You are on page 1of 5

Câu 2.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ
xây dựng gia đình mới với chế độ hôn nhân tiến bộ đang đối diện với những khó
khăn, thử thách nào? Vì sao có sự tồn tại của những khó khăn, thử thách đó? Anh
(chị) hãy đề xuất những giải pháp cụ thể về mặt kinh tế, chính trị, xã hội nhằm
khắc phục những khó khăn và thử thách nói trên?
Thời kỳ hóa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên
tiến, hiện đại. xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây
dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội. cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây
dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội
Hôn nhân tiến bộ là chế độ hôn nhân tự nguyện một vợ một chồng vợ chồng bình
đẳng và được nhà nước đảm bảo về pháp lý.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tô' khách
quan và chủ quan: sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xu thê toàn
cầu hóa và hội nhập quôc tê, cách mạng khoa học và công nghệ hiện dại, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia dinh..., gia dinh Việt Nam đã có
sự biến đổi tương đôì toàn diện về quy mò, kết cấu, các chức năng cũng như quan
hộ gia dinh. Ngược lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực thức đẩy sự
phát triên của xã hội. Bên cạnh đó cũng đối mặc với không ít những khó khăn thử
thách
Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội,
nhiều tệ nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến
việc hình thành nhân cách của con người và các mối quan hệ trong gia đình; quan
hệ vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh thần bị xem nhẹ;
những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các
quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo; nhiều gia đình có điều kiện, cha mẹ mải lo
làm ăn, công tác, không có thời gian quan tâm giáo dục con cái dẫn đến con cái hư
hỏng, sa vào tệ nạn xã hội. Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo
những hệ lụy không nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp
thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật… Bạo
lực gia đình có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nạn nhân chủ
yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Mối liên hệ gắn kết giữ con cái với cha mẹ với
ông bà ngày càng phai nhạt, tình trạng ngoại tình chung sống trước hôn nhân ngoài
hôn nhân, chung sống không kết hôn ngày càng phổ biến. Dẫn đến hệ lụy giá trị
truyền thống gia đình bị coi nhẹ gia đình
Một trong những nguyên nhân đó là: do sự tác động của mặt trái xu thế toàn cầu
hoá, nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình chưa đầy đủ vì thế mà những giá trị
của gia đình truyền thống chưa thật sự được quan tâm, chưa thấy hết và khai thác
tốt tiềm lực kinh tế gia đình, sức ép từ cuộc sống hiện tại ( công việc căn thẳng,
không ổn định, di chuyển nhiều,…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với
nhiều người trong xã hội. Trong xã hội hiện tại việc giáo dục con cái thường chỉ
phụ thuộc vào nhà trường mà mất đi sự dạy dổ thường xuyên của ông bà cha mẹ
do sự tiện lợi và phù hợp với nhu cầu của cha mẹ việc này đã gián tiếp khiến cho
tình cảm cảm giữa con cái và cha mẹ trở nên lỏng lẻo con cái dể bị dụ dổ dổ vào
những tệ nạn xã hội và trở nên hư hổng. Nhiều người có nhận thức sai lệch về
chuẩn mực gia đình, đề cao đồng tiền, chạy theo giá trị vật chất. Các nền tảng đạo
đức gia đình bị rạn nứt, những nền nếp tốt đẹp vốn có của gia đình truyền thống
mà cha ông đã dày công vun đắp bị phai mờ. Tệ nạn xã hội phát sinh len lỏi vào
khắp các gia đình như: nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, mê tín, bạo lực. Lối
sống thực dụng nhất là trong giới trẻ do ảnh hưởng giao thoa văn hóa xấu từ bên
ngoài đã tạo nên hội chứng xã hội đáng lo ngại như lối sống ích kỷ, vô cảm. Cùng
với đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ đối với con cái
của mình vì mải lo kiếm tiền đã khiến cho lớp thanh thiếu niên phạm pháp ngày
càng cao.
Về mặc kinh tế: quan tâm xây dựng nền kinh tế gia đình nhiều dòng kinh tế khác
nhau để có thể xoay sở khi cần thiết, trong gia đình cần có một khoảng tiền dữ trữ
phòng những lúc tai nạn bất chợt, xây dựng một kế hoạch về kinh tế rõ ràng cho
gia đình nhất là ở những giai đình trẻ, phải tập trung lo ổn định về kinh tế trước
khi có ý định có con để đảm bảo cho con có sự phát triển đầy đủ nhất. nhà nước
cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính
sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Về mặc chính trị: nhà nước cần có những quy định chính sách rõ ràng trong luật
hôn nhân và gia đình và cần tăng cường xử phạt những hành vi trái với đạo đức
chuẩn mực của một gia đình như bạo hành, ngoại tình, những hành vi không phù
hợp với cha mẹ già người có công sinh thành. Những văn bản luật pháp mang tính
quy định đối với những vấn đề như rượu chè, trà lá, ….các vấn đề khác có ảnh
hưởng tới giới trẻ để đảm bảo cho sự an toàn của con em trước xã hội nhiều cạm
bẫy để tránh con em của các giai đình xa vào và trở nên hư hổng.
Về mặc xã hội: Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị
trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực
hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình;
giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm
nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của
gia đình trong xã hội phát triển. Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ
thống dịch vụ gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được
kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã
hội....
Câu 1
Theo em quan điểm trên là sai

Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực
lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Giai cấp công nhân Việt Nam ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân thế
giới là lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều
kiện sinh hoạt là lao động tập trung có ý thức kỉ luật cao có tinh thần triệt để cách
mạng giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:kế thừa truyền
thống
Giai cấp công nhân xuất hiện thay thế các giai cấp khác trong đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa là sai
Giai cấp công nhân không thể thay thế được các giai cấp khác để một mình đấu
tranh giải phóng dân tộc hay sau đó là xây dựng đất nước vì
Trước tiên đây là 2 nhiệm vụ vô cùng to lớn và cần tập hợp sức mạnh của toàn dân
tộc của tất cả các giai cấp mới có thể thực hiện được. Nhiệm vụ đấu tranh giải
phóng dân tộc là một nhiệm vụ khó khăn mang cùng với nông dân, tất cả các giai
cấp và tầng lớp khác nhau đều có nguyện vọng chung là "cứu giống nòi" ra khỏi
cảnh "nước sôi lửa bỏng". Việc cứu nước là việc chung của cả dân tộc bị áp bức.
Mỗi giai cấp có một nhiệm vụ khác nhau trong công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc bằng những tố chất vốn có của mình giai cấp công nhân được chọn trở
thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, bên cạnh đó giai cấp nông dân tri thức cũng
phối hợp với giai cấp công nhân đống vai trò những cách tay đắc lực trong việc
giải phóng dân tộc. Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân và các
tầng lớp lao động khác, cùng chung lợi ích, cùng chung nguyện vọng và khát vọng
đấu tranh cho độc lập tự do để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Hưởng
đích tối chủ nghĩa xã hội nên giai cấp công nhân Việt Nam có mốì liên hệ tự
nhiên, chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội, đặc
điếm này tạo ra thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng khôi liên minh giai cấp
với giai cấp nông dân, vái đội ngũ trí thức làm nòng cốt trong khôi đại đoàn kết
toàn dân tộc. Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội mối liên hệ công- nông- tri
thức ngày càng trở nên khắn khít trong thời xây dựng chủ nghĩa xã hội mối quan
hệ này giúp cho nền kinh tế sản suất hàng hóa phát triển, đạt được một nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần đây là những
lực lượng sản suất chủ yếu trong nền kinh tế sự tăng trưởng phát triển của nền
kinh tế là đựa vào sự phối hợp của các tác nhân này. Nhưng trong đó giai cấp công
nhân vẫn tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo và tiên phong của mình thông qua Đảng
Cộng Sản . Đó cũng là cơ sở xã hội rộng lớn để thực hiện các nhiệm vụ cách
mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, trước đây cũng
như hiện nay. Vì vậy việc giải phóng dân tộc hay xây dựng chủ nghĩa xã hội là
nhiệm vụ chung của toàn Đảng toàn dân không của riêng bất kỳ giai cấp nào. Giai
cấp công nhân ra đời đóng vai trò lãnh đạo và tiền phong trong việc thực hiện 2
nhiệm vụ này.
Về mặt kinh tế: giai cấp công nhân phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình
độ, không ngừng tri thức hóa để ngày càng phát huy vai trò giai cấp tiên phong
của giai cấp công nhân trong việc phát triển kinh tế bằng cách tiếp thu những cãi
tiến, phát minh sáng chế hữu ích của thời đại mới không ngừng học hỏi phát huy
cái hay cái tốt cái tiến bộ để phục vụ công cuộc CNH- HĐH, giai cấp công nhân
trong thời đại ngay có sưu hướng trí tuệ hóa vì vậy việc học hỏi tiếp thu kiến thức,
xây dựng kinh tế quốc gia trở thành một phần quan trọng. Đẩy mạnh mở các nhà
máy xí nghiệp tạo thêm cơ hội việc làm cho công nhân, thưởng xuyên mở các lớp
đào tạo để nâng cao tay nghề bản lĩnh của công nhân, đảm ảo về đời sống vật chất
và ổn định về kinh tế cho công nhân,..
Về mặt chính trị: nhà nước cần đẩy mạnh nâng cao mối doàn kết công nông tri
thức, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của giai cấp công nhân. Có những chủ
trương chính sách về lương thưởng ngày nghỉ bảo hiểm cho công nhân những
phúc lợi về vật chất và tinh thần, tăng cường giáo dục quán triệt đường lối của
Đảng cho giai cấp công nhân để giai cấp công nhân giữ đúng vai trò và trách
nhiệm của mình. Tăng cường đào tạo kết nạp cán bộ quản lí đảng viên từ những
công nhân ưu tú tăng cường thành phần công nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo
các cấp các ngành.
Về lĩnh vực xã hội: cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội để thể hiện sự trẻ
trung năng đông của giai cấp công nhân, tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi
người về sứ mệnh của giai cấp cấp nhân trong thời đại mới, giai cấp công nhân cần
đống góp sức lực của bản thân cho các phong trào xã hội giúp đỡ mọi người xung
quanh để thể hiện vai trò của mình.

You might also like