You are on page 1of 7

V.

Những biến đổi cơ bản của gia đình VN trong thời kỳ quá độ lên
CNXH:
1. Nguyên nhân biến đổi:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan1. Gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương
đối toàn diện, về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia
đình....

a. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế:

 Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam chuyển sang nền
kinh tế công nghiệp - xã hội chủ nghĩa.
 Sự thay đổi này dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động, từ lao động
nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ.
 Sự thay đổi về cơ cấu lao động dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu gia đình.

b. Sự thay đổi về chính sách xã hội:

 Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách xã hội mới, trong
đó có chính sách bình đẳng giới, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính
sách giáo dục và chính sách phúc lợi xã hội.
 Những chính sách này đã góp phần thay đổi vai trò của phụ nữ trong
gia đình, từ vai trò phụ thuộc sang vai trò bình đẳng với nam giới.
 Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia
đình, tạo điều kiện cho các thành viên phát triển toàn diện.

c. Sự thay đổi về văn hóa xã hội:

 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã góp phần
thay đổi lối sống và nếp nghĩ của người Việt Nam.

o Dẫn đến sự thay đổi về các giá trị gia đình, từ các giá trị truyền
thống sang các giá trị hiện đại.

 Dẫn đến sự thay đổi về chức năng của gia đình, từ chức
năng truyền thống sang chức năng hiện đại.

1
Phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình…

1
2. Các khía cạnh bị tác động:
i. Quy mô:

Là sự chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp
hiện đại. Cấu trúc gia đình truyền thống đang trải qua sự phân cấp và thay
đổi. Gia đình đơn, còn được gọi là gia đình hạt nhân 2, đang trở nên phổ biến
hơn, không chỉ ở các đô thị mà cả ở nông thôn, thay thế cho mô hình gia đình
mở rộng từng định hình trước đây.

a. Điểm khác biệt giữa xưa và nay:

Xưa Nay
Có nhiều thành viên ( ≥5 người ) Số thành viên vừa đủ ( 2-4 người)
Nhiều thế hệ số chung 1 nhà ( ông Gồm 2 thế hệ ( cha mẹ và con cái)
bà, cha mẹ, con cái,….)

Số lượng con trong gia đình cũng ít hơn so với trước, đặc biệt, có sự gia tăng
của các gia đình đơn thân. Tuy nhiên, mô hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ
vẫn phổ biến nhất.

b. Điểm tích cực:

Sự tôn trọng đối xử nam nữ và sự quyền riêng tư của con người đã được đặt
lên hàng đầu, tránh được các mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình. Biến đổi
này cho thấy gia đình đang thực hiện một vai trò tích cực, thay đổi chính bản
thân gia đình và cả hệ thống xã hội, khiến cho xã hội trở nên linh hoạt và phù
hợp hơn với thời đại mới.

c. Điểm tiêu cực:

 Tạo ra khoảng cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, gây
khó khăn trong việc duy trì tình cảm và giá trị văn hóa truyền thống của
gia đình.

 Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người đều bị cuốn theo công việc
riêng của mình để kiếm thêm thu nhập, dẫn đến việc dành ít thời gian
cho gia đình.

2
Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con
2
 Con người dường như bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc và vị thế xã
hội, làm mất đi tình cảm gia đình.

 Các thành viên ít quan tâm và giao tiếp với nhau hơn, làm cho mối
quan hệ gia đình trở nên xa cách và lỏng lẻo.

ii. Chức năng:


a. Chức năng duy trì nòi giống:

Trong thời đại y học hiện đại, việc sinh con trong gia đình không còn là sự tự
nhiên mà gia đình thực hiện một cách tự ý và có kiểm soát đối với số lượng
con và thời điểm sinh con. Việc sinh con cũng bị điều chỉnh bởi chính sách xã
hội của Nhà nước, dựa trên tình hình dân số và nhu cầu về lực lượng lao động
của xã hội.3

 Điểm khác biệt giữa xưa và nay:

Xưa Nay
Có càng nhiều con càng tốt số con mong muốn giảm
nhất thiết phải có con trai nối dõi nhu cầu nhất thiết phải có con trai
giảm

Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp,
trong gia đình Việt Nam truyền thống. Trong gia đình hiện đại, sự bền vững
của hôn nhân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm và kinh tế,
không chỉ là các yếu tố có con hay không, có con trai hay không như trong gia
đình truyền thống.

 Điểm tích cực:

 Tạo ra sự ổn định và an ninh cho gia đình.


 Giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn.
 Tạo điều kiện cho sự phát triển và thành công của con cái.
 Tạo ra môi trường hạnh phúc và yên bình cho mỗi thành viên trong gia
đình.
3
Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà nước đã tuyên truyền, lan truyền và áp dụng rộng rãi
các phương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh thai và kiểm soát dân số thông qua Cuộc vận động
sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Đầu thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI, dân số Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn tăng trưởng đến giai đoạn gia hóa.
3
 Điểm tiêu cực:

 Áp lực và căng thẳng trong việc duy trì kế hoạch hóa gia đình.
 Rủi ro xảy ra xung đột và mất mát trong gia đình.
 Ảnh hưởng đến quyền tự do và sự tự chủ của các thành viên gia đình.

b. Chức năng kinh tế:

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập của gia đình tăng lên
làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội. Do
kinh tế hộ gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là
chính nên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản
xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường
hiện đại.

Xét về tổng quan, kinh tế gia đình đã trải qua hai bước chuyển đổi quan trọng:

 Đầu tiên, từ kinh tế tự cấp tự túc trở thành kinh tế hàng hoá. (từ việc gia
đình sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của gia đình, trở thành đơn vị sản
xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hoặc của xã hội).

 Thứ hai, từ đơn vị kinh tế với đặc điểm sản xuất hàng hoá để đáp ứng
nhu cầu của thị trường quốc gia, trở thành tổ chức kinh tế của nền kinh
tế thị trường hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.

 Thách thức:

Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một phần quan trọng trong nền
kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh
sản phẩm hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia
đình đang phải đối mặt với nhiều khó khăn:

Do kinh tế hộ gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là
chính nên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản
xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường
hiện đại.4

4
 Sự phát triển của kinh tế hàng hoá và nguồn thu nhập bằng tiền
của gia đình đang tăng lên, khiến gia đình trở thành "người tiêu
dùng" quan trọng của xã hội. Các gia đình Việt Nam đang tiến tới
"tiêu dùng sản phẩm do người khác sản xuất", nghĩa là sử dụng
hàng hoá và dịch vụ xã hội.

c. Chức năng giáo dục:

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là nền tảng của giáo
dục xã hội, nhưng ngày nay, giáo dục xã hội áp đảo giáo dục gia đình và đặt
ra mục tiêu và yêu cầu giáo dục gia đình.

Điểm tương đồng giữa giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục xã hội
mới là cả hai tiếp tục nhấn mạnh sự hy sinh của cá nhân cho cộng đồng.

Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo hướng gia đình đầu tư tài chính cho
giáo dục con cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ tập
trung vào giáo dục đạo đức, cách ứng xử trong gia đình, dòng họ và làng xã,
mà còn hướng tới giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ cho
con cái để hòa nhập với thế giới.

 Thách thức:

Sự kỳ vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội
trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em của họ đã giảm đi rất
nhiều so với trước đây:

 Sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà
trường, của đạo đức xã hội.

 Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại
dâm… cũng cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của
một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.5

 Mâu thuẫn này là một thực tế chưa có lời giải quyết hiệu quả ở
Việt Nam hiện nay. Các tác động này làm giảm đáng kể vai trò của
gia đình trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa, giáo dục trẻ em
ở nước ta trong thời gian qua.
5
Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
5
iii. Quan hệ gia đình:

a. Sự Thay Đổi trong Quan Hệ Hôn Nhân và Quan Hệ Vợ Chồng:

Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, toàn cầu
hóa…khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng
- gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục
trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Xuất hiện
nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già cô đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo
hành trong gia đình, xâm hại tình dục…

 Giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia đình truyền
thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn
thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh con ngoài giá thú…

Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định,
di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều
người trong xã hội. Xuất hiện những hiện tượng mới mà trước đây chưa có
hoặc ít có: bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, sống thử,… Chúng đã
làm rạn nứt, phá hoại sự bền vững của gia đình, làm cho gia đình trở nên
mong manh, dễ tan vỡ hơn.

Bên cạnh đó, các tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ
qua biên giới…cũng đang làm đe doạ, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình.

Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền
lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là người chủ sở
hữu tài sản của gia đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia
đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con. Trong gia đình Việt Nam hiện nay,
không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình.

Ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia đình ra thì còn có ít
nhất hai mô hình khác cùng tồn tại: Mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ
gia đình, mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. (Người chủ gia đình
được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt
trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng).6

b. Sự Thay Đổi trong Quan Hệ Giữa Các Thế Hệ, Giá Trị và
Chuẩn Mực Văn Hóa của Gia Đình
6
Lê Ngọc Văn (2012), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như
giá trị và chuẩn mực văn hóa của gia đình không ngừng biến đổi. Trong gia
đình truyền thống, việc giáo dục trẻ em thường dựa vào sự hướng dẫn thường
xuyên từ ông bà, cha mẹ ngay từ khi trẻ con còn nhỏ.Ngày nay, việc giáo dục
trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường, thiếu sự dạy dỗ thường xuyên của
ông bà cha mẹ như trong gia đình truyền thống.

Khi quy mô gia đình bị biến đổi, người cao tuổi đối mặt với vấn sự cô đơn,
thiếu thốn tình cảm. Mâu thuẫn giữa các thế hệ do sự khác biệt về tuổi tác,
quan điểm, quan niệm sống.

Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo thủ, áp
đặt nhận thức của mình đối với người trẻ. Còn người trẻ, thường hướng tới
các giá trị hiện đại, có xu hướng phủ nhận các giá trị truyền thống.

Giá trị truyền thống gia đình bị coi nhẹ (chung thuỷ, cung kính, khiêm
nhường..); gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh
con ngoài giá thú, tảo hôn.

c. Xây Dựng và Phát Triển Gia Đình Việt Nam Hiện Nay:

Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ, là một danh hiệu hoặc chỉ
tiêu mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn. Gia đình này có ý nghĩa là gia
đình ấm áp, hòa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc; thực hiện tốt nhiệm
vụ công dân; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết và hỗ trợ trong cộng
đồng.7

7
Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em (2002), Tài liệu nâng cao kiến thức dân số, tập 2
7

You might also like