You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA THÀNH PHẦN

1. Phân tích rõ cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ?
Khái niệm :
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã
hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. Và có nhiều loại
như: cơ cấu xã hội - dân cư, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - giai
cấp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cơ cấu xã hội - tôn giáo, V.V…
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách
quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở
hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị-
xã hội.. .giữa các giai cấp và tầng lóp đó.
Vị trí :
Mỗi loại cơ cấu xã hội đều có vị trí vai trò xác định riêng biệt và có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí quan họng hàng đầu vì
những lí do sau :
- Liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu
sản xuất, quản lý tổ chức lao động, vấn đề phân phối thu nhập... trong một hệ
thống sản xuất nhất định.
Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi
của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã
hội. Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tác
động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt động xã hội và mọi
thành viên ữong xã hội, qua đó thấy rõ thực ừạng, qui mô, vai ừò, sứ mệnh và
tương lai của các giai cấp, tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu xã hội và phát
triển xã hội
2. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì sao phải thực hiện liên minh
giai cấp, tầng lớp? Phân tích vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp cơ bản
trong cơ cấu xã hội - giai cấp Việt nam?

Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa xã hội phải thực hiện liên minh giai
cấp tầng lớp vì để giúp:
- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên
minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu
trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức.
- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã
hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng
thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội
và thế hệ mai sau.
- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài. Trước mắt tập trung vào việc
củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền
núi. Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội. Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực
như tham nhũng, quan liêu. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch
phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng
ngày càng thuận lợi và hiện đại.Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao, các công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng
nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Có như vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng
XHCN và mới làm cho công- nông- trí thức cũng như các vùng, miền, dân tộc
xích lại gần nhau trên thực tế.

Giai cấp công nhân Việt Nam có vai hò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện
cho phương thức sản xuất tiên tiến; giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh và là lực lượng nòng cốt.
Sự đa dạng của giai cấp công nhân không chỉ phát triển theo thành phần kinh
tế mà còn phát triển theo ngành nghề. Bộ phận “công nhân hiện đại”, “công
nhân tri thức” sẽ ngày càng lớn mạnh. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng
nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của công
nhân cũng ngày càng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (4.0) đang có xu hướng phát triển mạnh

Giai cấp nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược toong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây
dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc vãn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái; là chủ thể của quá trình phát triển.
Giai cấp nông dân cũng có sự biến đổi, đa dạng về cơ cấu giai cấp; có xu
hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ trong cơ cấu xã hội - giai cấp. Một bộ
phận nông dân chuyển sang lao động toong các khu công nghiệp, hoặc dịch vụ
có tình chất công nghiệp và trở thành công nhân. Trong giai cấp nông dân xuất
hiện những chủ toang toại lớn, đồng thời vẫn còn những nông dân mất ruộng
đất, nông dân đi làm thuê...và sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ nông dân
cũng ngày càng rõ.

Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng toong tiến
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
xây dựng kinh tế toi thức, phát triển nền văn hỏa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; là lực lượng toong khối liên minh
Cùng vơi yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức trong điều kiện khoa học - công nghệ và cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ thì vai trò của đội ngũ trí thức càng trở nên
quan trọng.

3. Làm rõ trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần củng
cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân?

Phương hướng của thanh niên sinh viên trong việc góp phần củng cố khối
liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc :

Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Phải luôn luôn gương mẫu
rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao
phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái với mọi người, hết
lòng vì nhân dân phục vụ.
Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc nghề nghiệp. Luôn tham gia các hoạt
động chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao
Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Phải luôn cập nhật thông tin
trên mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để
học hỏi.
Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo
vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không
bao che, giấu khuyết điểm ….

You might also like