You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề bài: Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy trả lời các yêu cầu
sau:
1. Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ ? để xây dựng chế độ hôn
nhân tiến bộ ở Việt Nam, Anh (chị) cần đề xuất những giải pháp
gì 2. Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin
cậy) hãy phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ? Cần phải làm gì để xây dựng gia đình
Việt Nam trước những biến đổi đó ? (đề xuất cá nhân về cách giải
quyết)

SV : Nguyễn Ngọc Như Ý


MSSV : 31201022176
HP : Chủ nghĩa xã hội khoa học
LHP : 21D1POL51002524
Phòng : B2-407
GVHD : Th.S Đỗ Lâm Hoàng Trang

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


Câu 1:
Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?
Chế độ hôn nhân tiến bộ là chế độ phải có đủ ba yếu tố sau:
- Hôn nhân tự nguyện
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ - hôn nhân tự
nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa
chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ.
Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn. Nhưng hôn nhân tiến bộ không
khuyến khích việc ly hôn, cần ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn vì mục
đích vụ lợi.
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Thực hiện hôn nhau một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng
thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con
người trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ
một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng tôn trọng
lẫn nhau giữa vợ và chồng.
Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ cha mẹ với con
cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình
là vấn đề cần được quan tâm của mọi người.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, nhưng khi hai người đã thỏa
thuận để đi đến kết hôn, có sự thừa nhận của xã hội điều đó được biểu hiện bằng thủ
tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự
tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm cúa cá nhân với
đình và xã hội và ngược lại.
Để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam, Anh (chị) cần đề xuất những giải
pháp gì
Thứ nhất, cần tuyên truyền rộng rãi luật hôn nhân và gia đình, tăng cường công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông về quy định hôn nhân đến mọi người đặt biệt là
những vùng sâu vùng xa, cho các dân tộc thiểu số.
Thứ hai, bài trừ các quan niệm tư tưởng sai lệch như trọng nam khinh nữ, chồng chúa
vợ tôi, cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do
khác dân tộc, tôn giáo, Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện,.. Và vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như tảo hôn, cướp vợ, minh
hôn, hôn nhân cận huyết…
Thứ ba, nâng cao mức phạt đối với những hành vi vi phạm hôn nhân gia đình. Phải có
mức phạt cao hơn, phù hợp hơn để có tính răn đe và phòng ngừa vi phạm. cần tăng
cường công tác quản lí, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi
phạm điều kiện kết hôn tại các địa phương.
Câu 2:
Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy phân tích những
biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH ?
Biến đổi quy mô kết cấu của gia đình
- Theo số liệu kết quả Tổng Điều tra dân số (TĐTDS), quy mô hộ bình quân phổ
biến trên cả nước là từ 2-4 người/hộ, chiếm 65,5% tổng số hộ. Đáng chú ý, trong khi
tỷ lệ hộ chỉ có 1 người (hộ độc thân) tăng so với năm 2009 (năm 2009: 7,2%; năm
2019: 10,9%) thì tỷ lệ hộ có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm (năm 2009: 28,9%;
năm 2019: 23,6%).
- Ngày gia đình Việt Nam được coi là “gia đình quá độ ” trong bước chuyển từ xã
hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Gia đình đơn hay còn gọi
là gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến ở cả thành thị và nông thôn thay thế cho
kiểu gia đình truyền thống giữ vai trò chủ đạo trước đây.
- Quy mô gia đình Việt Nam hiện nay có xu hướng thu nhỏ đáp ứng những nhu cầu
và điều kiện của thời đại mới
Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
- Biến đổi các chức năng của gia đình
Theo Tổng cục Thống kê, sau ba thập kỷ, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một
nửa, chỉ còn còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn
định ở mức thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ
biến. Kết quả này tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình
dân số kế hoạch hóa gia đình đối với mục tiêu giảm sinh.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy: SRB của Việt Nam có xu
hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay là bằng chứng về
mất cân bằng giới tính khi sinh tại nước ta. Cụ thể, SRB năm 2019 giảm so với 2018
nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm 2019: 111,5 bé
trai/100 bé gái)
Với những thành tựu của y học hiện đại hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình tiến
hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con.
Hơn nữa việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của nhà nước tùy
theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội. Trong gia đình hiện đại,
sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý tình cảm kinh tế, chứ
không phải là yếu tố có con hay không có con, có con trai không có con trai như gia
đình truyền thống trước đây
- Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Theo điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cho thấy, nếu năm 2006 có 60,50%
hộ gia đình hoạt động trong ngành nghề nông, lâm và thủy sản thì đến năm 2011 chỉ
còn 47,44%; trong khi đó, tỷ lệ hộ công nghiệp và xây dựng ở nông thôn tăng từ
16,09% năm 2006 lên 23,48% năm 2011, tỷ lệ hộ dịch vụ tăng từ 16,94% năm 2006
lên 21,37% năm 2011. Kết quả này phản ánh sự biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp ở
nông thôn, hộ gia đình từ một đơn vị sản xuất tự cấp, tự túc đã chuyển sang đơn vị tiêu
dùng.
Ở nước ta hiện nay, kinh tế gia đình là những bước chuyển mang tính bước ngoặt một
lần từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa. Hai là, từ đơn vị kinh tế mà đặc
trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh
tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, kinh tế hộ gia đình đang trở thành một bộ phận
quan trọng. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia
đình tăng lên làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội.
- Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Trong nghiên cứu khảo sát 150 hộ gia đình thuộc phường Kim Liên – Hà Nội gần đây
của Viện xã hội học – Viện khoa học xã hội Việt Nam. Có tới 94,3 % (tỷ lệ cao nhất)
số người được hỏi có kỳ vọng con thứ nhất học hết đại học, cao đẳng. Tiếp đó là kỳ
vọng con mình học hết trung cấp (8%), trung học phổ thông (4,9%). Như vậy, có thể
thấy, quan niệm chung là học vấn cao sẽ dẫn tới vị thế xã hội cao.
Bên cạnh đó, Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
hiện đang có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước
ngoài. Trong đó hơn 90% du học sinh là tự túc.
Chức năng giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng đầu tư tài chính của gia
đình cho giáo dục con cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ
nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xã, mà hướng đến giáo
dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới.
- Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý duy trì tình cảm
Hiện nay trong gia đình Việt Nam, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng lên,
do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn
vị tình cảm. Việc thực hiện chức năng này là một yếu tố rất quan trọng tác động đến sự
tồn tại bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm sóc
trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay, các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức.
Nhà nước cần có những giải pháp củng cố chức năng xã hội hóa của gia đình, xây
dựng những chuẩn mực và mô hình mới về giáo dục gia đình xây dựng nội dung và
phương pháp mới và giáo dục gia đình.
Biến đổi trong mối quan hệ gia đình
- Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Theo đó, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa có nghiên cứu và đưa ra: tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam
tăng nhanh và chiếm 31%-40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.
Theo số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2007, toàn tỉnh đã thụ lý chỉ 1.275 vụ ly
hôn nhưng đến năm 2017 tăng lên 4.737 vụ. Trong đó, 174 vụ đánh đập ngược đãi;
117 nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; 468 mâu thuẫn về kinh tế; 1818 vụ các nguyên
nhân khác
Theo điều tra quốc gia về người cao tuổi (NCT) Việt Nam năm 2011, mô hình gia đình
Việt Nam đang thay đổi chóng mặt, nếu năm 1993 có tới 80% NCT sống với con cái
thì năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn 57,2%. Tỷ lệ NCT sống cô đơn cũng tăng từ 3,47%
(năm 1993) lên 6,8% (năm 2010). 11% bị nói nặng lời, 4% bị từ chối nói chuyện và
1,6% bị đánh đập, đe dọa.
Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, mở cửa và hội nhập
khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng - gia đình lỏng
lẻo, gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài
hôn nhân, chung sống không kết hôn. Đồng thời xuất hiện nhiều bi kịch thảm án gia
đình, người già cô đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình
dục,..
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm
chủ gia đình ra thì còn mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình
cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình cùng tồn tại.
- Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ các giá trị chuẩn mực văn hóa của gia đình
Theo đánh giá của cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Kạn, có khoảng 20% số vụ giết
người là do nguyên nhân từ người thân trong gia đình, căn nguyên của những hành vi
tội ác là do sự lệch lạc về nhận thức, lối sống và quan điểm sống sai lầm dẫn đến
những hành vi vi phạm pháp luật; áp lực cuộc sống, tranh chấp tài sản cũng chi phối,
dẫn đến lối sống thực dụng, ích kỷ và vô cảm.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá trị
chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi. Những biến đổi trong
quan hệ cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa
các thế hệ.
Cần phải làm gì để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi đó
Trong những biên đổi trên, có những biến đổi theo hướng tích cực, có những biến đổi
theo hướng tiêu cực.
• Đổi với những biến đổi tích cực như: Biến đổi các chức năng của gia đình, biến đổi
chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng, biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa) cần
được phát huy và giữ ổn định
- Tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh đấu tranh cho việc bất bình đẳng giới trong hôn
nhân, trong giáo dục, trong gia đình. Hướng phụ nữ tới những giá trị được tôn trọng,
được bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, được tự thể
hiện bản thân, được hạnh phúc, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa...
- Hai là, xây dựng chính sách bảo vệ, chấp nhận, không kỳ thi đối với những hình
thức hôn nhân mới như chung sống không kết hôn, gia đình đơn thân, gia đình đồng
tính, gia đình có hôn nhân với người nước ngoài, gia đình ly hôn/ly thân...
- Tiếp tục thực hiện cái chính sách kế hoạch hóa gia đình, để Việt Nam tiến đến tỷ
lệ dân số vàng. Kèm theo đó là giảm bớt tệ nạn xã hôi, nâng cao đời sống người dân.
• Đối với những biến đổi theo hướng tiêu cực
- Đầu tiên, là đưa ra nhưng hình phạt nghiêm khắc có tính răn đề đối với những
trường hợp vi phạm luật hôn nhân : bạo lực gia đình, ..
- Hai là, mỗi gia đình cần giữ nhiệt cho mái ấm, cần có những khoảnh khắc sum vầy
bên nhau, nói chuyện, tâm sự với nhau thay vì sống theo chủ nghĩa cá nhân, lối sống
hưởng thụ, ích kỷ, chim đắm vào thế giới ảo.
- Ba là, cần thêm nhiều chương trình truyền thông tư vấn về biện pháp giải quyết
mâu thuẫn gia đình. Để tránh những trường hợp đáng tiếc từ mâu thuân gia đình.
- Cuối cùng, thành viên trong gia đình nên học cách lắng nghe, thấu hiểu. không chỉ
chăm sóc, quan tâm người trẻ, mà còn cần hỏi han, quan tâm sức khỏe người lớn tuổi.

Tài liệu tham khảo:


https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/
7ng11fEWgASC/content/nhin-tu-cuoc-tong-ieu-tra-dan-so-va-nha-o-2019-co-hoi-va-
thach-thuc-tu-xu-huongbien-oi-ho-gia-inh-viet-nam
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1027-xu-huong-bien-doi-chuc-
nang-kinh-te-ho-gia-dinh-nong-thon-viet-nam.html
https://voh.com.vn/giao-duc/7-quoc-gia-co-so-luong-du-hoc-sinh-viet-nam-dong-nhat-
372141.html
http://itcd.edu.vn/cha-me-voi-viec-hoc-hanh-cua-con-cai.html/
https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/12/16/su-mat-can-bang-sinh-o-viet-nam-va-giai-
phap-dieu-chinh/
https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/sau-30-nam-muc-sinh-cua-viet-nam-giam-gan-mot-
nua-628673/
https://anninhthudo.vn/ngay-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-1-10-co-don-trong-xa-hoi-hien-
dai-post181322.antd

You might also like