You are on page 1of 10

1.

Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp thời kỳ quá độ lên chủ xã
hội
 Khái niệm quá độ lên cnxh: Là thời kỳ cải biến xã hội sâu sắc trên toàn bộ
các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật để tạo ra
một xã hội mới, trong đó những nguyên tắc cơ bảm của CNXH sẽ được thực hiện.

 Xét về mặt kinh tế: 


 Xuất phát từ yêu cầu khách
quan của quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa và quá
trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế từ
một nền sản xuất nông nghiệp là
chính sang sx hàng hóa, phát triển công
nghiệp dịch vụ, khoa học- công nghệ,... xây
dựng nền tảng vật chất kĩ thuật cần thiết cho
CNXH. Mỗi lĩnh vực của nền kinh tế chỉ
phát triển được khi gắn bó chặt chẽ hỗ trợ cho nhau để cùng hướng tới phục
vụ phát triển sản xuất và tạo thành cơ cấu nền kinh tế quốc dân thống nhất

Xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của GCCN, GCND và tầng lớp
trí thức nên các chủ thể của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch
tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện nhu cầu
và lợi ích kinh tế chung của mình.
 Xét về mặt chính trị - xã hội: trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng
sx cơ bản vừa là lực lượng chính tri-xã hội to lớn. Nếu thực hiện tốt khối liên minh
giữa các giai cấp không những xây dựng được nền kinh tế vững mạnh mà chế độ
ctri XHCN ngày càng được củng cố vững chắc.
 Tất yếu cần phải thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp => khái niệm liên
minh của giai cấp tầng lớp sự đoàn kết hợp lực hợp tác của các tần lớp
nhằm thực hiện lợi ích của họ và đồng thời góp phần vào sự nghiệp chung
của dân tộc, hướng tới sự nghiệp xây dựng CNXH

2. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên CNXH

2.1. Nội dung kinh tế

Đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kĩ thuật của liên
minh thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được cụ thể hóa :
-Phải xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và của sự hợp
tác quốc tế , Đảng xác định cơ cấu kinh tế nước ta là công -nông nghiệp - dịch vụ
phát triển kinh tế tri thức , tăng cường khối liên minh công-nông tri thức

Ví dụ: Biểu hiện rõ rệt ở : giảm tỷ trọng ở khu vực I, tăng tỷ trọng ở khu vực II,
III , cụ thể khu vực I là tỷ trọng về ngành trồng trọt, chăn nuôi giảm, còn ngành
thủy sản tăng lên; ở kv II thì tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng lên mạnh
mẽ , còn công nghiệp khai thác có xu hướng giảm nhẹ , kv III các lĩnh vực liên
quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có xu hướng tăng nhanh
-Phát triển kinh tế dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất, phân
phối lưu thông giữa công nhân-nông dân-tri thức và giữa các lĩnh vực hay vùng
miền
Ví dụ: Biểu hiện rất rõ ở : hình thành liên hiệp hợp tác xã , số lượng các hợp tác
xã mới thành lập tăng lên, mô hình hơp tác xã hoạt động theo chuỗi giá trị từ sản
xuất -tiêu thụ tăng lên và đã đem lại hiệu quả cao, trong nông nghiệp hình thành
mô hình nông sản an toàn gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng gắn với
thương hiệu, truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

- Xây dựng quan hệ sản xuất , phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ,
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho kinh tế
cả nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Ví dụ: Trong những năm gần đây thì thành phần kinh tế nhà nước có tỷ trọng giảm
nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân lại có tỷ trọng ngày càng tăng
mạnh, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng kể
từ khi nước ta gia nhập WTO, mở cửa hội nhập với nền kinh tế của thế giới
- Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng : đối với nông dân như các chính sách
khuyến nông, các cơ sở kinh tế Nhà nước ; còn đối với tri thức thì nhà nước cần
đổi mới, hoàn chỉnh các luật về sở hữu trí tuệ , hướng các hoạt động của tri thức
vào việc phục vụ công-nông

Ví dụ: Đa dạng ở các hình thức khuyến nông , hình thức đặc thù chuyển giao công
nghệ trong nông nghiệp ở địa phương :
+chương trình khuyến nông địa phương ( 3-5 năm)
+kế hoặch khuyến nông hằng năm
+chương trình, kế hoặch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp khác do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
2.2. Nội dung chính trị
Đặc điểm: Kết cấu xã hội trong thời kỳ đa dạng phức tạp. Thời kỳ này có giai
cấp nông dân, giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức, những nền sản xuất nhỏ, tầng
lớp tư sản. Các tầng lớp này vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau
Nội dung:
 Thực hiện liên minh vì nhu cầu và lợi ích chính trị cao nhất: độc lập dân
tộc và CNXH
Mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của GCCN, giai cấp nông dân, đội ngũ trí
thức và của cả dân tộc ta là: Độc lập dân tộc và CNXH. Nhưng để đạt được mục
tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi thực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập
trường chính trị của 3 giai tầng mà phải trên lập trường tư tưởng chính trị của
GCCN. Bởi vì, chỉ có phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của GCCN thì mới
thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông
dân, trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và CNXH.

 Thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân

Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ
thống chính trị trên phạm vi cả nước. Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa
việc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính
trị trong GCCN, nông dân và trí thức. Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là
triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn

 Đảm bảo giữ vững lập trường chính trị của GCCN
Khối liên minh chiến lược này phải đo Đảng của GCCN lãnh đạo thì mới có đường
lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giữ vững độc
lập dân tộc và xây dựng CNXH thành công. Do đó, Đảng Cộng sản từ trung ương
đến cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên
minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như 1 nguyên tắc về chính trị của liên
minh. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh công- nông- trí thức ở nước ta
còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ
sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà nước XHCN
ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH.

 Từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN
Do hệ tư tưởng cũ lạc hậu vẫn còn ảnh hưởng trong đời sống xã hội, thế lực thù
địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng, chống phá chế độ mới.do đó phải
từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN quyết đấu tranh chống chủ
nghĩa cơ hội chủ nghĩa xét lại, chống âm mưu ‘ diễn biến hoà bình’

2.3.Nội dung văn hóa xã hội


Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên
minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ,
hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức.

Ví dụ: Nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chính sách hỗ trợ viê ̣c làm cũng như
trong viê ̣c xóa đói giảm nghèo. Kể đến như Chương trình 134 tên gọi khác là
chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm
2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, đã cải thiê ̣n đời sống của bà con vùng thiểu số rất nhiều.

o
- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã
hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời
còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế
hệ mai sau.
Ví dụ: Tổ chức ngày 27/7, tưởng nhớ chiến công của các anh hùng cách mạng,
thương binh, liê ̣t sĩ, thăm hỏi tặng quà các mẹ viê ̣t nam anh hùng, xây dựng nhà
tình thương

- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài. Trước mắt tập trung vào việc
củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền núi.
Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham
nhũng, quan liêu. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch phát
triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày
càng thuận lợi và hiện đại.Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các
công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng nông thôn,
đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhằm chăm sóc sức khỏe
cũng như nâng cao chất lượng cuô ̣c sống của người dân.
Ví dụ: Trong tình hình dịch bê ̣nh Covid 19 như hiê ̣n nay, nhà nước ta đã có những
chính sách chủ trương mà ngay cả những nước phát triển cũng chưa thực hiê ̣n
được về quyền con người:
Thứ nhất: quyền được chăm sóc sức khỏe được thực hiện cụ thể bằng việc người
dân được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ở nhà, được cung cấp số điện thoại khi
cần liên lạc về sức khỏe của mình, được xét nghiệm miễn phí từ thời điểm rất sớm,
trong khu cách ly người dân cũng được ăn ở miễn phí, bảo hiểm xã hội chi trả
toàn bộ quá trình điều trị của người dân
Thứ hai: huy động nguồn mọi nguồn lực trong nước cho việc phòng chống dịch
COVID-19

=>Có như vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định
hướng XHCN và mới làm cho công- nông- trí thức cũng như các vùng, miền,
dân tộc xích lại gần nhau trên thực tế.
3. Phương hướng và giải pháp tăng cường khối liên minh giai cấp tần lớp ở nc
ta hiện nay

3.1 Phương hướng nhằm tăng cường khối liên minh giai cấp tầng lớp ở nước
ta hiện nay.
 Một là , đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa ; giải quyết tốt mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ , công bằng xã hội tạo môi
trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng
tích cực.
 Hai là , xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác
động tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội , nhất là các chính sách liên quan
đến cơ cấu xã hội – giai cấp .
 Ba là , tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các
lực lượng trong khối liên minh và toàn xã hội.
 Bốn là , hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,
đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ , tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh.
 Năm là , đổi mới hoạt động của Đảng , Nhà nước , Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam nhằm tăng cường khối liên minh
giai cấp , tầng lớp và xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân.
3.2 Giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh giai cấp tầng lớp ở nước ta
hiện nay
- Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN thực sự dân chủ
+ Hệ thống chính trị XHCN bảo đảm định
hướng chính trị, giai cấp, cơ sở vật chất, tạo
điều kiện thuận lợi để liên minh ngày càng
củng cố, phát triển.
+ Hệ thống chính trị XHCN là nơi tổ chức, tập
hợp, phát huy quyền làm chủ của quần chúng
nhân dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
XHCN, góp phần củng cố tăng cường liên minh công-nông-tri thức.
- Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN,
hiện đại hóa đất nước
+ Là điều kiện con đường chủ yếu nhất để phát
triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất
lượng.
+ Tạo điều kiện, tiền đề để cải tạo nông nghiệp,
làm cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức xích lại gần
nhau, gắn bó “chặt chẽ” với nhau.
- Ba là, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn
XHCN, xây dựng nông thôn mới
+ Đáp ứng được yêu cầu và tạo tiền đề cần thiết sự nghiệp CNH, HĐH đạt hiệu
quả.
+ Tạo điều kiện, tiền đề để xây dựng cơ cấu
kinh tế hợp lý, hiệu quả, xóa bỏ dần cách
biệt giữa nông thôn và thành thị trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
- Bốn là, xây dựng và thực hiện chiến
lược phát triển khoa học công nghệ,
giáo dục đào tạo có hiệu quả
+ Là nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của các
giai cấp tầng lớp trong xã hội.
+ Là con đường, môi trường thuận lợi để
bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt,
tạo sự gắn bó, xích lại gần nhau giữa các
giai cấp tầng lớp.

You might also like