You are on page 1of 8

Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.

0),
Kinh tế tri thức và kinh tế số giúp cho nhiều quốc gia phát triển vượt bậc. Các
thế lực thù địch lợi dụng những biến đổi này để tuyên truyền, phủ nhận sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Chính vì vậy, có quan điểm sai trái cho rằng,
trước sự phát triển của kinh tế tri thức và kinh tế số, giai cấp công nhân bị giảm
sút nhiều mặt, nên không còn vai trò lãnh đạo xã hội, vai trò ấy đã thuộc về trí
thức.

Đây là quan điểm sai trái, lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ và
những biến đổi lớn của xã hội để diễn dịch cho rằng giai cấp công nhân bị giảm
sút nhiều mặt, nên không thể lãnh đạo xã hội và rồi quy nạp vai trò lãnh đạo xã
hội về cho trí thức. Những luận điệu sai trái này cho rằng trong nền kinh tế tri
thức, chỉ có trí thức mới quyết định được trình độ phát triển của đất nước. Trong
bối cảnh nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước phát triển và khi kinh tế tri
thức càng phát triển thì số lượng trí thức càng tăng, từ đó trí thức giữ vị trí trung
tâm của xã hội, lãnh đạo xã hội. Quan điểm này được đưa ra một cách chủ quan
mà không dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

Thứ nhất, về lý luận: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
đẩy mạnh phân công lao động xã hội theo ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức
và kinh tế số đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu giai cấp theo hướng đa
dạng và tạo ra không gian rộng mở cho sự phát triển nhiều mặt của giai cấp công
nhân với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia công nghiệp hóa.

Vai trò của trí thức đối với sự phát triển xã hội là quan trọng, cấp thiết, thể
hiện rõ nét trong kinh tế tri thức, kinh tế số và cách mạng công nghiệp lần thứ
tư. Với những đóng góp từ lao động của trí thức giúp cho quá trình sản xuất vật
chất của công nhân và nông dân không ngừng nâng cao về năng xuất, chất
lượng, năng lực cạnh tranh, tạo ra sự phát triển nhanh của đất nước. Nhưng trí
thức không thể lãnh đạo xã hội vì những lý do sau:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trí thức không phải là một giai
cấp, mà là một lực lượng xã hội đặc biệt, có nguồn gốc xuất thân không thuần
nhất. Trí thức không đại diện cho một phương thức sản xuất độc lập nào,
phương thức sản xuất của trí thức là độc lập nghiên cứu, sáng tạo; sản phẩm của
trí thức là lý thuyết, phát minh, sáng chế, tồn tại dưới dạng những giá trị lý
thuyết tinh thần là chủ yếu. Trí thức không có hệ tư tưởng riêng, tư tưởng của trí
thức phụ thuộc hệ tư tưởng của các giai cấp thống trị xã hội. V.I.Lênin chỉ rõ:
“nếu không nhập cục với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không
mà thôi”[1]. Kể từ khi xã hội có phân chia giai cấp, sự lãnh đạo xã hội luôn
thuộc về giai cấp.

Thứ hai, về thực tiễn: lịch sử loài người cho thấy, một giai cấp giữ vị trí thống
trị xã hội bao giờ cũng phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất phát
triển, phương thức sản xuất tiến bộ. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi
giai cấp lãnh đạo xã hội phải trung thành với lới ích của giai cấp, dân tộc, có hệ
tư tưởng tiên tiến, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có đường lối lãnh đạo đúng, có
mục tiêu nhân văn vì giải phóng con người; có bản chất quốc tế và bản sắc dân
tộc sâu sắc. Như vậy, trí thức không có được một tiêu chuẩn, giá trị nào trong hệ
thống các giá trị chuẩn mực nêu trên.

Từ xưa đến nay, trí thức tồn tại với tư cách là lực lượng xã hội đặc biệt. Số
lượng trí thức không đông bằng giai cấp công nhân và nông dân, không phải là
một lực lượng kinh tế, chính trị - xã hội độc lập, không thể so với sự đông đảo
của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Tuy nhiên trí thức lại có khả năng
tư vấn, phản biện, giám định về mặt kinh tế - kỹ thuật và mặt chính trị - xã hội
cho chính phủ như: tư vấn, phản biện, giám định về nội dung, chương trình, kế
hoạch giáo dục - đào tạo, phát triển y tế, tài chính, ngân hàng, điều chỉnh giá
xăng, giá điện, nước, chuyển giao ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện
đại, điều chế vắcxin điều trị Covid -19, v.v. Mặt khác, trí thức còn có khả năng
khái quát xây dựng hệ tư tưởng cho các giai cấp thống trị xã hội như: trí thức
dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, trí thức phong kiến, trí thức tư sản và trí thức công
nhân. Trên thực tế, trí thức chỉ tồn tại và phát triển dựa vào giai cấp công nhân
hoặc nông dân, dựa trên lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đó là môi trường để
trí thức có thể áp dụng các lý thuyết, phát minh, sáng chế, thiết kế của mình để
kiểm nghiệm thực tiễn, đánh giá tính đúng – sai, kiểm tra chân lý, qua đó mà trí
thức mới có thu nhập, được nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển.

Qua thực tiễn hoạt động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp và thực nghiệm
khoa học đã làm cho đội ngũ trí thức ngày càng nhận rõ sứ mệnh lịch sử của của
giai cấp công nhân và tìm thấy lợi ích của mình trong cuộc đấu tranh chung,
thực hiện mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực
hiện: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chủ nghĩa xã hội là
mẫu số chung, để cho công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động
gắn bó với nhau trong một khối liên minh thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản. Vì thế, ngày càng có nhiều trí thức đi theo giai cấp công nhân, chấp
nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, số lượng người lao động được đào tạo
ở trình độ, tay nghề cao ngày càng nhiều, do nhu cầu về việc làm, thu nhập mà
những người có trình độ cao đã không ngừng tham gia vào phương thức sản
xuất công nghiệp, bổ sung cho giai cấp công nhân, kể cả chuyên gia đầu ngành,
làm cho giai cấp công nhân không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và chất
lượng. Kinh tế tri thức và kinh tế số là một trình độ mới của lực lượng sản xuất
hiện đại mà vai trò của tri thức ở một số lĩnh vực sản xuất đã được khẳng định.
Việc quan tâm phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số là xu thế chung hiện nay,
nhằm đổi mới cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. Giai cấp công nhân
Việt Nam vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội Việt Nam thông qua Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đảng viên của Đảng hiện nay có sự đa dạng về thành phần xã
hội, gồm công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, v.v. Để trở thành đảng viên,
người vào Đảng phải nghiên cứu Điều lệ, giác ngộ giai cấp và tự nguyện đi theo
lập trường của giai cấp công nhân, phải phấn đấu trưởng thành, tu dưỡng đạo
đức cách mạng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên khi được
giao trọng trách, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, phải có bản lĩnh chính
trị, lập trường, tư tưởng vững vàng, có phong cách, đạo đức tốt, phải nêu gương,
có trí tuệ và tầm nhìn sâu rộng, có năng lực lãnh đạo, định hướng tầm nhìn cho
quần chúng.

C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với
giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất
cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công
nghiệp, còn giai cấp vô sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp”[2]. Do giai cấp công nhân có mối quan hệ khách quan với phương thức
sản xuất công nghiệp, nên giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất hàng đầu,
đại diện cho lực lượng sản xuất phát triển, phương thức sản xuất tiến bộ hơn
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: "Là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng"[3]. Giai cấp công nhân
nước ta không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Hiện nay, giai cấp
công nhân nước ta có khoảng 20,5 triệu người, có sự phát triển nhanh về số
lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu, lĩnh vực, ngành nghề; trình độ tay nghề,
vai trò của giai cấp công nhân càng ngày được khẳng định. Giai cấp công nhân
nước ta hiện chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội,
nhưng hằng năm đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá
trị thu ngân sách Nhà nước. Theo Tổng cục Thống kê:“ dịch Covid-19 lần thứ tư
với biến chủng mới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công
nghiệp...nên chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2021 chỉ tăng 1,8% so với
tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 7 tháng năm
2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với 7 tháng năm 2020 [4].

Điều đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta không hề suy yếu, ngược lại giai
cấp công nhân Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ vai trò của giai cấp lãnh đạo xã
hội, trở thành nền tảng chính trị đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng và tăng
cường sức mạnh Nhà nước.

Qua hơn 35 năm đổi mới, sự biến đổi của giai cấp công nhân là do tác động từ
nhiều yếu tố, nhất là các cuộc cách mạng công nghiệp có chu kỳ ngày càng
ngắn, yêu cầu phát triển ngày càng cao. Công nghiệp hóa diễn ra theo kiểu rút
ngắn, nhảy vọt, dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia gắn với việc
ứng dụng công nghệ, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững về: xã hội, môi trường,
nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế nhanh hơn. Cho dù sự biến đổi kinh tế, xã hội
đến đâu, khoa học, công nghệ có phát triển tới mức nào, thì một thực tế không
thể phủ nhận đó là: giai cấp công nhân Việt Nam vẫn giữ nguyên sứ mệnh lịch
sử lãnh đạo xã hội, lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị thông qua
Đảng Cộng sản Việt Nam.

Do vậy, quan điểm cho rằng, trước sự phát triển của kinh tế tri thức và kinh tế
số giai cấp công nhân đã bị phân hóa, bị suy giảm về nhiều mặt không còn vai
trò lãnh đạo xã hội, vai trò lãnh đạo ấy đã chuyển sang trí thức, là quan điểm sai
trái, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, đó là chủ ý thổi phồng vai trò của trí thức,
kích động đội ngũ trí thức, khơi dậy tham vọng quyền lực, nhằm phủ nhận vai
trò lãnh đạo xã hội của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt
Nam./.

Recommended for you

Document continues below

96
FILE 20220619 163122 Oxford English for Careers - Finance 1 - answer

FILE 20220619 163122 Oxford English for Careers - Finance 1 - answer

kinh tế chính trị

100% (23)

74

English in Pharmacy - YDS

English in Pharmacy - YDS

Basic medical knowledge and skills

100% (8)

163

PET - B1 Preliminary 1 Authentic Practice Tests - Key lop hoc thay mol

PET - B1 Preliminary 1 Authentic Practice Tests - Key lop hoc thay mol

epidemiology

87% (15)

Lesson 29 gvck cg jfmjy

Lesson 29 gvck cg jfmjy

Basic medical knowledge and skills

100% (3)

12

Gợi ý đáp án part 3 - phần 3

Gợi ý đáp án part 3 - phần 3

Tổng quan chung

100% (3)

4
Test yourself on Harvard referencing

Test yourself on Harvard referencing

Tiếng Pháp, Ngoại Ngữ

100% (2)

Test yourself on APA referencing

Test yourself on APA referencing

Tiếng Pháp, Ngoại Ngữ

100% (2)

21

Speaking PART 2 Practice

Speaking PART 2 Practice

Tổng quan chung

100% (2)

đại hóa đất nước; là cơ sở cho tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
côngnhân.1.2.2. Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Khẳng định sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minhvĩ đại của dân tộc ta
đã viết “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cáchmạng nhất, luôn luôn
gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luậncách mạng tiên phong
và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp côngnhân ta đã tỏ ra là
người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân ViệtNam.”Trong
thời kỳ lịch sử mới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục kiên địnhnội dung sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo quan niệm cơ bản của chủnghĩa Mác –
Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho nhiệm vụ xây dựnggiai cấp công
nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thịtrường, kinh tế
tri thức và hội nhập quốc tế. Những quan điểm, đường lối của Đảngđược đưa ra
chính là cơ sở chung cho các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phươngtriển khai
thực hiện nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng là xây dựng đội ngũcông nhân
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa góp
phần hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Với điều kiện đặc thù ở
Việt Nam là quá độ lên Chủ nghĩa xã hội khi chưatrải qua hình thái kinh tế - xã
hội Tư bản chủ nghĩa, hay chưa có được một lựclượng sản xuất phát triển dưới
Chủ nghĩa tư bản, thì giai cấp công nhân Việt Namđược xác định có sứ mệnh
lịch sử, thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất về kinh tế làtiến hành thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo một cơsở vật chất kỹ thuật
vững chắc cho Chủ nghĩa xã hội ra đời. Quá trình này cần cónhững tác động tích
cực, tự giác, sáng tạo từ mọi phía: Đảng, bản thân công nhân,nhân dân lao
động… nhằm xây dựng được một giai cấp công nhân vững mạnh, đápứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu chung: dân giàu,nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Chương2Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Ngày NayI. Sứ Mệnh Lịch
Sử Nói Chung Của Giai Cấp Công Nhân Ngày Nay.Tác động của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đã làm cơcấu kinh tế, cơ cấu xã hội có
những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiệnđại” khác với “giai cấp
công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, thời kỳ Mác cònsống, trên một số
điểm như: Tỉ lệ số người làm dịch vụ so với số người sản xuấttrực tiếp tăng lên;
trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn; mứcthu nhập khá hơn
trước, làm cho một bộ phận người lao động trở thành “trung lưuhóa”. Một bộ
phận trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợinhuận với giai
cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò quan trọng vàkiêm nhiều chức
năng phụ của giới chủ. Những biểu hiện trên đây chứng tỏ giaicấp công nhân
ngày càng phát triển, chứ không phải "teo đi" như một số ngườiquan niệm.Thế
kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sảnxuất lúc
đó còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện mới, khi lực lượng sản xuấtđang trên
đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không chỉ bao gồm những ngườilao động
chân tay mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán với nhữngthành
tựu của tin học. Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảmđương
được nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công nhânhóa
trí thức” và “trí thức hóa công nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công
nghiệp,của quá trình tự động hóa, tin học hóa. Giai cấp công nhân đang lớn lên
với đội ngũtrí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp
sản xuất, thamgia vào quá trình tạo ra những giá trị vật chất, những của cải to
lớn cho xã hội.Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh
vực côngnghiệp, dịch vụ công nghiệp; những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng
nhữngthành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất; những kỹ sư, kỹ
thuậtviên, cán bộ kỹ thuật thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong
sản xuấtvà tái sản xuất của cải vật chất. Giai cấp công nhân có mặt trong các
ngành kinh tế:

Company

You might also like