You are on page 1of 4

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ LÂM HOÀNG TRANG

HỌ TÊN: LÊ THỊ THANH TRÚC


MSSV:88223020200
MÃ LỚP HP: VHVL-T3.5.7-B2.408-22CPOL51002

ĐỀ BÀI:

1. Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ ? Để xây dựng chế độ hôn nhân tiến
bộ ở Việt Nam, Anh (chị) cần đề xuất những giải pháp gì ?

2. Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy
phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
CNXH? Cần phải làm gì để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến
đổi đó? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết).

BÀI TIỂU LUẬN


1. Chế độ hôn nhân tiến bộ:
1.1 Hôn nhân là gì?
-Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, kết hôn là việc nam và
nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.Hôn nhân còn là mối quan hệ gắn
liền với nhân thân của hai bên nam nữ với tư cách là vợ chồng và quan hệ vợ
chồng sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên. Hôn nhân
cũng là sự kết hợp của vợ chồng về tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp…
1.2 Chế độ hôn nhân tiến bộ là gì?
- Quyền tự do, tự nguyện trong kết hôn, tức là nam và nữ đủ điều kiện kết hôn
theo quy định được kết hôn và lập gia đình một cách tự do, tự nguyện mà không
bị ép buộc, cản trở.
- Khi đã kết hôn thì vợ chồng có quyền tự do, bình đẳng đến tất cả các vấn đề nảy
sinh trong đời sống gia đình, ví dụ như việc lựa chọn nơi cư trú, tổ chức cuộc
sống, giáo dục con cái, quản lý tài sản…
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Với mục
đích của hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững và để đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là
hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương nhau, chung thủy với nhau,
quý trọng nhau, chăm sóc giúp Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những
nguyên tắc vô cùng quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện bản chất
của chế độ hôn nhân cũng như góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp
luật về các vấn đề hôn nhân và gia đình, là căn cứ pháp lí để tòa án xử lí những
trường hợp vi phạm trên thực tế cũng như giải quyết các vụ việc ly hôn.Chế độ
hôn nhân ở Việt Nam được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc, trong đó được
liệt kê đầu tiên đó là Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng.Tuân thủ xu hướng phát triển chung, những nguyên tắc này đã được
duy trì qua bốn lần ban hành Luật hôn nhân gia đình. Phải thừa nhận rằng, chế độ
hôn nhân và gia đình đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc giữ vững ổn
định xã hội tại Việt Nam.
-Tự nguyện trong hôn nhân là sự tự nguyện, tự do và bình đẳng trong việc kết
hôn và giải quyết chấm dứt việc kết hôn: Tức là không được có bất cứ sự phân
biệt đối xử ép buộc đối với bất kỳ bên trong các vấn đề như cơ sở và các thủ tục
ly hôn, việc trông nom, chu cấp, nuôi dưỡng, thăm nom con cái…
1.3 Ý nghĩa của hôn nhân tiến bộ là gì?
-Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc vô cùng. quan
trọng, đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện bản chất của chế độ hôn nhân cũng
như góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về các vấn đề hôn nhân
và gia đình, là căn cứ pháp lí để tòa án xử lí những trường hợp vi phạm trên thực
tế cũng như giải quyết các vụ việc ly hôn.
-Chế độ hôn nhân ở Việt Nam được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc, trong
đó được liệt kê đầu tiên đó là Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng.
-Tuân thủ xu hướng phát triển chung, những nguyên tắc này đã được duy trì qua
bốn lần ban hành Luật hôn nhân gia đình. Phải thừa nhận rằng, chế độ hôn nhân
và gia đình đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc giữ vững ổn định xã hội
tại Việt Nam.
1.4 Giải pháp để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam:
-Xây dựng gia đình bình đẳng, nghĩa là quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con
cái phải mang tinh thần dân chủ, yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm
-Xây dựng gia đình ấm no là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho gia đình tồn tại, ổn
định và xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tiến bộ. Kinh tế đầy đủ là yếu tố đảm bảo
cho cuộc sống gia đình ổn định, phát triển và hạnh phúc. Sự nghèo đói là bạn
đồng hành với tình trạng bất hòa, lục đục trong gia đình. Nhà nước cần phải có
những chính sách năng động và cụ thể hướng vào việc phát triển kinh tế gia đình,
hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có khả năng tự vận động, phát triển và vươn lên như
hỗ trợ các gia đình, nhất là gia đình nghèo, về định hướng sản xuất; giúp đỡ vốn
và công nghệ; tạo việc làm ổn định cho các gia đình. Phát triển kinh tế gắn với kế
hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, bình đẳng, tiến bộ thực sự là tế bào lành
mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình
thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam. Trước hết, đòi hỏi mọi
thành viên phải được đảm bảo các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần,
được hưởng bầu không khí cởi mở, đầy tình thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ lẫn
nhau.
2. Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
CNXH:
2.1 Sự biến đổi trong thời kì quá độ:
Sự biến đổi về quy mô gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, cùng với sự phát triển của xã hội, quy mô gia
đình đã có sự thay đổi theo thời gian. Ngày càng xuất hiện nhiều gia đình đơn
thay vì là đại gia đình gồm nhiều thế hệ như thời gian trước (gia đình truyền
thống). Quy mô của gia đình có xu hướng nhỏ hơn và số thành viên cũng ít đi.
Mọi người đều có không gian riêng tư và được tôn trọng, tránh được những mâu
thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Tuy nhiên điều này cũng tạo ra
một bức tường ngăn cách tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, các thành
viên ít có thời gian giành cho nhau hơn và cũng ít quan tâm và lo lắng cho nhau
hơn, làm cho mối quan hệ gia đình trở nên lỏng kèo, rời rạc và thiếu gắn kết.
Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người
Quan niệm của gia đình truyền thống thì chức năng sinh sản chính là chức
năng được ưu tiên và đặt lên hàng đầu và đặc biết là phải có con trai để nối dõi.
Ngày nay nhu cầu ấy đã thay đổi như: không cần sinh quá nhiều con, gái hay trai
đều được (không quan trong là phải có con trai). Nhờ vào sự phát triển và những
thành tựu về y học mà ta có thể chủ động hơn trong việc sinh đẻ, có thể xác định
được số lượng con cái cũng như thời điểm sinh con.

Sự biến đổi về chức năng kinh tế


Nước ta phát triển từ nền kinh tế tự cấp tự túc thành nền kinh tế hàng hóa.
Điều này một phần là nhờ vào sự hình thành và phát triển của hộ gia đình. Nhu
cầu hàng hóa từ các hộ gia đình ngày càng cao, hộ gia đình trở thành một đơn vị
tiêu dùng quan trọng của xã hội. Ngoài ra kinh doanh hộ gia đình cũng đang trở
nên phổ biến hiện nay, góp phần vào việc phát triển nên kinh tế, tuy nhiên vì là
quy mô nhỏ và không có phương pháp quản lý bài bản nên gặp rất nhiều khó
khắn để phát triển theo kịp với nền kinh tế hàng hóa hiện nay.

Sự biến đổi về chức năng giáo dục


Gia đình có ý nghĩa rất quan trọng để tạo nên con người và tính cách và lối
sống đối với con cái. Bởi gia đình chính là ngôi trường đầu tiên, trước khi những
đứa trẻ được tiếp xúc với môi trường xã hội hay trường học ở thế giới bên ngoài.
Việc phát triển nền kinh tế khiến cho con người ngày càng trở nên bận rộn,
không có thời gian giành cho gia đình và con cái, điều này có tạc động rất tiêu
cực đến tâm lý cũng như tính cách. Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang
thang, nghiện hút ma túy, mại dâm...cũng cho thấy phần nào sự bất lực của xã
hội và sự bế tắc của một số gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

Sự biến đổi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì tình cảm
gia đình
Độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào quan hệ trách nhiệm giữa
vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Mà con phụ thuộc vào sự hòa hợp giữa vợ và
chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là nơi chia sẻ niềm vui và nỗi buồn là nơi tạo
ra những cảm xúc mà không một môi trường nào có thể thay thế được. Trong
tương lai, tỉ lệ gia đình có một con ngày càng trờ nên phổ biến hơn, điều này
khiến cho đời sống tâm sinh lý của trẻ em và cả người lớn trở nên đơn điệu đi.
Trẻ em sẽ thiếu đi tình cảm về anh chị em trong gia đình. Nhu cầu được thỏa mãn
về tâm sinh lý càng trở nên khó khăn hơn, điều này tác động đến tâm lý cũng như
tính cách của trẻ rất nhiều.

2.2 Giải pháp để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi:

Thứ nhất, Đảng và nhà nước tích cực tuyên truyền về xây dựng và phát triển
gia đình Việt Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến gia đình và người dân,
cho người dân thấy được tầm quan trọng của gia đình. Để hiểu được gia đình
chính là động lực để phát triển nền kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Có
chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh hộ gia đình, hỗ trợ vay vốn để phát triển
kinh tế đối với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia
đình phát triển, sản xuất và kinh doanh những mặt hàng mới.
Kinh tế hộ gia đình phát triển, cha mẹ có nhiều thời gian giành cho con cái, gia
đình trở nên gắn kết hơn. Hạn chế những tệ nạn vị thành niên.

Thứ ba, kế thừa những giá trị tốt đẹp mà gia đình truyền thống để lại. Tiến
hành những nghiên cứu về những tác đống tích cực mà gia đình truyền thông
mang lại. Công khai những nghiên cứu trên đến với các hộ gia đình và người
dân, giúp người dân nhận thấy được tầm quan trọng cũng như những giá trị tốt
đẹp mà gia đình truyền thống để lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật sư Hoàng Phi “Chế độ hôn nhân tiến bộ”
2. Trần Thị Minh Thi “ Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số
khuyến nghị chính sách”
3. Phan Thuận “Chức năng gia đình và biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức
năng” (Tạp chí Cộng sản 2020)
4. Kiều Giang “ Sự biến đổi về cấu trúc và chức năng các gia đình Việt ngày càng
sâu sắc (Báo văn hóa)

You might also like