You are on page 1of 6

Phần 3

1. Phân tích, nhận xét, đánh giá


3.1 Phân tích.
Càng ngày số vụ ly hôn càng tăng đặc biệt, có những bạn trẻ vừa
kết hôn xong đã ra tòa ly hôn một cách nhanh chóng có khi 1
tháng, 3 tháng rất nhiều. Thực tế này cho thấy sự mất ổng định
và bền vững của các gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Dựa vào số liệu ta có thể thấy cứ 4 cặp vợ chồng đăng ký kết


hôn thì sẽ có một đôi ra tòa ly hôn. Sự mâu thuẫn này không chỉ
gặp trong những cặp đôi trẻ mà còn gặp ở nhiều đôi chung sống
lâu năm cũng đi đền quyết định ly hôn. TS. Lưu Hồng Minh -
nguyên Trưởng Khoa Xã hội học và phát triển cho rằng tỷ lệ ly
hôn hay ly thân trên thế giới không chỉ ở Việt Nam đang có xu
hướng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Không
những vậy còn xuất hiện nhiều hiện tượng người trẻ không
muôn kết hôn, mẹ đơn thân, bố dơn thân... Đây cũng đang được
coi là xu hướng của tương lai trong đời sống của con người thời
hiện đại. Phụ nữ và người đàn ông hiện nay đang được coi
ngang bằng nhau thậm chí người phụ nữ còn giỏi hơn, xuất sắc
hơn người đàn ông trong nhiều khỏa, dần dần người phụ nữ có
địa vị cao trong xã hội, có xu hướng tự chủ cao hơn và không
còn bị ràng buộc bởi hôn nhân gia đình. Mối quan hệ phụ thuộc
nhiều vào văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán... Dù vậy
xu hướng ly hôn, ly thân vẫn tăng lên tồn tại trong nhiều góc độ
trong xã hội những năm gần đây. Mối quan hệ không tự mất mà
là do ý thức chủ động của con người và do nhiều yếu tố chủ
quan và khác quan dẫn đến quyết định ly hôn của hai người.
Có 2 thứ đánh mất đi một mối quan hệ hôn nhân:
Thứ nhất, sự tiện lợi do khoa học kĩ thuật mang lại giúp người
phụ nữ trong nhiều việc tốt hơn nhiều so với người đàn ông,
người phụ nữ có nhiều đất diễn hơn, thông minh và khéo léo của
mình trong nhiều hoạt động khác nhau. Người phụ nữ được
quyền tham gia tấc cả các lĩnh vực mà đàn ông được phép tham
gia vào và còn được ưu ái trong một số lĩnh vực ngày càng khẳn
định vai trò của bản thân. Thu nhập cũng tăng lên, đây là dấu
hiệu của sự bình đẳng của phái nam và phái nữ trong thời hiện
đại. Là yếu tố tác động đến tình trạng ly hôn ngày nay.
Thứ hai, nữ giới có thể tự tạo ra thu nhập, sẳn sàng làm chủ và
đứng ra nuôi dạy con cái một mình thông qua dịch vụ của xã
hội. Nhà nước có những chính sách nuôi con rất ưu ái trong nuôi
dạy con. Không còn đè nặng vai trò của phụ nữ trong gia đình.
Từ các loại gia dụng vật dụng tiện lợi chăm sóc con cái mà
không cần đến người đàn ông. Tuy nhiên vấn đề này còn tồn tịa
nhiều hạn chế, sau ly hôn con cái được chăm sóc ra sao, quan
tâm như thế nào là một dấu hỏi lớn. Việc thiếu vắng người cha
hoặc người mẹ để lại nhiều tổn thương trong tinh thần nghiêm
trọng về cả tâm lý lẫn giá trị truyền thống trong những đứa trẻ.
Sự chăm sóc, dạy bảo, giáo dục từ người cha người mẹ chỉ cần
khuyết đi một nửa điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai
của con cái và sự nghiệp sau này của chúng. Từ sự gia tăng tính
ích kỷ cá nhân đến yếu tố giới hạn đều gây những hậu quả với
đứa trẻ sau này. Ngoài ra phần lớn các gia đình ly hôn đều mang
tâm lý thù hằn, ghét bỏ nhau dẫn đến sự chăm sóc con cái có hạn
chế và cả giáo dục tâm lý, sức khỏe, học vấn lẫn, nhiều kỹ năng
khác. Điều đó dẫn đến sự phát triển thiên lệch không đầy đủ của
đứa trẻ khả năng hòa nhập sau này trong xã hội.

Theo chuyên gia xã hội học, cần hơn nữa việc tăng cường các
biện pháp truyền thống về giáo dục để thấy được rõ vai trò, trách
nhiệm của người vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình.
Nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của việc chăm sóc nuôi
dữơng con cái phát triển tạo ra công dân tốt cho xã hội.
3.2 Giải pháp
Một là, cần tìm hiểu trước hôn nhân là gì và tìm hiểu kỹ đối
Mất người đàn ông hoặc mất người phụ nữ trong gia đình tượng
định kết hôn suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định kết hôn hoặc
ly hôn, kết hôn khi có đủ nhận thức và chính chắn, hạ thấp cái
tôi để sống chan hòa trong cuộc sống hôn nhân, chỉ có còn khen
đủ khả năng lo cho con không để những đứa trẻ phải. Mặc cảm
với bạn bè chỉ vì không có cha hoặc không có mẹ. Đủ khả năng
và bản lĩnh để giải quyết mọi mâu thuẫn trong cuộc sống hôn
nhân.
Hai là, đảm bảo kinh tế, nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá
không sinh con sớm khi chưa đủ điều kiện kinh tế, tập trung giải
quyết mọi mâu thuẫn phát sinh, nuôi dạy con cái một cách đúng
đắn. Đối với những trường hợp ly hôn không rõ nguyên nhân sẽ
không được ly hôn. Người đàn ông cần suy nghĩ trong cuộc
sống vợ chồng thoáng hơn. Không xem người vợ nhưng là một
công cụ để sinh nở “nối dõi tông đường” tránh những cuộc cãi
vã vô lý, không có chủ đích, vô bổ. Khi có mâu thuẫn nổi lên
cần người đàn ông hạ thấp cái tôi để giữ lấy hạnh phúc gia đình
và tập trung giải quyết mâu thuẫn ngay không để tích tụ lâu
ngày. Suy nghĩ cho gia đình vợ con trước khi là một điều gì đó,
ưu tiên gia đình trên mọi mặt.
Ba là, thực hiện hiệu quả các phong trào “xây dựng gia đình”,
“xây dựng gia đình no, ấm, bình đẳng, hạnh phúc” tiến bộ xây
dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình tiêu biểu thực
hiện nghiêm túc luật pháp liên quan đến gia đình như: luật hôn
nhân và gia đình, luật bình đẳng giới luật chăm sóc trẻ em, luật
phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn xâm phạm các tệ nạn
xã hội gia đình đồng thời cần đảm bảo kết quả bền vững các
chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm nhất ở xã các
xã có đồng bào dân tộc thiểu số xã có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn. Tuyên dương và nhân rộng những tấm gương
sáng về đạo lí gia đình. Điển hình trong khó khăn vươn lên xây
dựng gia đình hòa thuận giữ, vững hạnh phúc, nuôi dạy con
ngoan, học giỏi, thành đạo, hiếu thảo chăm lo phụng giữa ông
bà, kính trên, nhường dưới. Lắng nghe và chia sẻ với nhau về
những khó khăn trong cuộc sống với người vợ hoặc người
chồng.
Bốn là, vợ chồng con cái cùng nhau ăn cơm, cùng đón giao
thừa, gói bánh tét, phát huy những giá trị tinh thần, văn minh
tiến bộ, những phong tục tập quán tốt đẹp trong hôn nhân và tổ
chức thực hiện hiệu quả nó. Các ngành, các cấp, các tổ chức
đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng gia
đình đặc biệt chú trọng truyền thông giáo dục đời sống gia đình
thông qua nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán... Nhằm cung cấp
cho các thành viên một kiến thức kinh nghiệm giúp cho Các
thành viên trong gia đình xây dựng được mối quan hệ tương hỗ,
thân thiện gần gũi hơn.
Năm là, cần lồng ghép và tổ chức tuyên truyền pháp luật về hôn
nhân gia đình, vai trò của gia đình trong dân dân thông qua các
cuộc họp dân phố, trong sinh hoạt chi bộ, họp phụ nữ và thường
xuyên mở các cuộc họp về chủ đề hạnh phúc gia đình để gắn kết
tình cảm giữa các thành viên gia đình với nhau đồng thời trang
bị thêm các kiến thức về pháp luật và xã hội cho mọi người nhận
thức được vai trò của gia đình để cùng nhau giữ lửa đem lại
hạnh phúc gia đình. Mỗi cá nhân trong gia đình cần ý thức về
mối quan hệ gắn kết với nhau không làm những điều sai trái ảnh
hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Sáu là, nhà nước cần tăng cường công tác hòa giải và các văn
phòng luật tư vấn về luật pháp gia đình để giúp những cặp vợ
chồng có sự ổn định bình tĩnh, nhìn nhận lại vấn đề đưa ra cách
giải quyết tháo gở để hạn chế tình trạng ly hôn ở giới trẻ hiện
nay và tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng lâu năm, để một cặp
vợ chồng muốn ly hôn được đoàn tụ cùng nhau xây dựng hạnh
phúc và anh có dạy con cái. Đối với gia đình xảy ra tình trạng
bạo lực chính quyền cơ sở các tổ chức đoàn thể thường xuyên
theo dõi, có biện pháp xử lý, phạt nặng khi đi quá giới hạn,
tuyên truyền giáo dục, giúp đở đối với con chưa thành niên nhất
là những đứa trẻ có nguy cơ vi phạm pháp luật, bị ngược đãi tạo
điều kiện cho các em học tập vui chơi ổn định về tâm sinh lý,
phát triển cho cuộc sống của trẻ em.
3.3 Ý nghĩa của việc cãi thiện tình trạng ly hôn.
Có rất nhiều hệ lụy khi một cuộc hôn nhân đỗ vỡ. Không chỉ ảnh
hưởng đến hai người ly hôn mà còn ảnh hưởng lớn đến con cái
và những người trong gia đình. Việc cãi thiện được tình trạng ly
hôn giúp ích nhiều cho lợi ích của những thành viên trong gia
đình mà còn giúp đỡ được một phần cho xã hội:
- Đối với cá nhân mỗi người vợ hoặc chồng: có tinh thần sản
khoái, luôn có tâm trạng vui vẻ khi có một mái ấm hạnh phúc,
có người trò chuyện giải tỏa áp lực trong công việc cùng nhau
san sẻ những khó khăn, đầu óc thoải mái làm việc năng suất hơn
kiếm được nhiều tiền lo cho gia đình.
- Đối với con cái: được sống trong tình yêu thương của bố mẹ
tự tinh hơn khi đến trường, có động lực lớn trong học tập, vui vẻ
trong cuộc sống, không sa vào các tệ nạn xã hội, có những mối
quan hệ tốt đẹp ngoài xã hội.
- Đối với gia đình gia đình sẽ trở nên hạnh phúc và dần hình
thành nên mối quan hệ tốt đẹp với những mốt quan hệ khác
trong xã hội. Dòng họ “nở mặt nở mày” khi thành viên trong gia
đình đỗ vỡ, có những đứa con đứa cháu học giỏi, chăm ngoan lễ
phép, luôn có sự yêu quý của mọi người xung quanh.
- Đối với xã hội: gia đình là một tế bào thu nhỏ của xã hội từ
gia đình nuôi dạy con cái đúng cách sẽ giúp ích được cho xã hội
từ đó giảm thiểu những tệ nạn trộm cắp, chất cấm được giảm
xuống và những đứa con cũng có ý thức tốt và sau này khi con
bước vào độ tuổi lập gia đình cũng sẽ tránh được những rủi ro
không đáng có mà ly hôn.

You might also like