You are on page 1of 7

NGUYỄN QUANG QUỐC KHÁNH - 2056110171

CÂU 1. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH LỊCH SỬ, ĐẶC DIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY. ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐÃ CÓ NHỮNG QUAN
ĐIỂM, CHÍNH SÁCH GÌ ĐỂ GÓP PHẦN GIÚP GIAI CẤP CÔNG NHÂN HOÀN
THÀNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ. VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT SINH VIÊN, EM SẼ
LÀM GÌ ĐỂ GIAI CẤP CÔNG NHÂN SỚM HOÀN THÀNH SỨ MỆNH LỊCH
SỬ?

Công cuộc đổi mới đất nước, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Giai cấp công
nhân đang đi đầu trong xây dựng xã hội mới, nhất là trong việc xây dựng cơ sở vật chất -
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng phương hướng xây
dựng giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam phải nhận
thức rõ về vai trò của mình trong tiến trình cách mạng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của
mình trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, vừa có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân
quốc tế lại vừa mang những đặc điểm riêng sau đây: 1/ Ra đời trước giai cấp tư sản, là
giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai. 2/ Nhanh chóng
trưởng thành về ý thức chính trị, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng; có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác, có tinh
thần yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, bất khuất. 3/Từ khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
mình, thể hiện là lực lượng chính trị tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và giải phóng giai cấp.
  Tại hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đã nhận định:
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn bao gồm những người lao
động chân tay, trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và
dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp. 

Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, của nền kinh tế thị trường,
xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu giai cấp trong xã hội, đặc biệt là
giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có nhiều biến đổi sâu sắc. Những
biến đổi tích cực của giai cấp công nhân ta hiện nay: 1/Giai cấp công nhân nước ta phát
triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề. Trong quá trình
đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã
tạo nên sự chuyển biến trong cơ cấu lực lượng lao động xã hội. Hiện nay số công nhân
trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh và
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đồng thời, xuất hiện ngày càng đông bộ phận công nhân
làm việc trong các ngành dịch vụ. 2/Giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao về
trình độ chuyên môn nghề nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao động theo hướng
hiện đại. Quá trình hội nhập quốc tế đã tiếp nhận những thành tựu khoa học, kỹ thuật và
công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo động lực để giai cấp công nhân nước ta ngày càng
phát triển cao về trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Hình thành ngày càng đông đảo bộ
phận công nhân trí thức (có trình độ cao đẳng, đại học trở lên) làm công tác quản lý sản
xuất kinh doanh, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh
hoặc trực tiếp sản xuất, có tính sáng tạo, năng động cao. Đây là bộ phận đóng vai trò
quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế hội nhập. 3/Giai cấp công nhân nước ta có
nhiều cơ hội việc làm, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Trong
những năm qua, nhờ những cải cách thể chế để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự chuyển
biến mạnh mẽ, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Số lượng công nhân trong các
doanh nghiệp kể trên tăng mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân được nâng
cao.
Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn có một số biến đổi tiêu cực: Sự phân tầng xã hội, phân hóa
giàu nghèo trong nội bộ ngày càng sâu sắc, ảnh hưởng đến sự thống nhất, đoàn kết của
giai cấp công nhân. Đoàn kết thống nhất là một trong những đặc điểm chính trị cơ bản
của giai cấp công nhân, giúp công nhân tập hợp các tầng lớp giai cấp khác trong xã hội
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, hiện nay do sự biến đổi cơ cấu giai cấp
công nhân theo ngành nghề và theo trình độ đã làm phân hóa về thu nhập của giai cấp
công nhân, một trong những nguyên nhân dẫn tới phân hóa giàu nghèo ngày càng
cao. Lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng của một bộ phận công
nhân bị phai nhạt. Mặt trái của kinh tế thị trường đã làm cho công nhân có nhận thức
không đồng đều về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và kỷ luật lao
động. Không ít công nhân còn chưa nhận thức đầy đủ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
mình. Ý chí phấn đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiên phong gương mẫu của một bộ
phận công nhân giảm sút. Một bộ phận công nhân trẻ còn bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã
hội, sống buông thả, suy thoái về đạo đức, lối sống, xa rời bản chất tốt đẹp của giai cấp
công nhân.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Trước cách mạng tháng Tám, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Sứ mệnh này được chia thành 2 bước:
bước một, giai cấp công nhân trở thành lực lượng tiên phong, tập hợp lãnh đạo quần
chúng nhân dân lao động đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, giành
quyền lực nhà nước về tay giai cấp mình; bước hai: giai cấp công nhân cùng quần chúng
nhân dân sử dụng bộ máy nhà nước cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục đảm đương sứ
mệnh lịch sử lớn lao, không chỉ tiếp tục là giai cấp lãnh đạo cách mạng mà còn là lực
lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới. Giai cấp công nhân là nòng cốt phải tự
mình phấn đấu, nâng cao tri thức, tay nghề để có thế làm tốt sứ mệnh lịch sử đã đề ra,
phấn đấu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại.
Đảng và Nhà nước đã có quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Tại hội nghị lần thứ VI, Ban
chấp hành Trung ương khóa X, Đảng ta đã xác định vai trò của giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới: thông qua đội tiên phong là
Đảng cộng sản Việt Nam; giai cấp công nhân Việt Nam đại diện cho phương thức sản
xuất tiên tiến là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giai câp
công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, lực lượng nòng cốt
trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đội ngũ trí thức… Đồng thời,
tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng xây dựng giai
cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
“Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao
giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước….”

Với tư cách là một sinh viên, để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử, em cho
rằng chúng ta phải làm nhiều biện pháp để những người công nhân nhận ra vai trò và tầm
quan trọng của mình. Chúng ta phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo và đào tạo lại
đội ngũ công nhân, nâng cao ý thức và thái độ lao động, nhằm khắc phục tình trạng một
bộ phận công nhân vì thiếu hụt học thức và kĩ năng mà có kỷ luật lao động kém, trình độ
yếu, thiếu năng động sáng tạo, sa vào các tệ nạn xã hội….. Đổi mới hoạt động của tổ
chức công đoàn doanh nghiệp theo hướng thực sự đứng về giai cấp công nhân nhằm bảo
vệ lợi ích của người lao động, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc người
nước ngoài làm chủ doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường giáo dục công nhân ý thức tự
lực tự cường, giúp nhau trong cuộc sống đời thường cũng như trong quá trình làm chủ
khoa học công nghệ. Giáo dục, rèn luyện, xây dựng cho giai cấp công nhân ý thức công
dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao
bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng. Nếu được thực hiện nghiêm túc, đầy
đủ, chúng sẽ có ích trong sự xây dựng giai cấp công nhân theo lập trường của Đảng.
Tóm lại, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay và cách mạng công
nghiệp 4.0 trên thế giới là một cơ hội ngàn vàng để chúng ta tận dụng phát triển đất nước,
cũng là cơ hội cho giai cấp công nhân Việt Nam nâng cao trình độ, kĩ năng, trở thành
những người công nhân có tri thức, năng động sáng tạo. Cùng với đó, giai cấp công nhân
ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội, sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân có những thay đổi trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, vai trò tiên phong trong
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mãi không thể nào thay thế được.

CÂU 2. HÃY CHỨNG MINH SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CÔNG SÃN VIỆT NAM
VỪA TUÂN THEO QUY LUẬT CHUNG VỪA MANG TÍNH ĐẶC THÙ

Ngày 3/2/1930 đánh dấu một sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam, đó là sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam. 91 năm trôi qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân
dân ta từ kiếp nô lệ trở thành người tự do, từ kẻ mất nước trở thành người làm chủ, từ đói
nghèo lạc hậu đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó, có thể khẳng định sự ra đời của
Đảng là một điều tất yếu khách quan, vừa tuân theo quy luật chung vừa mang tính đặc thù

Theo đó, quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng, việc thành
lập chính đảng của giai cấp công nhân là một sự tất yếu, đó là điều kịên tiên quyết để bảo
đảm cho cách mạng xã hội thu được thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của
nó là tiêu diệt giai cấp tư sản. Vì chính đảng vô sản là chính đảng của giai cấp công nhân,
mang bản chất giai cấp công nhân; luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và
mọi chủ trương, chiến lược, sách lược của đảng đều luôn luôn phải xuất phát từ lợi ích
của giai cấp công nhân, đại biểu luôn cho quyền lợi của tòan thể nhân dân lao động. Theo
C.Mác, chỉ có giai cấp vô sản mà đại diện là giai cấp công nhân mới thật sự là giai cấp
cách mạng, vì họ bị bóc lột đến tận xương tủy để làm giàu cho bọn chủ tư bản; họ có
cuộc sống nghèo hèn, khổ sở, trong tay không có tư liệu sản xuất và họ “buộc tự bán
mình để kiếm ăn từng bữa một, họ là một món hàng hóa, tức là một món hàng đem bán
như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh,
mọi sự lên xuống của thị trường”. Do đó, sự ra đời của Đảng đã tuân theo tính tất yếu của
yêu cầu phong trào công nhân thời kì đó, đáp ứng mong mỏi của giai cấp công nhân Việt
Nam.

Bên cạnh đó, sự ra đời của Đảng đã đáp ứng những yêu cầu khách quan, thiết yếu và cấp
bách của dân tộc Việt Nam là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, bảo vệ chủ quyền.
Trong quá trình hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam, các thế hệ người Việt Nam
thường xuyên và đồng thời thực hiện hai sự nghiệp là dựng nước đi liền với giữ nước.
Chính trong quá trình tạo lập và xây dựng giang sơn, người Việt Nam đã hình thành chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam. Mỗi khi đất nước lâm nguy, người Việt Nam bất kể là thuộc
tầng lớp nào, đều dốc sức chống giặc giữ nước. Người Việt Nam, dù là quý tộc hay bình
dân, đều có thể trở thành hạt nhân khởi xướng các phong trào yêu nước, các phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc; dù vậy vẫn giữ truyền thống hòa hiếu, giao hảo với các
nước lân bang. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là một động lực lớn, mang nhiều yếu tố tích
cực, xa lạ với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, là một nhân tố truyền cảm mạnh mẽ cho sức
mạnh Việt Nam. Những đặc điểm kinh tế, xã hội, những tinh hoa văn hóa, những khát
vọng của dân tộc Việt Nam rất phù hợp và tương đồng với những giá trị cao đẹp của chủ
nghĩa Mác-Lênin.

Trong lúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo các ý thức hệ phong kiến, tư
sản bế tắc thì phong trào công nhân xuất hiện. Do tác động của các cuộc khai thác thuộc
địa, bộ phận công nhân Việt Nam hình thành và dần trở thành một giai cấp trong xã hội
Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Với đặc điểm đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp
và bè lũ tay sai, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác, có tinh thần đoàn kết, bất khuất, giàu tinh thần đấu tranh chống áp bức xã
hội, lòng uất hận với bọn xâm lược và ước ao tự giải phóng giai cấp và toàn dân tộc, giai
cấp công nhân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh, sớm hòa nhập và gắn quyện với các
phong trào dân tộc.

 Sự thống nhất của ý thức đấu tranh giai cấp với chủ nghĩa yêu nước trong phong trào
công nhân, sự thống nhất của phong trào công nhân với phong trào yêu nước trong sự
nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp là một đặc điểm, giá trị nổi bật, là nền tảng xã hội
cho phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản hình thành khi con đường cứu nước
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được phổ biến và dẫn đến việc ra đời của chính đảng vô sản
ở Việt Nam như một tất yếu lịch sử.

Đất nước ta đang ngày càng tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả những vinh quang này có được chính là nhờ sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

You might also like