You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7

Các bạn trả lời thật ngắn gọn các câu hỏi sau

Câu 1: Gia đình là gì? Gia đình dựa trên cơ sở nào? Các hình thức gia đình trong lịch sử?
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Cơ sở hình thành gia đình: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Các hình thức gia đình
 Dựa trên hôn nhân: gia đình tập thể và gia đình cá thể.
 Dựa trên mối quan hệ: gia đình Mẫu hệ, gia đình Phụ quyền, gia đình bình đẳng.
Câu 2: Gia đình Huyết tộc là gì? Gia đình Bạn thân (Punaluan) là gì? Gia đình cặp đôi (đối ngẫu) là gì?
Gia đình huyết tộc: tồn tại trong giai đoạn đầu, hôn nhân tập thể có phân theo thế hệ.
Gia đình bạn thân (Punaluan): hôn nhân tập thể, loại bỏ hôn nhân giữa anh em trai và chị em gái (bên mẹ).
Gia đình cặp đôi (đối ngẫu): hôn nhân tập thể, trong nhiều vợ có 1 vợ chính, nhiều chồng có 1 chồng chính.
Câu 3: Phân biệt gia đình với hộ gia đình? Gia đình với dòng họ?
Gia đình
 Là một cộng đồng người mà các thành viên gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và
huyết thống.
 Các thành viên của một gia đình có thể sống chung hoặc không sống chung trong một không gian.
 Trong một gia đình, có thể bao gồm các hộ gia đình khác nhau.
Hộ gia đình:
 Là một cộng đồng người sống chung trong một không gian xác định.
 Trong một hộ gia đình có thể bao gồm những người có hoặc không có quan hệ hôn nhân hay huyết thống.
 Hộ gia đình thường được sử dụng ở góc độ quản lý nhân khẩu.
Dòng họ:
 Dùng để chỉ một cộng đồng người có chung quan hệ huyết thống.
 Là gia đình mở rộng với nhiều cấp độ khác nhau của quan hệ huyết thống.
 Gia đình và dòng họ đều không nhất thiết phải có một không gian sống chung.
Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội như thế
nào?
Đặc biệt
Câu 5: Vị trí của gia đình? Gia đình có chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng là vị trí gia đình đúng hay
sai?
Vị trí của gia đình:
 Gia đình là một tế bào xã hội
 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên
 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Sai đó là chức năng cơ bản của gia đình
Câu 6: Kể tên các chức năng của gia đình? Đâu là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình?
Chức năng của gia đình:
 Chức năng tái sản xuất ra con người (chức năng đặc thù)
 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
 Chức năng thõa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình (chức năng cơ bản)
Câu 7: Hôn nhân không cần phải đảm bảo về mặt pháp lý có phải là cơ sở chế độ hôn nhân tự nguyện trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Không
Câu 8: Sự biến đổi chủ yếu của quy mô, kết cấu gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là gì?
Gia đình trước kia: gia đình truyền thống, quy mô gia đình lớn ,nhiều thành viên, gia đình đa thế.
Gia đình hiện nay: gia đình hiện đại hay gia đình hạt nhân, quy mô gia đình nhỏ, ít thành viên, gia đình hai thế hệ,
cá biệt còn có số ít gia dình đơn thân.
Câu 9: Sự biến đổi chủ yếu của chức năng tái sản xuất ra con người trong gia đình Việt Nam hiện nay là gì?
Gia đình trước kia: nhu cầu có con cao càng đông càng tốt; chú trọng con trai nối dõi; sự bền vững của hôn nhân
phụ thuộc vào yếu tố có con và con trai.
Gia đình hiện nay: nhu cầu ít con (từ 1-2 con nuôi dạy cho tốt); không chú trọng con trai; sự bền vững của hôn
nhân phụ thuộc vào các yếu tố tình cảm, tâm lý, kinh tế.
Câu 10 : Quan hệ nào được coi là cơ bản nhất trong gia đình?Quan hệ nào được coi là cơ sở pháp lý cho sự
tồn tại của mỗi gia đình?
Hôn nhân
Câu 11: Quan hệ được coi là cơ sở nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình là
Huyết thống
Câu 12: Tại sao nói gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt?
Vì gia đình được hình thành cũng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Gia đình có vai trò quyết
định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Câu 13: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu không giải phóng
(...) là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nữa”.
Phụ nữ
Câu 14. Điều kiện và tiền đề kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là gì?
Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Câu 15: Cơ sở chế độ hôn nhân tự nguyện là gì? Không cần sự quan tâm, định hướng, giúp đỡ của cha mẹ
có phải là cơ sở của hôn nhân tự nguyện không?
Cơ sở hôn nhân tự nguyện:
 Hôn nhân tự nguyện
 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Không
Câu 16: Biến đổi về cơ sở của chế độ hôn nhân tự nguyện có phải là sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong
thời trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Câu 17: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở nào?
Dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ
Câu 18: Sự biến đổi chủ yếu của chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng trong gia đình Việt Nam hiện nay là từ
đâu?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh kinh tế hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại vì quy mô nhỏ,
lao động thấp.
Câu 19: Từ các thành viên đều là chủ sở hữu tài sản sang đàn ông là chủ sở hữu tài sản có phải là sự biến
đổi chủ yếu của quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay?
Không
Câu 20: Ưu tiên giải phóng phụ nữ, khuyến khích tự do kết hôn và tự do ly hôn có phải là nội dung phương
hướng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay? Gia
đình có ít nhất một thành viên là cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp có
phải là tiêu chuẩn gia đình văn hoá Việt Nam hiện nay?
Không
Không
Câu 21: Ngày gia đình VN? Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay?
28/6
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Câu 22: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cơ quan nào mới có thẩm quyền huỷ kết hôn trái pháp
luật? thế nào là kết hôn giả tạo? tảo hôn có nghĩa là gì? vợ chồng có nghĩa vụ và quyền đối với nhau như thế
nào? khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt không?
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký kết hôn trái pháp luật.
Kết hôn giả tạo: là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước
ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia
đình.
Tảo hôn: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này (Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên)
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản và con cái.
Khi tở chức đăng ký kết hôn hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt.
Câu 23: Nội dung cơ bản và trực tiếp để xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay là gì?
Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
Câu 24: Chức năng nào của gia đình thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái và
trách nhiệm của gia đình với xã hội?
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Câu 25: Đâu là cơ sở chính trị - xã hội xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 26: Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân nghĩa là gì?
Là thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã
hội và ngược lại.
Ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thõa mãn những nhu cầu không chính
đáng.
Là cơ sở để bảo vệ hạnh phúc cá nhân và gia đình.
Câu 27: Gia đình hạt nhân ở Việt Nam hiện nay là kiểu gia gia đình có kết cấu bao gồm bao nhiêu thế hệ?
Hai thế hệ: cha mẹ - con cái
Câu 28: Trong gia đình hiện đại ở Việt Nam hiện nay, sự bền vững của hôn nhân chủ yếu phụ thuộc vào yếu
tố nào?
Phụ thuộc vào mối quan hệ hòa hợp tình cảm giữa các thành viên, yếu tố tâm lý, kinh tế
Câu 29: Theo quan điểm của người Việt Nam, quyền lực gia đình thuộc về ai trong gia đình truyền thống?
Người đàn ông
Câu 30: Quan hệ nào được coi là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ gắn kết các thành viên trong gia
đình với nhau?
Quan hệ huyết thống
Câu 31: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống. Hồ Chí Minh khẳng định: “nhiều gia đình cộng lại mới thành
xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. (...) của xã hội chính là gia đình”
Hạt nhân
Câu 32: Giáo dục, đào tạo có phải là cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Câu 33: Đâu là nguyên tắc để thực hiện các quan hệ cơ bản trong gia đình mới xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam?
Câu 34: Thực hiện chức năng nào của gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, đạo
đức, lối sống của con người?
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Câu 35: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là thực
hiện sự giải phóng đối với ai?
Phụ nữ
Câu 36: Theo quan điểm của người Việt Nam, người chủ sở hữu tài sản và quyết định các công việc quan
trọng trong gia đình truyền thống thuộc về ai?
Người chồng
Câu 37: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có quyền như thế nào trong việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài sản chung?độ tuổi kết hôn được quy định như thế nào?

Câu 38. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở nào
Tình yêu chân chính
Câu 39. Để thực hiện các quan hệ cơ bản nhất trong gia đình mới XHCN ở Việt Nam cần phải tuân thủ
nguyên tắc nào?

Câu 40. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là gì?
Sự biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
Sự biến đổi về chức năng gia đình
Sự biến đổi quan hệ gia đình

You might also like