You are on page 1of 5

3.

Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình:


3.1. Quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng:
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền
lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông
Đây là một tư tưởng có từ lâu đời, thể hiện qua đạo Tam tòng: “Tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ,
nói về người phụ nữ: ở tại nhà thì theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng
chết thì phải theo con.
Người chồng đưa ra những quyết định quan trọng trong gia đình, đồng thời
cũng là người chủ sở hữu tài sản của gia đình.

Ảnh 1: Đàn ông - trụ cột gia đình

Hiện nay, trong các gia đình ở Việt Nam, cùng tồn tại với mô hình gia đình
người đàn ông – người chồng là trụ cột, thì còn có ít nhất hai mô hình gia đình khác
song song cùng tồn tại:
- Thứ nhất, đó là mô hình gia đình trong đó người phụ nữ - người vợ làm
chủ. Điều này không chỉ tạo nên sự cân bằng, độc lập về tài chính cho
người phụ nữ, nó còn thể hiện một sự phát triển tiến bộ trong nhận thức,
tư duy của thế hệ hiện đại. Người phụ nữ cũng có quyền được có tiếng
nói riêng, được tự do và bình đẳng, không phải phụ thuộc vào người đàn
ông hay bị ràng buộc vào những giá trị lạc hậu.
Ảnh 2: Phụ nữ - trụ cột gia đình

- Mô hình gia đình còn lại là mô hình cả vợ chồng cùng làm chủ. Người
chủ gia đình được quan niệm là người có nhiều phẩm chất, năng lực và
đóng góp vượt trội, được gia đình xem trọng. Đồng thời, người chủ gia
đình còn phải là người làm ra nhiều tiền, cho thấy một đòi hỏi mới về
phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh sự phát triển của
nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

3.2. Quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình:
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá
trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình không ngừng biến đổi.
Những biến đổi trong quan hệ gia đình cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia
đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ, do sự khác biệt về tuổi tác, khi cùng
nhau chung sống. Trong gia đình truyền thống, một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên
thông qua sự dạy bảo thường xuyên từ ông bà, cha mẹ kết hợp với giáo dục trong
nhà trường. Xã hội hiện nay, việc giáo dục trẻ em dường như phó mặc cho nhà
trường, thiếu đi sự phối hợp từ gia đình. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong
giáo dục, như đã từng đề cập: “gia đình là tế bào của xã hội”. Sự giáo dục đầu tiên
và cơ bản nhất cần xuất phát từ gia đình – mô hình xã hội đầu tiên mà mỗi đứa trẻ
được tiếp xúc, góp phần vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và lối
cư xử của con người.
Những người lớn tuổi trong mô hình gia đình truyền thống, với nhiều thế hệ cùng
nhau chung sống nên nhu cầu về tình cảm và sự sẻ chia cùng con cháu được đáp
ứng đầy đủ. Khi quy mô gia đình có những biến đổi cơ bản, các thế hệ thường
không cùng nhau chung sống, gia đình hạt nhân ngày càng gia tăng về số lượng, dẫn
đến thực trạng người cao tuổi trở nên cô đơn và thiếu thốn tình cảm. Ông bà xem
việc trò chuyện và sống mỗi ngày cùng con cháu như một niềm vui của họ, thế
nhưng khoảng cách về tuổi tác, công việc hay sự phát triển vượt bậc của công nghệ
thông tin khiến cho nhu cầu giao tiếp giữa con cháu với ông bà cha mẹ ngày càng bị
hạn chế. Người cao tuổi thường hướng về các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo
thủ, áp đặt nhận thức của mình lên con cháu. Trong khi đó, người trẻ lại có xu
hướng phủ nhận những giá trị truyền thống, một gia đình càng nhiều thế hệ thì
những mâu thuẫn càng lớn.

Ảnh 3: Bữa cơm "gia đình"

Dưới sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, toàn cầu
hóa… khiến cho gia đình Việt Nam đối mặt với nhiều mặt trái: quan hệ vợ chồng –
gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước
hôn nhân và ngoài hôn nhân. Những bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn,
trẻ em sống ích kỷ, xâm hại tình dục… là những hiện tượng tiêu cực không khó bắt
gặp.
Hiện nay không khó để bắt gặp những thảm án liên quan đến các mối quan hệ trong
gia đình xảy ra với một tần suất khá thường xuyên với mức độ nghiêm trọng. Từ
góc độ văn hóa, thạc sĩ văn hóa Nguyễn Thành Luân phân tích bạo lực gia đình xuất
phát từ biến đổi lệch lạc về nhận thức, lối sống cũng như những chuẩn mực hành vi
đạo đức về bổn phận, trách nhiệm. Gia đình là xã hội thu nhỏ, ở đó thể hiện trực
tiếp mối quan hệ về quyền và trách nhiệm của từng cá nhân.
Thế nhưng nhiều gia đình và kể cả một số địa phương còn xem nhẹ vấn đề giáo dục
trong gia đình, mâu thuẫn giữa những thành viên trong gia đình. Đến một lúc nào
đó, các bên liên quan thiếu kiềm chế sẽ dẫn đến những hậu quả thương tâm.
Hệ lụy của những vấn nạn này là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi
nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay, hiện tượng gia tăng gia đình đơn
thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh con ngoài giá thú.

4. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây
dựng và phát triển gia đình Việt Nam – một trong những động lực quan trọng quyết
định thành công sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ
chức đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và
tầm quan trọng của gia đình Việt Nam hiện nay
- Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung và phát triển gia đình vào
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chương trình kế hoạch công tác hàng
năm của các bộ, ban, ngành, địa phương.
Chỉ thị số 06-CT/TW nêu rõ, sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW về
xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây
dựng gia đình đã đạt được những kết quả quan trọng1. Nhiều gia đình đã tiếp cận
được những dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi trong gia đình được coi
trọng và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia
đình và xã hội ngày càng được đề cao. Những thành tựu của công tác xây dựng gia
đình đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát
triển văn hóa và con người Việt Nam; thực hiện thành công Mục tiêu Thiên niên kỷ
về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
1
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”, Cổng thông tin
điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, https://vksndtc.gov.vn/tin-tong-hop/tang-cuong-su-lanh-dao-cua-
dang-doi-voi-cong-tac-x-d8-t9344.html?Page=1#new-related, truy cập ngày 17/9/2022.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ
gia đình.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội để góp phần
củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có các chính sách ưu tiên phát
triển kinh tế gia đình đối với một số nhóm đối tượng ưu tiên: gia đình liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh; gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo.
- Hỗ trợ các gia đình tham gia sản xuất phục vụ xuất khẩu
- Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn
ngắn hạn và dài hạn nhằm xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
mở rộng phát triển kinh tế, đẩy mạnh loại hình kinh tế trang trại, vươn lên
làm giàu chính đáng.
Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những
tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay ở Việt
Nam. Mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình
Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để
phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội.
- Hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh
của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
-
Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn
hóa – mô hình gia đình tiến bộ: gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và
hạnh phúc; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn
kết tương trợ trong cộng đồng dân cư.

You might also like