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã hội, thì phải hướng dẫn,
tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là phải
chỉ cho họ thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng
mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá. Chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp
xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,… đăng tải tràn lan trên các
trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho thanh niên, làm cho họ
biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân. Các thông tin tung lên mạng phải đúng với quy
định của pháp luật, của đơn vị, địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã
hội; phải hết sức thận trọng khi đăng tải những thông tin, hình ảnh của cá nhân và các hoạt động của đơn
vị, nhất là đơn vị quân đội, công an lên các trang mạng xã hội.
MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người. MXH đang
ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ với một
vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những thông tin cập nhật kịp thời về lĩnh vực, vấn đề
mà mình quan tâm theo dõi. Qua đó giúp họ có thể nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho
công việc và cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, trên MXH có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại
ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết
trong cuộc sống hiện đại mà không cần đến lớp hay đóng học phí.
MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Văn hóa MXH là một bộ phận của văn
hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, MXH cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một
thuận tiện hơn. Người dùng có thể dễ dàng chia sẽ tình cảm, niềm vui, nổi buồn… với cộng đồng. Sự
tham gia của cá nhân vào các công việc chung của cộng đồng cũng được thúc đẩy. Thực tế từ khi MXH
phát triển, việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện sinh động hơn. Công tác xã hội
như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo… có nhiều khởi sắc. Nội lực của cộng đồng được phát huy hiệu
quả hơn trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Các hình thức kinh doanh online trên MXH của cá
nhân và doanh nghiệp ngày càng phát triển, mang tính chuyên nghiệp.
MXH góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất
là MXH xuyên quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu
văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới.
Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công
lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc.
Bên cạnh mặt tích cực, MXH cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh trật tự, điển hình là:
MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang MXH vào
các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, nhiều trang MXH của
bọn phản động trong- ngoài như “Dân làm báo”, “Quan làm báo”… thường xuyên đăng tải những bài viết
với lời lẽ chống Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng. Chúng tuyên truyền xuyên tạc chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực,
tham nhũng, bảo vệ môi trường… để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm
chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ. Lợi
dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của chính quyền các
cấp, các vụ phức tạp như Đồng Tâm (Hà Nội), ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra ở các tỉnh
miền Trung, việc thảo luận dự luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt… để kích động dư luận, hình thành
tâm lý phản kháng, tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ.
MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo giáo, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị cần phải có sự hiểu biết
cơ bản về các trang mạng xã hội, biết cách sử dụng các trang mạng xã hội với những tiện ích của nó cho
công việc, cho giải trí lành mạnh, không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của các trang
mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ.
Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề
kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội. Làm cho giới trẻ thấm sâu những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giáo dục, rèn luyện cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức
phẩm chất tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn biết tự trọng, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, từ
đó xây dựng lối sống tốt đẹp, sống có tình thương và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Đặc biệt quan tâm, coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, rèn luyện thói quen, kỹ
năng sống cho thanh niên, nhất là kỹ năng điều tiết và kiểm soát bản thân. Làm tốt điều này sẽ giúp cho
giới trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh và phương pháp phòng tránh với những chiêu bài tiêu cực trên các trang
mạng xã hội. Xây dựng cho họ có động cơ, thái độ và tinh thần trách nhiệm xã hội khi tham gia và sử
dụng các trang mạng xã hội; xác định mục đích tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội đúng đắn, hữu
ích, không bị lệ thuộc, chìm đắm vào môi trường cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội, vì điều đó vừa
làm mất thời gian vừa ảnh hưởng đến công việc học tập, công tác, đồng thời xâm hại đến giá trị thuần
phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức truyền thống, lối sống văn hóa và vi phạm các chế độ quy định của cơ
quan, đơn vị, địa phương.
Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý của
tuổi trẻ. Các hoạt động như: văn hóa, văn nghệ, thể thao,…vừa để nâng cao đời sống tinh thần, bồi đắp
tâm hồn tươi trẻ của thanh niên vừa là môi trường thuận để họ kết bạn, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn
nhau, đồng thời qua đó còn nhằm để giữ gìn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền tốt đẹp của dân tộc,
rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể chất cho thanh niên. Thực tiễn cho thấy nếu gia đình, cơ quan,
đơn vị, địa phương thiếu tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh thì đa phần thanh niên sẽ dành
thời gian rảnh rỗi tham gia vào các trang mạng xã hội. Nhiều trường hợp đã gây nên những hậu quả đáng
tiếc, dẫn đến vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình
và xã hội. Do vậy, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là biện pháp hiệu quả, thiết thực
nhất để vừa quản lý được thanh niên vừa bồi dưỡng, nâng cao hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp
cho giới trẻ, đồng thời hạn chế thấp nhất sự tác động tiêu cực, đa chiều của các trang mạng xã hội.
Phát huy tốt vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống
truyền thanh nội bộ, kết hợp đẩy mạnh hoạt động của các loại hình văn hóa dân gian, sinh hoạt câu lạc bộ,
văn nghệ quần chúng… thông qua đó tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, quy định của địa phương, đơn vị, trên cơ sở đó giáo dục, định hướng chính trị, tạo niềm tin
và nhiệt huyết của tuổi trẻ, chống lại các loại sản phẩm văn hóa xấu độc, âm mưu “xâm lăng văn hóa”, tư
tưởng “áp đặt lối sống, văn hóa phương Tây”, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tình cảm tốt đẹp, tâm hồn
trong sáng vốn có của thanh niên hiện nay.
Công nghệ số ngày càng phát triển mạnh khiến giới trẻ có nhiều kênh thông tin để giải trí nên một bộ
phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng và việc lạm dụng mạng internet
khiến cho văn hóa đọc của thanh niên rơi vào tình trạng đáng báo động.
Theo một khảo sát gần đây, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách
và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một
giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Còn theo số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường (ISEE) cho biết, khi được hỏi dùng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số
bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách. Theo lý
giải, có hai nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ ít đọc sách, đó là không có thời gian (áp lực học hành
căng thẳng, Facebook chiếm nhiều thời gian) và đọc sách không có sự tương tác nên dễ gây nhàm chán.
Vì vậy, cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” được phát động nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách
trong thế hệ trẻ, yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Thông
qua đây, cuộc thi nhằm bồi dưỡng và hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam cũng như
đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập bền vững. Khi được hỏi dùng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu,
có đến 41,7% bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc
sách.Đó là kết quả cuộc khảo sát online mà tôi thực hiện với 60 bạn trẻ độ tuổi 18-30, đa số vẫn còn đi
học trong danh sách kết bạn trên Facebook của con tôi để tìm hiểu giới trẻ hôm nay có đọc sách và đọc
những sách gì. Kết quả này cho thấy đọc sách chưa là lựa chọn hàng đầu của người trẻ hiện nay.
Ít đọc và thường chỉ đọc sách giải trí. Mức độ đọc sách của các bạn trẻ mà tôi khảo sát cũng không nhiều.
Số đông (31,7%) chỉ đọc sách 1-2 giờ/tuần.Chỉ có 25% cho biết thường đọc sách trên 4 giờ/tuần và các
bạn này thường nằm trong nhóm đã đi làm. Do thời gian dành cho đọc sách không nhiều và không đều
đặn nên có nhiều bạn khi được hỏi quyển sách đọc gần đây nhất thì trả lời không nhớ hoặc không có đọc.
Loại sách các bạn trẻ thường đọc cũng là vấn đề đáng quan tâm, khi hơn phân nửa (51,7%) cho biết đọc
sách chủ yếu để giải trí nên đã chọn đọc truyện ngôn tình, trinh thám, giả tưởng, truyện tranh...
Theo các bạn trẻ này, có hai nguyên nhân chủ yếu khiến họ ít đọc sách, đó là không có thời gian (áp lực
học hành căng thẳng, Facebook chiếm nhiều thời gian...) và đọc sách không có sự tương tác nên dễ gây
chán.
Nhiều bạn đang còn đi học nói rằng ở trường chỉ có học, quan hệ với thầy cô chỉ là sự truyền đạt một
chiều, nhồi nhét nên dễ căng thẳng, mệt mỏi. Về nhà ba mẹ ít quan tâm, trò chuyện vì bận công việc nên
các bạn thường tìm đến những hoạt động tương tác ảo trên mạng để giải tỏa những bức xúc, phiền muộn
và cả tâm tư tình cảm của mình.
Nhà trường cũng nên tổ chức các câu lạc bộ bình sách, mời các học giả nói chuyện về ảnh hưởng của sách
đến thành công của họ như thế nào, từ đó truyền cảm hứng và tạo niềm đam mê cho các em.
Bên cạnh đó cần khôi phục hoạt động thư viện nhà trường thực chất vì hiện nay nhiều thư viện nhà trường
hoạt động cầm chừng, lấy lệ.
Mỗi gia đình phải tạo thói quen đọc sách cho con từ khi còn nhỏ bằng cách cho con tiếp xúc với sách sớm
trước khi làm quen với các thiết bị điện tử như tivi, máy vi tính.
Tốt nhất mỗi gia đình nên có một kệ sách, tủ sách nhỏ và cha mẹ nên làm gương cho con về chuyện đọc
sách. Giáo sư Ngô Bảo Châu từng chia sẻ: phòng khách nhà ông chỉ có kệ sách, không có tivi nên các con
ông ưa đọc sách
Đối với xã hội, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để giới trẻ tiếp cận sách nhiều hơn như dễ dàng trong các
thủ tục mượn sách tại các thư viện lớn, các nhà xuất bản nên có chính sách giảm giá sách cho học sinh,
sinh viên...
Và mong rằng sắp tới khi đường sách Nguyễn Văn Bình hoàn thành, TP.HCM sẽ có một không gian đủ
rộng và thoải mái để các bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể đến đó mượn đọc tại chỗ, xem như một hình
thức khuyến khích người trẻ tiếp cận với sách nhiều hơn.
Khi được hỏi sau khi đọc sách các bạn muốn chia sẻ, thảo luận cùng ai nhất, 65% cho biết chỉ muốn thảo
luận cùng bạn bè vì rất dễ nói chuyện, 23,3% nói không chia sẻ với người khác.
Chỉ có 8,3% chọn chia sẻ cùng gia đình, thường là cha mẹ. Còn số người chia sẻ với thầy cô cực kỳ hiếm
hoi, chỉ 3,4%.
Điều đó cho thấy đa số bạn trẻ không được nhà trường, thầy cô định hướng, khuyến khích để biết nên đọc
sách gì cũng như giải đáp những thắc mắc, giúp hiểu rõ hơn các vấn đề trong sách.
Và như vậy rõ ràng các bạn trẻ đang cô đơn trong chính ngôi nhà, ngôi trường của mình, không tìm được
sự chia sẻ từ thầy cô, gia đình và các em tự mò mẫm cùng nhau

You might also like