You are on page 1of 6

Thảo luận và trình bày về thực trạng đạo đức, lối sống thanh

niên hiện nay_Nhóm 3

1. Thực trạng đạo đức, lối sống thanh niên hiện nay:

Trong những năm gần đây, đạo đức, lối sống của thanh niên Việt Nam đã có
những thay đổi đáng kể. Nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, gia đình, nhà
trường, toàn xã hội cùng với sự nỗ lực của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam,...
Trong thời gian công tác giáo dục đạo đức thanh niên đã đạt những thành tựu
nhất định, góp phần đào tạo ra một thế hệ thanh niên đủ sức đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới.

Một là, giáo dục đạo đức thanh niên đã góp phát triển toàn diện đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp đổi mới. Tuổi trẻ Việt Nam ngày càng có cơ hội, môi trường và
điều kiện tốt hơn để học tập, rèn luyện, trau dồi bản thân, hình thành lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, từng bước hoàn thành nhân cách. Phần
đông thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển
của đất nước; sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, có ước
mơ và hoài bão, có kiến thức, kỹ năng, tư duy đổi mới - sáng tạo, dám nghĩ
dám làm. Tuyệt đại đa số thanh niên Việt Nam luôn tin tưởng và đồng thuận
với đường lối chính trị của Đảng, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà
nước, ra sức học tập, rèn luyện và lao động sản xuất, góp phần không nhỏ vào
sự ổn định của đất nước, của chế độ và cùng làm nên những thành tựu to lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của đất nước. Trước những thành
tựu to lớn của đất nước trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, thanh
niên luôn cảm thấy tự hào về dân tộc, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và
sự nghiệp đổi mới đất nước. Theo khảo sát nghiên cứu của Viện nghiên cứu
Thanh niên:

- Có 61,2% thanh niên cảm thấy phấn khởi và tin tưởng vào giải pháp ổn
định kinh tế của Chính phủ.
- 21,7% thanh niên tin tưởng nhưng cho rằng đất nước còn nhiều vấn đề
phải tiếp tục giải quyết để nền kinh tế phát triển bền vững hơn.

Đồng thời, số lượng thanh niên Việt Nam hiện nay mong muốn vào Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vào Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không
ngừng tăng lên. Theo kết quả của Viện nghiên cứu Thanh niên cho thấy:
- 65,7% nhóm đối tượng thanh niên đã đi làm khẳng định mục tiêu phấn
đấu trở thành đảng viên.
- 24,6% dự định sẽ phấn đấu theo mục tiêu trở thành đảng viên.
- 47,2% ở nhóm học sinh, sinh viên khẳng định mục tiêu phấn đấu trở
thành đảng viên.
- 29,4% ở nhóm học sinh, sinh viên dự định sẽ phấn đấu trở thành đảng
viên.

Cùng với đó, tâm thế khả năng hội nhập quốc tế của thanh niên tự tin và chủ
động hơn. Định hướng giá trị của thanh niên có những thay đổi tích cực theo
hướng coi trọng những giá trị nhân văn, thiết thực, cụ thể và càng ngày càng
quan tâm đến các hoạt động chính trị, xã hội của đất nước. Cụ thể, thanh niên
cho rằng:

- 89,8% thanh niên và 82,5% học sinh sinh viên cho rằng là thanh niên
phải quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước.
- 95,3% thanh niên và 94,2% học sinh sinh viên cho rằng là thanh niên
phải tham gia bảo vệ đất nước khi có yêu cầu.
- 92,4% thanh niên và 90,3% học sinh sinh viên cho rằng là thanh niên
phải có trách nhiệm làm cho đất nước giàu mạnh.

Qua các số liệu thống kê trên cho thấy, công tác giáo dục đạo đức thanh niên
ngày càng được nâng cao, phần lớn thanh niên nhận biết tầm quan trọng của
những chuẩn mực xã hội, coi trọng những giá trị truyền thống, nhân văn, đồng
thời, tiếp cận nhiều giá trị của xã hội hiện đại, thiết thực và thực tế hơn; sống
có lý tưởng, hoài bão, sẵn sàng đem tài năng, tâm huyết phụng sự nước nhà;
tích cực học tập, lao động, hoạt động, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, có ý
chí phấn đấu bền bỉ, luôn vươn lên trong cuộc sống và biết vượt qua mọi thách
thức để làm giàu cho bản thân, gia đình và cống hiến cho đất nước.

Hai là, công tác giáo dục đạo đức góp phần hình thành một thế hệ thanh niên
mới mang những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những đặc điểm
tiến bộ của thời đại. Do yêu cầu thực tiễn của đất nước và thời đại, công tác
giáo dục đạo đức thanh niên đã có nhiều đổi mới so với trước đây. Điều đó góp
phần tạo nên một thế hệ thanh niên mới có khát vọng vươn lên lập thân, lập
nghiệp, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước
theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; biết kế thừa
và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có thể lực mạnh khỏe, có sự hiểu
biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, có ý thức làm chủ; có tính kỷ luật lao động
cao, có phong cách làm việc khoa học, hăng say lao động, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, tình nghĩa và tính cộng đồng cao.
Thanh niên tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh của đất nước. Ở nhiều cuộc thi trí tuệ
thế giới, thanh niên nước ta luôn đạt giải cao.

Cùng với đó là những tấm gương điển hình tiên tiến, xung kích đi đầu trong
chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội
nhập quốc tế đã khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ thanh niên
trẻ, là kết quả và minh chứng sinh động cho quá trình bồi dưỡng và đào tạo thế
hệ cách mạng kế cận của Đảng và Nhà nước. Sau hơn 30 năm đổi mới, về cơ
bản, Đảng và Nhà nước đã xây dựng được một thế hệ thanh niên Việt Nam thời
đại mới với những năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu cách mạng trong
thời kỳ mới. Đó là những con người luôn kiên định lý tưởng XHCN, vừa có
đạo đức, nhân cách tốt, vừa có sức khỏe, vừa có trình độ học vấn, có những kỹ
năng cần thiết trong cuộc sống, có tư duy năng động và hành động sáng tạo, có
ý chí vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trong học tập và cuộc
sống, có khát vọng muốn được cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân
dân...Nhiều phong trào thi đua như Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ xung kích
bảo vệ Tổ quốc, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường, Tuổi trẻ sáng tạo...
đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh tham gia. Màu
áo xanh tình nguyện đã để lại dấu ấn sâu sắc trong toàn xã hội. Trên khắp nẻo
đường đất nước, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đều có sự tham gia
của thế hệ trẻ đảm nhận các công việc tình nguyện, góp phần làm đổi thay cuộc
sống của đồng bào cả nước. Có thể khẳng định rằng, thanh niên Việt Nam ngày
nay vẫn luôn xứng đáng với niềm tin yêu, kỳ vọng của Hồ Chí Minh, của Đảng
và nhân dân ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác giáo dục đạo
đức thanh niên Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế như sau:

Thứ nhất, công tác giáo dục đạo đức thanh niên vẫn thực sự chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước. Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm
sút niềm tin, có biểu hiện lệch lạc, có lối sống thực dụng, quá coi trọng giá trị
vật chất, bản lĩnh chính trị non kém, dao động về lập trường tư tưởng, thờ ơ với
những vấn đề chính trị - xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động
trái pháp luật. Bên cạnh đó, tình hình vi phạm pháp luật trong thanh niên vẫn
diễn biến phức tạp và ở mức cao. Tội phạm và vướng vào các tệ nạn xã hội
trong thanh niên có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm.
Tỷ lệ tội phạm hình sự trong thanh niên đang có chiều hướng tăng lên nhanh
chóng, đặc biệt, tính chất côn đồ, nguy hiểm cũng ngày càng nghiêm trọng. Tỷ
lệ số vụ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự trong tổng số vụ
vi phạm pháp luật qua các năm vẫn còn ở mức cao:
- Năm 2012, tỷ lệ này chiếm 83,5%.
- Năm 2015, tỷ lệ này chiếm 90,2%.
- Năm 2016, tỷ lệ này chiếm 81,9%.

Theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an:

- Năm 2012, 31.098 vụ với 38.997 đối tượng thanh viên vi phạm pháp
luật.
- Năm 2016, xuống còn 24.371 vụ với 35.792 đối tượng.
- Sáu tháng đầu năm 2017 có 11.612 vụ với 19.386 đối tượng.

Cùng với đó là những hiện tượng suy thoái đạo đức của thanh niên, sinh viên
trong môi trường học đường diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Những hiện tượng trên chính là hồi chuông cảnh báo trong công tác giáo dục
đạo đức thanh niên Việt Nam, là cần phải nhanh chóng chấn chỉnh kịp thời
nhằm xây dựng con người Việt Nam phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng
CNXH hiện nay.

Thứ hai, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức thanh niên
thời gian qua còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế
giới có nhiều biến động khó lường, công tác giáo dục đạo đức thanh niên đã có
những thay đổi phù hợp với tình hình mới tuy nhiên vẫn có những hạn chế về
cả mục tiêu, nội dung và phương pháp. Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng
định: “Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các
phương thức giáo dục đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu
gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường lao
động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm
việc.”

2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Là một vấn đề hết sức báo động trong dư luận xã hội ngày nay, sự suy đồi về
đạo đức, lối sống của một số tầng lớp sinh viên thanh thiếu niên là một hồi
chuông cảnh tỉnh cho sự biến chất của các cán bộ, Đảng viên, nhân viên mai
sau. Tình trạng này xảy ra, có thể do chủ quan hoặc khách quan, nhưng điển
hình nhất là một số nguyên nhân như sau:

1. Ảnh hưởng của truyền thông và công nghệ: Cuộc sống hiện đại đã tạo ra
nhiều cơ hội để truyền tải thông tin và giải trí, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự
áp lực từ các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Các nội dung tiêu cực
và không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của thanh
niên. Giới trẻ có thể dành hàng giờ đồng hồ chỉ để lướt mạng xã hội, từ đó vô
tình tiếp thu những “thông tin không lành mạnh” dẫn đến việc bắt chước hoặc
muốn thử.

2. Gia đình và môi trường xã hội: Gia đình và môi trường xã hội có vai trò
quan trọng trong việc hình thành đạo đức và lối sống của thanh niên. Là cội
nguồn của tình yêu thương về quê hương, đất nước, yêu thương con người và
những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Xã hội
ngày càng phát triển nhanh chóng, hầu như mọi người đều cuốn theo vòng
quay của công việc, do đó khiến cho không ít các bậc cha mẹ mải miết mưu
sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái,
hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức
hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách
ngăn chặn, phòng ngừa. Một số bậc cha mẹ không gương mẫu trong cách ứng
xử, lối sống, trong làm việc, những bất đồng trong hôn… đã gây nên những
ảnh hưởng xấu tới con cái, vì vậy mà không phải là tấm gương sáng cho con
cái noi theo. Bên cạnh đó, nhà trường coi trọng việc nhồi nhét kiến thức để đạt
điểm cao, “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh
tế” mà bỏ quên giáo dục đạo đức, ý thức công dân phải biết sống có giá trị cho
người học. Đáng buồn hơn, một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu
vì sợ bị kỷ luật do những điều tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
Chính vì chỉ quan tâm đến việc nhồi nhét kiến thức nên trường học chỉ có thể
đào tạo ra những con người đầy tri thức, thông thạo các kỹ năng mang tính
công cụ nhưng không phải là những người trí thức thật sự. Từ đó có thể ảnh
hưởng đến phát triển đạo đức của thanh niên.

3. Thiếu kiến thức và giáo dục đạo đức: Một phần quan trọng là thiếu kiến thức
về đạo đức và giá trị trong cuộc sống. Có một bộ phận giới trẻ chỉ mải mê chạy
theo xu hướng mà bỏ qua những thì giờ học về đạo đức, họ coi điều đó không
quan trọng trong cuộc sống hoặc không biết gì về những điều đó nên mới dẫn
đến lối sống và hành vi sai lệch.

4. Tính cá nhân và áp lực cạnh tranh: Cuộc sống hiện đại thường tạo ra áp lực
để thành công, vượt qua đối thủ và chạy đua với người khác. Điều này có thể
dẫn đến việc bỏ qua giá trị đạo đức trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Họ
có thể làm bất cứ điều gì có lợi cho mình mà không suy nghĩ đến hậu quả.

5. Thay đổi giá trị xã hội: Xã hội hiện đại có thể tạo ra những thay đổi trong giá
trị xã hội và đạo đức, làm cho một số giá trị truyền thống trở nên không còn
quan trọng. Trong thời đại này, ai bình chân người đó sẽ chết đói, có người cho
rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ sống một cách lương thiện thì
áo chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là “ăn no mặc ấm, ăn sung
mặc sướng”. Hơn nữa, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá”
không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người. Từ đó, nảy sinh ra nhiều
kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền thống văn hoá.

6. Đến từ bản thân: Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt
là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã
hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải
là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean
Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng
không thể không vâng lời vì sự tự do quá đáng.”

Những nguyên nhân này có thể tương tác và góp phần tạo ra sự kết hợp của
hạn chế và tiêu cực trong đạo đức và lối sống của thanh niên hiện nay. Để giải
quyết vấn đề này, cần có sự hỗ trợ từ gia đình, giáo dục, và xã hội để cung cấp
kiến thức và giá trị đạo đức cơ bản và thúc đẩy môi trường thúc đẩy đạo đức và
lối sống lành mạnh cho thanh niên.

3. Đề xuất giải pháp:

- Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính ủy, chính
trị viên, chỉ huy đơn vị đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho
đoàn viên, thanh niên.
- Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo
đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên.
- Ba là, phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn Thanh niên trong
công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên.
- Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự giáo dục, tự
rèn luyện của đoàn viên, thanh niên.
- Năm là, xây dựng môi trường văn hóa quân sự tốt đẹp góp phần ngăn
chặn, đầy lùi suy thoái đạo đức, lối sống trong đoàn viên, thanh niên.

You might also like