You are on page 1of 4

Tư tưởng HCM về văn hóa, đạo đức, con người

 Những yếu tố tác động đến việc xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay:
Thanh, thiếu niên là lớp người trẻ, đầy nhiệt huyết, hăng hái, muốn được cống hiến sức lực, trí tuệ của
mình cho quê hương, đất nước. Tuy nhiên, tuổi trẻ cũng dễ bị tác động do các yếu tố chính trị, kinh tế, xã
hội (tinh thần, văn hoá, luật pháp, tín ngưỡng, tôn giáo…).
Một là, sự tác động hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Kinh tế thị trường đặt mọi đối tượng, mọi mối quan hệ trong xã hội dưới quan niệm hàng hoá hoặc tính
chất hàng hoá => Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là con người chứ không phải là hàng hoá. Tuy
nhiên, dù muốn hay không thì các quan hệ thị trường cũng sẽ làm cho con người thay đổi đạo đức. Sự
phân hoá giàu nghèo sẽ dẫn đến sự phân hoá đạo đức, lối sống.
Hai là, sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng XHCN.
Xét về mặt vật chất thì công nghiệp, dịch vụ, đô thị và người làm công ăn lương sẽ chiếm địa vị áp đảo so
với nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
Xét về mặt tinh thần – văn hoá, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, nước ngoài tác động mạnh vào lối
sống, đạo đức của một bộ phận thanh, thiếu niên Việt Nam.
Về mặt sinh hoạt và tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, nhiều thanh thiếu niên sẽ hướng theo
lối sống công nghiệp, lối sống cá nhân.
Về mặt tâm lý, nhiều thanh thiếu niên sẽ thiên về lối sống bình đẳng, thiết thực, kể cả thực dụng và ngại
sống chung tam – tứ đại đồng đường, hàm ơn, đẳng cấp. Tâm lý tự chủ để lập thân, lập nghiệp trong điều
kiện cạnh tranh và hội nhập sẽ làm cho một bộ phận thanh, thiếu niên có lối sống tự do và tôn thờ chủ
nghĩa cá nhân.
Ba là, sự tác động của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Với Nhà nước pháp quyền, các quan hệ pháp lý sẽ đẩy quan hệ tình cảm xuống hàng thứ yếu. Cha mẹ và
con cái đều bình đẳng trước pháp luật. Thanh, thiếu niên không bị ràng buộc bởi gia đình.
Bốn là, sự tác động của đạo đức, nếp sống và giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống cách
mạng.
Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ
quốc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó, có nếp sống cộng đồng, tình nghĩa.
Ý thức tự hào, tôn vinh quốc gia, dân tộc là cốt cách, truyền thống của con người Việt Nam. Lẽ sống
“không có gì quý hơn độc lập tự do” là biểu hiện cao nhất của ý thức tự hào dân tộc Việt Nam. Truyền
thống dân tộc tác động tích cực, mạnh mẽ đến lối sống, đạo đức của thanh, thiếu niên hiện nay.
Để thực hiện tốt công tác vận động thanh, thiếu niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, có lối sống lành mạnh, văn minh, có đạo đức cách mạng trong sáng, cần chú trọng và thực hiện tốt
những vấn đề sau:
- Một là, đổi mới nội dung và phương thức giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, lịch sử cách mạng của dân tộc, lối sống văn hoá phù
hợp với thuần phong mỹ tục, văn hoá Việt Nam; xây dựng ý thức chấp hành tốt chủ trương,
đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước cho thanh, thiếu niên.
- Hai là,  thuyết phục thanh, thiếu niên nâng cao nhận thức về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân
tộc, thương dân; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng, dân tộc, sẵn sàng nhận mọi nhiệm
vụ khó khăn, gian khổ khi Đảng, nhân dân yêu cầu.
- Ba là, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về xây dựng ý thức đạo đức, lối sống, ý
thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên.
- Bốn là, Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh, thiếu niên nâng cao
đời sống văn hoá tinh thần, phát triển toàn diện; tạo cơ hội cho các tài năng trẻ được cống hiến,
phục vụ đất nước.
 Liên hệ quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực, nguyên tắc dạo đức cách mạng sự
nghiệp đổi mới ở Việt nam hiện nay:
Công cuộc đổi mới, phát triển đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác cán bộ của Đảng. Qua 30
năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã cho thấy những
thành tựu to lớn đáng ghi nhận:
-Đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng không ngừng được kiện toàn, được đào tạo cơ bản và tương
đối toàn diện về chính trị cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.
-Chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, cơ bản bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi
mới và phát triển. Đặc biệt là đã xuất hiện nhiều cán bộ trẻ tài năng, là nguồn kế cận thế hệ cán bộ
lãnh đạo quản lý cấp chiến lược trong tương lai với tư duy, tầm nhìn mới.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, công tác cán bộ của Đảng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức:
-Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất. Đội ngũ cán bộ đông nhưng
chưa mạnh. Năng lực chưa đồng đều
-Nhiều cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp. Trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch, trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và những mặt trái của quá trình
toàn cầu hóa, nhiều cán bộ của Đảng đã bị thoái hóa, biến chất, tình trạng ngại phấn đấu, rèn
luyện đã xuất hiện trong số cán bộ trẻ.
-Cần phải triển khai tiếp tục đấu tranh với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
Trong những năm tới, để có bước đột phá trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh
đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, công tác cán bộ của Đảng phải triển khai nhiều giải pháp đồng
bộ, trong đó có việc tiếp tục quán triệt và vận dụng các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác
cán bộ. Với các nội dung lớn sau:
-Cần làm tốt hơn nữa việc lựa chọn, sàng lọc cán bộ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù
chưa có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì
nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Song song với tuyển dụng, bố trí,
thu hút nhân tài, việc sàng lọc cán bộ phải được tiến hành một cách quyết liệt. Để làm
được điều này, phải đề cao dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Tăng
cường kỉ luật Đảng. Công tác cán bộ phải được đặt dưới sự giám sát của các cấp chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phải thường xuyên lắng nghe,
tiếp thu ý kiến từ Nhân dân.
-Thực hiện nghiêm các khâu, các quy trình trong công tác cán bộ, tăng cường luân chuyển để đào
tạo, bồi dưỡng và lựa chọn cán bộ:
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “dùng người như dùng gỗ”, phải bố trí cán bộ theo vị
trí, đúng năng lực, đúng chuyên môn để từ đó phát huy hiệu quả, dễ đánh giá, quy hoạch,
đào tạo; đồng thời, thông qua đó phát hiện những người thoái hoá biến chất để loại bỏ ra
khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước. Việc luân chuyển cán bộ không chỉ để đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ, đó còn là giải pháp để khắc phục tình trạng phe nhóm, cục bộ
trong lãnh đạo, quản lý ở các cấp.
-Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ và công tác cán bộ
Bài học mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc: Kiểm tra, giám sát để xem xét
công tác, học tập, giúp đỡ người tiến bộ ít, khen ngợi người tiến bộ nhiều, phát huy mặt
tích cực, khắc phục, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót. Việc kiểm tra, giám sát phải được
tiến hành thường xuyên, phải lấy hiệu quả công tác để đánh giá, phải đề cao dân chủ, lắng
nghe ý kiến của các đoàn thể và nhân dân về cán bộ.
-Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM đối với sinh viên:
Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: luôn luôn gương mẫu rèn luyện
phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác
phong của người Đảng viên. Luôn cập nhật thông tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt
lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi. Nêu cao ý thức trách nhiệm công
việc.
Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc nghề nghiệp. Luôn tham gia các hoạt động
chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh: Bản thân sinh viên tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng
nguyên tắc, không kéo bè kéo tránh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ. Luôn phê
phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người
thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
-Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân theo gương chủ tịch
Hồ Chí Minh:
Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người gương
mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng
sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ
vững lập trường.
Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân.
Luôn nêu gương trước đồng nghiệp, học sinh. Tuyên truyền đường lối chính sách pháp
luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân.
Không ngừng tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Chống các biểu hiện suy thoái
về phẩm chất đạo đức. Luôn tu dưỡng đạo đức phẩm chất nhà giáo, không ngừng tự học
suốt đời.

You might also like