You are on page 1of 14

Mục Lục

I. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội......2

- Biến đổi quy mô, kết cấu gia đình:......................................................................2

- Biến đổi các chức năng của gia đình:..................................................................3

 Tái sản xuất ra con người:................................................................................3

 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:..........................................................4

 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:.............................5

 Chức năng giáo dục:.........................................................................................7

- Sự biến đổi quan hệ cơ bản của gia đình:............................................................8

 Quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng:..............................................................8

 Quan hệ giữa các thế hệ:................................................................................10

II. Phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên CNXH........................................................................................................11

III. Nguồn trích dẫn.................................................................................................14


I. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Biến đổi quy mô, kết cấu gia đình:

Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong
bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp
hiện đại. Trong quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống
và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu. Gia đình đơn hay còn gọi là
gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn -
thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước đây, số
thành viên trong gia đình trở nên ít đi, không còn tồn tại đến 3-4 thế hệ cùng
chung sống dưới một mái nhà nữa. Hiện nay, gia đình Việt Nam hiện đại
phổ biến chỉ còn hai thế hệ sống chung là cha mẹ - con cái và số lượng con
trong gia đình cũng đã ít hơn. Không những vậy còn có cả những gia đình
đơn thân nhưng phổ biến nhất vẫn là loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ.
Để đáp ứng nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra, sự đề cao về bình
đẳng giới và của sống riêng tư của con người cũng được tôn trọng hơn, tránh
sự mâu thuẫn trong đời sống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó
đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là
thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn
với tình hình mới, thời đại mới.
Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng đi kèm với những điều tiêu cực khác
như nó đã vô tình tạo ra một bức tường ngăn cách giữa các thành viên trong
gia đình, khiến cho mội cá nhân khó có thể bộc bạch cảm xúc. Vậy nên, tình
cảm gia đình giữa các thế hệ cũng dần mờ nhạt hơn so với trước kia. Từng
ngày xã hội càng từng bước phát triển và con người ai cũng đều cuốn theo
“dòng xoáy của đồng tiền”, cha mẹ có áp lực về cơm, áo, gạo, tiền, con cái
cũng có những áp lực về việc học trên trường lớp cũng như điểm số không
được như ý phụ huynh. Đáng tiếc do những rào cản này nên thời gian dành
cho gia đình của họ đã ít đi, các thành viên ít giao tiếp, trò chuyện với nhau
khiến cho mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, không còn được chú trọng
nhiều hơn bằng những mối quan hệ xã hội. Cha mẹ ít có thời gian tâm sự
cùng con cái và con cái cũng chính vì vậy mà coi nhẹ tình cảm gia đình hơn.
Khi còn nhỏ, gia đình, cha mẹ luôn là tất cả với con cái. Vậy nên sự thiếu
quan tâm từ cha mẹ đã vô hình tạo nên sự ích kỷ, sự thờ ơ với gia đình của
con cái. Đây là một thực tế đáng buồn và đáng để suy nghĩ hiện nay.
- Biến đổi các chức năng của gia đình:
 Tái sản xuất ra con người:
Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia
đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và
thời điểm sinh con. Hơn nữa, việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính
sách xã hội của Nhà nước, tùy theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao
động của xã hội. Ở nước ta, từ những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà
nước đã tuyên truyền, phổ biến và áp dụng rộng rãi các phương tiện và biện
pháp kỹ thuật tránh thai và tiến hành kiểm soát dân số thông qua Cuộc vận
động sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1
đến 2 con. Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, dân số Việt Nam đang chuyển
sang giai đoạn già hóa. Để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền
vững của xã hội, thông điệp mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ
chồng nên sinh đủ hai con. Tuy vậy, thực trạng những năm gần đây số người
bình quân hộ gia đình liên tục giảm.

Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tính đến thời điểm 0 giờ ngày
01/4/2019 số người bình quân trong hộ gia đình liên tục giảm, TĐTDS 1979
là 5,22 người/hộ; 1989 là 4,84 người/hộ; 1999 là 4,6 người hộ; 2009 là 3,8
người/hộ; TĐTDS năm 2019 có tổng số 26,870 triệu hộ, bình quân mỗi hộ
có 3,5 người/hộ, thấp hơn 0,3 người/hộ so với năm 2009. Điều này cho thấy
xu thế quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn định ở nước ta và tuy
quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn định nhưng vẫn tiếp tục giảm.
(TĐTDS: Tổng điều tra dân số)

Trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nông
nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiện
trên ba phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải
có con trai nối dõi thì ngày nay đã có những thay đổi nhất định trong điều
này. Điều này thể hiện ở mức giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con cũng
như việc không cần nhất thiết phải có con trai nối dõi. Trong gia đình hiện
đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý,
tình cảm, kinh tế, chứ không phải quá phụ thuộc vào việc con cái như những
gia đình truyền thống ngày xưa. Tuy xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại những
quan niệm về con cái “cổ hủ” như những gia đình truyền thống nhưng con
số là rất ít và cũng đã thay đổi rất nhiều.

Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa: tổng
tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09
con/phụ nữ vào năm 2019. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức
thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ
biến. Tuy nhiên, Hiện nay, mức sinh của khu vực nông thôn cao hơn của
khu vực thành thị và cao hơn mức sinh thay thế, TFR tương ứng là 2,26
con/phụ nữ và 1,83 con/phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước, với TFR mỗi vùng là
2,43 con/phụ nữ.  Trong vòng 10 năm qua, toàn quốc có 29 tỉnh ghi nhận
mức sinh giảm và 33 tỉnh ghi nhận mức sinh tăng, Sóc Trăng là địa phương
duy nhất có mức sinh không thay đổi (An Nhiên 2021).

 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:

Kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang tính bước ngoặt: Từ kinh tế tự
cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa; Từ đơn vị kinh tế sản xuất hàng hóa đáp
ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành nền kinh tế thị trường hiện đại
đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập
của gia đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan
trọng của xã hội. Các gia đình Việt Nam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm
do người khác làm ra”, tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội. Do kinh
tế hộ gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính
nên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất
kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện
đại.

Theo tổng cục thống kê, năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là
2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Các hộ gia đình thành
thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng trong
khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực
là 1,6 lần. Chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu
người của hộ gia đình; năm 2020 là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 93% trong
tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người
một tháng xấp xỉ 1,35 triệu đồng. Do đó, ta thấy được mặc dù trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra, chi tiêu do hộ gia đình vẫn đóng góp
lớn vào nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.

 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:

Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự
ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng;
cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó còn
bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ
và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của
mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.

Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang
tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế
sang chủ yếu là đơn vị tình cảm. Việc thực hiện chức năng này là một yếu tố
rất quan trọng tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc
gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, nhưng
hiện nay, các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc
biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình chỉ có một con tăng lên
thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng sẽ
kém phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị em trong cuộc sống gia
đình.
Tác động của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa
giàu nghèo sâu sắc, làm cho một số hộ gia đình có cơ may mở rộng sản
xuất, tích lũy tài sản, đất đai, tư liệu sản xuất thì trở nên giàu có, trong khi
đại bộ phận các gia đình trở thành lao động làm thuê do không có cơ hội
phát triển sản xuất, mất đất đai và các tư liệu sản xuất khác, không có khả
năng tích lũy tài sản, mở rộng sản xuất. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
các hô nghèo, khắc phục khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày
càng gia tăng.
Vấn đề đặt ra là: Thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo
dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi
dưỡng, chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên; cần có những giải pháp,
biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tình dục, giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản cho các thành viên sẽ là chủ gia đình tương lai. Các hộ gia đình
hiện đại đã có những cách dạy, cách giáo dục giới tính mới và sớm hơn cho
con vì hiện tại các con đã có thể tiếp cận với “internet” cũng như mạng xã
hội từ rất sớm. Vậy nên, ta cũng có thể nhận ra rằng càng hiện đại hơn thì
con cái sẽ càng nhạy cảm hơn với môi trường, tình cảm mà mình tiếp nhận
hằng ngày. Nên việc giáo dục cho con từ nhỏ là vô cùng quan trọng. Nhưng
cũng vẫn còn những gia đình theo lối suy nghĩ truyền thống rằng con trai
làm chủ gia đình và dạy con trai yêu lấy mình trước khi yêu lấy vợ, dạy con
gái nghe lời nhà chồng trước khi yêu lấy bản thân mình. Điều này cũng gây
nên những vụ bạo lực gia đình hay khiến những gia đình tan vỡ, ảnh hưởng
vô cùng lớn đến tâm lý của con cái. Vậy nên, những phương pháp giáo dục
mới sẽ có tác động vô cùng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ nhỏ,
giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa nhu cầu tự do, tiến bộ của người phụ
nữ hiện đại với trách nhiệm làm dâu theo quan niệm truyền thống, mâu
thuẫn về lợi ích giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái. Nó đòi hỏi phải
hình thành những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa các thành
viên trong gia đình cũng như lợi ích giữa gia đình và xã hội.
Ví dụ như câu chuyện nổi tiếng về việc vợ của NSƯT Xuân Bắc đã mang
vấn đề nhạy cảm của con trai lên mạng xã hội và cảnh báo về những mối
nguy hiểm của mạng xã hội, về những hội, nhóm mang tính “lệch lạc”.
Nhưng điều đó liệu có phải là một cách đúng khi dạy bảo con trai của mình
không? Câu chuyện đã đem lại hàng ngàn ý kiến trái chiều về việc dạy con
sao cho đúng, cũng mang lại hàng ngàn sự quan tâm và lo lắng cho bạn Bi
Béo nếu như cậu bị ảnh hưởng tâm lý ở tuổi dậy thì. Có thể câu chuyện đã
qua, nhưng đây chính là 1 minh chứng, 1 bài học để giúp các bố mẹ có thể
tìm ra cách giáo dục con phù hợp với thời đại.

 Chức năng giáo dục:

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo
dục xã hội thì ngày nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và
đưa ra những mục tiêu, những yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia
đình. Điểm tương đồng giữa giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục của
xã hội mới là tiếp tục nhấn mạnh sự hy sinh của cá nhân cho cộng đồng.
Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của
gia đình cho giáo dục con cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình hiện nay
không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng
xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để
con cái hòa nhập với thế giới.
Qua kết quả khảo sát mức sống dân cư 2020 cho thấy đầu tư cho giáo dục
ngày càng được chú trọng hơn qua các năm. Năm 2020, trung bình các hộ
dân cư phải chi hơn 7,0 triệu đồng cho một thành viên đang đi học, tăng
khoảng 7,0% so với năm 2018. Ở thành thị, các hộ chi 10,7 triệu đồng cho
một thành viên đi học, gấp 2,1 lần so với mức chi ở nông thôn; nhóm hộ có
mức thu nhập cao nhất chi hơn 15,4 triệu đồng/người/12 tháng, tăng 4,7%
so với năm 2018 và gấp 6,2 lần so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất
(2,5 triệu đồng/người/12 tháng).

Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển
kinh tế hiện nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng
giảm. Nhưng sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong
nhà trường, làm cho sự kỳ vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ
thống giáo dục xã hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em
của họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Tuy rằng, phụ huynh cũng có
trách nhiệm nhưng nhà trường cũng có phần trách nhiệm vô cùng lớn trong
việc này. Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy,
mại dâm… cũng cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của
một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Sự biến đổi quan hệ cơ bản của gia đình:


 Quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng:
Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, toàn cầu
hóa…khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ
chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ
tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Tỉ lệ
ly hôn ở Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng cao. Theo kết quả của một
cuộc khảo sát, số vụ ly hôn một năm ở nước ta lên tới 60.000 vụ. Như vậy,
trung bình cứ 1000 dân sẽ có 1 vụ ly hôn. Đáng lo ngại hơn nữa là cứ 4 cặp
vợ chồng đăng ký kết hôn thì có 1 đôi ly hôn sau đó. 25% là một tỉ lệ khá
cao so với con số trung bình. Xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình,
người già cô đơn, trẻ em ích kỷ, bảo hành gia đình, xâm hại tình dục, … Từ
đó, dẫn tới hệ lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia
đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình
đơn thân, độc thân, … Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc
căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở
nên khó khăn với nhiều người trong xã hội.

Theo đó, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa có nghiên cứu và đưa ra: tỉ lệ ly hôn ở
Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31%-40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có
một cặp ly hôn.

- Theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở
TP.HCM, số người đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn.
- Theo số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2007, toàn tỉnh đã thụ lý chỉ
1.275 vụ ly hôn nhưng đến năm 2017 tăng lên 4.737 vụ. Trong đó, 

+ 174 vụ đánh đập ngược đãi;

+ 117 nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc;

+ 468 mâu thuẫn về kinh tế;

+ 1818 vụ các nguyên nhân khác


Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền
lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Nhưng ở hiện tại, ngoài đàn
ông làm chủ gia đình thì còn có người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình
và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Trong kinh tế, nam giới
được coi là trụ cột trong gia đình. Quan niệm về vai trò trụ cột kinh tế trong
gia đình là người chồng cao gấp khoảng 10 lần quan niệm trụ cột nên là
người vợ, cho thấy kỳ vọng xã hội đặt gánh nặng và trách nhiệm kinh tế lên
người chồng cao hơn nhiều lần so với người vợ và sự dai dẳng của quan
niệm truyền thống về phân công lao động theo giới. Tuy nhiên hiện nay, đa
số các gia đình cho rằng điều kiện kinh tế quyết định hạnh phúc gia đình
(gần 60%). Một quan niệm mang tính ngược lại với vai trò giới truyền
thống, như chồng chỉ ở nhà làm nội trợ chỉ có khoảng gần ¼ số người ủng
hộ. Tuy nhiên, hiện nay lao động nữ chiếm 47,3%; nam chiếm 52,7% tổng
số lao động có việc làm năm 2019. Tỷ số việc làm trên dân số năm 2019 là
80,3% với nam giới và 70,3% với nữ giới, thành thị thấp hơn so với nông
thôn (67,7% so với 79,5%) (Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà
ở Trung ương, 2019). Tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động cao, chỉ thấp hơn một
chút so với nam giới. Thực tế cho thấy, người vợ có đóng góp quan trọng
vào kinh tế gia đình (Bảng 5).
Bảng 5. Quan niệm và thực tế về người trụ cột kinh tế trong gia đình (%)
Tiêu chí Người chồng Người kiếm
Người vợ Cả hai Người khác
được tiền
Quan niệm 44,4 4,6 40,5 6,9 3,6
về người là
trụ cột kinh
tế trong gia
đình
Thực tế
người có thu
nhập cao 34,7 15,5 20,2 n/a 29,6
nhất trong
gia đình
Nguồn: Trần Thị Minh Thi, 2021a.

 Quan hệ giữa các thế hệ:

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như
các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến
đổi. Trong gia đình truyền thống, trẻ em luôn luôn được gần gũi, dạy bảo
bởi ông bà, cha mẹ nên những nhu cầm tâm lý, tình cảm luôn được đáp ứng
và không bị thiếu
thốn. Ngược lại, trong gia đình hiện đại thì từ nhỏ, trẻ em đã được gửi gắm
cho nhà trường nên sự thiếu thốn về mặt tình cảm xảy ra: người gia cô đơn,
trẻ em thiếu tình cảm gia đình. Ngày xưa trong gia đình truyền thống, trẻ em
luôn được dạy bảo từ cha mẹ và ông bà nên các bậc sinh thành luôn có thể
kiểm soát hành động, hành vi của con vì con cái sẽ gần gũi và tâm sự nhiều
hơn. Còn so với ngày nay, nguyên nhân cũng là do sự thiếu hụt về tình cảm,
tâm lý nên trẻ em đã ít tâm sự, chia sẻ hơn cùng gia đình, gây ra nhiều
trường hợp trẻ em mắc bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ, … Theo nghiên
cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em
đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm
thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề
về sức khỏe tâm lý, tâm thần.

Cùng với đó là sự hội nhập, du nhập từ các nền văn hóa khác nhau ở phương
Tây nên trẻ em luôn muốn tự do, muốn Tây hóa, sống thoáng hơn và cũng
từ đó tạo nên tính cách ích kỷ hơn, luôn cho những suy nghĩ, cách làm của
mình là đúng. Điển hình như việc các bạn trẻ ngày càng cởi mở hơn với
những vấn đề như sống thử, ngoại tình, sử dụng các chất kích thích và coi
điều này là bình thường. Ta đã có thể thấy rõ được những vết nứt, những lỗ
hổng trong gia đình Việt Nam hiện đại ngày nay, sự bền vững của gia đình
đã trở nên mong manh, dễ tan vỡ hơn.

Từ đây, quan hệ gia đình đã thể hiện rõ nét hơn sự cách biệt về tuổi tác, thế
hệ do sự khác biệt về cách suy nghĩ về giá trị của gia đình và đời sống tình
cảm. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn xảy ra trong gia đình vì hai thế hệ
trái ngược quan điểm gây ra bất đồng.
Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa
kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự
vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục
tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của
mỗi người. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi ngày diễn ra đều là một
“cuộc chiến”, mỗi người khi thức dậy vào sáng sớm đều phải gồng mình với
những áp lực đè nặng trên vai. Mỗi thế hệ trong chúng ta đều có một gánh
nặng riêng, cha mẹ có những áp lực về “cơm áo gạo tiền”, con cái có áp lực
ở trường lớp, bạn bè, những mối quan hệ xã hội. Điều quan trọng nhất ở đây
là mỗi người trong chúng ta nên thấu hiểu cho nhau, tâm sự và chia sẻ cho
nhau những việc dù cho có là nhỏ nhặt hằng ngày để nhà, gia đình không
còn là nơi áp lực, là nơi để ta xả stress. Hãy biến nhà là nơi để về, gia đình
là nơi ta có thể tựa vào dù cho có khó khăn gì đi nữa!

II. Phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải thực hiện xây dựng gia đình
mới, hướng tới hình thành con người mới Việt Nam với những đức tính cao
đẹp, đồng thời xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm
nhìn 2030, mục tiêu chung trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
là xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi
người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, cần chú ý
một số định hướng sau:
1. Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ
chức đoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và
tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam
hiện nay, coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành
công sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung,mục tiêu của công tác xây
dựng và phát triển gia đình vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình
kế hoạch công tác hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.
2. Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh
tế gia đình.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội để góp phần củng
cố, ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát
triển kinh tế gia đình cho các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh bệnh binh,
gia đìnhcác dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa vùng
khó khăn.
- Có chính sách kịp thời hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh
các sản phẩm mới, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chổ, hỗ trợ gia đình tham
gia sản xuất phục vụ xuất khẩu.
- Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ngắn
hạn và dài hạn nhằm xoá đói giảm nghẻo, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng
phát triển kinh tế, đẩy mạnh loại hình kinh tế trang trại, vươn lên làm giàu chính
đáng.
3. Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu
những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện
nay.
Gia đình truyền thống được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc. Bước vào
thời kỳ mới gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy, Nhà
nước cũng như các cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần phải xác định,
duy trì những nét đẹp có ích; đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc
phục những hủ tục của gia đình cũ. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay là
xây dựng mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng và phát triển gia
đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên
tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã
hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế
bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
4. Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình
văn hóa.
- Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu
mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến. Đó là, gia đình ấm no, hoà
thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực
hiện kế hoạch hoá gia đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư. Phong
trào xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự tác động đến nền tảng gia đình với
những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia
đình Việt Nam.
- Chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng được nâng cao. Do vậy, để phát triển
gia đình Việt Nam hiện nay cần tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng xây dựng các
mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình
trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia
đình.
III. Nguồn trích dẫn
https://www.vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Nhung-gia-tri-
co-ban-cua-gia-dinh-Viet-Nam-duong-dai-va-mot-so-van-de-dang-dat-ra-168
https://dhlaw.com.vn/thuc-trang-ly-hon-o-viet-nam-hien-nay/

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/chi-tieu-cho-giao-
duc-dao-tao-cua-cac-ho-gia-dinh-o-viet-nam-nhung-nam-gan-day/
https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/
7ng11fEWgASC/content/nhin-tu-cuoc-tong-ieu-tra-dan-so-va-nha-o-2019-co-hoi-
va-thach-thuc-tu-xu-huongbien-oi-ho-gia-inh-viet-nam

https://suckhoedoisong.vn/muc-sinh-cua-viet-nam-giam-gan-mot-nua-sau-30-nam-
169211129160315522.htm#:~:text=Trong%20v%C3%B2ng%2030%20n
%C4%83m%20qua,con%20v%E1%BA%ABn%20l%C3%A0%20ph%E1%BB
%95%20bi%E1%BA%BFn.

http://sokhdt.baria-vungtau.gov.vn/kinh-te-xa-hoi/-/view_content/content/
1236374/ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2020#:~:text=N%C4%83m
%202020%20chi%20ti%C3%AAu%20b%C3%ACnh,v%E1%BB%B1c%20l
%C3%A0%201%2C6%20l%E1%BA%A7n.

You might also like