You are on page 1of 12

BÀI DỰ THI

CUỘC THI CHÍNH LUẬN VỀ BẢO VỆ NỀN TƯỞNG TƯ TƯỞNG CỦA


ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ
ĐỊCH LẦN THỨ HAI, NĂM 2023

BÀI DỰ THI: BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI
SỐNG VĂN HÓA, NÂNG CAO LÒNG YÊU NƯỚC, TỰ HÀO DÂN TỘC
CHO THẾ HỆ TRẺ.
BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG SỐNG, NÂNG CAO LÒNG YÊU NƯỚC THẾ HỆ
TRẺ NGÀY NAY

Giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa
cho giới trẻ Việt Nam để thế hệ trẻ thực sự trở thành lực lượng tiên phong trong
công cuộc phát triển kinh tề - xã hội, trở thành những người chủ tương lai của đất
nước là công việc có ý nghĩa cấp thiết nhất hiện nay.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẾ HỆ TRẺ VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đoàn luôn đi đầu thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; là đội quân xung kích cách mạng, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm
bất cứ việc gì khi Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đoàn là lực lượng bổ
sung đảng viên mới, đội ngũ cán bộ cho Đảng, Nhà nước.
Chính vì vậy mà ngay từ khi ra đời, Đảng đã đặc biệt quan tâm đến việc
thành lập, lãnh đạo, xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản, coi đó là nhiệm vụ quan
trọng trực tiếp xây dựng lực lượng dự bị của Đảng. Án nghị quyết tháng 10 – 1930
khẳng định: Đảng Cộng sản phải “cần kíp tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên,
đó là ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN theo đường lối chính trị của Đảng, làm
lực lượng dự trữ cho Đảng. Mỗi chi bộ của Đảng phụ trách tổ chức ra chi bộ của
Đoàn”; “...phải làm cho hết thảy đảng viên hiểu rằng công việc TNCS là một việc
cần kíp – quan trọng như là việc Đảng vậy”
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
nhấn mạnh: “Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở có chương trình công tác thanh
niên trong nhiệm kỳ, lãnh đạo các cơ quan nhà nước xây dựng luật pháp, chính
sách, chương trình kế hoạch công tác thanh niên. Các tổ chức Đảng chăm lo củng
cố Đoàn, xây dựng mặt trận thanh niên và và đẩy mạnh phong trào hành động cách
mạng trong thanh niên. Đảng viên phải là người lãnh đạo, là tấm gương, là người
bạn của giới trẻ”. Như vậy, xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
được coi là trách nhiệm của mọi đảng viên, các cấp ủy đảng. Nghị quyết 25 của
Ban Chấp hành Trung ương khóa X cũng khẳng định quan điểm: “Đảng lãnh đạo
công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Xây dựng Đoàn vững mạnh là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Đảng đề ra đường lối, chủ trương định
hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu,
xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo”.
Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng. Đảng có vững mạnh, kiên định
mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì Đoàn mới có điều kiện phát triển thuận lợi và
ngược lại, tổ chức Đoàn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức sẽ đem lại
sức sống, bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức
Đoàn là bộ phận hữu cơ, tất yếu và đi trước một bước trong công tác xây dựng
Đảng. “Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước” là quá trình xây dựng và chuẩn bị đội dự
bị tin cậy bổ sung lực lượng cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
THỰC TRẠNG THẾ HỆ TRẺ NGÀY NAY
Nhắc đến thế hệ trẻ, phải nhắc đến thực trạng từ tốt đến xấu của họ, như
những vấn nạn hay những đóng góp mà họ mang đến cho đất nước. Đầu tiên phải
kể đến vấn đề: giới trẻ ngày nay chịu nhiều sự tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài.
GS.TS Trần Ngọc Thêm (Khoa Văn hóa học, ĐH KHXHNV TPHCM) nhận định:
Đặc điểm nổi bật rõ nhất của giới trẻ là lớp tuổi duy nhất có bản chất dương tính,
kéo theo 2 đặc điểm quan trọng là hướng ngoại và năng động. Hướng ngoại thì dễ
tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai; năng động thì ưa thay đổi, phát

2
triển. Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm, cũng do đặc điểm dương tính, hướng ngoại
mà trong giai đoạn mở cửa hội nhập, ở giới trẻ xuất hiện nhiều hiện tượng bất
thường, phá cách, lệch chuẩn, “gây sốc” cho xã hội, được xem là làm xói mòn
những giá trị văn hóa truyền thống, như: chuộng các loại thời trang “sành điệu” với
áo hai dây, mốt đầu trọc, hình xăm trổ, quan hệ tình dục trước hôn nhân… (trong
những năm 1990 - 2000).
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Khoa Đô thị học, ĐH KHXHNV TPHCM ) nêu
nhận định: “Thế hệ trẻ ngày nay rất khác với những thế hệ trước đó. Họ chịu nhiều
sự tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài, trong đó có rất nhiều yếu tố tác động hình
thành nên khí chất của thanh niên, như: mức sống (ảnh hưởng đến tố chất), công
nghệ kỹ thuật (ảnh hưởng đến kỹ năng nghề nghiệp), đa dạng xã hội (ảnh hưởng
đến nhân sinh quan)…”.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa cũng chỉ ra nhiều hạn chế của một bộ phận
không nhỏ thanh niên trí thức hiện nay, như: không có động lực phấn đấu và thiếu
cảm hứng sống; thiếu niềm tin bền vững và thiếu nơi gửi gắm niềm tin; thiếu sự tự
tin và thiếu tư thế đĩnh đạc; thiếu kiến thức nền văn hóa và xã hội. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế này, trong có một nguyên nhân là: “lỗi hệ thống -
những vấn đề bất ổn của thể chế dẫn đến hệ quả tác động đến cá nhân và hành vi xã
hội. Những hiện tượng quan chức tham nhũng, chạy chức chạy quyền, khoảng cách
giàu nghèo ngày càng dãn rộng, nợ công không giảm, cung cách quản lý không
hiệu quả, sự thiếu minh bạch… đã tác động trực diện và mạnh mẽ đến ý chí, niềm
tin, động lực của những người trẻ”.
Trong tham luận “Giới trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhìn từ mối
quan hệ cộng đồng - cá nhân”, TS.Nguyễn Văn Hiệu (Khoa Văn hóa học, ĐH
KHXHNV) cũng chỉ ra rằng, đối với giới trẻ, lứa tuổi năng động và đặc biệt nhạy
bén với cái mới, nhiều giá trị truyền thống dễ trở nên lạc hậu và trở thành sức cản

3
đối với sự phát triển của cá tính. Nếu không có những nhận thức văn hóa căn bản
và sự điềm đạm cần thiết, giới trẻ rất dễ cực đoan trong việc phê phán hoặc phá vỡ
các chuẩn mực của xã hội truyền thống trong khi họ chưa thực sự đến được, hoặc
có được nền tảng của các giá trị mới - điều thực tế cũng rất khó thể có trong một xã
hội đang chuyển đổi”.
Ngoài ra, thực trạng đua đòi bắt chước làm theo người lớn cũng đang là
một điều đáng lên án trong thời gian hiện nay. Khói thuốc lá, thuốc lào phì phèo
trước cổng trường không còn là hình ảnh xa lạ trong thời đại hiện nay, một vài
người lấy điếu thuốc để trút những tâm trạng, giải tỏa áp lực, một phần lại đua đòi,
thấy như vậy là ngầu, là “chất”. Thực tế, đây không hoàn toàn là lỗi của con trẻ,
người lớn có làm trẻ con mới thấy, không có lửa làm sao có khói, vậy nên phải sửa
lỗi từ cả hai phía chứ không được trách móc con trẻ mà bản thân không chịu sửa
đổi. GS.TS Trần Ngọc Thêm cho rằng, giải pháp lên án các hiện tượng lệch chuẩn,
giáo dục giới trẻ bảo tồn văn hóa dân tộc một cách chung chung là không thích
hợp, bởi lẽ không phải hiện tượng lệch chuẩn nào cũng sai, không phải giá trị văn
hóa truyền thống nào cũng tiếp tục còn là giá trị trong giai đoạn mới. “Định kiến
đối với giới trẻ và thái độ xem thường giới trẻ của người lớn tuổi sẽ chỉ càng làm
cho “bi kịch của sự phát triển” trở nên nặng nề thêm. Cách ứng xử đúng với những
hiện tượng lệch chuẩn của giới trẻ phải bắt đầu từ việc khắc phục những sai lệch
của chính xã hội. Để có thể theo kịp và đối thoại được với giới trẻ, người lớn tuổi
phải bắt đầu từ việc trau dồi năng lực tin học, ngoại ngữ, đặc biệt là “bổ túc” hàng
loạt hiểu biết về những giá trị văn hóa mới của nhân loại và quan trọng hơn là phải
thực thi hai giá trị dân chủ và pháp quyền, giải quyết dứt điểm ba tệ nạn trầm trọng
“của người lớn” là tham nhũng, quan liêu cửa quyền và hối lộ”, GS.TS Trần Ngọc
Thêm nhấn mạnh.

4
Mặt khác, giới trẻ hiện nay lại đang tiếp tục tiếp thu và du nhập những
tinh túy từ nước ngoài, kéo gần thêm mối quan hệ giữa các nước, đồng thời phát
huy bản sắc dân tộc và đưa đất nước vươn tầm thế giới. Từ những món ăn, sản
phẩm âm nhạc, thời trang hay văn học nước nhà, đều đang không ngừng phát triển
vượt bậc. So sánh với trước kia, giới trẻ hiện nay vừa có cái xấu vừa có cái tốt, chỉ
có không ngừng cải thiện và thúc đẩy mới làm đất nước ngày càng giàu mạnh.
Không ai từ khi sinh ra đã là người tốt, cũng không ai từ khi sinh ra đã là kẻ xấu,
môi trường xung quanh không ngừng phát triển, một số người thế hệ trước lại luôn
giữ những quan niêm cổ hủ, áp đặt con cái phải theo ý họ thì tâm lý các con trẻ sao
mà không suy sụp. Nhìn chung, vấn đề phải giải quyết từ nhiều phía, từ già đến trẻ,
từ việc nhỏ đến việc lớn.
ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU
NƯỚC, Ý THỨC DÂN TỘC CHO THẾ TRẺ NƯỚC TA.
Để xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh là đội
dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong thời kỳ hiện nay khi đất
nước ta đang thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa,
mở rộng hội nhập quốc tế cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tuy nhiên cá
nhân em rất quan tâm đến giải pháp tiếp tục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Đây
là giải pháp quan trọng, cấp bách trong bối cảnh hiện nay khi mà các thế lực thù
địch vẫn luôn tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam, đặc biệt là hướng vào thế
hệ trẻ hòng làm phai nhạt lý tưởng và truyền bá những tư tưởng, lối sống lệch
chuẩn văn hóa. Hiện nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang triển khai
xây dựng hình mẫu người thanh niên thời kỳ mới phải hướng tới mục tiêu có “Tâm
trong”,”Trí sáng”,”Hoài bão lớn”.

5
“Tâm trong” là đạo đức, nhân cách, bản lĩnh chính trị, người thanh niễn
có “Tâm trong” luôn nêu cao tâm hồn yêu nước, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng
cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn,
quan tâm đến cách vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; luôn trau dồi
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ý thức được những đạo lý, giá trị nhân văn cao
cả trong cuộc sống, luôn giữ tâm mình trong sáng,hướng thiện,từ đó khởi nguồn
cho những hàng động có ích cho cộng đồng và đất nước.Những phẩm chất cúa
người thanh nên có “Tâm trong” có thể kể đến như: yêu nước, nhân ái, trung thực,
trách nhiệm, tự trọng, khiêm tốn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
“Trí sáng” là kiến thức, trình dộ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ. Người
thanh niên có “Trí sáng” là người luôn nêu cao tính tự giác trong học tập, không
ngừng trau dồi nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ theo phương châm “Học suốt
đời – thực học – thực tài”, có ý thức sử dụng những tri thức, kiến thức đã học đóng
góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người có “Trí sáng” cần đáp ứng
những yêu cầu cơ bản như: có tri thức, có kỹ năng, tư duy sáng tạo, thạo nghề
nghiệp, giỏi chuyên môn, cầu thị, có ý thức tự học, khỏe mạnh về thể chất và tinh
thần...
“Hoài bão lớn” là lý tưởng, ý chí phấn đấu, tinh thần dấn thân, khát vọng.
Người thanh niên có “Hoài bão lớn” luôn sống với ước mơ, khát vọng, lý tưởng cao
đẹp, kiên định với mục tiêu, lý tưởng đúng đắn của mình, sống vì mọi người, sống
có ích cho gia đình, xã hội, cống hiến cho quê hương đất nước. ‘Hoài bão lớn’ thể
hiện được tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nghiệm; nói đi đôi với làm;
có khát vọng, dấn thân, vương lên; sống có lý tưởng, bản lĩnh, tuân thủ pháp luật;
có tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến cho đất nước...
Giải quyết được vấn đề giới trẻ cũng chưa giải quyết được triệt để các
vấn đề xã hội xoay quanh họ, người lớn cũng góp phần làm giới trẻ có những vấn

6
nạn xấu. Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0, ta hiểu theo hướng tích cực thì là
xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống tốt hơn, theo hướng tiêu cực thì con người
phải chạy theo trào lưu theo công nghệ, tụt lại một bước sẽ bị coi là “lạc hậu”.
Những người thế hệ trước không theo kịp, họ vẫn giữ những tập tục, những khái
niệm từ xưa cũ mà hiện nay không còn nhiều người nghe và tin nữa. Một số điều
được coi là giữ gìn bản sắc dân tộc, một số lại là cổ hủ, cố chấp. Không dám nói
đâu xa, ngay trong đất nước chúng ta, người già hay những người lớn tuổi vẫn cho
rằng tình yêu đồng giới là một “căn bệnh”, là điều xấu hổ, thậm chí quá đáng hơn
cả việc họ chỉ trích là họ tiêm nhiễm vào đầu con cái họ việc đồng tính là xấu xa kể
cả khi kết hôn đồng tính đã được chấp nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Hay
những điều nhỏ nhặt như áp đặt thành tích, một số người thông minh, một số lại
không được bằng, việc cha mẹ áp đặt thành tích lên con cái gây ra rất nhiều vụ việc
đáng tiếc. Chỉ bằng vài ba ví dụ ta đã thấy vấn đề nằm ở phía phụ huynh, phía thế
hệ trước, vậy nên không chỉ rèn luyện thế hệ trẻ, mà còn cần thế hệ đi trước bao
dung hơn, hòa nhập hơn với xã hội.
Thiết nghĩ để trở thành hình mẫu người thanh niên là nguồn nhân lực chất
lượng cao trong thời kỳ mới, mõi đoàn viên thanh niên cần phấn đấu rèn ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường với những nội dung: rèn luyện về nhận thức chính
trị, đạo đức, lối sống, rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần tình nguyện;
rèn luyện về sức khỏe, kỹ năng thực hành xã hội... Trong đó coi trọng về nhận thức
và rèn luyện về hành động. Có làm được như vậy sau này chúng ta mới trở thành
những chủ nhân của Đất nước có thể tiếp bước cha anh đưa Việt Nam sánh vai
cùng các cường quốc năm châu như điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi.
I. BIỂU HIỆN NGƯỜI THANH NIÊN LÝ TƯỞNG
Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh phải bắt đầu từ việc giáo dục cho
các em nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức xã hội chủ nghĩa gắn

7
chặt với nhau tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới. Một
học sinh biết tự hào về dân tộc, nguồn gốc của mình, sẽ là một học sinh ít làm điều
sai trái hơn. Một học sinh biết ơn những người đã khai khẩn, bảo vệ và vun đắp
không gian em đang sống, từng tấc đất em đang đi, từng cuốn sách em đang đọc sẽ
là một đứa trẻ giàu lòng vị tha, nhân ái và sâu sắc. Những câu chuyện xoay quanh
cuộc sống của gia đình với những người thân, những kỷ niệm thời thơ ấu sẽ theo
các em đến suốt cuộc đời. Bởi vậy, trẻ sinh ra và lớn lên không chỉ được trau dồi
kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà quan trọng hơn cả là được giáo dục
đạo đức làm người. Dạy trẻ biết yêu thương gia đình, yêu quê hương đất nước, là
nền tảng để hình thành nhân cách trong tương lai, đó cũng là cách làm giàu tình yêu
quê hương trong con trẻ.

Tinh thần yêu nước, ý thức về vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ
quốc không phải là những điều gì đó quá xa xôi, trừu tượng mà ngược lại đó là
những gì gần gũi, cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tình yêu Tổ
quốc bắt nguồn một cách tự nhiên, giản dị từ tình yêu làng xóm, quê hương, với
đồng bào. Ngày nay, trong thời bình, người thanh niên yêu nước là người thanh
niên biết đi đầu gương mẫu trong mọi việc, như Bác Hồ đã nói: "Thanh niên phải
có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên
vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng". Dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào, người thanh niên yêu nước cũng phải sống xứng đáng với truyền thống vẻ
vang của dân tộc. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đất nước đang đứng
trước những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức, vì vậy mà trách nhiệm
của Thanh niên càng lớn. Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay
thế hệ trẻ. Việt Nam của chúng ta có sánh vai được với cường quốc năm châu hay
không? Tất cả đang trông chờ vào ý chí, nghị lực, sự cống hiến của tuổi trẻ, tất cả

8
đang được quyết định bởi những việc làm, những hành động cụ thể của tuổi trẻ
hôm nay. Và chúng ta không thể quên lời căn dặn thiết tha của Bác Hồ: "Thanh
niên ta có vinh dự to thì càng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh
niên ta phải nâng cao
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng thế hệ trẻ hôm nay, có rất nhiều cách để thể hiện lòng
yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành
nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự
giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa
chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết
mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính
đáng, đó là yêu nước. Có khi là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá
môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng
ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình,
cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức
công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ
chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất,
hiệu quả nhất.

9
Tài liệu tham khảo:
- Tọa đàm “ Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra
về văn hóa, giáo dục và nhưng giải pháp” ngày 30-6, tại Trường Đại học khoa
học, Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXHNV) TP HCM tổ chức
(https://edufac.edu.vn/toa-dam-gioi-tre-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-nhung-van-
de-dat-ra-ve-van-hoa-giao-duc-va-nhung-giai-phap)
-“Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cho tuổi trẻ Việt Nam hiện
nay” PDS. TS.Nguyễn Tài Đông, thứ tư, ngày 23/3/2022 tại tạp chí của ban tuyên
giáo trung ương (https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/giao-duc-tinh-than-yeu-
nuoc-y-thuc-dan-toc-cho-tuoi-tre-viet-nam-hien-nay-138240)
- “GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO THẾ HỆ
TRẺ” Trường THPT Đoàn Kết, Tân Phú, Đồng Nai(http://thptdoanket-
tanphu.edu.vn/bvct/thptdoanket-tanphu-truong-doan-ket-truong-doan-ket-tan-phu/
996/giao-duc-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc-cho-the-he-tre.html)
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.12, tr510
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.1, tr.466

10
11

You might also like