You are on page 1of 5

2.1.

Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội: (PHẦN YẾU TỐ NGẮN THÔI TẦM 10-20 DÒNG THÔI)

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng có đóng góp một phần lớn trong sự phát
triển của xã hội và gia đình trong thời kì quá độ, toàn cầu hóa giúp văn hóa lưu truyền
của các gia đình được hội nhập với văn hóa của nước khác. Nhưng dù vậy, toàn cầu hóa
văn hóa có thể là tiêu cực, hạn chế, không phù hợp với văn hóa nước ta (văn hóa gia đình
phương Tây không phù hợp với văn hóa gia đình ở nước ta, và ngược lại). Và cũng vì thế
mà tạo nên sự giống và khác biệt giữa gia đình Việt Nam – gia đình nước ngoài:

Khác nhau:

Giống nhau: (PHẦN GIỐNG KHÁC NÀY CÓ NG LÀM RỒI NHA)

Theo pháp luật nhà nước, gia đình là một phần của xã hội. Là những trụ cột xây dựng lên
xã hội và giữ gìn văn hóa, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Gia đình cần phải được
bảo vệ và cũng như cần phải tuân thủ pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước
nhằm xây dựng một gia đình lành mạnh của Chủ Nghĩa Xã Hội.v

2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay (PHẦN BIẾN ĐỔI VỚI PHƯƠNG
HƯỚNG NÊN LÀ CHỦ YẾU NHƯNG THÂU LẠI CÒN 2-3 TRANG THÔI DO
MÌNH KH ĐỦ CHỖ)

Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi. Sựbiếnđổiđó là do
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong. Cóthểthấy rõ ràng nhất là sự
thay đổi về cơ cấu gia đình, trong đó bao gồmquymôgiađình và các quan hệ xã hội trong
và ngoài gia đình. 

2.1. Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình 

Ngày nay, gia đình Việt Nam được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã
hội nông nghiệp có truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại.Gia đình đơn hay còn gọi là
gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến cả thành thị và nông thôn - thay hế cho kiểu
gia đình truyền thống giữ vai trò chủ đạo trước đây. Quy mô gia đình Việt Nam hiện nay
có xu hướng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới. Công tác kế
hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch được thực hiện trong nhiều năm cũng làm biến
đổi mạnh mẽ quy mô, cơ cấu và chức năng của gia đình. Chỉ trong vòng 40 năm quy mô
gia đình đã giảm từ 5.22 người/hộ năm 1979 xuống còn 4 người năm 2018. Gia đình Việt
Nam Hiện Nay có thể coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển mình từ xã hội nông
nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. 

2.2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình. 

2.2.1 Chức năng tái sản xuất con người 

Trong gia đình hiện đại, sự sinh đẻ con cái bị ảnh hưởng bởi khoa học hiện đại và chính
sách nhà nước. Ở Những nước phát triển, có nền kinh tế tăng trưởng cao, Nhà nước ban
hành chính sách khuyến khích sinh nở, trợ cấp cho trẻ đến đủ 18 tuổi. Việt Nam là một
điển hình cho những nước đang phát triển, Nhà nước ta thực hiện kế hoạch hóa gia đình:
‘’Mỗi gia đình nên có từ một đến hai con’’. Đảm bảo cho mọi người đều có cuộc sống
đầy đủ, ấm no. Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố như: sự sẻ chia, tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không phải duy nhất là chức
năng sinh đẻ, vợ chồng phải có con để duy trì nòi giống gia đình, dòng họ.

2.2.2. Chức năng giáo dục (xã hội hóa) 

Ở các gia đình truyền thống dường như đã thấm nhuần những tư tưởng Nho giáo, thông
qua việc giáo dục con cái theo những phong tục, lễ nghi. Ngày nay, việc giáo dục lại càng
được coi trọng hơn. Các bậc phụ huynh quan tâm, chú đến việc học hành của con cái
trong trường như thế nào. Cả bé trai và bé gái đều được đi học và cùng một chế độ giáo
dục, không phân biệt nam đi học nữ ở nhà như ngày xưa. 

2.2.3. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng 


Hiện nay, kinh tế gia đình đã có những bước chuyển mang tính bước ngoặt: Một là, từ
kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa. Hai là, từ đơn vị kinh tế, sản xuất hàng hóa
đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia, thành tổ chức kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị
trường toàn cầu. Với gia đình truyền thống của Việt Nam ngày xưa thường theo quan
niệm “đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm” người phụ nữ chỉ được ở nhà nội trợ bếp núc
không được đi kiếm tiền. Nhưng theo thời gian mọi thứ đang dần được thay đổi ngày nay
người phụ nữ cũng có quyền quyết định thu nhập và chi tiêu trong gia đình. Sự phát triển
của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên làm gia đình trở
thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội. 

2.2.4. Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinhlý, duy trì tình cảm 

Hiện nay, trong gia đình Việt Nam, việc thực hiện nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình
cảm một yếu tố rất quan trọng tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh
phúc gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện
nay, các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhà nước cần có
những giải pháp củng cố chức năng xã hội hóa của gia đình, xây dựng những chuẩn
mực và mô hình mới giáo dục gia đình, xây dựng nội dung và phương pháp mới giáo
dục gia đình. 

2.3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình. 

2.3.1. Quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng 

Quan hệ hôn nhân ngày nay là chế độ hôn nhân tiến bộ. Hôn nhân tự nguyện không
có sự ép buộc cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đấy. Hôn nhân được phát triển dựa vào tình
yêu đôi lứa, được đảm bảo về mặt pháp lý, hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng. Trong gia đình truyền thống ngày xưa, người chồng là trụ cột, người vợ chỉ có việc
sinh đẻ, làm việc nhà. Ngày nay trụ cột chính trong gia đình có thể là chồng, hoặc cũng
có thể là vợ hoặc có thể là cả hai người đều có vị trí ngang bằng nhau. Điều đó phụ thuộc
vào sự lựa chọn của mỗi gia đình. Nhiều phụ nữ có sự nghiệp riêng, công việc riêng chứ
không nhất định là làm nội trợ ở nhà như trước. Việc sinh con trai không còn là gánh
nặng của người vợ. Mối quan hệ giữa vợ chồng trong xã hội hiện nay có bước tiến rõ
ràng về bình đẳng.

2.3.2. Quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình 

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá
trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi. Sự khác nhau giữa hai
kiểu gia đình truyền thống và hiện đại là sự dạy bảo thường xuyên của cha mẹ, ông bà
đối với trẻ con. Những đứa trẻ thuộc gia đình hiện đại sẽ ít được dạy bảo hơn bởi cha mẹ
vì nền giáo dục phát triển. Quy mô gia đình cũng ảnh hưởng đến người cao tuổi vì thành
viên trong gia đình sẽ sống riêng, không còn thời gian chăm sóc. Các chuẩn mực chủ
yếu như trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo với
cha mẹ; con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm tới ông bà tổ tiên; anh em yêu thương
chăm sóc và đùm bọc nhau. Ngoài ra còn tiếp thu tư tưởng, tinh hoa của cả phương
Đông và phương Tây, giữ lại những giá trị truyền thống, tiếp thu những giá trị tiên tiến
của gia đình hiện đại như tôn trọng cá nhân, tôn trọng quan niệm và tự do của mỗi
người, tôn trọng lợi ích cá nhân,dân chủ trong mọi quan hệ, , không phân biệt đối xử,
phân biệt thứ bậc.

2.4. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát
triển gia đình. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể, nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của gia đình và
công tác xây dựng, phát triển gia đình ở Việt Nam.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế gia đình. Xây
dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội để góp phần củng cố, ổn định và
phát triển kinh tế gia đình. Có xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã
hội chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình có điều kiện đặc biệt
như liệt sỹ, thương binh, thuộc vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chính cho hỗ trợ các gia
đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới, sử dụng nguyên liệu tại
chỗ, phục vụ xuất khẩu. Tạo điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng đời sống của người dân.

Kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, tiếp thu những giá trị tiến bộ của
nhân loại về gia đình. Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam Hiện nay là xây dựng
mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Gia
đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ, đó là, gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ,
khoẻ mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực hiện kế hoạch hoá gia
đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư. Do vậy, để phát triển gia đình Việt
Nam Hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng xây dựng các mô hình gia đình văn
hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới, tiên
tiến.

You might also like