You are on page 1of 4

Câu 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều

chỉnh hành vi của con người ?


Ta có thể phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự
điều chỉnh hành vi của con người như sau:
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không
phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và
thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có
những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng
có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc,
tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được
quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần
theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
- Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự
nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục
tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có
những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục,
cần duy trì và phát huy.
Câu 2: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp
luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này
em có thể rút ra được những điều gì?
Ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với
những chuẩn mực đạo đức xã hội:
+Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi
phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không
đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Qua những vd này em có thể rút ra được:
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là
yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Do vậy, mỗi người cần nhận thức
đầy đủ hành vi nhân cách của mình để ứng xử sao cho thấu đáo, đúng lễ nghĩa
và chuẩn mực nề nếp xã hội.
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là
yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp
hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê
phán về mặt đạo đức.
Câu 3: Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở
nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?
Chế độ hôn nhân ngày nay với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến có
sự khác nhau:
Đối với chế độ hôn nhân hiện nay:
-Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
-Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng dựa trên tình yêu chân chính.
-Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại một đến hai con.
Đối với chế độ hôn nhân thời phong kiến:
-Năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng
-Hôn nhân chủ yếu do cha mẹ và mai mối sắp đặt
-Gia đình có nhiều con.
Câu 4: Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu
đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì
sao?
Hiện nay, nếu áp dụng quan niệm “con đàn, cháu đống” là không còn phù
hợp. Bởi:
Trước đây, ông bà quan niệm nhà càng đông con càng vui, có thêm nhiều
nguồn lực cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Giờ đây, trong bối cảnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, sinh nhiều con sẽ trở nên áp lực và gánh nặng kinh
tế gia đình, cũng như tạo áp lực dân số của đất nước. Vì vậy, theo chính sách
của nhà nước, mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở một hoặc hai con để nuôi dạy
cho tốt.
Câu 4 Em hãy cho biết cha mẹ ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với con
cháu?theo em con cai có ảnh hưởng ntn đến hạnh phúc gia đình
-Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được
phân biệt đối xử giữa các con,không được ngược đãi xúc phạm con ép buộc
con làm những điều trái luật trái phap luật , trái đạo đức
- Ông bà nội ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom chăm sóc giáo dục
cháu nuôi dữơng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu
cháu không có người nuôi dưỡng
Con cái có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình:
-Ảnh hưởng tốt nếu con cái ngoan ngoãn chăm học thành đạt không làm điều
gì xấu ảnh hưởng đến danh dự gia đình thì cha mẹ vui lòng gia đình đầm ấm
hạnh phúc
-Ảnh hưởng xấu nếu con cái không ngoan ăn chơi đua đòi hư hỏng làm mất
danh dự gia đình thì gia đình sẽ không có hạnh phúc.
Câu 5: theo em sống thử trước khi kết hôn là đúng hay sai? Vì sao?
Sống thử trước hôn nhân là một điều hoàn toàn sai bởi những lý do sau đây
-Vi phạm đạo đức
-Gây nhàm chán và không có lợi cho cuộc sống hôn nhân sau này
-Chưa có kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai do vậy khi sống thử rất
dễ mang thai ngoài ý muốn
Câu 6: Tại sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân?
Hôn nhân không dựa trên tình yêu dễ có nguy cơ tan vở khi yêu là mơ mộng
bay bổng nhà anh ở và ngược lại đến giai đoạn sau hôn nhân không còn là
màu hồng sẽ là những lo toan trách nhiệm và thực tế và cả tiền bạc nếu không
có tình yêu thì con người ta sẽ không thể cùng nhau chung tay gánh vác chia
sẻ và đặc biệt là có tình yêu người ta dễ dàng tha thứ và bỏ qua cho người bạn
đời những lệch lạc mà sao hôn nhân mới phát sinh do vậy có nhiều yếu tố dẫn
đến hôn nhân nhưng để hôn nhân bền vững thì tình yêu chân chính là cơ sở
quan trọng nhất có thể nói là hàng đầu của một cuộc hôn nhân
Câu 7:Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm
nghèo,... là những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay?
Hiện nay, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo là
những vấn đề cấp thiết của nhân loại. Bởi đây là những vấn đề kéo theo nhiều
hậu quả lớn mà người gánh chịu chính là con người.
Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động, con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng
của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Môi trường đất, nước, khí
quyển,… đều bị ô nhiễm nặng nề. Các loại tài nguyên đã dần bị cạn kiệt, . . .
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục hủy hoại môi trường sống,
loài người có nguy cơ tự hủy diệt mình.
Bùng nổ dân số đã trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thế giới, của cả cộng
đồng quốc tế, làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc
dân, gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất học, thất nghiệp, suy thoái nòi giống, ô
nhiễm môi trường,…
Các dịch bệnh hiểm nghèo như lao, dịch tả, tim mạch, huyết áp, ung thư,…
đặc biệt là HIV/AIDS đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại.
Vì thế, đây trở thành những vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các quốc gia,
dân tộc và cộng đồng quốc tế phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực, của cả để
giải quyết, ngăn chặn và đẩy lùi các căn bệnh hiểm nghèo… giảm bớt sự đe
dọa đối với con người.
Câu 8: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi về tình huống sau:
Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng :’ Việc đốt rừng làm rẫy là
hành động vì con người’
Minh cho rằng :’ Hành động ấy gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc
sống của con người ‘
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao ?
Khẳng định đồng ý với ý kiến của mình giải thích đất rừng gây ra tình trạng ô
nhiễm do khói bụi lớp đất màu đỏ bị rửa trôi khi họ thay đổi gây ra lũ lụt hạn
hán động thực vật quý hiếm giảm dần có nguy cơ tuyệt chủng ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người

You might also like