You are on page 1of 5

Mở đầu

Lý do chọn đề tài

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, giáo dục đầu tiên, quyết định sự hình thành nhân cách
con người. Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, các vấn đề về xã hội cũng có
nhiều biến đổi phức tạp, vấn đề mới nảy sinh, đặc biệt là vấn đề gia đình cũng xuất hiện
những biến đổi rất phong phú. Liên hợp Quốc đã lấy ngày 15/05 hằng năm là ngày Quốc
tế Gia đình và hằng năm đều gửi các thông điệp nhằm nâng cao nhận thức về những vấn
đề gia đình trên toàn thế giới. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng hạt nhân
của xã hội là gia đình, gia đình tốt thì xã hội mới tốt và xã hội tốt thì gia đình càng tốt
hơn. Vì vậy, việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và phát triển những giá trị truyền
thống tốt đẹp đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà là của toàn xã hội. Gia
đình đã trở thành một vấn đề thời sự cần được quan tâm của nhân loại.

Văn hoá gia đình truyền thống Việt Nam mang đậm đà tính nhân văn, nhân bản, đạo đức,
hun đúc bản chất từng tế bào trong xã hội. Gia đình truyền thống xưa rất coi trọng xây dựng gia

đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Nước ta đã và đang trong
công cuộc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước với mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng và nhà nước nhận
thức đúng tầm quan trọng, vị trí, vai trò và chức năng của gia đình trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội nên chính thức lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt
Nam và với phương châm: xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc. Từ đó yêu cầu các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính
trị - xã hội quán triệt thực hiện, thường xuyên quan tâm tuyên truyền, giáo dục cho mọi
công dân nâng cao trách nhiệm trong xây dựng gia đình có đời sống mới là một trong
những vấn đề quan trọng, thiết yếu ở nước ta. Việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
hòa thuận, hạnh phúc và tiến bộ luôn là cơ sở và nguồn lực để phát triển xã hội; xây
dựng gia đình văn hóa là mục tiêu, vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân
tộc và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang
đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng gia đình văn hóa trong xã hội ngày nay, khi mà
đang từng bước chuyển đổi, thay đổi. Nhận thấy được tính cấp bách của vấn đề, nhóm
tác giả quyết định chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trò
của gia đình và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu trong việc xây dựng gia đình văn hoá của
Việt Nam hiện nay”. Từ đó nghiên cứu và đưa ra những thông tin đúng đắn, kịp thời
định hướng hành vi, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình nhằm nâng
cao những nhận thức, tạo tiền đề, cơ sở thêm bước tiến nhỏ trong sự nghiệp phát triển
của công tác xây dựng gia đình văn hoá cho xã hội, và cho đất nước.
Chương 1: QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIA
ĐÌNH
Khái niệm gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử
Khái niệm

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. C. Mác và Ph.
Ăngghen khi đề cập đến gia đình cũng cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào
quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người đã
bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là mối quan hệ giữa vợ và chồng,
cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản,
quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái…). Những
mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi
nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý và đạo lý.

Các hình thức gia đình trong lịch sử

Qua khảo cứu lịch sử, Ăngghen nhận ra trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã
từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn, sau đó xuất hiện hôn nhân
đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng xuất hiện. Các hình thức gia đình đã trải qua nhiều sự thay đổi và
phát triển, phản ánh sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa. Có thể phân
chia các hình thức gia đình trong lịch sử thành bốn loại chính:

Hôn nhân huyết tộc: Hình thức hôn nhân phổ biến trong xã hội nguyên thủy, các thành
viên trong một cộng đồng kết hôn mà không phân biệt quan hệ huyết thống. Điều này là
do trong thời kỳ này, con người chưa có khái niệm về huyết thống và cha đẻ.

Gia đình Punalua: Hình thức hôn nhân xuất hiện sau hôn nhân huyết tộc. Trong hình thức
này, con người đã bắt đầu phân biệt huyết thống nhưng một người đàn ông có thể kết hôn
với nhiều chị em gái của một người phụ nữ và một người phụ nữ có thể kết hôn với nhiều
anh em trai của một người đàn ông. Hình thức này có ưu điểm là giúp đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của dòng họ.

Hôn nhân gia đình đối ngẫu: Hình thức hôn nhân phổ biến trong xã hội chiếm hữu nô lệ
và phong kiến. Người đàn ông có thể có nhiều vợ, nhưng trong thời gian nhất định sống
với một người vợ chính; còn người phụ nữ trong một thời gian nhất định, cùng sống với
một người chồng chính. Hình thái gia đình này không có cơ sở kinh tế chung, không có
tài sản chung như gia đình một vợ một chồng sau này, nên không bền vững, dễ tan vỡ.

Hôn nhân một vợ một chồng: Hình thức hôn nhân phổ biến trong xã hội tư bản chủ nghĩa
và hiện đại. Trong hình thức này, một người đàn ông chỉ được kết hôn với một người phụ
nữ, và một người phụ nữ chỉ được kết hôn với một người đàn ông. Hình thức này có ưu
điểm là giúp đảm bảo sự ổn định của gia đình và xã hội.

Vị trí của gia đình trong xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát
triển của xã hội. Đó là nơi thực hiện đồng thời hai loại tái sản xuất: tái sản xuất ra của cải
vật chất và tái sản xuất ra bản thân con người, làm cho xã hội tồn tại và phát triển lâu dài.
Muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, tồn tại gia
đình quyết định sự trường tồn của đất nước. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận
trong gia đình thì mới có thể yên tâm sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược
lại. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh
phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, môi trường tốt nhất để yêu thương, phát
triển, trưởng thành. Mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ
thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có
điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần. Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia
đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực
để trở thành công dân tốt cho xã hội.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Mỗi cá nhân không chỉ là thành
viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội và gia đình cũng là một trong những
cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội, không có cá nhân bên ngoài gia
đình và cũng không thể có cá nhân bên ngoài xã hội. Nhiều thông tin, hiện tượng của xã
hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của
mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách.

You might also like