You are on page 1of 3

MẶT TRÁI CỦA NỀN KTTT TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THANH

NIÊN?
Kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế không có sự tham dự của chính quyền, nền kinh tế
mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác
định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Thanh niên (TN) là thế hệ trẻ, là thế hệ sẽ kế tiếp những truyền thống tốt đẹp của cha ông
trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng có câu nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Khi Việt Nam mở cửa buôn bán, chấp nhận
nền kinh tế thị trường thì song song với đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề ở nước ta. Tích
cực có, tiêu cực có. Trong đó đáng quan tâm nhất và có thể kể đến là những vấn đề tiêu cực
tác động lên thế hệ đóng vai trò nền móng của đất nước, đó chính là thanh niên Việt Nam.
Trong những năm qua, nền KTTT phát triển mạnh mẽ đã làm cho xã hội có nhiều sự đổi mới.
Đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều người bị lóa mắt trước những cái mới lạ, những cám
dỗ về một cuộc sống xa hoa, giàu có. Đặc biệt là thế hệ trẻ - những thanh niên lại là đối tượng
bị ảnh hưởng nhiều nhất từ sự thay đổi này, nổi lên hiện tượng: suy thoái đạo đức. Số lượng
tội phạm trong sinh viên đang gia tăng với tính chất và mức độ ngày một nghiêm trọng và
phức tạp hơn. Tội phạm sinh viên tập trung ở các tội danh như: giết người, cướp đoạt tài sản
công dân, nghiện ma tuý, mua bán mại dâm, gây rối trật tự nơi công cộng… Một số vụ án
hình sự gần đây liên quan đến sinh viên đã làm cho không ít người đặt dấu chấm hỏi với sinh
viên, với quá trình học tập rèn luyện tu dưỡng của sinh viên.
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, không ít những người trẻ, có tài nghĩ đến
những phương thức kiếm tiền nhanh chóng mà không lường trước những hậu quả khôn lường
từ chính hành động của mình. Theo Tuổi Trẻ Online ngày 25/11/2007 sự phát triển nhanh của
công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ mạng và máy tính mang lại nhiều lợi ích cho xã hội
nhưng đồng thời mở rộng khả năng hoạt động cho giới tội phạm. Vũ Ngọc Hà (Hải Phòng)
dùng thủ đoạn trộm cắp email, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản tín dụng, mật mã truy
cập của người nước ngoài qua mạng để ăn cắp tiền trong tài khoản. Ngoài Hà ra, 10 đối tượng
khác (đều là sinh viên tin học) ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng của người nước ngoài đã bị bắt.
Nền KTTT đã sản sinh ra một bộ phận giới trẻ sống theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Mở cửa cho
nền KTTT đồng nghĩa với việc hội nhập quốc tế, giao thoa văn hóa giữa các nước nhưng thiếu
sự chọn lọc. Điều này dẫn đến việc lối sống thanh niên ngày nay bị “Tây hóa” theo chiều
hướng tiêu cực, xa rời các chuẩn mực đạo đức. Các đối tượng lợi dụng nền tảng công nghệ
thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực
dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… Lối sống
đó đang phần nào tác động đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên
sống ở các khu đô thị lớn. Một số nam nữ thanh niên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá
nhân cao, không muốn lập gia đình sớm hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có
quan niệm khá thoải mái trong quan hệ nam nữ. Thích thể hiện bản thân là người sành điệu
qua các video clip lố lăng, hành động vô bổ.
Tuy nhiên một lần nữa chúng ta cần phải khẳng định rằng KTTT không phải là nguyên nhân
làm tăng sự tha hóa đạo đức. Nguyên nhân cơ bản theo tìm hiểu có một số nguyên nhân sau:
 Đua đòi thoả mãn mọi thú vui,
 Khủng hoảng tâm lí nhất thời, chán nản,
 Bạn bè lôi kéo, do sự quản lí chưa chặt chẽ của nhà trường.
 Tò mò
 Thiếu nhận thức, bản lĩnh chưa vững vàng
Sinh viên mang những đặc điểm riêng: tuổi đời trẻ, ở họ chưa thật sự định hình rõ rệt về nhân
cách. Sinh viên thích cái mới, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi và sáng tạo. Trong những thời
kỳ cách mạng sinh viên là những người rất nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, trở
thành những người có khí phách, có lý tưởng sống cao đẹp. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập
kinh tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ sinh viên do chạy theo lợi ích kinh tế mà không
quan tâm tới các vấn đề chính trị - xã hội.
Những mặt trái trong cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển ý thức
chính trị của sinh viên các nhà trường quân đội. Các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực
như tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, chạy theo đồng tiền, lợi nhuận, buôn lậu, suy thoái
về chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tình cảm, niềm
tin vào bản chất của chế độ xã hội của sinh viên.
Trong bối cảnh quốc tế biến đổi phức tạp, các thế lực thù địch dùng các công cụ, phương tiện
tuyên truyền, chuyển tải các tư tưởng, quan điểm trái với thuần phong, mỹ tục, trái với quan
điểm của Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng đến niềm tin, lý tưởng sống của sinh viên các nhà
trường quân đội.
Trong nhà trường quân đội, phát triển ý thức chính trị của sinh viên dân sự tức là yêu cầu sinh
viên phải biết nêu cao tinh thần tập thể, biết đặt lợi ích của tập thể, dân tộc lên trên lợi ích cá
nhân, sẵn sàng hy sinh vì quyền lợi của Tổ quốc. Trên thực tế, điều đó đó ngày một khó khan
hơn bởi những mâu thuẫn hàng ngày hàng giờ đang nảy sinh, đang tác động trực tiếp đến phát
triển ý thức chính trị của sinh viên dân sự các nhà trường quân đội.
Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tác động rất mạnh đến hoạt động phát triển ý thức
chính trị của sinh viên dân sự các nhà trường quân đội hiện nay. Chấp nhận phát triển kinh tế
thị trường trong điều kiện biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay cũng có nghĩa là chúng
ta phải chấp nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có chế
độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là sự thừa nhận quan hệ bóc lột trong một giới hạn nhất
định, thừa nhận sự tồn tại và phát triển của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, chấp nhận sự phân
hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong các tầng lớp dân cư. Thực tế phát triển kinh tế thị
trường những năm vừa qua đã cho chúng ta thấy rõ: bên cạnh những thành tựu rất cơ bản mà
kinh tế thị trường đem lại, chúng ta đang đứng trước vô vàn thách thức của mặt trái cơ chế thị
trường. Trong xã hội, sự khác biệt về lối sống, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, các tệ nạn
xã hội có điều kiện phát triển làm biến dạng các giá trị xã hội chủ nghĩa. Tệ tham nhũng, quan
liêu hiện nay đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Một bộ phận cán bộ, đảng viên,
công chức do thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
coi trọng lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến lợi ích của tập thể cộng đồng. Chính điều này làm
ảnh hưởng rất xấu đến lòng tinquan tâm đến lợi ích của tập thể cộng đồng. Chính điều này
làm ảnh hưởng rất xấu đến lòng tin của nhân dân, của sinh viên dân sự đối với Đảng, Nhà
nước, gây trở ngại rất lớn cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng và của các nhà
trường quân đội. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, công tác giáo dục, phát triển ý
thức chính trị đang đứng trước những thử thách mới. Đúng như Đảng ta đã nhận định: “Trong
điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, cán bộ, đảng
viên hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, kể cả những hoạt
động chống phá Đảng, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng đứng trước
những thử thách mới”.

You might also like