You are on page 1of 2

I Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình

Sự biến đổi về quy mô, kết câú gia đình


Gia đình Việt Nam đang ở bước quá độ , khi xã hội chuyển từ nông
nghiệp cổ truyền sang công nghiệp hiện đại; do đó, cấu trúc gia đình
truyền thống ( đa thế hệ ) dần tan rã, từng bước được thay thế bằng cấu
trúc gia đình hạt nhân ( hai thế hệ )
Như vậy, sự giải thể hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều
tất yếu.Quy mô gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so
với trước kia,số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình
truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới
một mái nhà ( VD như : tứ đại đồng đường , ngũ đại đồng đường” thì
hiện nay, quy mô gia đình ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt
Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con
trong gia đình cũng không nhiều như trước,mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2
con, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại
gia đình hạt nhân quy mô nhỏ.
Mỗi thành viên trong gia đình đều muốn được có khoảng không gian
riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận tâm đến sự
nhận xét của người khác. Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến
tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó
sẽ nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc
duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính
riêng, năng lực của con người không có cơ hội hát triển, xảy ra nhiều
mâu thuẩn do khoảng cách thế hệ, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân
tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa. Quy mô
gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và
điều kiện thời đại mới đặt ra: Sự bình đẳng nam- nữ được đề cao hơn,
cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những
mâu thuẫn trong đời sống gia đình truyền thống. Ví dụ: trước đây gia
đình thời phong kiến chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đạo hiếu là hạt nhân
trong mối quan hệ bố mẹ – con cái, hay tam tòng là bổn phận của người
phụ nữ trong gia đình. Theo đó, sự áp đặt của quyền uy cha mẹ đối với
con cái trong hôn nhân được thể hiện qua câu: “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy”. Ngày nay, quyền bình đẳng giữa các cá nhân trong gia đình tăng
lên, tính dân chủ trong gia đình cũng cao hơn. Sự áp đặt đến từ một phía
như chồng – đối với vợ, hay cha mẹ – đối với con cái ngày càng giảm
bớt.Sự biến đổi của quy mô gia đình cho thấy chính nó đang làm chức
năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và đây là thay đổi hệ
thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình
hình mới, thời đại mới.
Bên cạnh đó, sự biến đổi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực: tạo ra sự
ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn,
trở ngại trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền
thống của gia đình vì mỗi thành viên trong gia đình đều bị cuốn vào vòng
xoáy công việc, đồng tiền mà quên đi mất giá trị của gia đình

You might also like